luận văn quản trị rủi ro Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây sơn-Hà Tĩnh

79 239 0
luận văn quản trị rủi ro Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây sơn-Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: NGÂN HÀNG- TÀI CHÍNH ========  ======== CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY SƠN-HÀ TĨNH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HIỀN Lớp : NGÂN HÀNG K11 Mã sinh viên : LT110537 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Minh Quế HÀ NỘI, NĂM 2012 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại UBND: Uỷ ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân TLSX: Tư liệu sản xuất Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau tới hệ thống tài chính. Ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động dựa trên mục tiêu an toàn và sinh lời. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó, ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ở Việt Nam, thời kỳ bao cấp được đánh dấu bằng các ngân hàng chuyên doanh. Thời kỳ đổi mới cơ chế, dưới ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hoá, ngân hàng cần phải đa dạng các loại dịch vụ và mở rộng hoạt động bằng cách vươn tới các thị trường mới trong và ngoài nước. Với hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong ngân hàng và tiềm ẩn những rủi ro cho nên vấn đề đặt ra làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm. Mỗi ngân hàng tìm ra những giải pháp khác nhau để hoàn thiện tốt hoạt động tín dụng. Trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Sơn-Hà Tĩnh nhận thấy đây cũng là vấn đề vướng mắc cần được chú trọng. Vì vậy, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây sơn-Hà Tĩnh ” được chọn làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề thực tập trình bày trên cơ sở đưa ra những lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng cùng với phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Sơn-Hà Tĩnh, từ đó đánh giá những vấn đề vướng mắc còn tồn tại. Trên cơ sở kiến thức và sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo hướng dẫn, và sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị, cán bộ công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Sau đây em xin giới thiệu sơ qua về kết cấu nội dung của chuyên đề về “ Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tây Sơn-Hà Tĩnh”. Chương 1: Lý luận chung về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 Tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm Tín dụng là quan hệ vay mượn sử dụng vốn của lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng lẫn nhau. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở ra đời tín dụng. Xét về mặt xã hội, sự xuất hiện của chế độ tư hữu về TLSX là cơ sở hình thành sư phân hoá xã hội: của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt là khi xảy ra những biến cố rủi ro bất thường xảy ra. Trong điều kiện đó đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện điều hoà nhu cầu vốn tạm thời của cuộc sống. Sản xuất hàng hoá là nguyên nhân ra đời của tín dụng. Vì vậy bất cứ xã hội nào có sản xuất hàng hoá là có sự hoạt động của tín dụng. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, các doanh nghiệp có vốn kinh doanh phải có một số vốn nhất định. Do đặc điểm của vốn tuần hoàn theo công thức T-H-T và do tính chất thời vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà mỗi doanh nghiệp có lúc thừa vốn có lúc thì thiếu vốn. Nhu cầu về tín dụng là một nhu cầu không thể thiếu được. Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất cứ phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là vay mượn tạm thời một vật hoặc một số tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi. Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Khác với tín dụng thương mại, được cung cấp dưới hình thức hàng hoá, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ - bao gồm tiền mặt và bút tệ. Trong nền kinh tế thị trường đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. 1.1.2 Phân loại Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Loại tài sản này được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.1.2.1_ Theo thời gian sử dụng vốn Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian tín dụng được phân thành:  Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động;  Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chống hao mòn;  Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu dài. Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác định trước được chính xác thời hạn. Phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn: các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng. Tín dụng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn… 1.1.2.2_ Theo hình thức tài trợ Theo hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, chiết khấu thương phiếu, cho thuê, bảo lãnh.Cụ thể:  Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng. Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì. Doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kì. Dư nợ cuối kì là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Khi lập các báo cáo tài chính( thời điểm), cho vay dưới hình thức dư nợ. Một số ngân hàng thường ghi giảm dư nợ phần trích lập dự phòng tổn thất hoặc lãi được nhận trước.  Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một số thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc một giấy nợ)  Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Cho thuê tài sản trung và dài hạn( Leasing) được ghi vào khoản mục tài sản theo giá trị tài sản cho thuê trừ đi phần tiền thuê ngân hàng đã thu được (dư nợ cho thuê) Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. 1.1.2.3_ Theo tính chất bảo đảm của khoản vay Không có đảm bảo, có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố. Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng.  Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc các món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng…, cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.  Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng đảm bảo. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo như: quyền sở hữu, giá trị, tính thị trường, khả năng bán, khả năng tài chính của người thứ ba…, có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo. 1.1.2.4_ Theo mức độ rủi ro Tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Một số ngân hàng lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro tín dụng, tức là xếp loại tín dụng theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao. Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trữ quỹ cho các khoản tín dụng rủi Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 10 [...]... công nghệ Nguyễn Thị Thu Hiền 29 Lớp: Ngân hàng K11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SƠN-HÀ TĨNH 2.1 Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh 2.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến các... định của Chi nhánh - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định 2.2 Tình hình hoạt động và kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn- Hà Tĩnh 2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Từ khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Tây Sơn-Hà Tĩnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý những rủi ro tín dụng có thể xảy đến với ngân hàng và có những... tranh thì có các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản • Rủi ro đặc thù: luôn tồn tại trong lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh doanh Rủi ro đặc thù là rủi ro do bản thân của ngành hay lĩnh vực kinh doanh tạo ra Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro đặc thù thường bao gồm các yếu tố: o Rủi ro về quản lý: rủi ro này có thể bắt nguồn từ ban quản lý ngân hàng do thiếu kiến... vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có,nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ khó giải ngân được Điều này đã gây không ít khó khăn cho một ngân hàng qui mô nhỏ mới được thành lập 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh 2.1.2.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi. .. mức tín dụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng Dẫu sao, không một ngân hàng nào nghĩ được hết mọi sự bất ngờ khi viết nó ra những qui định hạn chế vào một hợp đồng cho vay, sẽ luôn luôn có những hoạt động rủi ro của người vay tiền, chưa có một qui định hạn chế nào loại bỏ được chúng cả Và đó được gọi đó là rủi ro tín dụng 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng ngắn hạn Tín dụng. .. hay đạo đức của nhân viên ngân hàng o Rủi ro cung cấp các dịch vụ tài chính hay rủi ro kinh doanh bao gồm: rủi ro về hoạt động, rủi ro về sản phẩm, rủi ro về văn hoá, rủi ro về công nghệ, rủi ro đòn cân nợ và rủi ro do thiếu nỗ lực nghiên cứu và phát triển o Rủi ro thích ứng vốn: nó thể hiện ngân hàng có qui mô vốn nhỏ thường ít an toàn hơn ngân hàng có qui mô vốn lớn o Rủi ro tài sản thế chấp: tài... trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau 1.2 Rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 1.2.1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, và các lĩnh vực khác Nhưng rủi ro là thường có hai đặc tính sau: Thứ nhất là biên độ rủi ro, đó là sự thiệt hại từ rủi. .. Nhà Nước phải đứng ra cứu ngân hàng ACB 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro đặc thù của ngân hàng, do hoạt động tín dụng là một đặc thù của ngành ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng có những điểm khác biệt với các loại rủi ro khác Nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng gồm các nhân tố môi trường, khách hàng, ngân hàng 1.2.5.1 Các nhân tố... thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh. Từ quyết định này chi nhánh ngân hàng cấp III Tây Sơn được chuyển thành chi nhánh ngân hàng No&PTNT loại III Tây Sơn trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2008 theo thông báo số:1216/TB-NHNo-HCNS ngày 26 tháng 06 năm 2008 của giám đốc NHNo Tỉnh Hà Tĩnh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây. .. việc nặng nhọc nhất và cũng đi liền với trách nhiệm cao Tuy nhiên mặc dù chỉ là phòng tín dụng nhưng mọi quy trình trong hoạt động tín dụng đều có sự tham gia của giám đốc chi nhánh trong việc giám sát và quản lý tín dụng Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng NHNo&PTNT Tây Sơn-Hà Tĩnh Giám đốc Phòng kinh doanh Tín dụng Nguyễn Thị Thu . về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn-Hà. DÂN KHOA: NGÂN HÀNG- TÀI CHÍNH ========  ======== CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY SƠN-HÀ TĨNH . nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Sơn-Hà Tĩnh Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Ngân hàng K11 6 Chuyên

Ngày đăng: 20/05/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan