Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

114 197 0
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp chứ không đơn thuần có hoạt động huy động vốn và cho vay nữa. Tuy nhiên, trong tất cả các hoạt động kinh doanh thì hoạt động tín dụng vẫn đang là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng thương mại Việt Nam. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại luôn bao gồm 2 mặt: sinh lời và rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra là nguyên nhân chủ yếu gây ra các khoản thua lỗ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Song rủi ro tín dụng tồn tại gần như tất yếu và không có biện pháp hữu hiệu nào để các ngân hàng thương mại có thể loại trừ hoàn toàn ra khỏi hoạt động kinh doanh của mình. Để cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro, các ngân hàng thương mại chỉ có thể sử dụng các biện pháp quản lý cẩn thận để phòng ngừa và hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Vì thế, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhà nước cũng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế hiện nay có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Thực tế, tỷ lệ nợ xấu, nợ xử lý rủi ro của NHNo & PTNT Việt Nam vẫn đang ở mức cao và có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo & PTNT đang thực hiện có những nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Chính vì vậy đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” được tác giả lựa chọn nhằm đáp ứng yêu cầu của lý thuyết và thực tiễn.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Anh Vân. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Học viên Lê Trung Kiên LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Thị Anh Vân đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhật được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Học viên Lê Trung Kiên MỤC LỤC - Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định tài chính dự án cho cán bộ thẩm định. Chất lượng thẩm định tài chính dự án chịu ảnh hưởng lớn của vấn đề nhận thức vì vậy nâng cao nhận thức là một đòi hỏi tất yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 77 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng Thương mại NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn RRTD Rủi ro tín dụng QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG - Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định tài chính dự án cho cán bộ thẩm định. Chất lượng thẩm định tài chính dự án chịu ảnh hưởng lớn của vấn đề nhận thức vì vậy nâng cao nhận thức là một đòi hỏi tất yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 77 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam Error: Reference source not found TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại: 1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của NHTM “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan” (Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997). 1.1.1.1. Các chức năng cơ bản của NHTM a. Chức năng trung gian tín dụng: “Các ngân hàng thương mại đã trở thành những “cỗ máy biến thế” biến đổi cơ cấu và thời hạn của dòng vốn chu chuyển trong nền kinh tế” b. Chức năng trung gian thanh toán: Thông qua các nghiệp vụ thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ của các doanh nghiệp. Với việc mở tài khoản tại các ngân hàng và sử dụng các công cụ thanh toán của ngân hàng, doanh nghiệp không cần sử dụng tiền mặt, việc thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện và hạn chế rủi ro rất nhiều. Có nhiều công cụ thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ i c. Chức năng tạo tiền: Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.1.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của bất cứ một nền kinh tế hiện đại nào, kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt với hàng hóa kinh doanh là tiền tệ. Tín dụng ngân hàng là một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định. 1.1.2. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại “Rủi ro tín dụng là rủi ro do biến động bất thường của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng dẫn đến khách hàng không trả được nợ vay” . Theo khái niệm trên thì bản chất của rủi ro tín dụng là một loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng biểu hiện trên thực tế qua việc trả nợ của khách hàng vay vốn. Rủi ro tín dụng được phân thành hai loại là rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch. 1.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM QLRRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng; từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. ii Mục đích: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro tín dụng. Tiêu chí của việc QLRR tại NHTM: - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. - Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng. - Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng: Nguyên tắc Basel. 1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 1.3.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng - Bộ phận kinh doanh - Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. - Bộ phận tác nghiệp. 1.3.2. Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng: - Nhóm các dấu hiệu tài chính - Nhóm các dấu hiệu phi tài chính. Phân tích rủi ro tín dụng: - Mô hình định tính. - Mô hình định lượng. 1.3.3. Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro - Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro. - Quy trình, quy chế, quy chuẩn quản lý rủi ro tín dụng. - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. 1.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng - Kiểm soát trước khi cho vay - Kiểm soát trong khi cho vay iii - Kiểm soát sau khi cho vay. 1.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng Để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tổn thất tín dụng, các ngân hàng thương mại cần phải thường xuyên thực hiện tài trợ tổn thất tín dụng bao gồm: - Trích lập dự phòng rủi ro - Hoán đổi rủi ro. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại - Cơ chế, chính sách nhà nước. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương. - Yếu tố từ phía tổ chức tín dụng. - Yếu tố từ phía khách hàng. 1.5. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong nước và nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam 2.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất của các nguồn vốn huy động. - Dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ, có xu hướng giảm dần. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng là DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng là DNNQD có xu hướng tăng lên, tỷ trọng dư nợ của khách hàng là HSX và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (trên 50%). iv - Với định hướng coi thị trường nông thôn là thị trường truyền thống và chiến lược nên dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành kinh tế mà NHNo & PTNT Việt Nam đầu tư. - Dư nợ tại các vùng kinh tế phát triển tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. 2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Phân loại nợ: kết quả phân loại nợ từ năm 2009-2011 cho thấy chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đang giảm sút, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) có xu hướng tăng nhanh cả về dư nợ và tỷ lệ trong tổng dư nợ cho vay. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai. - Tính đa dạng hóa của hoạt động tín dụng: hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam có xu hướng tập trung vào đối tượng khách hàng là DNNQD, HSX và cá nhân; ngành nghề được ưu tiên là nông, lâm, ngư nghiệp và tín dụng phát triển nhanh nhất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mức dư nợ thuộc các danh mục trên luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với mức dư nợ tại các danh mục đầu tư tín dụng khác ở tất cả các năm của NHNo & PTNT Việt Nam. Về lý thuyết, việc đầu tư tập trung tín dụng vào một số ít danh mục như vậy sẽ không đảm bảo được nguyên tắc phân tán rủi ro. - Nguyên nhân rủi ro tín dụng: Dựa trên các báo cáo đã thu thập, những nguyên nhân thường gặp của các khoản nợ xấu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam được tổng hợp và sắp xếp vào 3 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân thuộc về môi trường hoạt động kinh doanh, nguyên nhân thuộc về khách hàng, nguyên nhân thuộc về ngân hàng. v [...]... nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam, từ đó xác định những nội dung cần hoàn thiện trong giai đoạn tới - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo... lời và rủi ro, các ngân hàng thương mại chỉ có thể sử dụng các biện pháp quản lý cẩn thận để phòng ngừa và hạn chế tổn thất có thể xảy ra Vì thế, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhà nước cũng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với hoạt động tín dụng. .. hoặc tái bảo hiểm rủi ro tín dụng 2.4 Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Tác giả thực hiện việc đánh giá dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá theo nội dung quản lý, những kết quả khả quan đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của các tồn tại Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Nhóm giải... 2.3.Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam: mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam được tổ chức theo mô hình quản lý tín dụng phân tán Do việc tổ chức theo mô hình này, NHNo & PTNT Việt Nam không thường xuyên nắm được chất lượng tín dụng của toàn hệ thống mà chỉ nắm được tại thời... trung vào các vấn đề liên quan đến quản lý tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nhằm đề ra các ý kiến hoàn thiện áp dụng cho Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Khung lý thuyết Quản lý rủi ro tín dụng Bộ máy quản lý RRTD Các yếu tố ảnh hưởng quản lý rủi ro tín dụng Yếu tố bên ngoài Nhận diện và phân tích RRTD Q Yếu tố nội bộ Xây dựng kế hoạch quản lý RRTD Kiểm soát RRTD Tài trợ RRTD Hoạt động tín dụng của ngân. .. ngân hàng thương mại Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHTM 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của NHTM Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế Ngân hàng gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và. .. phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận tùy theo quy mô và bản chất mỗi khoản tín dụng Uỷ ban Basel cũng khuyến khich các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng Như vậy trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có... khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một đơn vị địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao 8 1.2 Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM 1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh Chính vì thế mà công tác quản lý rủi ro cũng là một trong những công tác quan trọng nhất Quản lý rủi ro. .. quan Do đó, rủi ro tín dụng luôn được dự kiến, xác định trước trong chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng 1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục: 7 - Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt... ngân hàng No&PTNT Việt Nam Đồng thời cũng sử dụng số liệu sơ cấp có được thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp của người nghiên cứu với nhà quản lý, các chuyên gia của ngân hàng No&PTNT Việt Nam và các bên có liên quan 5 Đóng góp của đề tài - Tổng hợp những cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại - Một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng . lý luận về quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng. ngân hàng. v 2.3.Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam: mô hình tổ chức bộ máy quản. Xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam, từ đó xác

Ngày đăng: 20/05/2015, 15:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan