luận văn quản trị kinh doanh THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ZAMIL STEEL VIỆT NAM

29 609 3
luận văn quản trị kinh doanh THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ZAMIL STEEL VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đã trở thành thành viên trong tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp càng phải nhận thức được tầm quan trọng của Quản trị chất lượng, các công ty phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Trong các cuộc ganh đua với các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước, các công ty đều mong muốn mình là nguồn cung cấp những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng. Nếu như trước kia các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi lại sản phẩm không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực, còn bây giờ cũng không đáp ứng được nhu cầu bởi điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không ổn định. Điều này càng đúng với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cung cấp cả thị trường trong nước cũng như xuất khẩu của công ty Zamil Steel Viet Nam, từ lâu Zamil Steel đã chú trọng vào vấn đề chất lượng để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, tuy nhiên không Zamil Steel không tự hài lòng mà luôn nỗ lực phấn đấu để làm tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liêt như ngày nay nếu các doanh nghiệp không tự thay đổi khảng định thương hiệu và vị trí của mình thì nguy cơ thất bại luôn hiện hữu,. Là một sinh viên nghành quản trị kinh doanh, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng trong doanh nghiệp, bằng những kiến thức đã được trang bị ở trong nhà trường về môn học Quản trị chất lượng và những thực nghiệm ở công ty, tôi muốn có góc nhìn khách quan về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu và đánh giá tôi không thể tránh được những sai sót và thiếu kinh nghiệm nên tôi mong rằng thầy cô và các cán bộ trong Công ty góp ý, chỉ dẫn để tôi hoàn thành đề án của mình một cách tốt nhất. Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 1 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM , LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.1 Tầm quan trọng của quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm và các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm là gì? Những quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, không ai phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Ngay từ đầu thế kỷ 19 đã có những công trình vĩ đại của các nhà kinh điển, trong đó có Karl Marx ( 1818-1883). Ông cho rằng: “người tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá trị mà hàng có giá trị sử dụng và thỏa mãn những mục đích xác định”. Nghĩa là chất lượng không phải là một cái gì đó trừu tượng, vô định mà ngược lại nó có tính xác định, cụ thể mà chúng ta có thể nhờ vào đó để đánh giá sản phẩm này là có chất lượng cao. Sản phẩm kia là hàng kém chất lượng. Vì vậy ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát như sau: “ Chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổng hợp các đặc tính của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhất định”. Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là những thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Hay chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan. Quan niệm này thể hiện sự khoa học và toàn diện về chất lượng, cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa “sản phẩm – xã hội – con người”. Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 2 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) Bản chất của chất lượng Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội công nghệ tổng hợp. Chúng ta không được coi chất lượng đơn thuần là đặc tính kinh tế hay kỹ thuật mà phải quan tâm tới cả 3 yếu tố. Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên thay đổi theo không gian và thời gian, vì chất lượng luôn thay đổi nên doanh nghiệp phải cải tiến liên tục để sản phẩm phù hợp với khách hàng ở từng thời điểm. Không chỉ vậy mà chất lượng còn thay đổi theo từng thị trường, chất lượng sản phẩm được đánh giá là khác nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trường đó. Tính năng tác dụng của sản phẩm Được thể hiện thông qua các thuộc tính về mặt kỹ thuật, sản phẩm của doanh nghiệp có tiện dụng hay không, ngày nay tính năng tác dụng của một sản phẩm ngày càng được chuyên sâu (một sản phẩm thường chỉ phục vụ một mục đích nhất định) chính vì vậy tính năng tác dụng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu trong các nhân tố tác dụng đến chất lượng. Tuổi đời của sản phẩm Được phản ánh thông qua thời gian kể từ khi sản phẩm được đưa vào sử dụng cho đến khi bị hỏng. Ngày nay tuổi thọ của sản phẩm bị hạn chế ở điểm nhất định bởi vì nếu tuổi thọ của sản phẩm quá cao thì trong quá trình sử dụng sản phẩm dễ bị lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ và thị hiếu của người tiêu dùng. Tính thẩm mỹ của sản phẩm Là toàn bộ đặc trưng, đặc tính gợi cảm của sản phẩm đối với khách hàng như: hình dáng, mầu sắc, trọng lượng, kích thước khi kinh tế ngày càng phát triển thì yếu tố này ngày càng được coi trọng khi nghiên cứu để sản xuất sản phẩm. Độ an toàn của sản phẩm Trong quá trình vận hành sử dụng sản phẩm độ an toàn của sản phẩm là một trong những yếu tố mang tính chất bắt buộc đối với doanh nghiệp mà các quốc gia Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 3 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện họ phải đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khoẻ của khách hàng. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm Trong quá trình vận hành, sử dụng sản phẩm mức độ gây ô nhiễm phản ánh sự tác động lên môi trường của sản phẩm. Nếu mức gây ô nhiễm của sản phẩm cao sẽ tác động xấu tới môi trường, gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng và cộng đồng. Chính vì vậy đây cũng là chỉ tiêu bắt buộc trong thời đại ngày nay. Độ tin cậy của sản phẩm Thể hiện sự hoạt động chính xác được đúng những yêu cầu về mặt kỹ thuật trong một giai đoạn nhất định (đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm). Tính kinh tế của sản phẩm Thể hiện chi phí trong việc sử dụng sản phẩm, trong nền kinh tế thị trường hiện nay chỉ tiêu này cũng ngày càng được người tiêu dùng coi trọng. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn cần phải xem xét đến tính kinh tế trong quá trình sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nếu chỉ tiêu nay đạt được mức mong đợi của khách hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp mới có hi vọng đứng vững trên thị trường. Tính tiện dụng của sản phẩm Đó là tính dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ lắp đặt trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ngày nay chỉ tiêu này cũng được các doanh nghiệp và người tiêu dùng hết sức lưu ý. Các dịch vụ sau khi bán Là những đặc tính đi kèm với sản phẩm bao gồm các dịch vụ như dịch vụ bảo hành, hậu mãi nó phản ánh chất lượng tổng hợp của sản phẩm hiện nay người tiêu dùng rất coi trọng đặc tính này. Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 4 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) Những đặc tính phản ánh chất lượng cảm nhận Là tập hợp các đặc tính như: uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, nhãn mác của sản phẩm, tên gọi của sản phẩm các đặc tính này . Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm : Các sản phẩm được sản xuất ra và được tiêu dùng đều phải đạt mức yêu cầu nào đó về chất lượng, được gọi là các chỉ tiêu chất lượng. Trong thực tế ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm : - Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa. * Chỉ tiêu thời gian hữu dụng của hàng hóa : thể hiện tuổi thọ và độ bền của sản phẩm. * Chỉ tiêu mức độ an toàn trong sử dụng : đặc trưng cho tính bảo đảm an toàn khi sản xuất, sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, thường được quy định cả trong văn bản Nhà nước về quản lý chất lượng. * Chỉ tiêu khả năng sửa chữa, thay thế các chi tiết : thường được sử dụng trong ngành cơ khí, điện tử và rất được người tiêu dùng quan tâm. * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng : được đánh giá sức sinh lợi và sự tiện lợi của sản phẩm, thể hiện tác dụng của sản phẩm qua quá trình khai thác so với chi phí người dùng bỏ ra để có và sử dụng sản phẩm. - Chỉ tiêu về kỹ thuật – công nghệ: Kết luận về chất lượng sản phẩm hàng hóa được rút ra qua nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau : * Chỉ tiêu về cơ lý hóa như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất mà hầu như mọi sản phầm đều có. Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiêu chuẩn của cơ quan Nhà nước, hợp đồng kinh tế * Chỉ tiêu về sinh hóa như mức độ ô nhiễm môi trường, khả năng tỏa nhiệt, giá trị dinh dưỡng, độ ẩm, độ mài mòn Tùy vào từng mặt hàng cụ thể và thành Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 5 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu này ở một mức độ nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mĩ: Các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ tiêu hình dáng, sự phối hợp các yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của nhiều người, khó được lượng hóa và vì vậy đòi hỏi cán bộ kiểm nghiệm hay người tiêu dùng phải có kinh nghiệm, am hiểu thẩm mĩ. - Chỉ tiêu kinh tế: Nhóm này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cho quá trình sử dụng, chi phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng, giá cả Đây là chỉ tiêu quan trọng luôn được nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng để đnáh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa. Chi phí của nhà sản xuất và chi phí mua, sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nhà sản xuất giảm được chi phí sản xuất có thể giảm được giá bán, mở rộng thị trường, tất nhiên sẽ có lợi cho cả đôi bên và ngược lại. 1.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường ngày nay Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập như ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trị quyết định dến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, do vậy mỗi doanh nghiệp phải tự vận động để tuân theo quy luật đó và một trong những cách đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.2 Nội dung quản trị chất lượng sản phẩm 1.2.1 Xây dựng chất lượng: Vai trò và sự cần thiết của quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng là một phần trong hệ thống quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp, là phương tiện cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm của Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 6 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) doanh nghiệp luôn ổn định. Quản lý chất lượng giúp các doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng là phương tiện để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, nó duy trì và đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra và phát hiện, thực hiện các cơ hội cải tiến chất lượng Chức năng cơ bản của quản lý chất lượng a) Trong khâu lập kế hoạch Là khâu quan trọng nhất được ưu tiên hàng đầu trong thời đại ngày nay. Lập kế hoạch chất lượng, vạch ra định hướng thống nhất trong toàn doanh nghiệp nó là giải pháp phòng ngừa để giảm sai sót tạo điều kiện cho chính sách khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và các tiềm năng trong dài hạn nhờ đó giảm được chi phí chất lượng. Lập kế hoạch chất lượng giúp doanh nghiệp chủ động mở rộng thâm nhập vào thị trường mới thông qua chiến lược cạnh tranh về chất lượng, lập kế hoạch chất lượng tạo ra một chuyển biến căn bản về phương pháp quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch chất lượng giúp xác định chính sách chất lượng là tập hợp các quan điểm định hướng chiến lược về chất lượng hướng dẫn hoạt động toàn doanh nghiệp. Lập kế hoạch chất lượng giúp xác định mục tiêu chất lượng, giúp dự tính các nguồn lực đặc biệt nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu chất lượng. b) Trong khâu tổ chức thực hiện Là một khâu biến các ý tưởng ở khâu lập kế hoạch thành hiện thực là một quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động tác nghiệp thông qua kỹ thuật, phương tiện và phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng các chỉ tiêu đã đề ra ở khâu lập kế hoạch. Khâu tổ chức thực hiện được thực hiện thông qua lựa chọn và tổ chức xây dựng quản lý chất lượng của doanh nghiệp phải căn cứ vào lĩnh vực hoạt động mục đích yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng của doanh nghiệp, tổ chức tiến hành đào tạo để cung cấp kiến thức và kinh nhiệm cho từng đối tượng nhằm thực hiện các mục tiêu chất lượng đã đề ra, Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 7 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) phân giao chỉ tiêu chất lượng cho từng đối tượng bộ phận cung cấp các nguồn lực và phương tiện cần thiết để thực hiện. c) Trong khâu kiểm tra kiểm soát chất lượng Thực chất đây là quá trình theo dõi thu thập tin tức phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu chất lượng và phát hiện các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng. Mục tiêu của kiểm tra kiểm soát chất lượng là xác định và ngăn chặn các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng phải đánh giá được mức độ tuân thủ kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phải đánh giá được chất lượng của bản thân kế hoạch chất lượng có như vậy mới đảm bảo chất lượng được thực hiện đúng ngay từ khâu lập kế hoạch chất lượng. d) Trong khâu điều chỉnh và cải tiến Đây chính là điều chỉnh khắc phục các nguyên nhân gây ra những vấn đề về chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Cải tiến là quá trình đưa mức chất lượng lên mức chất lượng cao hơn để giảm dần khoảng cách giữa mong đợi của khách hàng và sự đạt được thực tế, trong quá trình điều chỉnh và cải tiến phải giải quyết được nguyên nhân và hậu quả. Giải quyết hậu quả mang tính chất sửa sai không có tính chất lâu dài, muốn khắc phục được sai sót phải tìm ra nguyên nhân sai sót và loại bỏ nguyên nhân thì mới không bị lặp lại sai sót. - Phải phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của người sử dụng - Không sao chép 1.2.2 Quản trị xây dựng kế hoạch Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. Như vậy ta đã biết, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Hiểu rõ, hiểu sâu về chất lượng sản phẩm không chưa đủ nói lên điều gì mà điều tối quan trọng là chúng ta phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu đã định. Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 8 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) a) Quản lý chất lượng là gì? Vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm: Cũng như chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm cũng có nhiều cách nhìn khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng quản lý, và vị trí của chủ thể quản lý đối với đối tượng vật chất. Mục tiêu then chốt của quản lý chất lượng sản phẩm là tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Một mục tiêu có thể có nhiều phương pháp khác nhau để cùng đạt được mục tiêu đó. Do vậy cũng có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý chất lượng : Theo TCVN 5814-94: “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện thông qua các biện pháp như : Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiens chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng” Ta sử dụng khái niệm quản lý chất lượng theo ISO 8402-94 để làm phương pháp luận cho công tác quản lý chất lượng, tạo sự phù hợp cho công tác quản lý chất lượng nước ta với tiêu chuẩn hóa của Thế giới trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế. “Quản lý chất lượng là một hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lương trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”. b) Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm: (1) Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ cho chúng ta một cách sử dụng hợp lý nhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém chất lượng làm ra hàng có chất lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩm. Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ công tác quản lý chất lượng. Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 9 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) (2) Quản lý chất lượng sản phẩm là yêu cầu của xã hội: Nhu cầu con người ngày một cao nên những đòi hỏi của họ về sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Đáp ứng yêu cầu đó, các nhà sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách hợp lý để sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng, phù hợp với quy định quốc gia và quốc tế. Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm. (1) Chất lượng là số một sau đó mới là lợi nhuận: Thực tế cho thấy, sự thành công của các doanh nghiệp trên thương trường đặc biệt là các doanh nghiệp ở Nhật đều bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng đó là họ khởi nguồn mọi hành động chất lượng, phương châm là chất lượng. Muốn tăng chất lượng sản phẩm thì phải tăng chi phí một mức (C 1 ) và khi đó sản phẩm của doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh cao. Đến lượt tăng chất lượng sản phẩm tác động trở lại sẽ giảm đáng kể các chi phí ẩn của sản xuất hay chi phí không chất lượng ( Unquality costs). Chi phí ẩn của sản xuất gồm 3 nhóm lớn. - Chi phí phòng ngừa - Chi phí đánh giá, kiểm soát - Chi phí cho sai sót lỗi lầm. (2) Định hướng sản xuất vào người tiêu dùng: Trong kinh doanh nếu không vì người tiêu dùng thì chắc chắn thất bại. Kinh doanh phải xuất phát từ thị trường sau đó phải quay trở lại thị trường. Do đó phải nghiên cữu kỹ lưỡng nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng. Khi cung cấp các sản phẩm ra thị trường các doanh nghiệp phải làm bổn phận của mình ngay cả lúc người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. (3) Đảm bảo thông tin và áp dụng SQC: Quản trị chất lượng là công việc, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với ý nghĩa chiến lược, đồng thời phải quán triệt quản lý tác nghiệp ở từng phân xưởng, tổ đội sản xút vì thế có các nguồn thông tin hai chiều. Quản trị nói chung và quản lý chất lượng nói riêng không có thông tin thì không thể thực hiện quản lý và Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi Page 10 [...]... Huyền Page SV: Đặng văn Lợi 13 Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa 2A) Khoa QTKD ( lớp QTKDTH Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ZAMIL STEEL VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty Zamil Steel Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Được thành lập từ năm 1977 tại Ả Rập Xê Út, Zamil Steel chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp nhà thép tiền chế chất lượng hàng đầu Sự... Thiết kế và Sản xuất theo tiêu chuẩn Quốc tế Trừ khi có yêu cầu khác, tất cả các nhà thép của Zamil Steel được thiết kế và sản xuất theo những phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn Anh, Mỹ, Úc và New Zealand 2.2 Thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm của công ty Zamil Steel Việt Nam Cam kết với chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo là một trong những giá trị cốt lõi của công ty Zamil Steel Việt Nam Chính những... kết cho chất lượng và dịch vụ hoàn hảo 2.3 Đánh giá thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm của công ty Zamil Steel Việt Nam 2.3.1 Những thành tựu: Qua 12 năm hoạt động trên lĩnh vực Nhà thép tiền chế, công ty Zamil đã đạt được một số thành tựu sau: Chứng chỉ chất lượng và giải thưởng: 1 Chứng chỉ IBS cho hệ thống khung thép của Zamil Steel, 2008 Do Hiệp hội kỹ sư Malaysia công nhận 2 Giải thưởng Rồng... nghiệp Chất lượng sản phẩm phải nằm ở vị trí trung tâm trong các hoạt động ở doanh nghiệp, đặc biệt đội ngũ cán bộ phải có sự cam kết về chất lượng sản phẩm của mình Mọi nhân vật cấp cao, các cán bộ quản lý và mọi công nhân phải chứng minh rằng họ có thái độ nghiêm chỉnh đối với chất lượng Quản lý chất lượng sản phẩm phải chú ý tới con người, ta đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. .. đã được mở rộng tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho các doanh nghiệp trong nước, sản phẩm của Việt Nam nói chung và của Công ty Zamil Steel Việt nam nói riêng muốn duy trì được chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì sản phẩm đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế đề ra Trên quan điểm đó công ty Zamil Steel Việt nam không ngừng tự hoàn thiện và áp dụng triệt để hệ thống chất lượng của... sau: + Công nghệ tương đối đã cũ, lạc hậu + Đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, chất lượng ngang bằng hơn + Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào kém hơn + Quá trình sản xuất nhiều lỗi hơn 2.4 Phương hướng và biện pháp tăng cường quản trị chất lượng ở công ty Zamil Steel Việt Nam trong những năm tới Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn nữa ở tất cả các khâu, đặc biệt là khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng theo... các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sang tạo trong cải tiến chất lượng Mặt khác, cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyển lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng và bảo vệ người tiêu dung trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng sản phẩm. .. đủ, có như thế cán bộ lãnh đạo quản lý chất lượng mới có các quyết định đúng đắn (4) Con người được coi là yếu tố quyết định trong quản lý chất lượng sản phẩm: Để phát huy nhân tố con người trong quản lý chúng ta phải thực hiện một số công việc sau : - Đổi mới tư duy và triết lý quản trị chất lượng - Đào tạo bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài - Đẩy mạnh ý thức tự quản trị công việc của mình cho mỗi thành... hệ giữa văn hóa làm việc và con người, chính những giá trị cốt lõi này đã giúp Zamil Steel Vietnam có được những kết quả to lớn hơn Nhà máy Zamil Steel Việt Nam (ZSV) có hai nhà máy tại Việt Nam sản xuất Nhà thép tiền chế, Hệ dầm bụng rỗng và Thép kết cấu Cả hai nhà máy đóng góp một phần quan trọng trong hệ thống nhà máy trên toàn cầu của Tập đoàn Zamil Steel Ngoài Việt Nam, Tập đoàn Zamil Steel còn... thương trường, các doanh nghiệp đều có sự bình đẳng như nhau nhưng doanh nghiệp nào quản lý được chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, tức là sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng; luôn cải tiến được để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu của khách hàng thì tất yếu doanh nghiệp tăng uy tín, tăng thị phần ở trong và ngoài nước Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã chính . Zealand 2.2 Thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm của công ty Zamil Steel Việt Nam Cam kết với chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo là một trong những giá trị cốt lõi của công ty Zamil Steel Việt Nam. . Khoa QTKD ( lớp QTKDTH 2A) Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ZAMIL STEEL VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty Zamil Steel Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1.1 Tầm quan trọng của quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm và các yếu tố cấu thành chất lượng

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM , LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

    • Bản chất của chất lượng

      • Tính năng tác dụng của sản phẩm

      • Tuổi đời của sản phẩm

      • Tính thẩm mỹ của sản phẩm

      • Độ an toàn của sản phẩm

      • Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm

      • Độ tin cậy của sản phẩm

      • Tính kinh tế của sản phẩm

      • Tính tiện dụng của sản phẩm

      • Các dịch vụ sau khi bán

      • Những đặc tính phản ánh chất lượng cảm nhận

      • Vai trò và sự cần thiết của quản lý chất lượng:

      • Chức năng cơ bản của quản lý chất lượng

        • a) Trong khâu lập kế hoạch

        • b) Trong khâu tổ chức thực hiện

        • c) Trong khâu kiểm tra kiểm soát chất lượng

        • d) Trong khâu điều chỉnh và cải tiến

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan