Đánh giá bước đầu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam

6 1K 12
Đánh giá bước đầu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Hoàng Bằng An 1 , Nguyễn Văn Nghiêm 1 , Hoàng Việt Anh 2 , Lê Như Thịnh 2 , Nguyễn Hoàng Yến 2 TÓM TẮT Để góp phần phát triển chuối tiêu phục vụ xuất khẩu, đã tiến hành điều tra ở miền Nam và miền Bắc, bao gồm các tỉnh, thành: Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Hưng Yên, Phú Thọ, Hải Phòng với 1.000 mẫu cho các đối tượng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp kinh tế thị trường phát triển chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: Hiện tại, chuối là một trong những cây ăn quả có diện tích lớn nhất (>100.000 ha) trong các cây ăn quả ở Việt Nam, trong đó chuối tiêu chiếm khoảng 20% ở các tỉnh miền Nam và khoảng 50% các loại chuối ở các tỉnh miền Bắc. Ngoài tiêu dùng nội địa, hàng năm Việt Nam đã xuất khẩu chuối với giá trị kim ngạch hàng triệu đô la Mỹ. Mặc dù vậy, cây chuối vẫn không được coi là cây ăn quả chủ lực của các địa phương và không có trong kế hoạch phát triển trên hầu hết các tỉnh, thành của Việt Nam do một số nguyên nhân: Đầu ra không ổn định, giá bán thấp, chưa thực sự đầu tư thâm canh cây chuối, người sản xuất tự lo giải quyết sản phẩm; các nhà xuất khẩu chuối không thực sự phối hợp với người sản xuất chuối. Bước đầu đã đề xuất một số giải pháp về kinh tế và thị trường nhằm góp phần phát triển chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam. Từ khóa: Hiện trạng, giải pháp, phát triển chuối tiêu xuất khẩu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chuối là một trong những loại cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, đặc biệt là giống chuối tiêu. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu phát triển sản xuất chuối mới chỉ tập trung vào một số giải pháp khoa học công nghệ như bảo tồn và đánh giá nguồn gien, tuyển chọn giống mới, nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp cho những vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau mà chưa chú trọng tới các giải pháp về kinh tế và thị trường tiêu thụ. Bởi vậy hiệu quả kinh tế của việc trồng chuối hiện còn rất thấp so với tiềm năng. Để đạt được mục tiêu đến cuối năm 2010 đạt 100 ngàn tấn chuối xuất khẩu với kim ngạch đạt 35 triệu USD mà “Đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020” của Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt ra, ngoài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp khoa học công nghệ, cần thiết phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về kinh tế thị trường để phát triển chuối ở Việt Nam đạt hiệu quả cao và bền vững. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập thông tin: tình hình sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu chuối trong nước và trên thế giới từ các báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu, từ các cơ quan thống kê, cơ quan quản lý và sản xuất kinh doanh các cấp. Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi chuẩn bị trước tại một số địa phương, doanh nghiệp, các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình có tính đại diện cao về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chuối tiêu ở 2 miền Nam, Bắc: Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Hưng 1 TS. Viện Nghiên cứu Rau quả 2 Viện Nghiên cứu Rau quả Yên, Phú Thọ, Hải Phòng. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp chuyên khảo để tìm hiểu những mô hình sản xuất kinh doanh điển hình nhằm phát hiện ra các nhân tố mới, tích cực có thể nhân rộng. - Phương pháp phân tích + Phương pháp phân tích tài chính. + Phương pháp thống kê miêu tả. + Phương pháp thống kê so sánh. Công cụ: sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu chuối trên thế giới Theo số liệu của FAO, có khoảng 130 nước trên thế giới sản xuất chuối, với sản lượng khoảng trên 88 triệu tấn, trong đó 98% được sản xuất tại các nước đang phát triển. Chỉ riêng Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Braxin, Ecuado sản xuất khoảng trên 60% tổng sản lượng chuối thế giới. Những năm 1970-1980, các nước Mỹ La Ting và khu vực Caribê là khu vực sản xuất chuối chính của thế giới, thì hiện nay khu vực châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là châu Phi. Về xuất khẩu, cũng theo thống kê của FAO năm 2006 khối lượng chuối xuất khẩu của thế giới khoảng 16,8 triệu tấn, bằng 1/5 tổng sản lượng với giá trị xuất khẩu khoảng 5,8 tỷ USD, trong đó các nước Mỹ La Tinh và vùng Caribê cung cấp khoảng 70% khối lượng xuất khẩu chuối của thế giới. Có 4 quốc gia dẫn đầu xuất khẩu chuối năm 2006 là Ecuado, Costa Rica, Philippin và Colombia, trong đó riêng Ecuado chiếm tới 64% khối lượng chuối xuất khẩu của 4 nước này và cung cấp tới 30% lượng xuất khẩu chuối toàn cầu. Hầu hết chuối xuất khẩu trên thị trường thế giới là chuối nhóm Cavendish. Hiện tại, Pêru được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về xuất khẩu chuối với các vùng chuối an toàn như Tumbes, Piura và Lambayeque; 100% chuối xuất khẩu của Pêru là chuối an toàn. Về nhập khẩu: - Giai đoạn 2000-2004 các nước nhập khẩu chuối nhiều nhất là Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, chiếm 67% khối lượng chuối nhập khẩu của thế giới. - Giai đoạn 2005- 2008 các nước nhập khẩu chuối lớn là Vương quốc Bỉ, Mỹ, Đức có khoảng 17 nước nhập khẩu chuối trên 100 triệu USD/năm. Nguồn nhập khẩu chuối của Bắc Mỹ chủ yếu từ Trung và Nam Mỹ, còn của Liên minh châu Âu (EU) từ ba nguồn: thứ nhất là từ một số nước châu Âu như Tây Ban Nha (Canary Islands), Pháp (Guadeloupe và Martinique), Hy Lạp và Bồ Đào Nha; thứ hai từ các nước châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương và thứ ba là từ Trung và Nam Mỹ. Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu chuối lớn thứ 3 thế giới. Nguồn chuối nhập khẩu chủ yếu từ Philippin và Ecuado, chiếm tới 95% lượng chuối nhập khẩu vào Nhật Bản trong giai đoạn 1990-2007. 2. Tình hình sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu chuối của Việt Nam a. Tình hình sản xuất Theo số liệu thống kê chuối là cây ăn quả có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các cây ăn quả ở Việt Nam. Năm 2008 diện tích chuối của cả nước là 111.728 ha, sản lượng xấp xỉ 1,603 triệu tấn. Bảng 1: Tốc độ phát triển bình quân chuối hàng năm phân theo địa phương Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2005-2009 Vùng trồng chuối lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,54% về diện tích và 22,92 % về sản lượng, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng 14,76% và 25,35%; Bắc Trung bộ 14,55% và 19,26%. Tuy nhiên, về năng suất thì chuối trồng ở đồng bằng sông Hồng cho năng suất cao nhất so với các vùng khác. Các tỉnh trồng nhiều chuối nhất là: Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau, với diện tích từ 3.000 - 8.000 ha; sau đó là một số tỉnh, thành ở miền Bắc như Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ, v.v khoảng dưới 3.000 ha mỗi tỉnh. Về tốc độ phát triển bình quân về diện tích cao nhất là Tây Bắc 8,18%/năm, nhưng về sản lượng thì vùng Bắc Trung bộ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất đạt 10,68% /năm do diện tích chuối cho thu hoạch cao hơn. Về giống: hiện tại các địa phương vẫn sử dụng các giống chuối tiêu truyền thống của địa phương mình. Mấy năm gần đây giống chuối tiêu hồng đang được một số địa phương ở các tỉnh miền Bắc như Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ sử dụng thay cho các giống chuối tiêu truyền thống. Giống Tiêu hồng có ưu điểm là cho năng suất cao, chất lượng vượt trội các giống chuối tiêu khác vào vụ hè; số nải trung bình 11 nải/buồng và số nải hữu hiệu là 9, chiếm trên 80% số buồng. Trọng lượng trung bình mỗi buồng khoảng 30 kg. Nếu so với giống chuối tiêu đang được trồng phổ biến thì giống chuối tiêu hồng cho năng suất cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần, đặc biệt, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ từ 9 đến 10 tháng, thời gian thu hoạch tập trung trong 3 đến 4 tuần. b. Tiêu thụ chuối Về tiêu thụ chuối ở Việt Nam chủ yếu ở dạng ăn tươi do người sản xuất tự lo liệu. Không có những hợp đồng giữa người sản xuất với người tiêu thụ hay sản xuất theo kiểu liên doanh, liên kết. Tiêu thụ dưới dạng quả tươi là chủ yếu, các sản phẩm chế biến rất ít, bao gồm chuối sấy, kẹo chuối, bánh chuối, v.v và các sản phẩm chế biến cũng chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, một phần rất nhỏ được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Ucraina, Belarut thông qua các thương lái tư nhân. Đây là một cản trở lớn khi hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn do không có một tổ chức nhà nước hay cá nhân nào đứng ra lo liệu đầu ra cho sản phẩm. Kênh tiêu thụ chủ yếu: Người sản xuất- Người thu gom địa phương - Người bán buôn - Chuyển đi thị trường khác; Người sản xuất- Người bán buôn- Người xuất khẩu; Người sản xuất kiêm bán lẻ - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. Tốc độ phát triển hàng năm giai đoạn 2004- 2008 (%) STT Tỉnh, thành phố Di ện tích S ản l ư ợng Cả nước 2,28 4,31 Miền Bắc 0,87 5,82 I Đồng bằng sông Hồng -1,34 3,63 II Đông Bắc 3,48 2,36 III Tây Bắc 8,18 5,87 IV Bắc Trung bộ 0,35 10,68 V NamTrung bộ 3,30 6,65 VI Tây Nguyên 2,28 7,92 VII Đông Nam bộ 0,01 1,57 VIII Đồng bằng sông Cửu Long 4,80 1,09 Bảng 2. Tiêu thụ chuối của các hộ nông dân ĐVT: % Miền Bắc Miền Nam Khách hàng Địa điểm Người thu gom Người bán buôn Người tiêu dùng Người thu gom Người bán buôn Người tiêu dùng 1. Tại vườn 16,00 45,00 - 41,85 28,59 0,67 2. Điểm thu gom - 13,00 - 18,38 1,49 0,00 3. Chợ bán buôn - 19,00 - 0,00 4,97 0,00 4. Chợ bán lẻ - - 7,00 0,00 0,00 4,05 Tổng số 16,00 77,00 7,00 60,23 35,05 4,72 Nguồn : Số liệu điều tra 2008-2009 Bảng 3. Giá bán chuối bình quân ĐVT: đồng/kg Miền Bắc Miền Nam STT Loại chuối Hưng Yên Hải Phòng Phú Thọ Trà Vinh Đồng Nai Tiền Giang 1 Chuối tiêu 3.752 2.420 2.770 1.640 2.040 1.620 2 Chuối tây 4.750 3.850 2.830 1.380 2.410 1.760 Nguồn : Số liệu điều tra 2008-2009 Nhìn chung giá chuối tiêu ở miền Bắc cao hơn miền Nam do chất lượng chuối miền Bắc cao hơn, miền Nam lại có nhiều loại quả có khả năng thay thế chuối; chuối tây ở vụ hè do có chất lượng tốt hơn nên giá bán cao hơn chuối tiêu. c. Hiệu quả sản xuất chuối Bảng 4. Hiệu quả kinh tế cây chuối tiêu (Tính cho 1ha gieo trồng) Miền Bắc Miền Nam STT Chỉ tiêu ĐVT Hưng Yên Hải Phòng Phú Thọ Trà Vinh Tiền Giang Đồng Nai 1 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 115.611 69.500 138.575 25.904 19.627 31.470 2 Gía trị sản xuất/ ngày LĐGĐ 1.000đ 462,58 164,87 301,0 326,23 278,23 489,12 3 Giá trị gia tăng/ ngày LĐGĐ 1.000đ 359,67 123,46 265,94 300,14 230,41 314,15 4 Thu nhập HH/ ngày LĐGĐ 1.000đ 294,98 118,00 262,95 300,07 222,22 288,34 Nguồn: Số liệu điều tra 2008- 2009 Hiệu quả kinh tế sản xuất chuối ở miền Nam cao hơn miền Bắc, do ở miền Nam chuối trồng theo kiểu quảng canh, đầu tư công lao động cũng như vật tư rất ít. d. Quy hoạch và tổ chức sản xuất Mặc dù diện tích, sản lượng chuối đứng hàng đầu trong các loại cây ăn quả ở Việt Nam, nhưng việc quy hoạch vùng trồng cũng như tổ chức sản xuất chuối theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung lại không được quan tâm. Hầu hết các tỉnh không có quy hoạch tổng thể cho phát triển cây chuối. Chuối được trồng một cách tự phát do kinh nghiệm và thói quen của người nông dân. Hiện nay, cũng đã xuất hiện một số vùng sản xuất tương đối tập trung theo mô hình hợp tác như kiểu hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tứ Dân, Tân Châu - Khoái Châu, Ngọc Thanh - Kim Động - Hưng Yên. Tuy nhiên diện tích tập trung cũng chưa đủ lớn để kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác. đ. Chế biến chuối Chế biến chuối còn rất hạn chế, sản phẩm chuối chế biến chủ yếu là chuối sấy khô, một phần được làm thành bánh, kẹo chuối với công nghệ chế biến chủ yếu là thủ công. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Bao bì nhãn mác chưa có sức cạnh trạnh trên thị trường. e. Xuất, nhập khẩu chuối Chuối Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang khắp các châu lục. Các nước nhập khẩu chuối của Việt Nam nhiều là Trung Quốc, Liên bang Nga, Hà Lan, Ucraina, Đức, Mông Cổ, Niu-Di-Lân, Mỹ, Ôxtrâylia, trong đó Trung Quốc và Liên bang Nga là hai nước nhập khẩu chuối từ Việt Nam nhiều nhất. Khối lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp so với sản lượng chuối sản xuất ra và không ổn định. Năm xuất khẩu nhiều nhất là năm 2004 mới đạt 2.520.527 USD, năm 2005 là 1.521.594 USD, năm 2006 là 1.524.074 USD, năm 2007 giảm chỉ còn 711.271 USD; đến năm 2008 lại tăng và đạt 1.218.393 USD. Mặc dù số nước nhập khẩu chuối của Việt Nam giảm không nhiều, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm mạnh, điển hình như Liên bang Nga: năm 2006 là 689.929 USD, năm 2007 còn 97.049 USD, năm 2008 là 246.925 USD; Đài Loan năm 2006 là 66.263 USD, năm 2007 là 1.540 USD, năm 2008 là 19.340 USD; Pháp năm 2006 là 62.332 USD, năm 2007 là 1.122 USD, năm 208 là 71.650 USD; Hoa Kỳ năm 2006 là 161.666 USD, năm 2007 là 4.666 USD, năm 2008 là 8.539 USD… Một số nước không nhập chuối của Việt Nam từ năm 2008 mà chuyển sang nhập khẩu chuối từ các nước khác là: Israen, Ảrập Xêút, Syri, Tiểu vương quốc Ảrập. Điều này có thể do sức cạnh tranh của các sản phẩm chuối của Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao và đây cũng là một vấn đề lớn cần được giải quyết khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ tháng 1 năm 2007. Đồ thị 8: Xuất, nhập khẩu chuối của Việt Nam giai đoạn 2004-2008 225968 2520527 31130 1521594 26061 1524074 1140329 711271 2115 1218393 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 USD 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Nhập khẩu Xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Hải Quan 2004-2009 Một thực tế đang diễn ra, Việt Nam cũng nhập khẩu chuối từ các nước trên thế giới, bao gồm chuối tươi và chuối chế biến. Kim ngạch nhập khẩu chuối cao nhất là năm 2007 với 1.140.329 USD từ các nước Bờ biển Ngà 621.990 USD, Ghinê Bitxao 375.084 USD, Campuchia 62.000 USD, Trung Quốc 30.082 USD đến năm 2008 kim ngạch nhập khẩu chuối chỉ còn 2.515 USD. 3. Bước đầu đề xuất một số nhóm giải pháp kinh té và thị trường a. Nhóm giải pháp kinh tế + Quy hoạch và tổ chức các vùng sản xuất chuối tiêu tập trung - Quy hoạch các vùng sản xuất chuối tiêu tập trung trên cơ sở phục vụ cho từng thị trường nhập khẩu cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc thù cho từng quốc gia. Vùng quy hoạch phải ổn định ít nhất trong vòng 10 năm để ổn định sản xuất, khai thác triệt để các đầu tư cho cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước đủ điều kiện áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. - Quy mô vùng sản xuất tập trung khoảng 400-500 ha, có đủ điều kiện về đất đai, nguồn nước, môi trường sinh thái và là những vùng có truyền thống sản xuất chuối tiêu. Các vùng được quy hoạch được đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất theo tiêu chuẩn GAP bao gồm: đường xá, điện, nước và các cơ sở chế biến với quy mô nhỏ và vừa. - Các vùng được quy hoạch phải liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về chế biến, xuất khẩu nhằm tạo ra một chu trình khép kín từ sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chuối tiêu thông qua các hợp đồng kinh tế. - Các vùng được quy hoạch phải đưa người sản xuất vào các hình thức hợp tác sản xuất theo các tổ chức HTX tự nguyện, Hiệp hội sản xuất chuối với những quy định hoạt động thuận tiện cho việc quản lý, hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý và giải quyết tốt đầu ra của sản phẩm. + Giải pháp tài chính - Sản xuất chuối theo tiêu chuẩn GAP đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, bên cạnh việc huy động các nguồn vốn từ các cơ sở sản xuất do người sản xuất đóng góp cũng cần có sự hỗ trợ kinh phí tích cực của nhà nước cho các tổ chức, cá nhân sản xuất chuối tiêu phục vụ xuất khẩu với các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất như đường, điện, nước với thời gian vay trung hạn và dài hạn. - Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, xuất khẩu chuối để huy động các nguồn vốn đầu tư cho các vùng chuối tiêu xuất khẩu. b. Nhóm giải pháp thị trường + Xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ - Tổ chức các hội nghị khách hàng, bao gồm: người sản xuất, người kinh doanh, người chế biến, xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất, nhằm tạo ra mối liên kết trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Xây dựng mối quan hệ bạn hàng lâu dài thông qua các hợp đồng kinh tế. + Tham gia các triển lãm, hội chợ, hội thảo trong nước và quốc tế nhằm tăng khả năng quảng bá sản phẩm và tăng khả năng tiếp xúc, đàm phán với khách hàng. + Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu hàng hoá cho vùng sản xuất chuối xuất khẩu - Tạo lập nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá; - Xây dựng quy chế quản lý, khai thác, phát triển nhãn hiệu hàng hoá; - Tạo thanh danh cho sản phẩm chuối trên thị trường. + Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư sản xuất, trực tiếp xuất khẩu chuối. - Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong xuất khẩu chuối; - Tăng khả năng giải quyết đầu ra sản phẩm, nâng cao thu nhập của người sản xuất; - Làm cho thương hiệu chuối của Việt Nam nhanh được nâng lên trên thị trường quốc tế. - Góp phần giải quyết vấn đề vốn, nguyên liệu đầu vào, chuyển giao kỹ thuật mới vào sản xuất chuối. IV. KẾT LUẬN Công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất chuối theo tiêu chuẩn GAP là những nhiệm vụ hàng đầu cho phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu; bên cạnh đó không thể không chú ý đến các yếu tố đảm bảo cho sản xuất chuối tiêu xuất khẩu bền vững đó là các hỗ trợ từ phía nhà nước và mối liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước để huy động vốn đầu tư cho sản xuất, vật tư, kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết đầu ra cho các sản phẩm chuối. Thị trường xuất khẩu chuối tiềm năng: Trung Quốc, Nga và các nước SNG, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiêu thụ chuối vẫn do nông dân tự lo, hầu như không có hợp đồng tiêu thụ, do vậy đầu ra không ổn định, nếu trồng với quy mô lớn bán buôn thường bị ép giá. Cần tổ chức tốt các hiệp hội những người sản xuất chuối tiêu nhằm bảo vệ quyền lợi của người sản xuất khi sản xuất với quy mô lớn tập trung. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực sự phát triển chuối tiêu xuất khẩu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Tổng cục Thống kê. Tổng cục Hải quan 2001-2009. 2. UNCTAD Secretariat from FAO statistics 2001- 1007 INITIAL ASSESS OF ACTUALITY AND PROPOSE SOME OF MARKET AND ECONOMIC SOLUTION IN ORDER TO PRODUCTION AND EXPORT DEVELOPMENT AROMATIC BANANA IN VIETNAM Hoang Bang An, Nguyen Van Nghiem, Hoang Viet Anh, Le Nhu Thinh, Nguyen Hoang Yen Summary To contribute to the development objectives of bananas for export, two surveys were implemented in the Southern and Northern Vietnam, including Tien Giang, Tra Vinh, Dong Nai, Hung Yen, Phu Tho, Hai Phong with the 1000 samples of production, processing and consumption of bananas in order to assess the situation and propose solutions to the market economy development of export aromatic banana in Vietnam. Research result initially shows: At present, the banana is one first with the largest area (>100,000 ha) of the fruit in Vietnam, in there aromatic banana make up more than 20% in the Southern Vietnam and about 50% in the North. Beside domestic consume, annual Vietnam has export turnover of bananas worth millions of dollars. However, banana trees is not considered the main fruit of the localities and not in the plan to develop the most provinces of Vietnam. Because some of reasons are: the output is not stable, low price, not really investment- intensive cultivation, banana producers self solving products; banana exporters do not really coordinate with producers banana. Initially, some solutions to economic and market were proposed in order to contribute to the development of export aromatic banana in Viet Nam. Keywords: Initial, solution, development of aromatic banana export . sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp kinh tế thị trường phát triển chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: Hiện. ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TIÊU XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Hoàng Bằng An 1 , Nguyễn Văn Nghiêm 1 , Hoàng Việt Anh 2 ,. sản xuất tự lo giải quyết sản phẩm; các nhà xuất khẩu chuối không thực sự phối hợp với người sản xuất chuối. Bước đầu đã đề xuất một số giải pháp về kinh tế và thị trường nhằm góp phần phát triển

Ngày đăng: 18/05/2015, 21:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan