Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai

72 485 1
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện tại chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh ô gây nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.

1 | P a g e LỜI MỞ ĐẦU Hiện tại chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh ô gây nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Gia Lai là một tỉnh miền núi phía bắc Tây Nguyên. Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc, lượng dân nhập cư vào tỉnh ngày càng nhiều. Khí hậu 2 mùa, mùa mưa kéo dài, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, thường xảy ra các vụ dịch bệnh đặt biệt là trong các huyện vùng sâu, vùng xa gây áp lực cho ngành y tế của tỉnh. Điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh viện trong tỉnh hiện nay đều tiếp quản lại cơ sở của chế độ cũ, chưa được xây dựng lại. Hạ tầng cơ sở không có gì, không gian kiến trúc còn nhiều hạn chế. Phải đối đầu với 2 | P a g e những thách thức về mọi mặt như vấn đề thu gom và xử lý rác thải y tế chưa đạt tiêu chuẩn, không đúng qui định, chưa có hệ thống xử lý. Hiện trạng việc xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thứ đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì có rất nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn, chưa kể chi phí cho sử dung đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bào trì. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao. Sự quan tâm của một số lãnh đạo còn chưa được đầy đủ, các giải pháp về xử lý chất thải còn chưa được đồng bộ và tuy đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành, qui chế chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành nhưng các văn bản pháp qui vẫn chưa thâm sâu vào đời sống. Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tính cần thiết của đề tài 3 | P a g e Tại Gia Lai hiện nay ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau trong đó có y tế. Có thể nói ô nhiễm trong ngành Y Tế đang diễn ra khá trầm trọng mà nổi bật là ở các bệnh viện. Mạng lưới y tế ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặt biệt là trong vấn đề quản lý rác thải y tế. Rác thải y tế bao gồm chất thải nguy hại như: kim tiêm, găng tay, cao su, bông, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyền dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân nếu không được xử lý đúng mức. Do chất thải bệnh viện ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng nên công tác thu gom và xử lý phải triệt để. Nhưng, hiện nay khâu quản lý rác thải của các cơ sở y tế còn hết sức lỏng lẻo. Hầu hết rác thải y tế, các bệnh phẩm chưa được phân loại theo đúng chuẩn loại, chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, không có nhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. 4 | P a g e 1.2. Mục tiêu của đề tài Đề tài tập trung vào 2 vấn đề chính: − Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai. − Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện phù hợp với điều kiện tỉnh. 1.3. Nội dung đề tài Để đạt được những mục tiêu trên, nội dung đề tài bao gồm: − Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. − Khảo sát thực tế tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. − Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn của tỉnh. − Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải bệnh viện của tỉnh. − Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh: Phương án trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu huỷ chất thải. Phương án cải thiện hệ thống quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh. Một số phương án khả thi khác 5 | P a g e 1.4. Phương pháp nghiên cứu − Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến bệnh viện trên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài từ các bệnh viện, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, từ thầy cô, từ sách báo, thông tin trên mạng. v.v. Sau đó sẽ lựa chọn những thông tin cần thiết nhất) − Phương pháp điều tra, khảo sát (khảo sát tình hình thực tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh) bằng phiếu điều tra. − Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu (từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm) − Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia (của thầy cô, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của một số nhân viên trong bệnh viện) − Phương pháp so sánh. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn − Đánh giá được tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn tỉnh. − Đề xuất những biện pháp khả thi nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các bệnh viện trong tỉnh, một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. 6 | P a g e 1.6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Khảo sát tại 20 bệnh viện điển hình trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 7 | P a g e Chương 2 TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI Y TẾ 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI Y TẾ 2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 2.1.1.1.Các định nghĩa a/ Chất thải y tế Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, xét nghiệm, chuẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về y sinh học. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí. Chất thải y tế thường bao gồm cả các loại chất thải có đặc tính và tác động đối với môi trường sức khoẻ giống như các chất thải thông thường khác. b/ Chất thải nguy hại Là chất thải có chứa các chất hoặc hoá chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, gây ăn mòn, dễ lây nhiễm với các đặc tính nguy hại), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. 8 | P a g e Do có các đặc tính và tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khoẻ mà các loại chất thải y tế nguy hại đòi hỏi phải được thu gom, phân lập và tiêu huỷ theo những qui trình đặc biệt và đảm bảo an toàn có áp dụng các công nghệ phức tạp và thường là tốn kém để tránh thoát thải ra môi trường bên ngoài. c/ Chất thải y tế nguy hại Là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật, bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất này không được huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người. d/ Quản lý chất thải y tế nguy hại Là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý bắt đầu từ khâu thu gom, vận chuyển, lưu trữ và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại. e/ Thu gom Là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời tại điểm tập trung của cơ sở y tế. f/ Vận chuyển Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến xử lý ban đầu, lưu trữ, tiêu huỷ. 9 | P a g e g/ Xử lý ban đầu Là quá trình khử khuẩn hoặc tiết khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi phát sinh khi vận chuyển tới nơi lưu trữ hoặc tiêu huỷ. h/ Tiêu huỷ Là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp) chất thải nguy hại làm mất khả năng nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. 2.1.1.2. Cách xác định chất thải y tế Để xác định nguồn phát thải, tải lượng của chất thải y tế nói chung và tỷ lệ chất thải rắn nguy hại nói riêng có rất nhiều cách đánh giá khác nhau và chưa thực sự thống nhất. Một cách tiếp cận thuyết phục để có thể dự báo, ước lượng chất thải y tế nói chung và số lượng hay tỷ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng phải dựa vào các yếu tố sau:  Số lượng, đặc điểm, phạm vi cứu chữa, qui mô khám bệnh, điều trị của tất cả các cơ sở y tế.  Số lượng giường bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế có giường bệnh từ tuyến huyện và tương đương trở lên bao gồm cả các bệnh viện do ngành y tế quản lý và do các ngành khác quản lý. 10 | P a g e  Lượng chất thải y tế phát thải mỗi ngày xác định theo giường bệnh (giường bệnh của cấp bệnh viện) mỗi ngày.  Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trên tổng chất thải y tế chung của giường bệnh (giường bệnh cấp bệnh viện) mỗi ngày. Trên cơ sở này, có thể áp dụng ước lượng khối lượng chất thải của bệnh viện cụ thể của khu vực, thậm chí có thể ước lượng khối lượng chất thải rắn cho phạm vi toàn quốc. Các cơ sở y tế ở Việt Nam chủ yếu thuộc ngành y tế được tổ chức phân bố theo 4 cấp:  Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y Tế  Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh.  Các cơ sở y tế tuyến huyện.  Các cơ sở y tế tuyến xã và tương đương. Trong đó, qui mô bệnh viện có từ tuyến huyện gọi là bệnh viện huyện, tuyến tỉnh gọi là bệnh viện tỉnh và tuyến sau cùng là các bệnh viện tuyến Trung Ương. Đa số các bệnh viện của các tuyến là qui mô bệnh viện đa khoa, một số bệnh viện chuyên khoa. Các bệnh viện nêu trên là các cơ sở y tế có giường bệnh, thường xuyên hoạt động khám chữa bệnh và cũng thường xuyên phát thải chất thải rắn y tế. Một số ngành khác cũng có cơ sở y tế từ tuyến cơ sở cho tới tuyến chuyên khoa như Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An có hẳn một hệ thống y tế từ tuyến Trung [...]... 2.6: Lượng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải y tế Chất thải y tế nguy hại (kg/ giường bệnh /ngày) (kg/ giường bệnh/ ngày) 4,1-8,7 0,4-1,6 Bệnh viện tỉnh 2,1-4,2 0,2-1,1 Bệnh viện huyện 0,5-1,8 0,1-0,4 Tuyến bệnh viện Bệnh viện Trung Ương (Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004) 2.1.5 Thành phần chất thải rắn bệnh viện Chất thải rắn y tế... Hội thảo xử lý chất thải bệnh viện 2,27 dựng xưởng đốt CTYT Hà Nội 3 Phạm Song Hội thảo quản lý chất thải bệnh viện Phạm Thị Ngọc Bích Hội thảo xử lý chất thải bệnh 4 viện Nguyễn Xuân Nguyễn Hội thảo quản lý chất thải bệnh 5 viện 1998 12 | P a g e Giá trị trung bình 2,21 (Nguồn: Môi trường bệnh viên nhìn từ góc độ quản lý chất thải - 2004) Như vậy lượng chất thải rắn y tế trung bình phát thải theo... góc độ quản lý chất thải - 2004) Chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm các thành phần chất thải trong các mục phân loại C,D,E,F 2.2 Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ 2.2.1 Tác hại của chất thải y tế lên sức khoẻ a/ Các rủi ro từ chất thải y tế Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thỉ có đặc điểm như chất thải sinh hoạt chung và một tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng 20%) các chất thải có khả... dẫn đến quản lý, thu gom và phân loại và xử lý thiếu nghiêm ngặt và không tuân thủ các qui định bắt buộc, do đó dẫn đến tình trạng là một tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại có thể bị lẫn vô chất thải rắn chung và phát tán ra môi trường bên ngoài, trở thành nguồn gây ô nhiễm và có khả năng gây ra các rủi ro về môi trường và sức khoẻ Bảng 2.7: Đặc điểm, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện Giá trị... phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thu c khác, do các kim loại nặng như thu ngân, phenol và các dẫn xuất, các hoá chất khử trùng và tẩy uế  Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen tế bào Đối với các nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây độc gen tế bào mà mức độ ảnh hưởng và chịu tác động từ các rủi ro tiềm tàng sẽ phụ thu c vào các yếu tố như tính chất, liều... Nước thu nhập cao Nước thu nhập trung bình Nước thu nhập thấp Bảng 2.4: Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện Nguồn phát sinh Lượng chất thải theo từng bệnh viện (kg/giường bệnh/ ngày) Bệnh viện đại học y dược 4,1 – 8,7 Bệnh viện đa khoa 2,1 – 4,2 Bệnh viện tuyến huyện 0.5 – 1,8 Trung tâm y tế 0,05 – 0,2 Bảng 2.5: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện Các. .. lượng chất thải rắn y tế cũng được ước lượng trên cơ sở số giường bệnh và hệ số phát thải phụ thu c vào nhiều 18 | P a g e yếu tố như thay đổi theo mức thu nhập, thay đổi theo loại bệnh viện mức phát thải khác nhau theo các khoa phòng chuyên môn cụ thể như sau: Bảng 2.3: Lượng chất thải thay đổi theo từng nước Chất thải bệnh viện nói Chất thải y tế nguy hại chung (kg/giường bệnh/ ngày) (kg/giường bệnh/ ngày)... phơi nhiễm chất thải do hậu quả của sự bất cẩn và tắc trách trong các khu quản lý và kiểm soát chất thải Dưới đây là những nhóm đối tượng chính có nguy cơ cao đối với tác hại của chất thải y tế:  Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện, những người thực hiện các thủ thu t xâm lấn, tiêm, thay băng, v.v  Những người thực hiện nhiệm vụ phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế... lượng người vãng lai này khá lớn nhiều khi tương đương với số bệnh nhân nằm viện Chính hiện trạng này làm cho khối lượng phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện tăng lên, đặc điểm thành phần chất thải bệnh viện cũng thay đổi theo (có thể tăng tỉ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt) Kết quả này dẫn tới sự quá tải hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốn được thiết kế theo số giường bệnh Sự quá tải này... bệnh ngày, tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong tổng số chung và số lượng giường bệnh tại các cơ sở y tế từ 13 | P a g e tuyến huyện trở lên và tương đương có thể xác định được tổng lượng chất thải y tế nguy hại phải xử lý theo địa bàn và theo khu vực cho mỗi bệnh viện. (Xem phụ luc 2) Tính chung cho toàn quốc, lượng chất thải từ các hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ y tế là:  Chất thải rắn . trung vào 2 vấn đề chính: − Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai. − Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện. và xử lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. − Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn của tỉnh. − Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải bệnh viện của tỉnh. −. nghĩa thực tiễn − Đánh giá được tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn tỉnh. − Đề xuất những biện pháp khả thi nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các bệnh viện

Ngày đăng: 18/05/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 2

  • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI Y TẾ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan