BIẾN đổi KHÍ hậu với sản XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG tây NGUYÊN

15 1.1K 9
BIẾN đổi KHÍ hậu với sản XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG tây NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN TS. Trương Hồng - Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 1. Giới thiệu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những hoạt động của con người gây ra. BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của mặt trời do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời. Theo dự báo của các nhà khoa học nếu như tình hình phát thải khí nhà kính không giảm thì vào năm 2030 nồng độ của khí CO 2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 700 ppm. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: Lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Tần suất và cường độ hiện tượng El – Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Mưa trở nên thất thường hơn, cường độ thay đổi. Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo thì BĐKH sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam thường xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Ðường đi của bão dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Mưa lớn thường xuyên hơn gây lũ đặc biệt lớn và xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và Nam. Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10 o C/thập kỷ; trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 - 0,30 o C/ thập kỷ. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và nguồn nước. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân. Biến đổi khí hậu thể hiện thông qua những trận mưa rào hàng năm và tính thường xuyên của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, dẫn tới sự gia tăng của mức độ thoái hoá chất lượng nguồn đất và nước, những nguồn sống của cộng đồng dân nghèo. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô, độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50- 60 0C vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp với trồng trọt. Hàng triệu héc ta đất trống, đồi trọc mất rừng lâu năm, đất mặn bị biến đổi cấu tạo và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết vón và đá ong hoá, đất loại này hoàn toàn mất sức sản xuất nông, lâm nghiệp. Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010-2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%.UNDP thông báo: mực nước biển chỉ cần tăng lên 1m thì Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 5% đất đai; 11% tổng dân số; 7% nông nghiệp; giảm 10% GDP. Với dự lượng tăng 3m-5m có nghĩa là “thảm hoạ có thể xảy ra”. Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm biến mất đi một số loài và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trong sản xuất nông nghiệp. BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, tác động xấu đến chăn nuôi, trồng trọt của người dân…Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái, đặc biệt hiện tượng cháy rừng sẽ xẩy ra nhiều hơn và làm suy giảm đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới mọi mặt của sản xuất nông nghiệp. Nó cũng những tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng. Làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm. BĐKH làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. 2. Biến đổi khí hậu đã và đang hiện hữu ở Tây Nguyên 2.1. Nhiệt độ thay đổi theo chiều hướng tăng Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu quan trắc từ 30 năm đến 33 năm (1979 -2008), trong phạm vi kinh độ 107.41 - 108.39 và vĩ độ 11.32-11.58, để tính toán, phân tích. So với thập niên 1979 -1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999 - 2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa Đông và trên độ cao từ 100 mét đến 800 mét. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,5 o C đến 0,8 o C; riêng Kon Tum, cao hơn 1 o C. Trong khi đó nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,5 o C đến 0,7 o C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông cao hơn hẳn so với các thời kỳ khác, tiêu biểu là tháng 1, phổ biến cao hơn từ 0,8 o C đến 1,5 o C, cá biệt có trạm ở Kon Tum cao hơn 1,7 o C. Trong 3 tháng chính Đông, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,8 o C đến 1,4 o C; riêng TP.Pleiku cao hơn 1,76 o C; trong các tháng mùa hè, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn 0,23 o C đến 0,7 o C. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10), mức tăng của nhiệt độ thấp hơn và không đều giữa các trạm. Khẳng định sự tăng của nhiệt độ xảy ra ở tất cả các trạm và nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè rõ rệt. Năm 2009, 2010 nhiệt độ càng cao hơn các năm trước, nắng nóng kéo dài làm khô hạn rất nhiều nơi trên khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Ví dụ vào cuối tháng 8/2009 đúng vào tháng có nhiều mưa nhất ở những năm trước, nhưng ở xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro) lại còn nắng nóng. Theo báo cáo của UBND huyện Kông Chro thì các loại cây trồng vụ mùa của huyện đã có hơn 1.000 ha khô cháy, mất trắng, con sông Đak Hway trơ ra toàn đá. 2.2. Tài nguyên nước suy giảm Tài nguyên nước mặt (chỉ xét đến lượng nước hiện hữu trên các sông suối điển hình như Sê San, Sê rê pốk, sông Ba và Đồng Nai) đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863,54 lít/giây của những năm 2004-2005 xuống còn trên dưới 127.000 lít/s hiện nay. Sự phân bổ không đồng đều của lượng mưa theo không gian và thời gian, nơi có lượng mưa hằng năm lớn hơn 3000 mm như Kon Plông (Kon Tum), thượng nguồn sông Hinh (Đác Lắc) và nơi có lượng mưa chỉ trên dưới 1.500 mm như Krông Buk, Ea Súp… thì sự chênh lệch lưu lượng nước ở đỉnh lũ lớn nhất với lưu lượng kiệt nhỏ nhất là rất cao. Những năm gần đây rừng Tây Nguyên bị chặt phá nghiệm trọng, cộng với những yếu tố bất lợi như mùa khô kéo dài, sự biến đổi thất thường của thời tiết làm cho lũ lụt, hạn hán trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, Tây nguyên là nơi thượng nguồn của 3 hệ thống sông lớn (Sê rê pốk - Sê San nằm ở phía Tây Bắc và sông Đồng Nai ở phía Nam), người dân tận lực khai thác nước ngầm ngay tại đầu nguồn để tưới cà phê, hoa màu khiến mực nước dưới lòng đất không ngừng bị hạ thấp, dẫn đến quá trình sản xuất tại các vùng hạ lưu gặp khó khăn do thiếu nước. Từ năm 1997, tổng trữ lượng nước ngầm (ở trạng thái tĩnh, không có sự tác động bất thường của môi trường tự nhiên) tại Đak Lak là 120,9 x 10 9 m 3 đến nay chỉ còn khoảng 30 - 35 %. Sự giàu nghèo tài nguyên nước ở đây phụ thuộc vào lượng mưa, vào thành phần vật chất của lớp phủ bề mặt và mức độ lưu giữ nước của thành tạo địa chất từng vùng. Nếu để mất đi (hay suy giảm) một hoặc nhiều yếu tố trên sẽ khiến tài nguyên nước nghèo đi. Hiện nay, Tây Nguyên đã để mất đi ngày càng nhiều yếu tố quan trọng và quyết định đó. Ngoài lượng mưa hàng năm có xu hướng ít đi, do mùa khô kéo dài, thì tình trạng mất rừng và sự thay đổi nhanh chóng của lớp phủ bề mặt trên thành tạo địa chất, mà cụ thể là trên đất (vì mục đích quy họach trồng hoa màu, cây công nghiệp và nhiều dự án nông- lâm nghiệp khác) đã làm cho mực nước ngầm sụt giảm. Mới đây, qua khảo sát của Đoàn Địa chất 704 cho thấy một số vùng như ở huyện Krông Pách, Lắc , Krông Buk và vùng phía Đông Buôn Ma Thuột…mực nước ngầm tiềm năng không còn nhiều như 5 năm trước. Ví dụ vùng Krông Pách, Lăk…năm 2004 có thể khai thác tối đa 0,4 - 0,6 triệu m 3 /ngày, thì nay còn chưa đầy 400 nghìn m 3 /ngày. Theo báo cáo khảo sát của Bộ Tài Nguyên Môi trường thì mực nước ngầm tại các khu vực như: huyện Krông Pách, Krông Búk, Lắk (tỉnh Đắk Lắk), Đắk Min, Đắk Song, Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), Chư Xuê (tỉnh Gia Lai) đang đứng trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng, giảm từ 3-5m so với trước đây. Ngoài yếu tố nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm, dường như diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thường xuyên; lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm, khiến một số nơi đang mất dần tính ôn hòa vốn có. Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao, gây nắng nóng hơn bình thường đã xuất hiện ở một vài nơi. Sự phân bố mưa theo không gian và thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hiện tượng mưa lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn. BĐKH cũng được xem là tác nhân chính làm cho dòng chảy sông suối ở Tây Nguyên mất đi sự hiền hòa vốn có, thể hiện nhiều qua mức độ cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, và đỉnh lũ ngày càng nhọn hơn, cao hơn, cường suất lũ lên lớn hơn trong mùa lũ. 3. Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên Theo kịch bản BĐKH mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề cập thì đến năm 2050, nhiệt độ bình quân ở Tây Nguyên tăng 1,01 0 C; năm 2100 tăng 2,39 0 C so với năm 1990; thấp nhất trong 7 vùng sinh thái của cả nước (bảng 1). Bảng 1.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0 C so với năm 1990) Năm Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng BB Bắc Trung Bộ NamTrun g Bộ Tây nguyên Nam Bộ 2050 1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21 2100 3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80 Nguồn: Bộ Tài Nguyên Môi trường, 2009. Thực vật sống nhờ ánh sáng, khí CO 2 và nước thông qua hiện tượng quang hợp để tạo chất bột, rồi từ đó các phản ứng dây chuyền khác biến đổi thành chất đạm và chất béo, căn bản cho sự sống. Hiện tượng quang hợp tối đa ở một nhiệt độ tối thích, quang hợp giảm dần khi nhiệt độ giảm hay tăng vượt quá nhiệt độ đó, quang hợp không xảy ra ở nhiệt độ tối thiểu hay nhiệt độ tối đa. Các nhiệt độ này thay đổi tuỳ loại cây trồng. Nhìn chung, nhiệt độ tối thích cho cây vùng ôn đới khoảng 20 - 25 O C, vùng nhiệt đới khoảng 25-32 O C Những thay đổi về cường độ và thời gian nắng, thiếu nước (do khô hạn), gia tăng lượng khí CO 2 và nhiệt độ trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất chất khô của cây và cho sản phẩm thu hoạch. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ CO 2 hiện tại trong khí quyển trung bình là 350 ppm và trong khoảng 50 - 70 năm nữa thì nồng độ này đạt 700 ppm. Việc gia tăng nồng độ CO 2 đều làm gia tăng quá trình quang hợp cho đến lúc bão hòa. Trên phương diện quang hợp, thực vật chia làm 3 nhóm, song chủ yếu là nhóm thực vật C3, C4. Ở nhóm thực vật C3 (chiếm 95 % thực vật trên thế giới), khí khổng mở vào ban ngày, hấp thụ CO 2 và đưa vào chu trình Calvin với sản phẩm 3C (3 phosphoglycerate). Khi gia tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp nhóm C3 gia tăng, tiêu biểu nhóm thực vật C3 là đa số thực vật như lúa mì, lúa mạch, đậu tương, cỏ dại, cây ăn trái, cây rừng, lúa (Oryza sativa), cây cho củ, v.v. của vùng ôn đới và nhiệt đới. Thực vật nhóm C3 hưởng lợi nhiều nhất khi gấp đôi lượng CO 2 và tăng 1 O C, nhất là thực vật thích ứng vùng ôn đới, năng suất chất khô toàn cây có thể gia tăng 20-30% so với lượng CO 2 hiện nay. Ở nhóm thực vật C4, khí khổng mở vào ban ngày, hấp thụ CO 2 và đưa vào chu trình 4C, nhờ enzyme phosphoenolpyruvate (PEP) carboxylase. Trong điều kiện CO 2 hiện nay (350 ppm), ở ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, nhóm C4 quang hợp và sử dụng nước hiệu quả hơn nhóm C3. Như vậy, năng suất chất khô của thực vật C4 cao hơn C3 ở cường độ ánh sáng cao. Gia tăng nhiệt độ có ảnh hưởng xấu nhiều lên cây ăn trái vùng ôn đới. Cây ăn trái của vùng ôn đới cần có một tổng số giờ lạnh (chilling temperatures) tối thiểu mới có thể ra nụ hoa. Gia tăng nhiệt độ trong mùa Đông, tổng số giờ lạnh giảm sẽ làm cây ôn đới không ra hoa hay ra hoa ít hơn. Ngoài ra, màu trái táo (apple) sẽ đỏ hồng đẹp nếu trái phát triển ở 17 - 20 O C, nếu nhiệt độ gia tăng trên nhiệt độ này, màu đỏ hồng sẽ biến mất, và nếu trên 25 O C thì trái sẽ xanh dờn, không còn giá trị thương mại. Ngược lại, ở vùng nhiệt đới, yếu tố thiếu nước (water stress) trong mùa khô hạn kích thích cây ăn trái đa niên (và các loại cây lớn khác như cây rừng, v.v.) ra hoa nhiều, và sau đó kết trái nhiều nhờ đầy đủ nước trong đầu mùa mưa. Vì vậy, vùng có ảnh hưởng gió mùa, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, như Tây Nguyên, sẽ hưởng lợi trong tương lai. Ở Tây Nguyên, các loại cây rừng, cao su, ca cao, tiêu, điều, cà phê, chè, đậu tương, - thuộc nhóm C3- sẽ hưởng lợi nhiều khi tăng gấp đôi lượng CO 2 và nhiệt độ tăng thêm 1 0 C. Tuy chè và cà phê vẫn có năng suất cao nhưng phẩm chất có thể bị giảm vì gia tăng nhiệt độ. Diện tích canh tác có thể bị hạn chế, vì cần trồng ở cao độ lớn hơn hiện nay, nhất là lọai cà phê arabica. Mía, ngô thuộc nhóm C4, vẫn hưởng lợi trong việc gia tăng năng suất thân cây và độ đường cao khi tăng gấp đôi CO 2 và 1 O C, đặc biệt nhất là cây lúa miến sẽ có vị trí quan trọng hơn vì chịu đựng khô hạn và sử dụng nước hữu hiệu hơn trong tương lai. Lúa thuộc nhóm thực vật C3 cho năng suất toàn cây cao do gia tăng quang hợp, nhưng năng suất hạt thấp hơn vì nhiệt độ cao làm chỉ số thâu hoạch (harvest index) giảm, lúa cho nhiều rơm rạ hơn hạt. Ngoài ra, nhiệt độ gia tăng 1 O C đủ làm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, nhất là thời gian từ trổ đến chín ngắn hơn, lá cờ chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít hơn, và chuyển đến hột ít hơn, vì vậy hột lép nhiều và trọng lượng hạt nhỏ hơn. Chẳng hạn, ở giống lúa IR36 chỉ cần tăng nhiệt độ từ 28 O C lên 29 O C, lúa trổ bông sớm hơn 5 ngày, và thời gian từ trổ đến chín ngắn hơn 2 ngày. Nếu canh tác trong điều kiện lý tưởng về nước và phân bón đầy đủ, năng suất có thể cao. Đậu tương là loại cây quang hợp theo chu trình C3 và C4, sẽ gia tăng năng suất trong môi trường mới. Bởi vì các giống đậu tương đã được tuyển chọn từ lâu đời để thích ứng với nhiều loại khí hậu, trải dài nhiều vỉ tuyến, từ khí hậu lạnh đến nóng, nên không có vấn đề gì cho vùng Tây Nguyên trong tương lai, khi nhiệt độ chỉ gia tăng một vài độ. Ở các loài đậu khác trong họ Đậu, có cả C3 và C4, nhóm C3 gia tăng năng suất nhiều hơn khi gia tăng CO 2 . Các loại cây lấy củ (như khoai mì, khoai lang) cũng hưởng lợi gia tăng năng suất củ nhờ hâm nóng toàn cầu, bởi vì tỉ lệ rễ/thân tăng khi CO 2 tăng. Cỏ hoà thảo (C3 và C4, tuỳ loài) cũng hưởng lợi trong môi trường mới. Cỏ dại đa số thuộc nhóm quang hợp C3, nên sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi nhiệt độ tăng thêm 1 O C và CO 2 tăng gấp đôi. Xâm nhập cỏ dại từ một nơi khác sẽ trầm trọng trong tương lai, ví dụ như cây Mai dương đang là mối đe dọa cho sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương của Tây Nguyên. Như vậy xét trên phương diện về sự gia tăng nhiệt độ và hàm lượng CO 2 trong thời gian tới thì cơ cấu các loại cây trồng của vùng Tây Nguyên sẽ chưa có gì thay đổi lớn. Các loại cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, lúa, ngô vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, song cần có những giải pháp canh tác phù hợp để thích ứng với điều kiện mới. Việc gia tăng 1 O C một cách từ từ không có ảnh hưởng đáng kể đến nông nghiệp, vì thực vật và động vật có khả năng thích ứng. Tuy nhiên nếu nhiệt độ gia tăng đột ngột chỉ trong vài ngày sẽ có ảnh hưởng xấu trầm trọng đến năng suất. Tuy nhiên, BĐKH không chỉ là tăng nhiệt độ, tăng hàm lượng CO 2 , mà còn làm thay đổi quy luật thời tiết, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng. Tác động của BĐKH gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Mưa lũ xuất hiện nhiều làm tăng nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất canh tác cây lương thực mức độ rủi ro trong sản xuất cao hơn. Bên cạnh đó, những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài cũng đe dọa các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, cao su, hồ tiêu Sự thiếu hụt và những thay đổi tự nhiên trong phân phối nguồn nước còn gây khó khăn cho sản xuất năng lượng, khai khoáng, làm tăng nguy cơ suy thoái và ô nhiễm môi trường nước. Nhiệt độ tăng, biên độ nhiệt - ẩm ngày đêm tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm suy giảm sức đề kháng, tăng khả năng phát tán các dịch bệnh. Biến động của yếu tố nhiệt ẩm và các yếu tố khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi bị giảm; sức đề kháng của vật nuôi kém đi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch heo tai xanh Ngoài ra, BĐKH có thể tác động rất mạnh mẽ tới đa dạng sinh học. Thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi. Mưa lũ lớn, hạn hán và nắng nóng làm cho đất đai bị rửa trôi, cằn cỗi, tình trạng sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Rừng mất dần, hệ sinh thái rừng, kiểu rừng thay đổi, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, mất đi những nguồn gien quí hiếm. Sự thay đổi về thời tiết, mà rõ nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên trong vòng 10 năm trở lại đây là rất rõ. Tần suất xuất hiện mưa vào các tháng 12, 1 là khá phổ biến. Điều này đã làm cho các loại cây trồng như điều, cà phê gặp trở [...]... hơn cả về cường độ và quy mô, quy luật phân bố mưa cũng bị thay đổi Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người Vì vậy, để giảm thiểu tác hại cần phải có những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu 4 Đề xuất các giải pháp đối phó và thích ứng - Bảo vệ rừng, siết chặt... 26-29/2/2008 2 Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh Biến đổi khí hậu và an ninh quốcgia Báo cáo tại hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”, Hà Nội 26-29/2/2008 3 Nguyễn Đình Hòe, Đặng Đình Long Nguy cơ thiếu hụt tài nguyên nước cho phát triển bền vững Bà Rịa- Vũng Tàu Tạp chí KH&CN Bà Rịa- Vũng Tàu số 1/2008 4 Nguyễn Đức Ngữ Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa Báo cáo tại Hội... trôi đất giúp sản xuất cà phê bền vững hơn Tưới nước tiết kiệm hợp lý cho cà phê cũng là giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với sự BĐKH ngày càng rõ nét ở Tây Nguyên Chuyển một số diện tích đất trồng điều ở các vùng có điều kiện khí hậu bất thuận, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn như sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có khả năng thích ứng cao với sự BĐKH... lượng sản phẩm đáng kể Sự nóng lên do bức xạ nhiệt tăng thì nhu cầu nước của cây cũng tăng lên, vì vậy yêu cầu về lượng nước tưới sẽ tăng trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt sẽ là thách thức cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới Chí phí đầu tư để thu được 1 đơn vị sản phẩm tăng, đồng nghĩa với thu nhập giảm và đời sống của người nông dân càng khó khăn hơn Đợt hạn năm 1998 ở Tây. .. thích ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trước thảm họa BĐKH Bởi rừng có vai trò không thể thay thế trước đe dọa của BĐKH Rừng làm chậm các tác động tiêu cực do BĐKH tạo ra - Đối với sản xuất nông nghiệp chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt Sử dụng các giống... động sống của mình (lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt, công tác, sử dụng tài nguyên ) theo hướng thích ứng và giảm thiểu là mục tiêu mà Tây Nguyên hướng tới Đó cũng chính là hành động thiết thực góp phần phòng ngừa và ứng phó với BĐKH toàn cầu Tài liệu tham khảo 1 Nguyễn Khắc Hiếu Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả Hội nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH ở Bali.Báo cáo tại Hội thảo... ngô ), giống ra hoa nhiều lần (đối với cây điều), bộ giống cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, né lũ Tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cà phê như trồng cây che bóng, cây ăn quả, cây đai rừng sẽ là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí hậu, hạn chế bốc thóat hơi nước... sống của người nông dân càng khó khăn hơn Đợt hạn năm 1998 ở Tây Nguyên, trong tổng số 24.000 ha lúa Đông - Xuân, có 7.800 ha bị thiệt hại; 110.000 ha diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn có 20.000 ha bị chết Khoảng 800.000 người bị thiếu nước ngọt Tóm lại, BĐKH trước mắt đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường... công nghệ tổng hợp đối với từng loại cây trồng, trên từng vùng sinh thái theo hướng thích ứng cao với BĐKH - Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về BĐKH và tác hại của nó đối với đời sống kinh tế xã hội; về phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai để từ đó thay đổi thái độ, hành vi ứng xử trong hoạt động sống của mình (lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt,... 2007 8,69 7,45 2008 7,78 6,95 2009 8,34 6,68 2010 7,20 5,60 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đak Lak (2010), WASI (2009) Sự thay đổi về thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo Rệp sáp hại cà phê đã thành dịch vào những năm 2000 2003, bệnh vàng lá do tuyến trùng và nấm đối với cà phê (2000 - 2004), ve sầu hại rễ cà phê (2007 - 2009), bệnh chết . BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN TS. Trương Hồng - Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 1. Giới thiệu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những thay đổi theo thời gian của khí. mùa lũ. 3. Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên Theo kịch bản BĐKH mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề cập thì đến năm 2050, nhiệt độ bình quân ở Tây Nguyên tăng 1,01 0 C;. của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. 2. Biến đổi khí hậu đã và đang hiện hữu ở Tây Nguyên 2.1. Nhiệt độ thay đổi theo chiều hướng tăng Các nhà nghiên cứu đã sử dụng

Ngày đăng: 20/05/2015, 07:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan