luận văn quản lý dự án Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí

64 330 0
luận văn quản lý dự án  Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Kính thưa: - Các cô giáo, thầy giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân - Các anh chị trong ban Dịch vụ Tài chính – Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam Em là Lê Hồng Linh – sinh viên lớp Tài chính doanh nghiệp A, khó 48, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Qua thời gian 04 năm học tập chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, và sau thời gian thực tập và nghiên cứu tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt nam em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Cho đến nay, em đã hoàn thành chuyên đề này đồng thời thu được những kiến thức, kinh nghiệm hết sức quý báu trong thời gian học tập tại trường cũng như thực tập tại Tổng công ty. Để có được kết quả nêu trên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các cô giáo, thầy giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và đặc biệt là các cô giáo, thầy giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích. Em xin cảm ơn cô giáo PGS.TS Lưu Thị Hương đã dành thời gian, công sức tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các anh các chị trong Ban dịch vụ Tài chính – Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại Tổng công ty. Em xin cảm ơn anh Bùi Công Huy – chuyên viên tư vấn, phòng phát triển dự án CDM đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình em đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Lê Hoàng Linh Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 1 Chuyên đề tốt nghiệp ĐỊNH NGHĨA VÀ VIẾT TẮT - UNFCCC: United Nations Framework Convention on Climate Change – công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. - KP: Kyoto Protocol – Nghị định thư Kyoto - Dự án CDM: Clean Development Mechanism – là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. - GHG: Greenhouse gases - Khí nhà kính: là các khí gây biến đổi khí hậu được Nghị định thư Kyoto quy định, bao gồm: CO 2 , CH 4 , N 2 O, HFC s , PFC s , SF 6 và các loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto. - CERs: Certified Emission Reductions – là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được xác nhận do Ban chấp hành Quốc tế về CDM cấp cho dự án CDM. 1 CERs được xác định bằng 1 tấn CO 2 tương đương. - CDM EB (hay EB): CDM Executive – Ban điều hành Quốc tế về CDM: là tổ chức được các nước tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu thành lập và uỷ quyền giám sát các dự án CDM. - DNA: Designated National Authority - Cơ quan thẩm quyền quốc gia của nước chủ nhà: là cơ quan có thẩm quyền do nước chủ nhà thành lập, chịu trách nhiệm xét duyệt các dự án CDM trong nước. - DOE: Designated Operational Entity – là tổ chức tác nghiệp được chỉ định, được “Hội nghị/ phiên họp các bên có quyền hạn đưa ra hướng dẫn về CDM” thành lập dựa trên khuyến nghị của EB. DOE có chức năng đánh giá các đề xuất dự án CDM cũng như xem xét và xác nhận mức giảm thải khí nhà kính do tác động của con người. Một cơ quan tác nghiệp DOE chỉ tiến hành phê chuẩn, thẩm tra hoặc chứng nhận đối với một dự án CDM nhất định. - PDD: Project Design Document – văn kiện thiết kế dự án thể hiện các nội dung cần thiết về mặt kỹ thuật và tổ chức các hoạt động Dự án và là yếu tố quan trọng khi tiến hành thẩm định, đăng ký và thẩm tra lại dự án như yêu cầu của KP đối với UNFCCC. Văn kiện thiết kế dự án chứa đựng các thông tin về phương pháp cơ bản và nguyên tắc giám sát đã được phê chuẩn để thực hiện hoạt động dự án, bao gồm cả số liệu theo dõi và các phương thức tính toán. Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 2 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cụm từ “Biến đổi khí hậu” thường xuyên được nhắc tới trên các phương tiện thông tin đại chúng, đó là bởi nhân loại hiện đang được tận mắt chứng kiến những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tới sự phát triển của con người. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt… và nghiêm trọng hơn là sức ép về ô nhiễm môi trường là những biểu hiện rõ nét nhất của biến đổi khí hậu. Trong tương lai gần, đối tượng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu là người dân nghèo ở các nước đang phát triển. Có thể nói biến đổi khí hậu đã và đang huỷ hoại những nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống đối nghèo ở các nước đang phát triển. Với tầm nhìn thiên niên kỷ, năm 1992 các nhà lãnh đạo của 154 quốc gia đã ký “Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” trong đó cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các nước này thải ra. Nhằm giúp các nước này thực hiện được cam kết nêu trên, Liên hợp quốc đưa ra nghị định thư Kyoto (năm 1997), quy định về các cơ chế linh hoạt để thực thi cam kết. Một trong các cơ chế đó là “Cơ chế phát triển sạch - CDM”. Cơ chế này cho phép các nước đang phát triển nhận được nguồn tài trợ về tài chính, công nghệ từ các nước phát triển nhằm giúp các nước này thực thi chính sách quốc gia về môi trường những vẫn đảm bảo phát triển bền vững. Sớm nhận thức được lợi ích từ cơ chế này, Việt Nam đã chủ động tham gia nghị định thư Kytoto và triển khai việc phát triển các “dự án sạch” hay “dự án CDM” trong nước. Hiện nay, tại Việt Nam đã có sự hiện diện của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các dự án CDM. Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong số những tổ chức như vậy. Bên cạnh nhiệm vụ chính là đảm bảo thu xếp nguồn vốn cho các dự án của Tập đoàn, Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khớ đã và đang tiến hành hoạt động tư vấn phát triển các dự án CDM cho các đơn vị trong ngành Dầu khí. Tuy nhiên có thể thấy trong thời gian qua, hoạt động tư vấn phát triển các dự án CDM của PVFC chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 3 Chuyên đề tốt nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các dự án CDM tại Việt Nam nói chung và trong ngành Dầu khí nói riêng, đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty tài chính Cổ phần dầu khí” được lựa chọn nghiên cứu. Kết cấu chuyên đề gồm ba phần: Chương 1. Hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án của công ty tài chính. Chương 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí. Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 4 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1.1 Khái quát về Công ty Tài chính 1.1.1.1 Khái niệm Theo Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính thì “Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 01 năm. Công ty Tài chính bao gồm loại hình Công ty Tài chính tổng hợp được thực hiện tất cả các chức năng, nghiệp vụ theo quy định và Công ty Tài chính chuyên ngành hoạt động chủ yếu trên một số lĩnh vực như: tín dụng tiêu dùng hoặc phát hành thẻ tín dụng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.” Hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam nhằm mục tiêu ban đầu là huy động và điều hồ nguồn vốn trong nội bộ các tổng công ty, phục vụ sự phát triển của tổng công ty. Tuy nhiên, ngoài thực hiện tốt các nhiệm vụ của tập đoàn, các Công ty Tài chính hiện nay còn đa dạng hoá dịch vụ để mở rộng thị trường và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác trên thị trường tài chính. 1.1.1.2 Các mô hình Công ty Tài chính Theo hình thức thành lập, có thể chia Công ty tài chính thành năm loại: Công ty Tài chính nhà nước - là Công ty Tài chính do Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn, thành lập và quản lý hoạt động kinh doanh. Công ty Tài chính cổ phần - là Công ty Tài chính được hình thành dưới hình thức tổ chức và cá nhân cùng góp vốn, thành lập và quản lý hoạt động kinh doanh. Cơng ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng - là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng nguồn vốn tự có của nó. Công ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng có tư cách pháp nhân và hạch toán một cách độc lập. Công ty Tài chính Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 5 Chuyên đề tốt nghiệp liên doanh - là Công ty Tài chính được thành lập trên cơ sở góp vốn giữa nước sở tại và nước ngoài dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài - là Công ty tài chính được thành lập bằng nguồn vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài trong khuôn khổ quy định của pháp luật của nước sở tại. Theo hình thức sở hữu, có thể chia công ty tài chính thành hai loại: Công ty tài chính độc lập - là loại hình Công ty tài chính hoạt động độc lập. Công ty Tài chính đứng độc lập có thể đầu tư vào một lĩnh vực như tiêu dùng (tài trợ cho cá nhân, hộ gia đình để mua hàng hoá dưới hình thức tín dụng), đại diện là Công ty Tài chính tiêu dùng Prudential Việt Nam. Công ty Tài chính đứng độc lập đầu tư vào nhiều lĩnh vực như loại Công ty Tài chính Thương mại (tập trung vào cho vay, đầu tư trung và dài hạn cho đối tượng doanh nghiệp), đại diện là CityGroup. Công ty Tài chính trực thuộc Tập đoàn: là các Công ty Tài chính do một tập đoàn (công ty mẹ) lập nên và thường đóng vai trị đảm bảo hoạt động tài chính trong nội bộ tập đoàn. Đại diện là Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực, Công ty Tài chính Bưu điện … 1.1.1.3 Hoạt động cơ bản của Công ty Tài chính Huy động vốn: Công ty Tài chính được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn (từ 1 năm trở lên) của các cá nhân, tổ chức; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Hoạt động tín dụng: Các Công ty Tài chính được thực hiện các nghiệp vụ sau: Cho vay (bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác; cho vay tiêu dùng dưới hình thức mua nhà trả góp.) Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; cụ thể là: cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức tín dụng khác; cấp tín Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 6 Chuyên đề tốt nghiệp dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ Các Công ty Tài chính được phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hành Nhà nước và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Bên cạnh đó, các Công ty Tài chính cũng được phép thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Bảo lãnh Công ty tài chính nhận bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người được bảo lãnh. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động trên, Công ty Tài chính còn tiến hành các hoạt động như: góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác; đầu tư các dự án theo hợp đồng; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh ngoại tệ, vàng; làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp. Công ty Tài chính được phép nhận uỷ thác, hoặc làm đại lý trong các lĩnh vực có liên quan tới tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính tiền tệ, đầu tư. Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.1.2 Hoạt động tư vấn phát triển dự án của Công ty Tài chính 1.1.2.1 Hoạt động tư vấn của Công ty Tài chính Tư vấn được hiểu là việc góp ý kiến về những vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết định. Xã hội càng phát triển, “việc góp ý” – nội dung cơ bản của tư vấn – càng được mở rộng hơn rất nhiều. Các nhà tư vấn, các công ty tư vấn chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc “góp ý” mà đã và đang thực hiện nhiều nội dung khác quan trọng hơn như: nghiên cứu và cảnh báo rủi ro; nghiên cứu và đưa ra các ý kiến về việc chấp hành các quy định của pháp luật; nghiên cứu đưa ra các phương án đầu tư và lựa chọn phương án tối ưu trong kinh doanh, đầu tư… Theo đà phát triển của nền kinh tế, hoạt động tư vấn đã trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập và ngày càng phát triển. Trên cơ sở Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 7 Chuyên đề tốt nghiệp đó, các Công ty tài chính hiện đang thực hiện các hoạt động tư vấn sau: Tư vấn thu xếp vốn Công ty Tài chính nắm bắt nhu cầu vốn của doanh nghiệp và đưa ra cấu trúc vốn phù hợp và hiệu quả nhất cho nhu cầu đó dựa trên cơ sở về khả năng, nguồn lực sẵn có cũng như tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó các Công ty Tài chính cũng cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cập nhật nhất về tình hình thị trường vốn trong và ngoài nước, về các công cụ tài chính có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp Công ty Tài chính có thể tiến hành xây dựng lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp (bao gồm xây dựng đề án chuyển đổi doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp mới, xây dựng phương án chuyển đổi, xây dựng điều lệ, quy chế tài chính…), giúp doanh nghiệp chuẩn bị và hoàn thiện các loại hồ sơ, tài liệu. Bên cạnh đó các Công ty Tài chính còn tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp (trong trường hợp tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp). Tư vấn phát hành chứng khoán Phân tích tình hình doanh nghiệp, cũng như nhu cầu vốn để tư vấn về việc ra quyết định phát hành chứng khoán. Công ty Tài chính có thể tư vấn hoặc thay mặt doanh nghiệp làm việc với các tổ chức liên quan và đáp ứng các thủ tục (như lập hồ sơ, bản cáo bạch…); tư vấn chọn thời gian, địa điểm, giá và phương thức phát hành; tư vấn quản lý sau phát hành. Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Công ty Tài chính giúp doanh nghiệp tìm kiếm các công ty mục tiêu, tìm kiếm đối tác chiến lược hoặc tìm kiếm, thu xếp đối tác góp vốn bổ sung trong các dự án của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty Tài chính còn hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác chuẩn bị mua/bán (bao gồm lập phương án mua bán, xây dựng hồ sơ doanh nghiệp, phân tích đánh giá doanh nghiệp…). Tư vấn khác Bên cạnh những hoạt động tư vấn nêu trên, các Công ty Tài chính còn tiến hành các hoạt động tư vấn khác như: tư vấn xây dựng chiến lược tài chính, tư vấn thiết lập hệ thống quản trị tài chính, tư vấn về quản lý dòng tiền, tư vấn về Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 8 [...]... hoạt động tư vấn Hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án là một khái niệm tư ng đối, nó vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể định lượng được như lợi nhuận từ hoạt động động tư vấn, thời gian thực hiện dự án ) vừa trừu tư ng (thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng, mức độ chính xác của hoạt động tư vấn …) 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án của công ty tài chính. .. tốt các dự án, đảm bảo các mục tiêu cũng như giảm thiểu các chi phí, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực… ngày càng nhiều doanh nghiệp hiện đang tìm đến hoạt động tư vấn của các Công ty tài chính Hoạt động tư vấn phát triển dự án là một trong số những hoạt động tư vấn của các Công ty Tài chính Hoạt động tư vấn phát triển dự án được hiểu là việc các Công ty Tài chính tiến hành thu thập các tài liệu... lý cho dự án, hoặc tiến hành việc cung cấp tài chính cho dự án nếu thấy khả thi Ngoài ra, Công ty Tài chính cũng thực hiện việc tư vấn phát triển các dự án mang tính đặc thù của ngành ví dụ các dự án CDM của ngành điện lực, dầu khí Quy trình tư vấn phát triển dự án của Công ty Tài chính Lê Hồng Linh 9 Lớp: TCDN 48A Chuyên đề tốt nghiệp Nghiên cứu khả thi Xây dựng tài liệu dự án Xin phê duyệt Tài chính. .. hoạt động tư vấn phát triển dự án thực sự đạt được hiệu quả, đòi hỏi các công ty tài chính phải có hiểu biết về luật pháp quốc tế khi tham gia hoạt động trong môi trường này Lê Hồng Linh 17 Lớp: TCDN 48A Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CDM TẠI PVFC 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát. .. các hoạt động như: tư vấn doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tác mua đối với sản phẩm đầu ra của dự án; phối hợp với doanh nghiệp trong việc thanh tra, giám sát hoạt động của dự án trong suốt vòng đời của dự án Lê Hồng Linh 11 Lớp: TCDN 48A Chuyên đề tốt nghiệp 1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.2.1 Quan niệm về hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án của công. .. giảm phát thải cũng là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM 1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Chất lượng nhân sự Lê Hồng Linh 14 Lớp: TCDN 48A Chuyên đề tốt nghiệp Đối với hoạt động tư vấn, lao động của đội ngũ chuyên viên tư vấn (bao gồm cả các cấp quản lý) là yếu tố chính, ... chuyên viên tư vấn (chuyên viên tư vấn và các cấp quản lý) Họ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức để có thể đánh giá chính xác và tư vấn cho khách hàng Bên cạnh đó, cán bộ Công ty nói chung và chuyên viên tư vấn nói riêng thể hiện hình ảnh của Công ty Tài chính trong mắt khách hàng Vỡ vậy, việc nâng cao chất lượng nhân sự sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án 1.3.1.2... đầu tư cam kết trả cho Cơng ty tài chính Phí tư vấn có thể được trả trước hoặc sau khi dự án được hoàn thành tuỳ theo thoả thuận ban đầu với chủ đầu tư Lợi nhuận từ hoạt động thu xếp vốn/ tín dụng cho dự án hoặc cung cấp máy móc công nghệ cho dự án: bên cạnh hoạt động tư vấn dự án, các công ty tài chính có thể tiến hành cung cấp dịch vụ tài chính cho dự án nếu chủ đầu tư có nhu cầu và công ty tài chính. .. bằng tiền, công nghệ, các tài sản hợp pháp khác để tiến hành thực hiện dự án Đối với một số trường hợp, các Công ty tài chính có thể tham gia cung cấp tài chính cho dự án nếu xét thấy việc cung cấp tài chính cho dự án là khả thi hoặc có yêu cầu từ phía doanh nghiệp Bước 5: Tư vấn sau dự án Sau khi dự án được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động, tuỳ từng loại dự án cụ thể mà công ty tài chính có... PVFC phát hành thành công trái phiếu Tài chính Dầu khí 2007 với tổng khối lượng huy động đạt 1500 tỷ đồng Ngày 17/03/2008, PVFC chính thức thực hiện việc cổ phần hóa và chuyển thành Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam Đây là bước chuyển mình từ công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công ty cổ phần Theo mô hình công ty đại chúng, PVFC có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, trong đó, PVN nắm giữ 78% cổ phần, . động tư vấn phát triển dự án của công ty tài chính. Chương 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu. hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí. Lê Hồng Linh Lớp: TCDN 48A 4 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN. tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn phát triển dự án CDM tại Tổng công ty tài chính Cổ phần dầu khí được lựa chọn nghiên cứu. Kết cấu chuyên đề gồm ba phần: Chương 1. Hiệu quả hoạt động

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan