Giao an 12 (Chuan khong can chinh - pdhk1)

50 217 0
Giao an 12 (Chuan khong can chinh - pdhk1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

– Tæ V¨n – Tiết 1 - 2: Làm văn Ngày soạn: 27/09/2010 LUYỆN ĐỀ VỀ TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố: - Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. - Cách làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Thành thạo trong thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận nói chung, bài nghị luận về tác phẩm văn học nói riêng. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Soạn giáo án: ra đề, định hướng nội dung triển khai cho bài viết. - Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Nắm nội dung, các vấn đề chính của bản Tuyên ngôn độc lập. - Nắm cách làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (90’) – Tiết 1-2. Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học Hoạt động 1 Giới thiệu bài. Hoạt đông 2 GV ra đề, hướng dân HS làm bài. Hoat động 3 HS thực hiện: Đề 1: Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập. I. Tìm hiểu đề: 1. Vấn đề nghị luận: cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập. 2. Nội dung cần triển khai: - HCM khẳng định và đề cao tư tưởng nhân đạo tiến bộ và văn minh của nhân loại. - Người không chỉ dừng lại ở sự khẳng định quyền của con người mà còn nâng lên thành quyền của các dân tộc. - Cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực tạo tiền đề, cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập. N¨m häc 2010 - 2011 1 – Tæ V¨n – - Tìm hiểu đề. - Lập dàn ý cho bài viết. Chú ý: - Vấn đề nghị luận: làm rõ cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn. - Phạm vi nghị luận: phần mở đầu của văn bản. - Có thể lấy dẫn chứng từ 2 bản hùng ca của dân tộc: + Nam quốc sơn hà. + Bình Ngô đại cáo. + Triển khai rõ các luận điểm, luận cứ của bài viết trong dàn ý. 3. Phạm vi nghị luận: phần mở đầu của văn bản. 4. Thao tác lập luận chính: Phân tích, CM, bình luận. II. Lập dàn ý: ơ 1. Mở bài: Giới thiệu: - Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng phe Đồng Minh. Nhân cơ hội đó, nhân dân trong cả nước đứng lên giành chính quyền. Sáng ngày 2 – 9 – 1945, tại quảng trường Ba Đình, HCM đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. - Bản Tuyên ngôn độc lập không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, mang giá trị tư tưởng sâu sắc. 2. Thân bài: a) Luận điểm 1: Phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập, HCM đưa ra một nguyên lí chung, tạo tiền đề, cơ sở pháp lí cho lập luận của văn bản. - Trên cơ sở 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, HCM nêu và khẳng định những quyền lợi tối thiểu của con người nói chung. Đó là quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. - Thái độ của HCM khi nhắc đến 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp: Đề cao, ngợi ca (Lời bất hủ ấy) những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo tiến bộ, của văn minh nhân loại. - Ý nghĩa: Cách dẫn của HCM mang một ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: + Người sánh ngang bản Tuyên ngôn của VN với hai bản Tuyên ngôn của Mĩ Pháp. Điều đó đồng nghĩa với việc HCM sánh cuộc CM giải phóng DTVN ngang tầm với hai cuộc CM lớn: CM giải phóng DT của Mĩ năm 1776 và cuộc CM về Nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791. + Qua đó ẩn chứa sâu sắc niềm tự hào, tự tôn dân tộc; ca ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc CM tháng Tám 1945. + Lời văn kiện làm ta hồi nhớ những câu văn đanh thép của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. N¨m häc 2010 - 2011 2 – Tæ V¨n –  Lời văn khẳng định dõng dạc về sự bình đẳng, tự chủ của nước Đại Việt qua các triều đại phong kiến. VN tồn tại và phát triển một cách độc lập, ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc. b) Luận điểm 2: Người không chỉ dừng lại ở việc khẳng định quyền của con người. - Bằng lối nói suy luận (suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là…), HCM đã nâng quyền lợi của con người nên thành quyền của mỗi quốc gia, dân tộc. - Người khẳng định, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng; trong đó có dân tộc VN. - Lời khẳng định đó không những thể hiện tầm tư tưởng sâu rộng của HCM mà còn góp phần tích cực trong công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nó như một phát súng lệnh mở đầu cho cơn bão táp CM làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập ở các nước thuộc địa Bắc, Phi, Mĩ Latinh. - Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã thừa nhận: “Cống hiến lớn nhất của Cụ HCM là ở chỗ, Người phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”. - DTVN đã từ nhận thức đó mà đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình, cho dân tộc mình. c) Luận điểm 3: Tuyên ngôn độc lập được đánh giá là một áng văn chính luận mẫu mực. Điều đó được biểu hiện trước hết trong phần mở đầu của văn bản. - Người dùng chính những lời lẽ bất hủ trong 2 bản Tuyên ngôn của 2 nước đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Như một mũi tên chúng hai đích, HCM đã dùng chính ngòi chút của mình để lên tiếng: + Dùng đòn chiến lược “gậy ông đập lưng ông” đánh trực diện vào bọn Pháp và Mĩ. Dùng chính lí lẽ của chúng để đánh đòn phủ đầu, bác bỏ luận điệu xảo trá của chúng khi chúng đang có ý định đặt chân vào VN. + Lên tiếng yêu cầu Mĩ và Pháp cần phải tôn trọng quyền bình đẳng, tự do của con người VN, của dân tộc VN. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời mở đầu bản Tuyên ngôn tạo cơ sở vững chắc cho toàn bộ văn bản: N¨m häc 2010 - 2011 3 – Tæ V¨n – + Khép lại phần mở đầu bản Tuyên ngôn là một câu văn kiên quyết, đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. + Câu văn chính là câu chốt, có ý nghĩa quan trọng trong mạch lập luận. Nó khẳng định những điều được trích dẫn trên, suy rộng ra ở trên là những lẽ phải, là chân lí khách quan. Nó không những được mọi người mặc nhiên thừa nhận mà còn được kiểm chứng qua các cuộc CM lớn trên thế giới (CM Mĩ, Pháp). + Câu văn giống như một bức tường thành lí luận vững chắc, tạo giá trị pháp lí và sức thuyết phục cho phần sau của văn bản. - Giọng văn vừa mềm mỏng vừa cứng cỏi, vừa khéo léo lại vừa kiên quyết. Từng lời văn như thấm nhuần tư tưởng nhân đạo của HCM và khát vọng cháy bỏng của người về quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. 3. Kết bài: Bản Tuyên ngôn thể hiện + Tầm vóc lịch sử, tầm vóc thời đại của tư tưởng HCM. + Tài năng kiệt xuất của người trong mảng văn chương chính luận. Tiết 3 + 4 - HS chép yêu cầu của đề bài. - Thực hiện tương tự đề 1. Đề 2: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh, chị hãy phân tích bản Tuyên ngôn để làm sáng tỏ nhận định trên. I. Tìm hiểu đề 1. Vấn đề nghị luận: Làm rõ nhận định “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực’. 2. Nội dung triển khai: - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, có tầm vóc về tư tưởng, văn hóa. - Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc (luận điểm chính, trọng tâm của bài viết). + Cách nêu vấn đề về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc qua việc dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp. + Cách luận tội kẻ thù bằng thực tế lịch sử, chứng minh nguyên lí nói trên bị chà đạp, phản bội ntn? + Tuyên bố của bản Tuyên ngôn: quyền tự do, độc lập, tên N¨m häc 2010 - 2011 4 – Tæ V¨n – Chú ý: + Vấn đề nghị luận: làm rõ nhận định về bản Tuyên ngôn độc lập  Thao tác chính là chứng minh, phân tích. + Nội dung triển khai phải làm rõ được nhân định. + Phạm vi nghị luận: toàn tác phẩm. hiệu mới của nước VN và ý chí giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. + Tuyên ngôn độc lập là áng văn đặc sắc, giàu tính thẩm mĩ bởi nó chứa đựng một tình cảm yêu nước, thương dân của HCM nên nó có sức thuyết phục lớn, làm lay động hàng triệu trái tim yêu nước VN, xứng đáng là áng văn của muôn đời. II. Lập dàn ý 1. Mở bài: (Như đề 1). 2. Thân bài: a) Luận điểm 1: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá. * Trong bối cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, Tuyên ngôn độc lập ra đời mang ý nghĩa lịch sử to lớn. - Là một văn kiện lịch sử trọng đại, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. - Đánh dấu sự chấm dứt, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân, phong kiến, khép lại một thời kì lịch sử tăm tối, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên gắn liền với độc lập, tự do, dân chủ. * Tuyên ngôn độc lập vừa khẳng định vị thế bình đẳng, lập trường chính nghĩa của dân tộc VN trên trường quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX; đồng thời đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân đế quốc, vạch trần dã tâm quay trở lại xâm lược cùng bản chất tàn bạo của chúng trước dư luận quốc tế. b)Luận điểm 2: Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc. * Tuyên ngôn độc lập như tiếp nối một cách tự nhiên các áng hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương. * Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mĩ của HCM. Điều đó được thể hiện trước hết ở: (1) Cách nêu vấn đề và khẳng định chân lí khách quan của vấn đề (xem phần thân bài - đề 1). (2) Cách luận tội kẻ thù: Tội thứ 1: Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng bác ái để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là những hành động phi nhân đạo, đi ngược lại với chính nghĩa. N¨m häc 2010 - 2011 5 – Tæ V¨n –  P và M đã đạp đổ lá cờ bình đẳng, tự do của tổ tiên; chà đạp lên những giá trị tư tưởng tiến bộ, văn minh nhân loại mà cha ông chúng đã từng tự hào, kiêu hãnh. Tội thứ 2: Chúng thực thi những hành động, những chính sách cai trị vô cùng dã man, hà khắc đối với nhân dân ta, đồng bào ta.  Người lột trần bộ mặt giả dối, luận điệu xảo trá của TD Pháp trước công luận thế giới. Những hành động, chính sách của chúng hoàn toàn đi ngược lại cái gọi là bảo hộ, khai hóa văn minh cho người An Nam ta. Tội thứ 3: Thực chất, Pháp đã phản bội phe Đồng Minh khi đầu hàng Nhật: + Mùa thu năm 1940, Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. + Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Pháp tháo chạy khỏi VN khi Nhật đứng lên tước khí giới. + Pháp không ủng hộ VM chống Nhật mà còn thẳng tay chém giết, khủng bố Việt Minh. - Bản Tuyên ngôn còn ca ngợi cuộc đấu tranh đầy khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc VN. + Người VN luôn đề cao tinh thần chính nghĩa và tư tưởng nhân đạo (giúp người Pháp về nước…). + Đứng về phe Đồng Minh chống phát xít. + Người VN đã kiên cường anh dũng đứng dậy đấu tranh giành chính quyền. (Sự thật là…) (3) Lời tuyên bố của văn kiện: - Câu văn có 9 chứ mà tóm lược đầy đủ các sự kiện lịch sử: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Người đã dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và vô cùng oanh liệt của dân tộc: Dân tộc VN đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 10 năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ VNDCCH như là một tất yếu lịch sử.  Đó cũng chính là lời tuyên bố khai sinh ra nước VN mới, mở ra một kỉ nguyên mới. Kỉ nguyên gắn liền với độc lập, tự do, dân chủ và bác ái. - Người tuyên bố thoát li, xóa bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước VN. - Người kêu gọi các nước Đồng Minh và nhân dân toàn thế giới thừa nhận và ủng hộ nền độc lập tự do của VN. - Người cảnh báo đối với kẻ thù: người VN quyết đem N¨m häc 2010 - 2011 6 – Tæ V¨n – Hoạt động 4 Hướng dẫn tự học. GV ra đề, HS thực hiện tương tự (làm ở nhà). Trình bày cảm nhận của anh (chị) về phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập. tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng để bảo vệ, giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc.  Lời khẳng định tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc.  Lời kết của bản tuyên ngôn như sấm truyền cảnh báo với kẻ thù từ ngàn xưa vang vọng: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Nam quốc sơn hà). 3. Kết bài: Bản Tuyên ngôn thể hiện + Tầm vóc lịch sử, tầm vóc thời đại của tư tưởng HCM. + Tài năng kiệt xuất của người trong mảng văn chương chính luận. 4. Củng cố, dặn dò (2’) - Nắm được cách giải quyết vđề về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập qua đề văn đã lập dàn ý. - Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4. - Chuẩn bị: Luyện đề về Tuyên ngôn độc lập (Tiếp). Tiết 3 - 4: Làm văn Ngày soạn: 27/09/2010 LUYỆN ĐỀ VỀ TÁC PHẨM “Tuyên ngôn độc lập” A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố: - Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. - Cách làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Thành thạo trong thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận nói chung, bài nghị luận về tác phẩm văn học nói riêng. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Soạn giáo án: ra đề, định hướng nội dung triển khai cho bài viết. - Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo. N¨m häc 2010 - 2011 7 – Tæ V¨n – 2. Học sinh: - Nắm nội dung, các vấn đề chính của bản Tuyên ngôn độc lập. - Nắm cách làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (90’) Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học Hoạt động 1 Giới thiệu bài. Hoạt đông 2 GV ra đề, hướng dẫn HS làm bài. Hoat động 3 HS thực hiện: - Tìm hiểu đề. - Lập dàn ý cho bài viết. Đề bài: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh, chị hãy phân tích bản Tuyên ngôn để làm sáng tỏ nhận định trên. I. Tìm hiểu đề 1. Vấn đề nghị luận: Làm rõ nhận định “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực’. 2. Nội dung triển khai: - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, có tầm vóc về tư tưởng, văn hóa. - Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc (luận điểm chính, trọng tâm của bài viết). + Cách nêu vấn đề về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc qua việc dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp. + Cách luận tội kẻ thù bằng thực tế lịch sử, chứng minh nguyên lí nói trên bị chà đạp, phản bội ntn? + Tuyên bố của bản Tuyên ngôn: quyền tự do, độc lập, tên hiệu mới của nước VN và ý chí giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. + Tuyên ngôn độc lập là áng văn đặc sắc, giàu tính thẩm mĩ bởi nó chứa đựng một tình cảm yêu nước, thương dân của HCM nên nó có sức thuyết phục lớn, làm lay động hàng triệu trái tim yêu nước VN, xứng đáng là áng văn của muôn đời. II. Lập dàn ý 1. Mở bài: (Như đề 1). 2. Thân bài: A. Luận điểm 1: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử N¨m häc 2010 - 2011 8 – Tæ V¨n – - HS chép yêu cầu của đề bài. - Thực hiện tương tự đề 1. Chú ý: + Vấn đề nghị luận: làm rõ nhận định về bản Tuyên ngôn độc lập  Thao tác chính là chứng minh, phân tích. + Nội dung triển khai phải làm rõ được nhân định. + Phạm vi nghị luận: toàn tác phẩm. vô giá. * Trong bối cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, Tuyên ngôn độc lập ra đời mang ý nghĩa lịch sử to lớn. - Là một văn kiện lịch sử trọng đại, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. - Đánh dấu sự chấm dứt, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân, phong kiến, khép lại một thời kì lịch sử tăm tối, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên gắn liền với độc lập, tự do, dân chủ. * Tuyên ngôn độc lập vừa khẳng định vị thế bình đẳng, lập trường chính nghĩa của dân tộc VN trên trường quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX; đồng thời đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân đế quốc, vạch trần dã tâm quay trở lại xâm lược cùng bản chất tàn bạo của chúng trước dư luận quốc tế. B. Luận điểm 2: Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc. * Tuyên ngôn độc lập như tiếp nối một cách tự nhiên các áng hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương. * Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mĩ của HCM. Điều đó được thể hiện trước hết ở: (1) Cách nêu vấn đề và khẳng định chân lí khách quan của vấn đề (xem phần thân bài - đề 1). (2) Cách luận tội kẻ thù: Tội thứ 1: Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng bác ái để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là những hành động phi nhân đạo, đi ngược lại với chính nghĩa.  P và M đã đạp đổ lá cờ bình đẳng, tự do của tổ tiên; chà đạp lên những giá trị tư tưởng tiến bộ, văn minh nhân loại mà cha ông chúng đã từng tự hào, kiêu hãnh. Tội thứ 2: Chúng thực thi những hành động, những chính sách cai trị vô cùng dã man, hà khắc đối với nhân dân ta, đồng bào ta.  Người lột trần bộ mặt giả dối, luận điệu xảo trá của TD Pháp trước công luận thế giới. Những hành động, chính sách của chúng hoàn toàn đi ngược lại cái gọi là bảo hộ, khai hóa văn minh cho người An Nam ta. Tội thứ 3: Thực chất, Pháp đã phản bội phe Đồng Minh khi đầu hàng Nhật: N¨m häc 2010 - 2011 9 – Tæ V¨n – Hoạt động 4 Hướng dẫn tự học. GV ra đề, HS thực hiện tương tự (làm ở nhà). Trình bày cảm nhận của anh (chị) về phong cách nghệ thuật trong văn chính + Mùa thu năm 1940, Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. + Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Pháp tháo chạy khỏi VN khi Nhật đứng lên tước khí giới. + Pháp không ủng hộ VM chống Nhật mà còn thẳng tay chém giết, khủng bố Việt Minh. - Bản Tuyên ngôn còn ca ngợi cuộc đấu tranh đầy khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc VN. + Người VN luôn đề cao tinh thần chính nghĩa và tư tưởng nhân đạo (giúp người Pháp về nước…). + Đứng về phe Đồng Minh chống phát xít. + Người VN đã kiên cường anh dũng đứng dậy đấu tranh giành chính quyền. (Sự thật là…) (3) Lời tuyên bố của văn kiện: - Câu văn có 9 chứ mà tóm lược đầy đủ các sự kiện lịch sử: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Người đã dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và vô cùng oanh liệt của dân tộc: Dân tộc VN đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 10 năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ VNDCCH như là một tất yếu lịch sử.  Đó cũng chính là lời tuyên bố khai sinh ra nước VN mới, mở ra một kỉ nguyên mới. Kỉ nguyên gắn liền với độc lập, tự do, dân chủ và bác ái. - Người tuyên bố thoát li, xóa bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước VN. - Người kêu gọi các nước Đồng Minh và nhân dân toàn thế giới thừa nhận và ủng hộ nền độc lập tự do của VN. - Người cảnh báo đối với kẻ thù: người VN quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng để bảo vệ, giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc.  Lời khẳng định tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc.  Lời kết của bản tuyên ngôn như sấm truyền cảnh báo với kẻ thù từ ngàn xưa vang vọng: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Nam quốc sơn hà). 3. Kết bài: Bản Tuyên ngôn thể hiện N¨m häc 2010 - 2011 10 [...]... gạo canh khuya (Nhớ - Hồng Nguyên) - Người lính Tây Tiến, họ bước chân đi từ mảnh đất Hà thành yêu dấu, từ tầng lớp trí thức Vậy nên, hình ảnh dáng kiều thơm xuất hiện trong giấc mơ của họ cũng ít nhiều N¨m häc 2010 - 2011 14 – Tæ V¨n – - Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học Tìm những tư liệu viết về người lính trong thời kháng Pháp mang mùi sách vở học trò - Dường như người lính Tây Tiến luôn mang... giang Chuốt là làm bóng lên những sợi giang mỏng mảnh Trong đó có cả sự khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ của con người để làm nên những chiếc N¨m häc 2010 - 2011 24 – Tæ V¨n – - nón, chiếc mũ phục vụ kháng chiến, để anh bộ đội đi chiến dịch có ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Ngươi an nón được khắc họa làm nên nét tiêu biểu cho vẻ đẹp tài hoa, tính sáng tạo của đồng bào Việt Bắc ơ (3) Mùa hè: - Âm thanh:... thương) - Người lính Tây Tiến sinh hoạt và chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian nan đầy thử thách Trong hồi ức ngày trở về của những người lính Tây Tiến còn may mắn sống sót, các anh chết trận thì ít mà chết vì sốt rét thì nhiều - Hình ảnh được Quang Dũng đưa vào trang thơ là những hình ảnh rất hiện thực Trên dọc đường hành quân nơi biên giới rải rác đây đó khắp nơi những nấm mồ được dựng lên hoang... Củng cố, dặn dò (2’) - Nắm được cách giải quyết vđề về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập qua đề văn đã lập dàn ý - Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4 - Chuẩn bị: Luyện đề về Tây Tiến Tiết 5-6 : Làm văn Ngày soạn:3/10/2010 LUYỆN ĐỀ VỀ “Tây Tiến” A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Giúp HS củng cố: - Bài thơ Tây Tiến, hình tượng người anh hùng chiến sĩ trong thơ ca kháng chiến - Cách làm văn nghị luận... yêu cầu trong hoạt động 4 - Chuẩn bị nội dung bài: Luyện đề về “Tây Tiến” (Tiếp) Tiết 7-8 : Làm văn Ngày soạn:3/10/2010 LUYỆN ĐỀ VỀ “Tây Tiến” (Tiếp) A MỤC TIÊU BÀI HỌC N¨m häc 2010 - 2011 15 – Tæ V¨n – 1 Kiến thức: Giúp HS củng cố: - Bài thơ Tây Tiến, hình tượng người anh hùng chiến sĩ trong thơ ca kháng chiến - Cách làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ đã học 2 Kĩ năng: - Thành thạo trong thao... tác bài thơ: - Khoảng cuối năm 1947, Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến Đó là một đơn vị quân đội thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao quân Pháp ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ VN - Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang hoạt động CM ở một đơn vị khác Từ Phù Lưu Chanh, một làng quê hiền hòa bên dòng sông Đáy, nơi Quang Dũng ghi... 2010 - 2011 17 – Tæ V¨n – chỉ về sự hi sinh mà còn về ý chí và nghị lực - Quang Dũng không né tránh hiện thực Nhưng mỗi lần nói tới cái chết của người lính Tây Tiến, thì ngay lập tức lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lí tưởng đầy chất bay bổng: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh – Áo bào thay chiếu anh về đất + Hình ảnh áo bào thay chiếu là một cách sang trọng hóa sự hi sinh của người lính Tây Tiến + Chinh. .. đóa hoa thơm + Lê Anh Xuân tự hào trước một dáng đứng VN Tên anh đã thành tên đất nước, Ôi! Anh giải phóng quân Từ dáng đứng của anh trên đường bay Tân Sơn Nhất, Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân * Sông Mã cất lên tiếng gầm thét oai hùng trước sự hi sinh của người lính Tây Tiến - Sông Mã như một hình thể sống, biết đau đớn, xót xa trong tiếng gầm thét vang dậy khắp núi rừng Sông Mã đang tấu lên khúc... xuất thân của những người lính Tây Tiến: - Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên - Họ vào trận mang theo một tâm hồn rất trẻ trung, sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết Không chỉ vậy, ỏ họ còn mang đậm nét hào hoa, lãng mạn * Vẻ đẹp tâm hồn: - Những câu thơ phần trước của bài, Quang Dũng cũng đã nhắc tới vẻ đẹp tâm hồn... nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng Xuân Diệu cũng có những câu thơ sử dụng chữ đổ chuyển cảm giác tương tự: Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Câu thơ “Nhớ cô em gái hái măng một mình” là câu thơ đặc sắc giàu vần điệu, thanh điệu Có vần lưng (gái hái) Có điệp âm qua phụ âm “m” (măng - một - mình) Đây là những vần thơ nên họa, nên nhạc, tạo nên một không gian nghệ thuật đẹp và vui, đầy màu sắc, âm thanh . häc 2010 - 2011 1 – Tæ V¨n – - Tìm hiểu đề. - Lập dàn ý cho bài viết. Chú ý: - Vấn đề nghị luận: làm rõ cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn. - Phạm vi nghị luận: phần mở đầu của văn bản. - Có thể. là “gian nhà không”, là “giếng nước gốc đa”, là hình ảnh: Mái nhà gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ. Ít nhiều người vợ trẻ, Mòn chân bên cối gạo canh khuya. (Nhớ - Hồng Nguyên) - Người. 2010 - 2011 14 – Tæ V¨n – - Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học. - Tìm những tư liệu viết về người lính trong thời kháng Pháp. mang mùi sách vở học trò. - Dường như người lính Tây Tiến luôn mang

Ngày đăng: 18/05/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan