Cây bơ và sinh vật gây hại

38 590 0
Cây bơ và sinh vật gây hại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://www.ebook.edu.vn 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………2 NỘI DUNG………………………………………………………………………………4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƠ VÀ SÂU BỆNH HẠI BƠ 6 I. Nguồn gốc và tình hình phát triển của cây bơ: 6 II. Kỹ thuật trồng bơ. 8 II.1. Yêu cầu sinh thái. 8 II.1.1. Nhiệt độ. 8 II.1.2. Đất trồng. 8 II.1.3. Gió: 8 II.1.4. Ánh sáng: 8 II.2. Ra hoa đậu quả. 9 II.2.1. Hoa. 9 II.2.2. Quả. 9 II.3. Trồng và chăm sóc. 10 II.3.1. Giống bơ: 10 II.3.2. Nhân giống. 10 II.3.3. Làm cỏ. 11 II.3.4. Tưới nước. 11 II.3.5. Bón phân 11 II.3.6. Tạo hình, tỉa cành. 12 II.3.7. Ghép c ải tạo giống 12 II.4. Phòng trừ sâu bệnh hại. 12 II.4.1. Sâu: 12 II.4.2. Bệnh: 12 CHƯƠNG II. BẢO QUẢN BƠ SAU THU HOẠCH. 19 I.1. Bệnh trên quả bơ sau thu hoạch. 20 I.1.1. Nấm mốc. 20 I.1.2. Côn trùng. 25 CHƯƠNG III.BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN BƠ. 31 I. Phòng trừ nấm mốc. 31 II. Phòng trừ côn trùng hại kho. 31 http://www.ebook.edu.vn 2 III. Một số biện pháp bảo quản bơ: 32 III.1. Bảo quản lạnh: 32 III.1.1. Làm lạnh sơ bộ 33 III.1.2. Làm lạnh 33 III.2. Bảo quản trong môi trường thay đổi thành phần khí quyển. 34 III.2.1. Bảo quản trong khí quyển có kiểm soát (control atmosphere ). 34 III.2.2. Bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….37 http://www.ebook.edu.vn 3 MỞ ĐẦU Cây bơ là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị xuất khẩu cao và đã được ngành nông nghiệp Việt Nam lựa chọn là một trong bảy loại quả ưu tiên phát triển. Theo ước tính hàng năm, quả bơ đã mang lại giá trị thu nhập cho người dân Đăk Lăk hơn 7 triệu USD. Quả Bơ là loại quả cây chín nhanh sau khi thu hái (loại quả hô hấp bộc phát), do vậy công tác xử lý bảo quản sau thu hoạch rất c ần được quan tâm, đặc biệt là trong việc vận chuyển sản phẩm đến các thị trường ở xa cũng như phục vụ xuất khẩu. Với thực trạng sản xuất bơ ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thời vụ thu hoạch khá tập trung (chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8) với sản lượng thu được hàng ngày là khá lớn, điều này cũng gây không ít khó khăn trong quá trình phân phối của các vựa b ơ (nếu không được tổ chức tốt), do vậy nghiên cứu các giải pháp về bảo quản sau thu hoạch sẽ giúp cho việc kéo dài thời gian tồn trữ và phân phối quả bơ sau thu hái. Vấn đề tổn thất sau thu hoạch đối với quả bơ cũng cần được quan tâm. Sự tổn thất này bao gồm cả 2 quá trình: - Một là hao hụt trọng lượng tự nhiên trong quá trình chín (điều này không đáng kể ). - Hai là hao hụt sản lượng do hư hỏng trong quá trình tồn trữ, phân phối sản phẩm quả bơ mà không qua bảo quản đúng cách. Có rất nhiều phương pháp bảo quản quả cây được áp dụng trên thế giới như bảo quản trong điều kiện có kiểm soát thành phần khí CA (Controlled Atmosphere) hay MA (Modified Atmosphere), bảo quản bằng chất cản chín (ripenning exhibitor), bảo quản bằng dùng sáp bao (waxing), màng bao (coating), song phương pháp bảo quản lạnh (cold storage) là ph ương pháp truyền thống, dễ áp dụng và đặc biệt là tạo tâm lý an tâm cho người tiêu dùng do không sử dụng hóa chất. Hiện nay thì cây bơ đang được các sở NNPTNT địa phương hay hội đồng giống quốc gia quan tâm và công nhận về giá trị kinh tế và đang tiến hành nghiên cứu để đưa cây bơ trở thành cây hàng hóa tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, đặc tính sinh lý của bơ là chín nhanh sau khi thu hoạch do quá trình hô hấp điễn ra mạnh nên việc bảo quả n bơ rất khó khăn, đồng thời thì các vấn đề về sâu bệnh hại quả bơ cũng là một vấn đề nan giải. Vì thế nên giá trị của bơ Việt Nam chưa được biết tới trên thị trường thế giới. Mục đích nghiên cứu: http://www.ebook.edu.vn 4 Tìm ra những giải pháp bảo quản bơ lâu dài và phòng trừ sâu bệnh cho quả bơ sau thu hoạch để kéo dài thời gian cung ứng bơ trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của quả bơ để cải thiện đời sống của người nông dân và đặc biệt đảm bảo hao hụt thấp nhất về giá trị dinh dưỡng trong quá trình bảo quản. http://www.ebook.edu.vn 5 NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về cây bơ và sâu bệnh hại bơ trước thu hoạch. Tìm hiểu về giá trị của cây bơ đối với con người về các mặt dinh dưỡng và kinh tế, cách trồng và chăm sóc cây bơ, đồng thời giới thiệu một số bệnh trên cây bơ trong thời gian trồng và chăm sóc về các tác hại, triệu chứng và biện pháp phòng trừ để không làm ảnh hưởng đến năng suất của bơ khi thu hoạch. Chương II: Bệnh hại bơ sau thu hoạch. Tìm hiểu về các bệnh hại bơ sau thu hoạch, phương thức phát sinh, phát triển bệnh để giảm thiểu tổn thất về số lượng và chất lượng bơ. Chương III: Biện pháp phòng trừ và một số biện pháp bảo quản bơ sau thu hoạch. Đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh hại bơ trong quá trình bảo quản và một số biện pháp bảo quản để đảm bảo về năng suất và chất lượng. http://www.ebook.edu.vn 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƠ VÀ SÂU BỆNH HẠI BƠ I. Nguồn gốc và tình hình phát triển của cây bơ: Quê hương của cây bơ ở tận nước Mêxicô xa xôi. Vào năm 1940, người Pháp du nhập giống bơ vào trồng ở Việt Nam và mảnh đất đỏ bazan màu mỡ ở Tây Nguyên là thích hợp nhất, khí hậu hai mùa mưa nắng, lượng mưa trong năm tương đối lớn, rất phù hợp để cây bơ phát triển, cho năng suất và chất lượng cao không thua kém gì ở "quê hương"của nó. Tại Việt Nam, diện tích bơ phát triển chư a nhiều, sản lượng vẫn còn khá khiêm tốn, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên và rải rác ở một số vùng có chất đất thích hợp như vùng núi của các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ Thị trường tiêu thụ bơ chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, khu vực miền Tây Nam bộ và các tỉnh duyên hải miền Trung. Ngoài các chợ đầu mối hoa quả, bơ còn được bán trong nhiều siêu thị. Bơ là mộ t loại trái cây bổ dưỡng. Thành phần gồm 14 loại vitamin và chất khoáng, không có cholesterol, chứa các chất béo không no, có chất beta-sitosterol giúp giảm cholesterol, chất folate đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, có chất kali chống lão hoá, chất glutathione giúp chống ung thư… Ngoài ra, trái bơ còn chứa nhiều năng lượng và một số loại protein. Ở Tây Nguyên, trước đây, cây bơ được trồng chủ yếu để chắn gió, che bóng mát cho cây cà phê và dùng làm hàng rào. Từ thập niên 1980 trở đi, cùng với sự phát triển c ủa cây cà phê thì diện tích trồng xen bơ trong vườn cà phê cũng không ngừng phát triển và đặc biệt là trong những năm cuối cùng của thế kỷ trước, khi cà phê có giá, diện tích cà phê phát triển một cách chóng mặt, "ngoài vùng kiểm soát" của các cơ quan chức năng thì "dựa hơi" cà phê, cây bơ cũng đã tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên, vì "nhiệm vụ" chính của cây bơ là chắn gió, che bóng mát và làm hàng rào nên người dân chưa quan tâm đến khía cạnh dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế của nó. Quả bơ lúc đó chủ yếu là để "ăn cho vui" và phần lớn là làm thức ăn cho gia súc. Từ năm 2000 đến nay, khi sự giao lưu giữa các vùng ngày càng trở nên thuận tiện thì nhiều khách du lịch khi đến ĐăkLăk vào mùa bơ đều chọn mua những quả bơ sáp to, đẹp và ngon đem về làm quà. Những con đường giao thông được nâng cấp đã rút ngắn thời gian đi lại giữa các vùng miền, tạo c ơ hội để trái bơ ĐăkLăk có mặt khắp cả nước. Nhờ đó mà giá bơ không ngừng tăng cao. Người dân đẩy mạnh trồng bơ và tính đến nay, toàn tỉnh ĐăkLăk có 80.000 người trồng bơ với khoảng 2.694 ha cây bơ. Mỗi năm, ĐăkLăk bán ra http://www.ebook.edu.vn 7 thị trường trong nước hơn 40.000 tấn bơ. Các vùng có diện tích bơ nhiều nhất là Krông Păk, TP.Buôn Ma Thuột, Krông Búk, Krông Ana, Krông Năng, CưM’Gar, Ea Kar và Ea H’leo. Cây bơ ở ĐăkLăk là một cây dễ trồng, không tốn công chăm sóc, không tốn phân bón và vốn đầu tư. Trồng cây khoảng 3-4 năm là cho quả bói, và cứ thế tới vụ lại thu hoạch. Làm sao đây để phát triển bơ thành cây hàng hoá ? Thứ nhất là về giống cây. Hầu hế t người dân hiện nay đang trồng các giống bơ "cổ truyền". Phương pháp nhân giống cũng rất đơn giản là chọn những cây bơ được cho là ngon để lấy hạt đem trồng. Vì bơ là cây trồng đơn tính nên có thể trong quá trình thụ phấn tự nhiên sẽ tạo ra những giống không mong muốn, nguy cơ thoái hoá giống rất cao. Bên cạnh đó, vì hạn chế về mặt kỹ thuật nên năng suất bơ hiện còn rất thấp, bình quân khoảng 1 tạ/cây. Nhận thấy tầm quan trọng của giống bơ, từ năm 2002 Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã vào cuộc với các hoạt động nghiên cứu về giống bơ. Hiện Viện này đã có một tập đoàn giống với 57 loại giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng trong nước và 12 giống nhập ngoại để cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, những giống bơ nhập ngoại vẫn đang trong thời gian thử nghiệm nên nếu có đưa vào trồng đại trà cũng phải chờ thêm từ 6-7 năm nữa, vả lại giá bán cũng khá cao. Thứ hai là vấn đề thu hoạch và bảo quản. Bơ là một loại cây rất khó thu hoạch và bảo quản. Thông thường, cứ tới mùa quả chín, người dân leo lên cây hái quả hoặc rung cây cho quả rụ ng xuống rồi lượm. Mùa thu hoạch của quả bơ thường là mùa mưa ở Tây Nguyên nên việc thu hoạch và vận chuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ khi thu hoạch, nếu không được bảo quản trong nhiệt độ từ 16 – 20 độ C thì chỉ khoảng 3 ngày quả bơ sẽ hỏng. Còn nếu bảo quản đúng nhiệt độ thích hợp thì thời gian sử dụng cũng chỉ trong vòng 1 tu ần. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của quả bơ rất cao. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu lai tạo những giống bơ có thời gian bảo quản lâu mới có thể vận chuyển đi xa được. Thứ ba là thị trường tiêu thụ bơ chủ yếu là nội địa. Cho đến nay, bơ Việt Nam hầu như vẫn chưa xuất ngoại. Chính vì vậy, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ bơ đặc biệt là xuất khẩu chính là động lực để thức đẩy cải tiến các công đoạn khác như giống, thu hoạch, bảo quản Trên thực tế, nhiều người dân nước ta vẫn chưa biết đến giá trị dinh dưỡng của quả bơ. Do đó, ngay ở thị trường trong nước cũng cần xây dựng thương hiệu và quảng bá quả bơ. Để cây bơ ĐăkLăk nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành hàng hoá, phải cần tới sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp; tập trung nghiên cứu cải tiến tất cả các khâu từ http://www.ebook.edu.vn 8 giống, kỹ thuật chăm sóc, khuyến nông, kỹ thuật bảo quản đến công tác thị trường tiếp thị và quan trọng nhất là lãnh đạo các địa phương có loại cây trồng đặc biệt này cần chú trọng quy hoạch phát triển cây bơ, nhằm đưa quả bơ không chỉ trở thành một đặc sản nổi tiếng mà còn góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo. II. Kỹ thuật trồng bơ. II.1. Yêu cầu sinh thái. II.1.1. Nhiệt độ. - Các vùng trồng bơ chính trên thế giới có nhiệt độ trung bình hàng năm trong phạm vi 14 - 25 o C, trung bình tháng lạnh nhất 2,6 - 17 o C, trung bình tháng nóng nhất 14 - 25 o C. - Cần đủ nước từ khi đậu quả cho tới khi quả già. - Nở hoa gặp mưa to làm giảm năng suất vì khó thụ phấn. - Mưa nhiều (trên 300 mm/ tháng), thoát nước kém dễ gây bệnh thối rễ. - Ẩm độ không khí thích hợp 70 - 80%, quá ẩm dễ gây bệnh trên lá và quả như: đốm lá, ghẻ quả, thán thư, bọ trĩ, rệp mềm. II.1.2. Đất trồng. * Lý tính: - Tầ ng canh tác dày: tối thiểu 2m ở vùng nhiều mưa dễ ngập úng; tối thiểu 1,5m ở vùng mưa trung bình. Không có tầng sét, tầng kết von; - Tầng đất mỏng thoát nước kém có thể lên luống. - Không ngập, úng tạm thời, cục bộ, thoáng khí, hàm lượng oxy cao. * Hóa tính: - pH: 5,0 - 6,5, đất quá chua dùng vôi để cải tạo tạm thời - Không bị nhiễm mặn, kiềm. - Chất khoáng đầy đủ và cân đối nhiều mùn. - Yêu cầu lý tính đất rất quan trọng vì khó cải tạo trong thời gian ngắn. - Các chất khoáng và hữu cơ có thể sớm bổ sung, điều chỉnh. II.1.3. Gió: Cây bơ dễ bị rụng quả và xây xát vỏ quả nếu gió mạnh và liên tục. Gió khô nóng có thể làm khô hoa, hạt phấn không thể nẩy mầm, cây không đậu quả. II.1.4. Ánh sáng: Cần trên 2.000 giờ nắng/ năm. Nắng to gây sém, nám quả, cành, thân. http://www.ebook.edu.vn 9 Chọn nới trồng phù hợp. Cây bơ nhạy cảm với điều kiện khí hậu, đất đai. Tây Nguyên là vùng trồng thích hợp hơn cả, đặc biệt là trên đất bazan tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao. II.2. Ra hoa đậu quả. II.2.1. Hoa. - Cây bơ ghép thường ra hoa và đậu quả sau 2 - 3 năm trồng. - Cây bơ ra rất nhiều hoa. - Hoa nở rải rác suốt mùa hoa. - Một số ít cây ra hoa 2 - 3 đợt, cho thu trái vụ. - Các chùm hoa bơ ra ở đầu cành hoặc từ nách lá. - Mỗi hoa nở 2 lần, 1 lần nở đóng vai trò như hoa đực và 1 lần nở nữa đóng vai trò như hoa cái. Tùy và thời gian nở hoa trong ngày với vai trò là hoa đực hay hoa cái mà người ta chia cây bơ làm 2 nhóm: A và B. Để cho cây thụ phấn tốt và nâng cao tỷ lệ đậu quả thì trong một vườn hoặc các vườn lân cận nhau phải có một cây nhóm A lẫn cây nhóm B. Nhiều giống bơ nhiệt đới vẫn có khả năng tự thụ do đó cây mọc riêng biệt một mình vẫn có khả năng đậu quả. II.2.2. Quả. - Thời gian mang quả trên cây tùy theo giống. Trong điều kiện nhiệt đới thời gian mang quả có thể kéo dài từ 5 đến 8 tháng. - Quả bơ non rụng nhiều sau khi đậu 2-3 tháng, nhất là vào đợt ra chồi lá đầu mùa mưa cạnh tranh dinh dưỡng v ới quả. Bón phân để giảm rụng quả vừa nuôi chồi lá. - Tại một thời điểm trên cây có nhiều cỡ quả với độ già khác nhau. - Quả bơ già không chín mềm trên cây. Quả già sinh lý vẫn còn tiếp tục trên cây 2- 4 tháng. Vì vậy có thế thu hoạch muộn để tránh những thời điểm quá nhiều bơ trên thị trường. - Thịt bơ chiếm khoảng 65 - 75% trọng lượng quả . - Khi bơ già chín lớp vỏ này có màu xanh, xanh đậm, tím hoặc đen tùy theo từng giống. - Quả bơ ngon và hấp dẫn khi chín thịt màu vàng, chắc, không xơ, hạt đóng khít với thịt nhưng dễ tách. http://www.ebook.edu.vn 10 II.3. Trồng và chăm sóc. II.3.1. Giống bơ: Hiện nay bơ được trồng tại Việt Nam dựa vào 2 nguồn giống chính: Giống trong nước: Đó là những cây đầu dòng đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lọc, nhân vô tính bằng phương pháp ghép để cung cấp giống cho sản xuất. Giống được mang tên, ký hiệu do các cơ quan nghiên cứu giống trong nước đặt ra. HTS1: Hoa nhóm A - Năng suất: 80 - 100 kg/cây - Thời vụ thu hoạch: tháng 7 - 8 SDH: Hoa nhóm A - N ăng suất: 120 - 150 kg/cây - Thời vụ thu hoạch: tháng 4 - 5 TA1: Hoa nhóm A Thời vụ thu hoạch tháng 7 – 9 TA3: Hoa nhóm A Thời vụ thu hoạch tháng 8 – 9 TA36: Hoa nhóm A Thời vụ thu hoạch tháng 9 – 10 TA40: Hoa nhóm A Thời vụ thu hoạch tháng 8 - 9 TA17: Hoa nhóm B Thời vụ thu hoạch tháng 6 – 8 EST4: Hoa nhóm B Năng suất: 100 - 120 kg/cây, Thời vụ thu hoạch: tháng 7 - 8 HA: Hoa nhóm B - Năng suất: 160 - 180 kg/cây - Thời vụ thu hoạch: tháng 9 - 10 VĐ1: Hoa nhóm B - Năng suất: 150 - 180 kg/cây - Thời vụ thu hoạch: tháng 8 - 9 S2V1BDT: Hoa nhóm B - Năng suất: 100 - 120 kg/cây - Thời vụ thu hoạch: tháng 6 - 7 TA5: Hoa nhóm B Thời vụ thu hoạch tháng 9 -10 TA21: Hoa nhóm B Thời vụ thu hoạch tháng 6 – 8 Các giống này hiện ở Cty TNHH tư vấn và PT nông lâm nghiệp Wasi Hiện có một số giống mới nhập nội trong mấy năm gần đây đang được nghiên cứu khảo nghiệm, trong đó có nhiều giống thương mại nổi tiếng khắp thế giới như Hass, Sharwil, Reed, Booth7 Giống Booth7 hiện đang được khuyến cáo trồng ở Tây Nguyên trên những vùng có cao độ 800m. II.3.2. Nhân giống. Do cây bơ thụ phấn chéo nên mu ốn có cây giống tốt giữ được những đặc điểm của giống gốc thì phải nhân giống vô tính. Nguồn chồi ghép phải được những đơn vị được cấp phép cung cấp. Trồng. [...]... một trong những nguyên nhân chính gây phát sinh các nguồn vi sinh vật hại kho trong quá trình bảo quản Vì vậy trong quá trình đưa bơ vào khỏ bào quản phải kiểm tra và loại bỏ những quả bơ bị tổn thương cơ học tránh làm phát sinh mầm bệnh Vi sinh vật hại sau khi xâm nhiễm sẽ làm giảm chất lượng của bơ và sinh các độc tố gây hại cho người tiêu dùng Các dạng hư hỏng của bơ trong quá trình bảo quản: - Do... hỏng Tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây hại xâm nhiễm và phát triển Vì thực tế khi vận chuyển bơ vào kho bảo quản thì bản thân quả bơ đã mang nguồn vi sinh vật hại từ đồng ruộng vào Nguồn vi sinh vật xâm nhiễm: - Do hạt giống bị nhiễm bệnh - Do bụi đất mang vi sinh vật bám vào quả trước thu hoạch - Do côn trùng - Do con người trong quá trình thu hái vận chuyển và chế biến Trong quá trình thu hái... sản (bơ) 31 - Phòng trừ bằng biện pháp sinh học Dùng các sinh vật kí sinh, sinh vật ăn thịt, gây bệnh nhằm hạn chế sự phát triển của quần thể sinh vật hại - Pheromon Mọi sịnh vật sống đều tồn tại bằng ba quá trình: trao đổi chất, trao đổi năng lượng và trao đổi thông tin Pheromon là một yếu tố trong thông tin sinh học, có thể coi là “bức điện” bằng hóa học của sinh vật làm tác động đến tập tính và hoạt... loại vi khuẩn này thường sinh ra các men phân hủy mô tế bào gây thối các bộ phận bị hại của cây + Dạng xâm nhập vào mạch dẫn: Vi khuẩn thường xâm nhập vào mạch dẫn và lưu dẫn trong cây theo vòng lưu chuyển của nhựa cây và gây hiện tượng héo rũ + Dạng tạo thành các u bướu: Vi khuẩn xâm nhập vào cây gây ra những u mụn trên cây Đó là kết quả quá trình nhân lộn xộn các tế bào gây nên c Biện pháp phòng... chế sự phát sinh và tăng trưởng của nấm mốc và sự ô nhiễm độc tố của nấm mốc II Phòng trừ côn trùng hại kho Phòng trừ côn trùng hại kho nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa tốt hơn về mặt số lượng và chất lượng đảm bảo về mặt dinh dưỡng và giá trị kinh tế Dựa vào kiến thức và óc sáng tạo con người phát minh ra các biện pháp hạn chế sự phát triển của các quần thể gây hại luôn dưới ngưỡng gây hại và đồng thời... rất phổ biến hiện nay vì ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhất và kéo dài thời gian bảo quản Các loại vi sinh vật hầu như hoạt động tốt ở là 35 – 37oC, vi sinh vật ưa nhiệt hoạt động tốt ở 50 – 65oC, vi sinh vật ưa ấm là 23 – 38oC và của vi sinh vật ưa lạnh là 15 – 20oC Tuy nhiên ở nhiệt độ lạnh chỉ ức chế hoạt động của vi sinh vật và hệ thống enzyme trong thực phẩm chứ chưa tiêu diệt hoàn toàn chúng,... cinnamomi: a Tác hại: - Là bệnh hại nguy hiểm nhất của cây Bơ, gây hại ở mọi lứa tuổi của cây và gây bệnh trên hàng ngàn ký chủ khác - Phát triển mạnh trên chân đất quá ẩm, thoát nước kém - Lây lan nhanh, dễ lây lan qua cây giống vườn ươm có sẵn mầm bệnh; hạt giống lấy từ quả rụng trên đất nhiễm mầm bệnh; dụng cụ; giày dép; người và gia súc di chuyển b Triệu chứng: - Lá nhỏ, xanh nhạt hoặc vàng, thường... Tác hại: Là bệnh hại nguy hiểm do 1 loài côn trùng gây nên Loài côn trùng này sống kí sinh trên lá bơ, ăn các tế bào bên ngoài lá và trái bơ, tạo nên các vết khác màu mà mắt thường có thể nhìn thấy được Về sau các vết này sẽ chuyển thành đen làm mất vẻ cảm quan và giá trị kinh tế của bơ, bệnh này còn để lại dị tật cho trái bơ, làm cho trái bơ sần sùi b Triệu chứng: - Bệnh thường xuất hiện trên lá và. .. được vì vết bệnh đã tạo nên những khuẩn lạc chứa hàng triệu cơ thể vi sinh vật và có màu sắc đặc trưng Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn gây hại trên các loại cây trồng rất khó phòng trị http://www.ebook.edu.vn 17 b Về đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại: - Vi khuẩn tồn tại ở tất cả các bộ phận của cây, các hợp chất hữu cơ đang phân giải và ở trong đất Một số loài có khả năng hình thành nha bào để chống... nhưng lá khó rụng Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ Sau thời gian vài tháng, mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc hai năm, cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả Nấm tồn tại trong đất và gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống http://www.ebook.edu.vn . loài vi sinh vật gây hại xâm nhiễm và phát triển. Vì thực tế khi vận chuyển bơ vào kho bảo quản thì bản thân quả bơ đã mang nguồn vi sinh vật hại từ đồng ruộng vào. Nguồn vi sinh vật xâm nhiễm:. của cây bơ đối với con người về các mặt dinh dưỡng và kinh tế, cách trồng và chăm sóc cây bơ, đồng thời giới thiệu một số bệnh trên cây bơ trong thời gian trồng và chăm sóc về các tác hại, . vi sinh vật và có màu sắc đặc trưng. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn gây hại trên các loại cây trồng rất khó phòng trị. http://www.ebook.edu.vn 18 b. Về đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại:

Ngày đăng: 19/05/2015, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan