Tiểu luận môn triết học Mối liên hệ giữa Triết học và Tin học

9 778 14
Tiểu luận môn triết học Mối liên hệ giữa Triết học và Tin học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phòng ĐT SĐH-KHCN&QHĐN Tiểu luận môn Triết học Đề tài: Mối liên hệ giữa Triết học và Tin học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Đỗ Minh Nga MSHV: CH1301101 TP HCM, tháng 08 năm 2014 Mục lục I. MỞ ĐẦU 2 II. NỘI DUNG 3 II.1.1 Một số khái niêm về triết học, khoa học, thông tin, tin học: 3 II.1.2 Sự thống nhất giữa Triết học và Tin học 4 II.1.3 Sự khác biệt giữa Triết học và Tin học 6 III. KẾT LUẬN 8 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 2 I. MỞ ĐẦU Từ thời cổ đại tới ngày nay, Triết học luôn có những tác động tới khoa học tự nhiên. Những tác động này có thể tích cực hay tiêu cực. Như Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó”. Và đồng thời khoa học cũng tác động tới Triết học. Tin học là một ngành khoa học nên nó cũng chịu ảnh hưởng bởi triết học ngược lại Bài thu hoạch này dựa trên những kết quả nghiên cứu của những người đi trước về mối liên hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên để từ đó áp dụng tìm ra mối liên hệ giữa Triết hoc và Tin học. Nội dung bài thu hoạch gồm ba phần: 1. Một số khái niêm về triết học, khoa học, thông tin, tin học 2. Sự thống nhất giữa Triết hoc và Tin học 3. Sự khác biệt giữa Triết hoc và Tin học 3 II. NỘI DUNG II.1.Mối số khái niêm về triết học, khoa học, thông tin, tin học: 2.1.1) Triết học: Theo quan niêm mácxit: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản chất con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó Triết học được coi là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy 2.1.2) Khoa học: Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực (thế giới xung quanh) dưới dạng lôgích trừu tượng (khái niệm, phạm trù,…) đem lại những tri thức và được kiểm nghiệm qua thực tiễn (chân lý). Tri thức Khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác tạo thành các Khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện những qui luật, làm sáng rõ kết cấu, tính chất của sự vật và hiện tượng tồn tại trong thế giới;để vận dụng chúng sáng tạo ra các phương thức, đưa ra các giải pháp… tác động vào các sự vật và hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng phục vụ lợi ích cho con người 2.1.3)Thông tin: Thông tin là dữ liệu thu thập của các giác quan con người (đó là những ký hiệu hoặc tín hiệu mang tính rời rạc và không có cấu trúc, ý nghĩa rõ ràng) và thông qua xử lý, đối chiếu, trở nên có ý nghĩa đối với người dùng Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định 2.1.4) Tin học: Tin học là một ngành khoa học nghiên cứu xử lý tự động hóa thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng Với cách hiểu hiện 4 nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.Và đối tượng nghiên cứu của Tin học chính là Thông tin và các công cụ sử dụng để tương tác thông tin. II.2.Sự thống nhất giữa Triết học và Tin học 2.2.1) Mục đích nhận thức: Đều xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người nhằm phát hiện quy luật của thế giới khách quan, phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người. Ở đây, triết học quan tâm tới bản chất của thông tin, ý nghĩa của thông tin, sự chính xác của thông tin, bản chất mối quan hệ của thông tin, quy luật vận động và biến đổi của thông tin (chẳng hạn thông tin có thể được quan niệm là sự “phức hợp các cảm giác của con người” hay đó có thể là “lời của Chúa” ); trong khi đó, tin học gắn liền với khoa học tự nhiên, quan tâm tới về mặt logic hình thức mối quan hệ của các thông tin và các vận dụng các phương pháp, những thành tựu của các khoa học liên ngành trong việc xây dựng phương pháp mô phỏng thông tin và mối quan hệ của thông tin. Ví dụ trong thực tế con người trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ chữ viết hành động, thông qua máy tính con người có thể trao đổi thông tin với nhau qua voice chat, chat, email,…Nhờ những công cụ này con người có thể dễ dàng chia sẻ thông tin. Dù vậy nhựng thông tin này vẫn phải dựa trên những quy luật khách quan là ngôn ngữ chữ viết hành động trong thực tế. 2.2.2) Nguồn gốc nhận thức: Khởi đầu của nhận thức triết học cũng là khởi đầu của nhận thức của các khoa học cụ thể. Các khoa học cụ thể không tồn tại tách rời triết học, và triết học tồn tại để khái quát các tri thức khoa học cụ thể. Trong lĩnh vực tin học có một nhánh, đó là “khoa học hệ thống thông tin” (Hệ thống thông tin là một ngành khoa học liên ngành với mối quan tâm chính là việc thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin). Ngành Hệ thống thông tin có mối quan hệ chặt chẽ với 5 khoa học nhận thức, trong khi đó khoa học nhận thức không thể không quan tâm tới vấn đề “nhận thức luận” – những quan điểm khác nhau về bản chất của hoạt động nhận thức (một trong những bộ phận của triết học, bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, nhận thức luận và phương pháp luận). Ngành Hệ thống thông tin không chỉ quan tâm đến tương tác giữa người với máy, giữa các phần mềm, các quy trình thiết kế mà còn quan tâm tới cách con người tạo, sử dụng và tìm thông tin ra sao. Ngoài ra ngành khoa học thông tin còn dựa trên dựa trên dữ liệu còn người đưa vào để tìm ra thông tin và từ đó tác dụng trở lại con người, hổ trợ con người ra quyết định.Ví dụ hệ thống quyết định marketing, dự báo thời tiết hạn hán ,động đất, hổ trợ ra quyết đinh chẩn đoán bệnh… 2.2.3) Năng lực tư duy: Triết học và các khoa học cụ thể đều là sự biểu hiện năng lực tư duy của con người khi nó đạt đến một trình độ nhất định – tư duy lý luận (năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa,…) tức năng lực nắm bắt cái bản chất, quy luật của đối tượng nhận thức. Mối quan hệ của triết học và tin học cũng chính là mối quan hệ của triết học với các khoa học cụ thể khác. Triết học cung cấp phương pháp luận trong việc tư duy, tiếp cận nghiên cứu thông tin, trong khi tin học với những kết quả đạt được sẽ giúp cho triết học có thêm những cơ sở bổ sung, phát triển những lý luận của mình. II.3.Sự khác biệt giữa Triết học và Tin học 2.3.1) Về đối tượng nghiên cứu: Triết học nghiên cứu những quy luật, những mối liên hệ phổ biến trong toàn thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). Còn Tin học nghiên cứu những quy luật đặc thù trong từng lĩnh vực biểu diễn thông tin của con người trên máy tínhvà các công cụ sử dụng để tương tác thông tin. Một số phân nhánh quan trọng: +Khoa học máy tính:là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng 6 trong các hệ thống máy tính. Ngành này nghiên cứu khái niệm toán học của thông tin. Mỗi thông tin có thể được mô phỏng bởi các khái niệm toán học và mối quan hệ toán học. Và nếu phân tích sâu hơn thì ở đây thể hiện mối quan hệ giữa toán học với triết học +Công nghệ phần mềm:Công nghệ phần mềm hay kỹ nghệ phần mềm là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử và bảo trì phần mềm. Kỹ nghệ phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm, và kỹ nghệ hệ thống +Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước 2.3.2) Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của triết học gồm phương pháp phổ biến như phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình kết hợp những phương pháp chung như phương pháp thống nhất giữa lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp Còn phương pháp nghiên cứu của tin học cụ thể là: a) Phương pháp giải quyết vấn đề-bài toán phát minh, sáng chế +Năm phương pháp phát hiện ý tưởng, vấn đề, bài toán  Dựng Vepol đầy đủ  Chuyển sang Fepol  Phá vở Vepol  Xích Vepol  Liên trường +Phương pháp SCAMPER  Phép thay thế - Substitute 7  Phép kết hợp – Combine  Phép thích ứng – Adapt  Phép điều chỉnh – Modify  Phép thêm vào – Put  Phép Loại bỏ – Eliminate  Phép đảo ngược – Reverse +Bốn mươi thủ thuật giải các bài tóan phát minh sáng chế b) Phương pháp giải quyết vấn đề- bài toán tổng quát c) Phương pháp giải quyết vấn đề-bài toán tin học +Phương pháp trực tiếp +Phương pháp gián tiếp d) Bản đồ tư duy và sáu mũ tư duy III. KẾT LUẬN V.I.Lênin nói rằng nhà Khoa hoc tự nhiên phải là một nhà Duy vật hiện đại, một đồ đệ tự giác của Chủ nghĩa duy vật mà Mác là người đại diện. Nghĩa là nhà Khoa hoc tự nhiên ấy phải là một nhà Duy vật biện chứng. Triết học cung cấp phương pháp luận biện chứng trong việc tư duy, tiếp cận nghiên cứu thông tin, trong khi tin học với những kết quả đạt được sẽ giúp cho triết học có thêm những cơ sở bổ sung, phát triển những lý luận của mình.Ngày nay tin học chính là cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành nghề liên quan nhằm ứng dụng các công nghệ mới, giảm thiểu sức người, thay vào đó là hoạt động của trang thiết bị máy móc, giữ vị trí điều tiết nền kinh tế và dịch vụ, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Từ đó tin học và các ngành khoa học khác đã làm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng đồng thời làm đa dạng hóa lực lượng sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình xã hội hoá lực lượng sản xuất trên quy mô toàn thế giới, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá kinh tế ngày một mạnh mẽ và với quy mô ngày càng lớn. Đồng thời sự phát triển của tin hoc và khoa học thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế 8 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Slide bài giảng Triết học, TS. Bùi Văn Mưa [2]Một số khái niêm Tin học, thông tin trên Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/ [3] Slide bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học, GS.TSKH. Hoàng Kiếm 9 . 3 II.1.1 Một số khái niêm về triết học, khoa học, thông tin, tin học: 3 II.1.2 Sự thống nhất giữa Triết học và Tin học 4 II.1.3 Sự khác biệt giữa Triết học và Tin học 6 III. KẾT LUẬN 8 IV. TÀI LIỆU THAM. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phòng ĐT SĐH-KHCN&QHĐN Tiểu luận môn Triết học Đề tài: Mối liên hệ giữa Triết học và Tin học GVHD: TS. Bùi Văn. giữa Triết hoc và Tin học. Nội dung bài thu hoạch gồm ba phần: 1. Một số khái niêm về triết học, khoa học, thông tin, tin học 2. Sự thống nhất giữa Triết hoc và Tin học 3. Sự khác biệt giữa Triết

Ngày đăng: 19/05/2015, 09:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan