TRIẾT HỌC F.HEGEL KHOA HỌC CỦA MỌI KHOA HỌC ĐỒ SỘ NHẤT VÀ CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ

11 664 1
TRIẾT HỌC F.HEGEL KHOA HỌC CỦA MỌI KHOA HỌC ĐỒ SỘ NHẤT VÀ CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Quá trình phát triển của triết học thế giới gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Triết học Hy Lạp cổ đại được coi là khoa học của mọi khoa học với ý nghĩa triết học bao gồm mọi tri thức của con người về thế giới, đặc biệt là giới tự nhiên, do đó còn gọi là triết học tự nhiên. Ở Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, triết học gằn liền với những vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo và thường biểu hiện dưới dạng học thuyết chính trị – xã hội hoặc tôn giáo. Thời phong kiến ở Tây Âu, do sự thống trị của thần học Cơ Đốc giáo trong lĩnh vực tinh thần, nên triết học chỉ là tôi tớ cho thần học và mang tính kinh viện. Thời Phục hưng và Cận đại ở Tây Âu, triết học không chỉ đề cập tới những vấn đề tự nhiên, mà còn đề cập tới những vấn đề con người và xã hội. Như vậy ta có thể nhận thấy từ thời Trung cổ đã xuất hiện các tư tưởng biện chứng nhưng các tư tưởng này luôn đứng trên lập trường duy tâm để giải thích quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Tuy trên lập trường duy tâm nhưng “Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần với chủ nghĩa duy vật thông minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn”. Lenin, trong “Bút ký triết học” đã khẳng định. F.Hegel. Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, phép biện chứng của ông là một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Marx. Triết học của Hegel là một thứ “chủ nghĩa duy tâm thông minh”, có những “hạt nhân hợp lý” và rất có giá trị, trở thành một trong những tiền đề trực tiếp của chủ nghĩa Marx. Triết học của Hegel có ảnh hưởng rất mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học của ông được gọi là “tinh thần Phổ”. Không chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức mà Hegel đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hegel đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học. Hegel là nhà triết học cuối cùng trong lịch sử triết học có tham vọng coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Đề tài tiểu luận xoay quanh triết học Hegel – “khoa học của mọi khoa học” đồ sộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 1 PHẦN I TIỂU SỬ VÀ HỆ THỐNG TRIẾT HỌC CỦA F.HEGEL 1.1 Tiểu sử Hegel Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học cổ điển Đức đã tạo ra một giai đoạn phát triển mới về chất, làm nên đỉnh cao của thời kỳ triết học cổ điển phương Tây và có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại. Một số đại diện lớn của triết học cổ điển Đức thời bấy giờ như Immanuel Kant (1724 - 1804), Friedrich Hegel (1770 - 1831), Ludwig Feuerbach (1804 - 1872)… Trong đó, với hệ thống triết học phức tạp và đồ sộ của mình, Hegel đã phát triển có hệ thống các phép biện chứng theo lối duy tâm, làm nền tảng to lớn cho sự phát triển triết học hiện đại, các học thuyết và phép biện chứng của ông. Sau này Marx đã kế thừa và phát triển thành phép biện chứng duy vật, một công cụ không thể thiếu trong lý luận và thực tiễn ngày nay. Hegel sinh ngày 27.08.1770 tại Stuttgart. Ông rất được cưng chiều trong một gia đình ngoan đạo. Tháng 10 năm 1788, trước năm Cách mạng Pháp bùng nổ, chàng trai 18 tuổi đã bắt đầu học thần học tại đại học Tübingen và được sống nội trú tại chủng viện nhờ học bổng của Công tước. Trước khi ghi danh, ông đã cam kết trong trong thư gửi Công tước rằng “sẽ học hết sức chăm chỉ và nghiêm túc” cũng như sẽ không chọn “nghiệp dĩ nào khác” ngoài sứ mệnh của một nhà thần học. Sự nghiệp tu sĩ như thế dường như đã được vạch rõ. Ông đã hoàn tất cao học về triết học năm 1790 và 3 năm sau đó, tốt nghiệp về thần học. Năm 1793 Hegel quyết định không theo nghiệp tu sĩ và trở thành gia sư tại Bern, để có nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu triết học. Năm 1797 Hegel đã làm gia sư tại Frankfurt. Hegel thực sự tìm thấy sự hứng khởi với cộng đồng tri thức trong “Hiệp hội các trí tuệ” và ngay trong năm đó ông đã hoàn thành tác phẩm Cương lĩnh hệ thống xưa nhất của chủ nghĩa duy tâm Đức (Das alteste Systemprogramm des Deutschen Idealismus). Năm 1801 Hegel đã về trường Đại học Jena, khi quân đội Napoleon chiếm đóng, ông đã nhanh chóng rời Jena. Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 2 Năm 1807 ông đảm nhận chức chủ bút tờ Bamberger Zeitung. Tại đây tác phẩm nền tảng “Hiện tượng học Tinh thần” của ông ra đời. Năm 1816 Hegel được phong giáo sư tại Đại học Heidelberg, nơi ông cộng tác trong ban biên tập của tờ Niên giám văn học Heidelberg (Heidelberger Jahrbuch für Literatur). Năm 1817 ông công bố bộ “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” (Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften). Năm 1818, Bộ trưởng Văn hóa Vương quốc Phổ là Von Altenstein đã đích thân mời ông về Đại học Berlin. Cao điểm danh vọng của ông là tước vị Hiệu trưởng Đại học Berlin vào năm 1829 trước khi ông mất năm 1831. 1.2 Hệ thống triết học của Hegel Một người uyên bác và vĩ đại như Lenin, khi nghiên cứu triết học Hegel nhiều lúc cũng phải thốt lên: “thần bí”, cực kỳ khó hiểu và có lúc đã nói đùa: “Biện pháp làm nhức đầu tốt nhất là đọc triết học Hegel”. Ngay cả Plekhanov, từng được Lenin tôn làm thầy, đã đánh giá Hegel: “Chắc chắn sẽ mãi mãi được dành một trong những địa vị cao quí nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại”. Trong các khoa học mà người Pháp gọi là “khoa tinh thần và chính trị”, không có một khoa học nào là không chịu ảnh hưởng mãnh liệt và rất phong phú của thiên tài Hegel: “Phép biện chứng, logic học, luật học, mỹ học, lịch sử triết học và tôn giáo - tất cả những khoa học đó đều có một hình thức mới nhờ sự tác động của Hegel”. Bên cạnh đó cũng có một câu chuyện nói lên sự thần bí, khó hiểu của triết học Hegel: “Một ngày kia vị nam tước trẻ xứ Uxkull đã đăng ký xin được trao đổi chuyện trò với triết gia Hegel ở Heidelberg và nhận thấy rằng, sau khi ông đi sâu vào trong các tác phẩm của Hegel thì ông tỏ ra vô cùng say mê ngưỡng mộ, nhưng đồng thời từ từ ông cũng tỏ ra chẳng hiểu được những gì đã được viết trong đó cả và cuối cùng ông bực mình xếp sách lại. Trước sự kiện đó, Hegel vẫn bình tĩnh chứ không lấy làm ngạc nhiên và đề nghị trước khi tiếp tục đọc về triết học, thì đọc các tác phẩm khảo cứu về tiếng La-tinh, về đại số học và về thiên nhiên”. Điều đó muốn nói lên rằng các tư tưởng và lối tư duy của Hegel vô cùng Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 3 thâm thúy, sâu sắc và trừu tượng như thế nào. Vì thế, khi một người không chuyên môn về triết học mà cầm đọc bất cứ tác phẩm nào của triết gia Hegel, người đó sẽ có cảm giác như mình đang bị lạc vào một khu rừng dày đặc các “cây cối tư tưởng“ và không sao tìm được lối ra. Thông thường để xây dựng một hệ thống triết học của mình, thì mỗi triết gia đều phải xuất phát từ điểm xuất phát triết học riêng biệt. Theo Engels, điểm xuất phát đó là vấn đề cơ bản của triết học mà nó được giải quyết trên lập trường của từng triết gia. Hegel cho rằng, điểm xuất phát đó có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nên học thuyết triết học mới. Nó có thể khắc phục được những hạn chế của các học thuyết đã có từ trước. Chính vì vậy Hegel đã xác định điểm xuất phát triết học của ông là sự đồng nhất duy tâm giữa tư duy và tồn tại hay là ý niệm tuyệt đối. Nói một cách khác Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan, nghĩa là đối với ông tư tưởng của chúng ta không phải là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan, trái lại những sự vật và hiện tượng trong thế giới là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối, mà ý niệm này tồn tại trước khi thế giới xuất hiện. Hegel đã để lại cho nhân loại một di sản triết học khổng lồ với những tư tưởng cực kỳ phong phú và sâu sắc. Ông từng nói: “Cái triết học mới nhất của một thời đại là kết quả của hết thẩy các triết học đã có từ trước và phải bao gồm những nguyên lý của tất cả những triết học đó”. Chính ông đã thực hiện xuất sắc yêu cầu đó. Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hegel chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn tại. Hegel đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng đem đối lập với nó. Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước Hegel, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn chỉnh thì do Hegel lập ra. Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 4 Hệ thống triết học của Hegel đã bao quát nhiều lĩnh vực và phát triển nhiều tư tưởng phong phú và đặc sắc, có ý nghĩa thời đại. Và Engels đã khẳng định: “Nếu không có triết học Đức mở đường, đặc biệt là nếu không có triết học Hegel, thì chủ nghĩa xã hội khoa học Đức - chủ nghĩa xã hội khoa học duy nhất chưa hề có từ trước đến nay, sẽ không bao giờ được xây dựng nên”. Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 5 PHẦN II PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA F.HEGEL 2.1 Phép biện chứng duy tâm về ý niệm tuyệt đối Theo Hegel, cơ sở cho sự tồn tại của thế giới không phải là vật chất mà là “Ý niệm tuyệt đối” hay là “Tinh thần tuyệt đối”. Ý niệm tuyệt đối là phạm trù xuất phát và trung tâm của triết học Hegel. Ý niệm tuyệt đối là thực thể tinh thần, giống thượng đế sáng tạo ra giới tự nhiên và toàn thể nhân loại. Theo Hegel, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều được sinh ra bởi một thực thể tinh thần, ý thức, tinh thần có trước vật chất nhưng đó không phải là ý thức, tinh thần của từng cá nhân, con người cụ thể mà là một thực thể tinh thần bên ngoài con người và ông đặt tên là ý niệm tuyệt đối. Điều đó chứng tỏ triết học của Hegel là duy tâm khách quan. Ông coi ý niệm tuyệt đối là cái có trước. Trong quá trình vận động, phát triển, ý niệm tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Chỉ có ý niệm tuyệt đối tồn tại như là hệ thống của những phạm trù là vĩnh viễn, là cơ sở của mọi vật, hiện tượng trong thế giới. Hegel cho rằng, thế giới khách quan là logic học ứng dụng, còn logic học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối, là “hệ thống các phạm trù của tư duy, trong đó sự đối lập giữa tính khách quan và chủ quan bị triệt tiêu”. Ý niệm tuyệt đối là quá trình, là phép biện chứng. Theo Hegel, phép biện chứng không ở trong lý trí của con người mà ở trong hiện thực khách quan, tức là ở trong ý niệm tuyệt đối. Ý niệm với tư cách là quá trình, trải qua ba giai đoạn trong sự phát triển của nó. Ý niệm tuyệt đối chứa đựng mâu thuẫn, chứa đựng cái phủ định của chính nó, vận động từ nội dung này đến nội dung khác, từ đơn giản đến phức tạp, do đó, ý niệm tuyệt đối là sự sống vĩnh viễn. Chính bản thân ý niệm là phép biện chứng, đã luôn luôn tách rời và phân biệt, cái đồng nhất với cái khác nhau, cái chủ quan với cái khách quan, cái hữu hạn với cái vô hạn, linh hồn với thân thể và cũng chỉ vì vậy mà ý niệm là sự sáng Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 6 tạo vĩnh viễn, là sự sống vĩnh viễn và tinh thần vĩnh viễn. Sự phát triển của ý niệm tuyệt đối được coi là hiện thân của quá trình phát triển lịch sử của nhân loại. Lenin đã nhận xét: “Mọi người đều biết ý niệm của con người là gì, nhưng ý niệm mà không có con người, hoạt động có trước con người, ý niệm trừu tượng, ý niệm tuyệt đối, là một điều bịa đặt thần học của nhà duy tâm Hegel”. Tuy nhiên, chính Lenin cũng thấy cái “hạt nhân hợp lý”, “hạt chân lý sâu sắc” trong ý niệm tuyệt đối của triết học Hegel, đó là phép biện chứng. Ý niệm tuyệt đối của Hegel có vẻ là tuyệt đối duy tâm, nhưng như Lenin đánh giá: “Hầu như không chứa đựng một chủ nghĩa duy tâm đặc biệt nào mà chỉ có chủ đề chủ yếu là phương pháp biện chứng và lẽ là sự trình bày hay nhất về phép biện chứng” 2.2 Phép biện chứng duy tâm về triết học Vào thời cổ đại, quan niệm coi triết học như “người mẹ” của các ngành khoa học đã xuất hiện tuy nhiên nó đã bị lãng quên vào thời trung cổ, nhường đường cho triết học kinh viện giáo điều. Với quan niệm coi ý niệm tuyệt đối là thực thể và bản chất của toàn bộ thế giới, trong đó con người và xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất, Hegel cho rằng có ba hình thức thể hiện nó, đó là: nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Trong đó triết học là hình thức biểu hiện cao nhất của ý niệm tuyệt đối, đóng vai trò là nền tảng của toàn bộ thế giới quan con người. Hegel muốn xây dựng triết học mang tính vạn năng, là nền tảng cho tất cả các ngành khoa học, nghĩa là toàn bộ khoa học cụ thể phải nằm trong triết học. Qua đó Hegel đã có công cuộc khôi phục lại quan điểm triết học là khoa học của mọi khoa học. Triết học là tinh hoa của thời đại thể hiện ở dạng tinh thần. Lịch sử triết học đã khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại. Đó không phải là sự sưu tầm các học thuyết triết học, mà là lịch sử phát triển của bản thân triết học theo những quy luật tất yếu: “Lịch sử triết học chỉ ra, thứ nhất, tất cả các học thuyết triết học tưởng như khác nhau đều thực chất chỉ là một triết học trên các giai đoạn phát triển khác nhau của nó; thứ hai, những nguyên lý đặc thù, mà mỗi chúng là nền tảng của một hệ thống nào đó, thực chất chỉ là những chi nhánh của Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 7 cùng một chỉnh thể. Học thuyết triết học cuối cùng, và do vậy cần phải chứa đựng các nguyên lý của tất cả chúng, cho nên nó là học thuyết triết học phát triển nhất, cụ thể nhất”. Như vậy đối tượng của lịch sử triết học cũng chính là đối tượng của bản thân triết học, sự thống nhất giữa chúng là sự thống nhất giữa lịch sử và logic. Từ đó khẳng định hệ thống triết học cuối cùng trong lịch sử là kết quả của toàn bộ hệ thống triết học trước đó. Hegel tuyên bố: “Bộ óc của Hegel là vĩ đại nhất trong lịch sử và nhân loại không thể nào tìm bộ óc nào vĩ đại hơn Hegel được, đồng thời triết học của ông là cuối cùng trong lịch sử”. 2.3 Phép biện chứng duy tâm về logic Hegel đã xây dựng hệ thống triết học đồ sộ của mình dựa trên quan điểm duy tâm khách quan về ý niệm. Hegel chia quá trình vận động của ý niệm ra thành ba giai đoạn lớn. Do ý niệm bắt nguồn từ logic nên hệ thống triết học của Hegel có ba bộ phận cấu thành là: logic học, triết học tự nhiên và triết học tinh thần. Để xây dựng logic học mới với tính cách là logic biện chứng, Hegel đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của logic hình thức cổ điển trước đây. Hegel đã phê phán logic học cũ ở các khía cạnh: Đối tượng nghiên cứu và tính bất động của các phạm trù quy luật của nó. Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu về tư duy. Vì logic học trước đây chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được với sự phát triển của triết học và khoa học. Trên cơ sở đó, Hegel đã sáng tạo ra một hệ thống logic học mới - logic biện chứng nhằm đem lại cho con người một cách hiểu mới về bản chất của tư duy và trang bị cho các ngành khoa học một phương pháp nhận thức mới, đó chính là phương pháp biện chứng. Tư duy ở đây không phải là ý thức cá nhân, mà là tinh thần thuần túy. Như vậy, Hegel phân biệt hai loại tư duy là: thứ nhất, tư duy tự nó - tức ý niệm tuyệt đối, là nền tảng và bản chất của mọi tồn tại; và tư duy cho nó - tức tư duy cá nhân con người. Phép biện chứng của Hegel là một trong những thành tựu quý giá nhất của triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học trước Marx nói chung. Tuy Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 8 nhiên, Hegel đã sáng tạo logic biện chứng trên lập trường duy tâm, ông đã xuất phát từ cơ sở đồng nhất giữa tư duy và tồn tại khi coi những quy luật của tự nhiên, của lịch sử cũng là những quy luật của tư duy. Hegel đồng nhất khoa học logic với logic học duy tâm. Logic học này sử dụng những kết quả phát triển của những khoa học tự nhiên. Theo Hegel, những khoa học này có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu cho logic học nhằm phát hiện những quy luật, những khái niệm chung. Nó chỉ ra rằng những quy luật và những khái niệm của các khoa học tự nhiên là sự thể hiện không đầy đủ của những phạm trù lý tính thuần tuý. Chính trong khoa học logic cũng như logic học, Hegel đã trình bày một cách đầy đủ và sâu sắc phép biện chứng trên cơ sở duy tâm. Hegel đã kết hợp phép biện chứng và logic học thành một quan niệm thống nhất về logic biện chứng. Phép biện chứng là linh hồn của logic học nhờ đó khoa học logic trở thành một cơ thể sống, chứ không phải là những phạm trù khô cứng như logic học trước đây. Dù logic biện chứng duy tâm của Hegel không phải là một khoa học thật sự nhưng nó có nhiều giá trị to lớn đối với quá trình xây dựng tư duy biện chứng. Do đó, nó đã làm thay đổi sâu sắc quan niệm của con người về logic học. Chính Hegel là người đã đóng góp công lao to lớn trong sự thay đổi này. Tiểu luận Triết học GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 9 KẾT LUẬN Triết học Hegel là đỉnh cao của triết học thời kỳ cận đại đúng như ông đã từng thừa nhận. Hegel với phương pháp biện chứng của mình mà chủ yếu là tư tưởng về sự vận động và phát triển đã lý giải nguyên nhân đồng thời đưa ra những xu hướng phát triển cho giới tự nhiên và xã hội. Hegel là người đầu tiên trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dưới dạng một quá trình vận động, biến đổi, phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy. Triết học Mac – Lenin với phương pháp biện chứng duy vật là đỉnh cao của triết học thời đại ngày nay, đã kế thừa và phát triển cái “hạt nhân hợp lý” trong triết học Hegel, cái nhân ấy chính là phép biện chứng. C.Mac khẳng định: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hegel là phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện được cái nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí”. Như vậy, hệ thống tư tưởng triết học của Hegel đã trở thành một điểm nhấn trong lịch sử phát triển của triết học nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng. Phép biện chứng của Hegel không chỉ tạo tiền đề cho sự phát triển của triết học mà nó còn đóng vai trò là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu của các bộ môn khoa học khác – một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại. Ngày nay hầu như có thể khẳng định, không một bộ môn khoa học nào mà không chứa đựng trong nó những nội dung biện chứng; từ những cặp phạm trù đến những mâu thuẫn nội tại để dẫn đến sự phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng. Phép biện chứng đã đi sâu vào từng khía cạnh của đời sống xã hội, điều đó một lần nữa như khẳng định công lao to lớn của Hegel trong việc phát triển phép biện chứng. [...]...Tiểu luận Triết học GVHD: TS BÙI VĂN MƯA TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài giảng môn học Triết học, TS Bùi Văn Mưa năm 2014 [2] Hiện tượng học tinh thần của G.W.F Hegel, Bùi Văn Nam Sơn, năm 2006 [3] Website: http://www.triethoc.edu.vn/ http://www.vi.wikipedia.org/ http://www.reds.vn / . trong lịch sử triết học có tham vọng coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Đề tài tiểu luận xoay quanh triết học Hegel – khoa học của mọi khoa học đồ sộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. . năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học. Hegel là nhà triết học cuối cùng trong. triển của triết học thế giới gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Triết học Hy Lạp cổ đại được coi là khoa học của mọi khoa học với ý nghĩa triết học bao gồm mọi tri thức của

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan