luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải biển bắc- Hà nội

147 585 5
luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải biển bắc- Hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ THU HÀ LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được phép của Bộ Giáo dục Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, luận văn thạc sỹ “Hoàn thiên công tác đào tạo Thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải biển bắc” đã được hoàn tất Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo của khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là PGS.TS Trần Thị Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các Phòng ban Nghiệp vụ - Công ty cổ phần vận tải biển bắc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả thu thập tài liệu, nghiên cứu nghiệp vụ và hoàn thành đề tài nghiên cứu Xin cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm đến đề tài này, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ THU HÀ MỤC LỤC I Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo Thuyền viên cho một doanh nghiệp vận tải i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV: Cán bộ công nhân viên DN: Doanh nghiệp NNL: Nguồn nhân lực SL: Số lượng QL: Quản lý DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG I Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo Thuyền viên cho một doanh nghiệp vận tải i SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình Đào tạo Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2 Phân tích nhu cầu đào tạo Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý công ty 30 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý tàu biển Error: Reference source not found i TÓM TẮT LUẬN VĂN Đào tạo nguồn nhân lực là một trong các chính sách nhằm nâng cao khả năng lao động của nguồn nhân lực mà bất kỳ quốc gia nào cũng cần quan tâm nhằm giúp người lao động ổn định đời sống, đó là vấn đề cốt yếu để đảm bảo sự phát triển vững chắc của bất kỳ một quốc gia Đối với một doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời đảm bảo sự hài lòng và gắn bó người lao động với doanh nghiệp Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cho doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải biển bắc- Hà nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau: I Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo Thuyền viên cho một doanh nghiệp vận tải Chương 1 trình bày các vấn đề lý thuyết công tác đào tạo như sau: 1 Tác giả nghiên cứu các khái niệm: Nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, Thuyền viên, đào tạo Thuyền viên, vai trò của Thuyền viên trong doanh nghiệp vận tải Cụ thể: Theo giáo trình quản trị nhân lực – Đại học Kinh tế quốc dân Đào tạo nguồn nhân lực được hiểu được hiểu ”Là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn” Tiếp đến tác giả phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo Thuyền viên nói riêng 2 Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo của một doanh nghiệp như: Quan điểm của lãnh đạo cấp cao về công tác đào tạo, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm lao động trong doanh nghiệp, yếu tố công nghệ, thị trường lao động, điều kiện kinh tế- Xã hội của quốc gia ii 3 Cụ thể hóa nội dung của công tác đào tạo bao gồm: - Đánh giá nhu cầu đào tạo: nghiên cứu mô hình đành giá đánh giá nhu cầu đào tạo của Thuyền viên, nhu cầu của công việc và nhu cầu của công ty, phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, các bước đánh giá nhu càu đào tạo - Xây dựng kế hoạch đào tạo: Từ các nội dung cơ bản của một kế hoạch đào tạo, tác giả đề cập đến các phương pháp xây dựng kế hoặch đào tạo và cơ sở để xác định các nội dung của kế hoạch đào tạo trong doanh nghiệp - Thực hiện kế hoạch đào tạo: nghiên cứu các nhiệm vụ của các cấp khi thực hiện kế hoạch đào tạo, quá trình theo dõi, quản lý thực thi kế hoạch đào tạo - Đánh giá hiệu quả đào tạo: luận văn nghiên cứu sự cần thiết đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, các nội dung cần đánh giá và các phương pháp hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả đào tạo 4 Luận văn đi vào nghiên cứu vai trò của công tác đào tạo trong một doanh nghiệp, vai trò đối với người lao động và vai trò đối với doanh nghiệp Đồng thời luận văn phân tích sự cần thiết thực hiện công tác đào tạo tại công ty cổ phần vận tải biển bắc II Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác đào tạo tại công ty cổ phần vận tải biển bắc - Hà nội 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo Thuyền viên của công ty cổ phần vận tải Biển bắc: - Tác giả nghiên cứu các đặc điểm của công ty cổ phần vận tải biển bắc ảnh hưởng đến công tác đào tạo Các đặc điểm này được tác giả nghiên cứu từ thực tế của công ty, đánh giá mức độ ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào tới công tác đào tạo của công ty + Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải biển bắc: Địa chỉ: Số 278 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Hà Nội Email: nosco@fpt.vn Điện thoại: (04) 38.512.688 Fax (04)35.113.347 Tiền thân là công ty Vận tải thuỷ bắc thuộc cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1108/ QĐ- TCCB- CĐ ngày 03/06/1993 trên cơ sở tổ chức văn phòng Tổng công ty vận tải sông I Công ty được chuyển về trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt nam theo quyết định số 598/ TTg ngày 30/ 7/1997 của iii Thủ tướng chính phủ, được đổi tên thành Vận tải biển bắc kể từ ngày 01/ 4/ 2004 và chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hoá từ ngày 01/ 08/ 2007 theo quyết định số 2581/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải Kể từ tháng 8 năm 1997 cho đến nay, công ty là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VINALINES) Cơ sở vật chất tàu biển: Số tàu biển hiện nay của công ty là 16 tàu + Chức năng, nhiệm vụ, kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải biển Bắc: Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất đa dạng, trong đó lĩnh vực vận tải hàng hoá, xăng dầu, công ten nơ bằng đường biển, đường bộ; vận tải khách bằng đường bộ, đường biển là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty, vì vậy đội ngũ Thuyền viên được coi là đội ngũ lao động chủ chốt của công ty + Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc Tổ chức bộ máy của Công ty gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành và 14 phòng ban nghiệp vụ công ty; 9 đơn vị thành viên ( trong đó có 4 công ty, 3 trung tâm, 1 chi nhánh và 1 Xí nghiệp) công ty cổ phần vận tải Biển bắc và các đơn vị thành viên của công ty có trụ sở tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh Thống kế những kết quả đạt được giai đoạn 2008- 2010: Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của kết quả kinh doanh tới công tác đào tạo Ngoài ra các nhân tố: Quan điểm của lãnh đạo Công ty về công tác đào tạo Thuyền viên.Khả năng tài chính, đặc điểm nguồn nhân lực công ty cổ phần vận tải Biển bắc: Quy mô lao động, cơ cấu lao động theo giới tính, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, cơ cấu lao động theo độ tuổi cũng được tác giả phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công tác đào tạo - Tác giả nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý tàu biển, các chức danh công việc được bố trí trên tàu biển, đặc điểm công việc của Thuyền viên, yêu cầu trình độ hiểu biết, trình độ đào tạo đối với các Thuyền viên quản lý và Thuyền viên phục vụ iv để làm cơ sở đánh giá nội dung công tác đào tạo theo từng nhóm đối tượng Thuyền viên quản lý và Thuyền viên phục vụ - Tác giả nghiên cứu, đánh giá các nhân tố bên ngoài tác động tới công tác đào tạo Thuyền viên: môi trường kinh tế - Xã hội ,thị trường lao động, yếu tố khoa học công nghệ 2 Đánh giá Thực trạng Công tác đào tạo thuyền viên hiện nay của công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc - Phân tích bộ phận chuyên trách quản lý nguồn nhân lực và đảm nhận công tác đào tạo Thuyền viên tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Phân tích và đánh giá về số lượng, chất lượng lao động của bộ phận chuyên trách công tác đào tạo Thuyền viên Qua nghiên cứu thực tế của tác giả, hiện nay công tác đào tạo Thuyền viên do phòng thuyền viên phụ trách Theo thống kê từ hồ sơ nhân sự, phòng thuyên viên có 15 lao động nhưng tỷ lệ lao động của phòng này được đào tạo chuyên ngành nghiên cứu sâu về quản lý và thực hiện công tác đào tạo là không có Chỉ có 1 trong tổng số 15 lao động trong phòng là được đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trong chương trình đào tạo quản trị kinh doanh có nghiên cứu vấn đề quản lý lao động và có liên quan đến công tác đào tạo Còn lại 14 lao động trong phòng đều được đào tạo các chuyên ngành khác không liên quan đến công tác đào tạo Tiếp đến tác giả đánh giá những mặt tích cực và khó khăn khi bố trí phòng Thuyền viên phụ trách công tác đào tạo - Phân tích tình hình tổ chức thực hiện công tác đào tạo thuyền viên công ty cổ phần vận tải biển bắc Đối với Thuyền viên quản lý Xác định nhu cầu đào tạo Thuyền viên quản lý Nghiên cứu và đánh giá các Thành viên tham gia xác định nhu cầu đào tạo, đanh giá năng lực và mức độ hiểu biết của các thành viên với công việc, với năng lực của các Thuyền viên v Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo Thuyền viên quản lý: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn.Tác giả nghiên cứu đối với 50 Thuyền viên quản lý, có 38 người đã từng tham gia các khoá học trong thời gian làm việc tại công ty, có đến 28 người, chiếm 73% cho rằng lý do tham gia khoá học là do nhu cầu cá nhân, do công ty cử đi, chỉ có 10, chiếm 27% là do thiếu năng lực thực hiện công việc Trong đó, 12 người chưa từng tham gia bất kỳ khoá học nào của công ty có 10 người cho rằng do công ty không cử đi học, và 6 người cho rằng họ có nhu cầu đào tạo vì đang gặp khó khăn trong thực hiện công việc Đánh giá quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo thuyền viên quản lý:Trách nhiệm trong lập kế hoạch đào tạo: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo Thuyền viên quản lý của công ty hiện nay là phòng Thuyền viên, trưởng phòng thuyền viên là người chịu trách nhiệm chính, có quyền phân công công việc cho các chuyên viên trong phòng để xây dựng kế hoạch đào tạo Nghiên cứu cách thức xác định các nội dung của kế hoạch đào tạo thuyền viên quản lý của công ty như: xác định mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo, thời gian, địa điểm đào tạo, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo Thuyền viên quản lý Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo thuyền viên quản lý: Đánh giá về mặt số lượng các Thuyền viên quản lý được đào tạo, so sánh với các thuyền viên đạt kết quả đào tạo, quá trình theo dõi, kiểm tra và quản lý khi thực hiện kế hoạch đào tạo của các bện liên quan: Phòng Thuyền viên, giáo viên giảng dạy, Thuyền viên đi học Đánh giá hiệu quả đào tạo thuyền viên quản lý: Nguyên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo, các chỉ tiêu mà công ty đánh giá Sau đó kết hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy phần lớn các chương trình đào tạo của công ty chưa đạt hiệu quả cao, có đến 24/38 thuyền viên được hỏi cho rằng kiến thức, kỹ năng học được chỉ áp dụng được một phần vào công việc 8/ 38 thuyền viên được hỏi cho rằng không áp dụng được kiến thức, kỹ năng học được vào công việc, và chỉ có 6/38 Thuyền viên cho rằng sau khoá đào tạo kết quả công việc của họ tăng Lý do khác (Xin ghi rõ):…………………………………………………… 9 Nhận xét của đ/c về nội dung đào tạo? Rất phù hợp với công việc đang làm Ít phù hợp với công việc đang làm Hoàn toàn không phù hợp 10 Lựa chọn phương pháp đào tạo là: Do đ/c lựa chọn Do công ty lựa chọn, bắt buộc đ/c phải tham gia Công ty định hướng cho đ/c lựa chọn phương pháp phù hợp 11 Giáo viên giảng dạy là: Cán bộ của công ty Giáo viên của tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo Kết hợp cán bộ công ty và giáo viên bên ngoài Ý kiến khác: (Xin ghi rõ)…………………………………………………… 12 Nhận xét của đ/c về phương pháp truyền đạt của giáo viên giảng dạy? Dễ hiểu Bình thường Khó hiểu 13 Địa điểm đào tạo? (Có thể chọn nhiều hơn 1 phương án) Tại Công ty Ngoài Công ty 14 Nhận xét của đ/c về địa điểm đào tạo Thuận lợi cho công việc và học tập Ít thuận lợi cho công việc và học tập Hoàn toàn không thuận lợi 15 Nhận xét của đ/c về trang thiết bị giảng dạy: Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành Phù hợp với nội dung giảng dạy và trang thiết bị làm việc Cũ và lạc hậu so với trang thiết bị công việc Khoảng 50% là phù hợp 16 Nhận xét của đ/c về tài liệu giảng dạy: Về số lượng: Được cung cấp đầy đủ Còn thiếu Về chất lượng: Rất phù hợp, có thể dùng để tham khảo Ít phù hợp Hoàn toàn không phù hợp 17 Nhận xét của đ/c về thời gian đào tạo? Thời gian đào tạo phù hợp với nội dung đào tạo Thời gian đào tạo quá ngắn so với nội dung đào tạo Thời gian đào tạo quá dài, gây lãng phí thời gian 18 Kinh phí chi trả cho khoá học là: Được hỗ trợ toàn bộ Được hỗ trợ một phần Do đ/c chi trả toàn bộ Nếu phải chi trả toàn bộ xin đ/c cho biết mức độ phù hợp với thu nhập của đ/c: Đủ khả năng chi trả Khó khăn để chi trả 19 Sau khoá đào tạo đ/c có áp dụng được kiến thức, kỹ năng vào công việc không? Hoàn toàn không áp dụng được Áp dụng được một phần Hoàn toàn áp dụng được Nếu không áp dụng được xin trả lời tiếp câu 20 Nếu áp dụng được một phần xin trả lời tiếp câu 21 Nếu áp dụng được hoàn toàn xin trả lời tiếp câu 22 Câu 20 Hoàn toàn không áp dụng được là do: (có thể chọn nhiều hơn một phương án) Nội dung giảng dạy không phù hợp với công việc Trang bị thực hành của cơ sở đào tạo khác trang bị làm việc Lãnh đạo trực tiếp không khuyến khích sử dụng kiến thức mới Sợ rủi ro trong công việc khi áp dụng kiến thức mới Công ty chưa có chính sách khuyến khích phù hợp Lý do khác( xin ghi rõ)……………………………………………………… Câu 21 Áp dụng được một phần là: Phần kiến thức lý thuyết Phần kiến thức thực hành Một phần lý thuyết và một phần thực hành Câu 22 Áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào công việc đ/c thu được gì? Tự tin hơn khi thực hiện công việc Giảm áp lực công việc Quan hệ đồng nghiệp tốt hơn Thu nhập cao hơn Được công ty ghi nhận kết quả và khuyến khích kịp thời Kết quả công việc tốt hơn Ý kiến khác( xin ghi rõ):………………………………………………………… PHẦN 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC HÀ NỘI Câu 23 Trong thời gian tới đ/c có mong muốn được tham gia khoá đào tạo? Có Không Nếu có xin đ/c trả lời tiếp câu 24 và 25 Nếu không xin trả lời tiếp câu 26 Câu 24 Lý do đ/c muốn tham gia khoá đào tạo? Thiếu kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc đang làm Muốn được thăng tiến Đào tạo để chuyển công việc khác Có thêm kiến thức, kỹ năng mới Lý do khác( xin ghi rõ)……………………………………………………………… Câu 25 Khoá đào tạo đ/c muốn tham gia? Đào tạo kiến thức chuyên môn thực hiện công việc Đào tạo kỹ năng thực hành công việc Đào tạo kiến thức bổ trợ: Tiếng anh, tin học, luật hàng hải Ý kiến khác(xin ghi rõ)…………………………………………………………… Câu 26 Theo đ/c đối với thuyền viên quản lý phương pháp đào tạo nào sau đây phù hợp nhất để nâng cao trình độ chuyên môn( có thể chọn nhiều hơn một phương án) Mở các lớp cạnh địa điểm làm việc, sử dụng phương tiện làm việc để thực hành Gửi đi học tại các trường, lớp Luân phiên thay đổi công việc Kèm cặp, chỉ dẫn bởi thuyền viên có kinh nghiệm Tham quan các tổ chức khác để học hỏi kinh nghiệm Phương pháp khác( xin ghi rõ):…………………………………………………… Câu 27 Để nâng cao kiến thức bổ trợ: Tiếng anh, tin học, luật…phương pháp đào tạo nào là phù hợp: Tự học qua các phương tiện: Máy tính, đĩa CD, sách vở, internet…… Mở các lớp tại công ty Gửi đi học tại các trường lớp Tham quan các nước khác Phương pháp khác( xin ghi rõ):…………………………………………………… Câu 28 Để công tác đào tạo Thuyền viên quản lý đạt hiệu quả theo đ/c công ty cần? (Có thể chọn nhiều hơn 1 phương án) Xác định đúng kiến thức, kỹ năng thiếu hụt của Thuyền viên để lựa chọn đối tượng đào tạo và nội dung đào tạo phù hợp Công ty cần hỗ trợ nhiều hơn cho Thuyền viên đi đào tạo Bộ phận phụ trách về đào tạo cần lựa chọn thật kỹ các chương trình đào tạo để định hướng Thuyền viên tham gia Công ty cần tạo điều kiện để Thuyền viên thực hành trên phương tiện làm việc của công ty Cần đào tạo kiến thức sư phạm cho các cán bộ công ty tham gia giảng dạy Khi xác định nhu cầu đào tạo cần quan tâm đến ý kiến của Thuyền viên Cần có chính sách khuyến khích Thuyền viên sau khi đào tạo Ngoài những giải pháp trên theo Ông/Bà còn những giải pháp nào khác? ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà! BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC HÀ NỘI (Dành cho Thuyền viên phục vụ) Kính thưa Ông/Bà! Thưa ông (bà), Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Thuyền viên, chúng tôi tổ chức cuộc nghiên cứu công tác đào tạo thuyền viên Chúng tôi mong ông (bà) hưởng ứng cuộc nghiên cứu này bằng cách cung cấp cho chúng tôi những thông tin về những vấn đề nêu ra dưới đây Những ý kiến của ông (bà ) sẽ góp phần giúp cho sự thành công của chúng tôi Tất cả thông tin thu cung cấp đều được giữ kín và sử dụng để phân tích tổng hợp trong đề tài Sự hợp tác của Ông/Bà sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)! PHẦN 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN 1 Xin vui lòng cho biết độ tuổi của đ/c(Chọn 1 phương án phù hợp) Dưới 20 21-30 31-40 >40 2 Chức danh công việc hiện nay của Ông(bà): (Chọn 1 phương án phù hợp) Thuỷ thủ Thợ máy Cấp dưỡng Phục vụ viên Máy 2 Máy 3 Máy tư 3 Thâm niên công tác: (Chọn 1 phương án phù hợp) Ít hơn 5 năm 10 –

Ngày đăng: 19/05/2015, 13:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo Thuyền viên cho một doanh nghiệp vận tải.

    • Chương 1 trình bày các vấn đề lý thuyết công tác đào tạo như sau:

      • 1. Tác giả nghiên cứu các khái niệm: Nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, Thuyền viên, đào tạo Thuyền viên, vai trò của Thuyền viên trong doanh nghiệp vận tải.

      • 2. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo của một doanh nghiệp như: Quan điểm của lãnh đạo cấp cao về công tác đào tạo, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm lao động trong doanh nghiệp, yếu tố công nghệ, thị trường lao động, điều kiện kinh tế- Xã hội của quốc gia.

      • 3. Cụ thể hóa nội dung của công tác đào tạo bao gồm:

      • 4. Luận văn đi vào nghiên cứu vai trò của công tác đào tạo trong một doanh nghiệp, vai trò đối với người lao động và vai trò đối với doanh nghiệp. Đồng thời luận văn phân tích sự cần thiết thực hiện công tác đào tạo tại công ty cổ phần vận tải biển bắc.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan