Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của hai giống cây họ đậu (keo giậu K636 và stylo CIAT 184) trong vụ đông

15 243 0
Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của hai giống cây họ đậu (keo giậu K636 và stylo CIAT 184) trong vụ đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NH HNG CA NC TI N SINH TRNG, NNG SUT, CHT LNG CA HAI GING CY H U (KEO GIU K636 V STYLO CIAT 184) TRONG V ễNG Nguyn Vn Quang, Nguyn Th Mựi, Bựi Vit Phong, Phm Th Xim B mụn Dinh dng, Thc n Chn nuụi v ng c Túm tt Mc ớch ca thớ nghim l xỏc nh lng nc ti thớch hp trong v ụng cho 2 ging cõy b u (Keo giu K636 v Stylo CIAT 184). Thớ nghim c thc hin ti vn thớ nghim Vin chn nuụi, Thy Phng, T Liờm, H Ni v c thit k theo khi ngu nhiờn hon chnh. Thớ nghim s dng 6 cụng thc ti nc khỏc nhau trờn nn phõn chung 20 tn/ha, NPK:20:80:80 kg/ha v kt qu cho thy, trong v ụng, lng nc ti khỏc nhau cú nh hng rừ rt n sinh trng, nng sut v cht lng ca 2 ging c thớ nghim (cú ý ngha P<0,05). Ging Stylo CIAT 184 cú cụng thc ti thớch hp nht l s dng CT4 (30000 lớt nc/ha) trong v ụng cho nng sut cht xanh l 25,1 tn/ha, NS VCK l 6,74 tn/ha, NS protein l 1,02 tn/ha v hiu sut s dng nc l 0,385 kg cht xanh/lớt nc ti. Ging keo giu K636 cú cụng thc ti thớch hp nht l s dng CT3 (20000 lớt nc/ha) trong v ụng cho nng sut cht xanh l 14,83 tn/ha, NS VCK l 4,23 tn/ha, NS protein l 0,86 tn/ha v hiu sut s dng nc l 0,388 kg cht xanh/lớt nc ti. 1. t vn Nhng nm gn õy, cựng vi s phỏt trin ca nn kinh t, chn nuụi núi chung v ngnh chn nuụi i gia sỳc núi riờng ngy cng phỏt trin. n gia sỳc n c nc ta tng nhanh v s lng v cht lng, giỳp cho ngi nụng dõn xúa úi gim nghốo. Nhng trỏi ngc vi s gia tng ú, din tớch ng c v bói chn th ngy cng b thu hp. Do ú ó gõy khú khn cho ngi chn nuụi trong vic ỏp ng , u thc n thụ xanh quanh nm cho n gia sỳc. Vỡ vy, thc n thụ xanh cho gia sỳc nhai li ngy cng c quan tõm. Thc n l c s phỏt trin chn nuụi, mun sn xut chn nuụi phỏt trin nhanh, mnh, vng chc cn to c s thc n y v iu hũa cho n gia sỳc. Vit Nam, cõy c Stylo CIAT 184 v keo giu K636 l hai cõy b u cho nng sut cht xanh cao d trng, i gia sỳc rt thớch n. Để tạo ra 1 tấn chất khô, keo giậu cần 5,4 tấn hơi nứơc thoát qua lá (Perez,1980). Lê Hà Châu (1999) đã chỉ ra trong các nghiên cứu của mình về giống Stylo Cook có thể cho năng suất xanh 21 tấn/lứa cắt/ha (4 lứa/năm) và bón phân ure (60kg/ha) cùng t-ớin-ớc 3-5 ngày 1 lần trong mùa khô đã làm tăng năng suất lên 44% so với không t-ới (Lê Hà Châu và Nguyễn Thị Mận, 1999). Theo Nguyn Ngc H v Lờ Hũa Bỡnh (1985) thỡ keo giu cú nng sut cht xanh t t 50-80 tn/ha/nm v hm lng protein thụ trong thc n t 20-21%. Nng sut ca c Stylo t t 40-60 tn/ha/nm v protein thụ t 16-17%. Nhng cỏc ging c trờn ch sinh trng mnh trong mựa hố v sinh trng chm trong mựa ụng. Do vy hu ht cỏc ging cõy thc n chn nuụi ang c trng ph bin hin nay vựng chõu th sụng Hng cú nng sut rt thp trong mựa ụng ch khong 30% so vi mựa ma (Bựi Quang Tun, 2005). Vỡ vy gõy thiu thc n nghiờm trng trong mựa ụng i vi ngnh chn nuụi i gia sỳc min Bc. Hai nguyờn nhõn chớnh dn n nng sut thp ca cõy thc n trong mùa đông là do nhiệt độ và độ ẩm thấp. Một trong những giải pháp nâng cao năng suất chất xanh cho cỏ trong mùa đông đó là cung cấp đủ nước cho cỏ phát triển. Nhưng cho đến nay việc nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng nước tưới khác nhau đến năng suất và chất lượng cây cỏ trong mùa đông chưa được nghiên cứu nhiều. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của hai giống cây họ đậu (keo giậu K636 và Stylo CIAT 184) trong vụ đông”. Mục tiêu: Xác định lượng nước tưới thích hợp trong vụ đông cho 2 giống cây bộ đậu (keo giậu K636 và Stylo CIAT 184). 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 giống cây bộ đậu là keo giậu K636 ( Leucaena leucocephala K636) và stylo CIAT 184 (Stylosanthes guianensis CIAT 184). 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Vườn thí nghiệm - Viện chăn nuôi - Thụy Phương -Từ Liêm -Hà Nội. - Thời gian: từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sinh trưởng, năng suất chất xanh, năng suất VCK và năng suất protein (tấn/ha) của 2 giống thí nghiệm; - Đánh giá ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chất lượng 2 giống cỏ thí nghiệm. - Xây dựng phương trình hồi quy chẩn đoán giá trị năng suất của các giống cỏ thí nghiệm. - Đánh giá hiệu suất sử dụng nước của 2 giống cỏ thí nghiệm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized complete block design - RCBD), bao gồm 6 công thức x 3 lần lặp lại = 18 ô thí nghiệm. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m 2 . Tổng diện tích thí nghiệm cho cả 2 giống cây bộ đậu và dải bảo vệ là 1200m 2 . Công thức thí nghiệm được bố trí như sau: Công thức Lượng nước tưới (lít/ha) (Tuần tưới 1 lần) Lượng phân bón (nền) CT1 (Đối chứng) Nền + 0 Phân chuồng 20 tấn/ha NPK: 20 : 80 : 80 kg/ha CT2 Nền + 10 000 CT3 Nền + 20 000 CT4 Nền + 30 000 CT5 Nền + 40 000 CT6 Nền + 50 000 Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Nhắc lần 1 CT1 CT4 CT6 CT3 CT2 CT5 Nhắc lần 2 CT2 CT6 CT3 CT4 CT5 CT1 Nhắc lần 3 CT5 CT1 CT2 CT6 CT3 CT4 2.4.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm * Cách gieo trồng Trước khi gieo, đất được làm kỹ cày 2 lượt, bừa 3 lượt, nhặt tương đối sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2 – 1,4 m. Hạt được cho vào hốc, mỗi hốc 3-4 hạt. Mật độ: Keo giậu K636: hàng x hàng = 70cm; cây x cây = 20cm, Stylo CIAT 184: hàng x hàng = 50cm; cây x cây = 15cm. Hạt sau khi gieo xong được phủ 1 lớp đất mỏng sâu không quá 1 cm. * Phân bón Phân bón lót đồng đều cho toàn khu thí nghiệm: phân chuồng 20 tấn/năm, lân 80 kg/năm, kali 80 kg/năm cho 1 ha. Với cây bộ đậu chỉ bón phân đạm một lần, dùng để bón thúc khi cây còn nhỏ (cây sinh trưởng ban đầu có độ cao cây 10-15cm). * Chăm sóc Sau khi gieo trồng 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nảy mầm và trồng dặm vào những chỗ có mật độ kém, không lên. Xới xáo váng, diệt cỏ dại ban đầu tạo điều kiện cho cây con phát triển. Tiến hành làm cỏ dại 3-4 lần trong thời gian đầu đến khi thảm cỏ phát triển ổn định. * Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi - Tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh: tiến hành đo 5 cây ngẫu nhiên/ô theo phương pháp đường chéo và cứ 10 ngày đo độ cao thảm cỏ 1 lần. Từ đó tính tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh của thảm cỏ trong 1 ngày đêm. Nếu gọi độ cao sinh trưởng của cỏ trong 10 ngày đầu (1 – 10 ngày) là h 1 , 10 ngày tiếp theo (11 – 20 ngày) là h 2 , tương tự ta có h 3 , h 4 ,… h n (n Є N) thì tốc độ sinh trưởng trong 10 ngày đầu sẽ là: Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày) = 10 1 h Tốc độ sinh trưởng từ ngày thứ (10n + 1) đến ngày thứ 10(n + 1) sẽ được tính theo công thức: Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày) = 10 1 hh nn   - Chiều cao của thảm cỏ (cm): Đo từ gốc của cây đến mút lá cao nhất và lấy độ cao trung bình 5 cây ngẫu nhiên/ô theo phương pháp đường chéo. Cứ 10 ngày tiến hành đo 1 lần. - Năng suất chất xanh: vào thời điểm thu hoạch, cắt toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, cân khối lượng cả thân và lá, xác định năng suất chất xanh trên 1 ô thí nghiệm, từ đó tính ra năng suất trên 1ha. - Năng suất chất khô: được tính dựa trên năng suất chất xanh và phần trăm VCK NSCK (%) = NSCX x %VCK - Năng suất protein = %protein x NSVCK VCK và protein được phân tích theo phương pháp của AOAC (1990) (Association of Official Analyticial Chemists). - Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm: Lấy mẫu gửi về Phòng phân tích Thức ăn gia súc và Sản phẩm Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi. Cách lấy mẫu: Lấy ở các điểm theo hai đường chéo của ô thí nghiệm (giống như trong độ cao thảm cây thức ăn) và số lượng lấy tại mỗi điểm đảm bảo tương đương nhau và đạt được trọng lượng chất xanh của 1 mẫu gửi phân tích là 1 kg. Thời điểm lấy mẫu vào buổi sáng khi cây đã khô sương. - Hiệu suất sử dụng nước/1kg sản phẩm: Hiệu suất sử dụng nước = Năng suất chất xanh tăng thêm được (kg/ha) Lượng nước tưới (lít/ha) 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được sử lý theo phân tích phương sai GLM bằng chương trình Minitab 13 (các giá trị trung bình của các công thức được so sánh ở mức ý nghĩa P<0,05 bằng phương pháp so sánh cặp Tukey). Sử dụng Minitab 13 để xây dựng phương trình hồi quy chẩn đoán giá trị năng suất dựa vào lượng nước tưới của 2 giống cỏ. Mô hình toán học của phương trình là: Y = a + bX, trong đó Y là năng suất của các giống cỏ (kg/ha); a là giá trị chặn; b là hệ số hồi quy; X là biến tương ứng với lượng nước tưới. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh của giống cỏ thí nghiệm Tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh cho biết khả năng lớn lên của cây trong một ngày đêm. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thích nghi phát triển của cây, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng đất, thời tiết, nước,… Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng (theo dõi 90 ngày sau gieo) và tốc độ tái sinh (90 ngày sau khi cắt lứa 1) của cây stylo CIAT 184 và keo giậu K636 được trình bày qua bảng 1. Bảng 1a. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ sinh trưởng của các giống thí nghiệm Thời gian theo dõi (ngày) Công thức thí nghiệm SEM CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Giống Stylo CIAT 184 (cm/ngày đêm) 0-30 0,24 b 0,3 b 0,33 ab 0,48 a 0,31 ab 0,33 ab 0,032 31-40 0,21 b 0,29 b 0,31 ab 0,45 a 0,3 ab 0,32 ab 0,030 41-50 0,25 c 0,35 b 0,37 ab 0,48 a 0,35 ab 0,39 ab 0,016 51-60 0,31 c 0,39 bc 0,42 b 0,54 a 0,41 ab 0,45 ab 0,019 61-70 0,39 d 0,41 cd 0,48 bc 0,61 a 0,46 bc 0,50 b 0,018 71-80 0,32 b 0,39 ab 0,41 ab 0,55 a 0,4 ab 0,48 ab 0,041 81-90 0,28 c 0,35 b 0,38 ab 0,56 a 0,37 ab 0,40 ab 0,010 Giống Keo giậu K636 (cm/ngày đêm) 0-30 0,34 c 0,39 bc 0,50 a 0,42 ab 0,43 ab 0,42 ab 0,014 31-40 0,35 d 0,43 c 0,72 a 0,47 b 0,47 b 0,44 c 0,004 41-50 0,53 c 0,59 bc 0,82 a 0,67 bc 0,73 ab 0,65 bc 0,031 51-60 0,72 b 0,83 ab 1,02 a 0,97 ab 1,00 a 0,89 ab 0,052 61-70 0,91 b 1,08 a 1,16 a 1,16 a 1,16 a 1,16 a 0,027 71-80 1,03 b 1,21 ab 1,23 ab 1,24 ab 1,22 ab 1,22 ab 0,039 81-90 0,89 b 1,08 ab 1,17 ab 1,13 ab 1,16 ab 1,13 ab 0,047 a,b,c,d Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05 Kết quả bảng 1a ta thấy rằng, lượng nước tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng ở các giai đoạn phát triển của 2 giống cỏ thí nghiệm (sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05). Tuy nhiên ảnh hưởng của mỗi giống lại khác nhau. Đối với giống stylo 184, chúng ta thấy rằng sự phát triển của cây tuân theo quy luật sinh trưởng thông thường, giai đoạn đầu 0-40 ngày sinh trưởng chậm, sau đó giai đoạn 41-70 ngày tăng mạnh và giai đoạn 71-90 ngày sinh trưởng chậm dần. Và sinh trưởng mạnh nhất ở giai đoạn 61-70 ngày sau gieo đạt 0,39-0,61 cm/ngày đêm. Khi tốc độ sinh trưởng của giống cỏ có xu hướng giảm dần thì đó là lúc thu cắt thích hợp, như vậy thời điểm thu cắt thích hợp cho giống cỏ Stylo CIAT 184 là 61-70 ngày. Trong tất cả các giai đoạn thì lượng nước tưới đều có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng (P<0,05), khi lượng nước tưới tăng từ 0-30000 lít/ha (CT1-CT4) thì tốc độ sinh trưởng tăng, sau đó tiếp tục tăng lượng nước đến 50000 lít/ha thì tốc độ sinh trưởng lại có xu hướng giảm. So sánh giữa các công thức với nhau thì ta thấy rằng CT4 cho tốc độ sinh trưởng cao nhất ở tất cả các giai đoạn (đồ thị 1). Đối với giống keo giậu K636 thì sự sinh trưởng cũng tuân theo quy luật phát triển thông thường. Giai đoạn 0-40 ngày phát triển chậm, sau đó từ 41-80 ngày phát triển mạnh, sau đó giai đoạn 81-90 ngày tốc độ sinh trưởng lại giảm dần. Giai đoạn 71-80 ngày có tốc độ sinh trưởng cao nhất ở tất cả các công thức tưới dao động 1,03-1,24 cm/ngày đêm. Xét trong từng giai đoạn thì chúng ta thấy rằng, lượng nước tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của cây keo giậu K636(sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05). Cụ thể là ở tất cả các giai đoạn, khi lượng nước tưới tăng lên từ 0-20000 lít/ha (CT1-CT3) thì tốc độ sinh trưởng tăng lên, sau đó nếu tiếp tục tăng lượng nước tưới đến 50000 lít/ha thì tốc độ sinh trưởng lại có xu hướng giảm. Ở tất cả các công thức được tưới nước thì cho tốc độ sinh trưởng cao hơn rõ rệt đối với CT1 không được tưới nước (sai khác P<0,05). So sánh các công thức tưới với nhau thì CT3 cho tốc độ sinh trưởng cao nhất (đồ thị 2). 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Thời gian (ngày) cm/ngày đêm 0-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Thời gian (ngày) cm/ngày đêm 0-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 Đồ thị 1. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ sinh trưởng của Stylo CIAT 184 Đồ thị 2. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ sinh trưởng của Keo giậu K636 Nếu chúng ta xét tốc độ trung bình cho cả giaị đoạn (90 ngày) thì giống stylo CIAT 184 dao động giữa các công thức từ 0,29-0,52 cm/ngày đêm, đối với keo giậu K636 là 0,68-0,95 cm/ngày đêm. Theo Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm (2005) thì tốc độ sinh trưởng trung bình 90 ngày của giống Stylo và keo giậu trồng trong vụ đông xuân tại Hòa Bình tương ứng là 0,41 và 0,52 cm/ngày đêm. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu trên (đối với giống stylo) nhưng lại cao hơn đối với giống keo giậu. Nguyễn Thị Liên (2000) cho biết tại Thái Nguyên cây keo giậu cho tốc độ sinh trưởng trong vụ đông xuân trung bình là 0,83 cm/ngày đêm. Kết quả nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của cây keo giậu của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên (2000). Bảng 1b. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm Thời gian theo dõi (ngày) Công thức thí nghiệm SEM CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Giống Stylo CIAT 184 (cm/ngày đêm) 0-30 0,76 b 0,81 b 0,82 b 0,96 a 0,84 b 0,84 b 0,019 31-40 0,5 c 0,63 b 0,63 b 0,78 a 0,66 ab 0,65 b 0,025 41-50 0,42 c 0,51 b 0,53 b 0,73 a 0,55 b 0,54 b 0,015 51-60 0,33 c 0,45 b 0,45 b 0,64 a 0,48 b 0,46 b 0,011 61-70 0,28 c 0,39 b 0,4 b 0,56 a 0,42 b 0,41 b 0,010 71-80 0,24 c 0,35 b 0,35 b 0,52 a 0,38 b 0,37 b 0,008 81-90 0,21 c 0,32 b 0,33 b 0,48 a 0,35 b 0,34 b 0,014 Giống Keo giậu K636 (cm/ngày đêm) 0-30 1,39 c 1,56 b 1,86 a 1,62 b 1,62 b 1,6 b 0,022 31-40 1,04 c 1,18 b 1,42 a 1,23 b 1,24 b 1,26 b 0,021 41-50 0,88 c 0,96 b 1,15 a 1,01 b 0,95 b 0,97 b 0,013 51-60 0,73 d 0,81 c 0,97 a 0,85 bc 0,87 b 0,83 bc 0,011 61-70 0,63 c 0,7 bc 0,86 a 0,77 b 0,78 ab 0,73 b 0,018 71-80 0,60 b 0,65 ab 0,81 a 0,68 ab 0,70 ab 0,67 ab 0,038 81-90 0,59 c 0,69 bc 0,82 a 0,73 ab 0,74 ab 0,72 ab 0,022 a,b,c,d Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05 Kết quả bảng 1b, tốc độ tái sinh của hai giống cỏ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tốc độ tái sinh mạnh nhất ở giai đoạn 0-30 ngày dao động 1,39-1,86 cm/ngày đêm và thấp nhất ở giai đoạn 81-90 ngày dao động 0,59-0,82 cm/ngày đêm. Khi phân tích phương sai thì thấy ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây đều chịu sự ảnh hưởng của lượng nước tưới (sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05). Tốc độ tái sinh ở CT1 (không được tưới nước) luôn thấp hơn các công thức được tưới nước. Đối với giống stylo CIAT 184 thì khi tăng lượng nước tưới từ 0-30000 lít/ha (CT1-CT4) thì tốc độ tái sinh tăng, tiếp tục tăng lượng nước tưới đến 50000 lít/ha (CT5-CT6) thì tốc độ tái sinh lại có xu hướng giảm (đồ thị 3). Điều này cho thấy CT4 là công thức tưới thích hợp nhất đối với giống stylo. Đối với giống keo giậu K636 thì ảnh hưởng của nước tưới cũng tương tự như giống stylo CIAT 184 nhưng công thức tưới thích hợp nhất là CT3 thể hiện ở tất cả các giai đoạn (đồ thị 4). 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Thời gian (ngày) cm/ngày đêm 0-30 31-40 41-50 61-70 71-80 51-60 81-90 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Thời gian (ngày) cm/ngày đêm 0-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 Đồ thị 3. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ tái sinh của Stylo CIAT 184 Đồ thị 4. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ tái sinh của Keo giậu K636 3.2. Ảnh hưởng của lượng nước tới chiều cao thảm, số nhánh cấp 1 của 2 giống cỏ Chiều cao thảm cỏ và số nhánh cấp 1 là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống cỏ. Chiều cao thảm cỏ càng lớn và sự phân nhánh cấp 1 càng mạnh sẽ làm cở sở tạo ra nguồn sinh khối chất xanh càng lớn. Kết quả nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở bảng 2. Kết quả bảng 2 cho thấy, lượng nước tưới ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao thảm cỏ và số nhánh cấp 1 của 2 giống thí nghiệm. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của mỗi giống lại khác nhau: Bảng 2. Ảnh hưởng của lượng nước tới chiều cao thảm, số nhánh cấp 1 của 2 giống cỏ thí nghiệm Công thức Giống stylo CIAT 184 Giống keo giậu K636 Chiều cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm) Số nhánh cấp 1 Chiều cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm) Số nhánh cấp 1 CT1 38,40 c 6,73 c 87,97 c 4,33 CT2 45,60 b 8,33 b 101,33 b 4,73 CT3 47,57 ab 8,67 ab 112,57 a 5,47 CT4 53,87 a 9,67 a 103,67 ab 4,87 CT5 51,23 ab 9,33 ab 104,37 ab 5,2 CT6 50,97 ab 8,93 ab 103,03 ab 4,8 SEM 1,729 0,28 2,565 0,297 P *** *** *** NS a, b, c Các chữ khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê; *** Sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,001; NS: Không có sự sai khác thống kê Đối với giống stylo CIAT 184, các công thức tưới khác nhau thì chiều cao thảm cỏ và số nhánh cấp 1 là khác nhau và ở công thức 1 không được tưới nước có sự sai khác rất rõ so với các công thức được tưới nước (sự sai khác thống kê P<0,001). Khi lượng nước tưới tăng dần thì chiều cao thảm và số nhánh cấp 1 cũng tăng dần từ CT1 đến CT4 nếu tiếp tục tăng lượng nước tưới thì chiều cao thảm và số nhánh cấp 1 lại theo chiều hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ khi tưới 30 000 lít/ha (CT4) sẽ cho chiều cao thảm và số nhánh cấp 1 là cao nhất ( chiều cao 53,87cm và 9,67 số nhánh cấp 1). Nếu chúng ta tiếp tục tưới nước nhiều hơn ngưỡng đó thì sẽ lãng phí nước tưới và chiều cao và số nhánh lại không cao gây thiệt hại về mặt kinh tế. Đối với giống keo giậu K636, lượng nước tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao thảm cỏ (P<0,001) nhưng lại không có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 (P>0,05). Cũng giống như stylo CIAT 184 thì khi tăng dần lượng nước tưới thì chiều cao thảm cỏ của giống keo giậu K636 cũng tăng dần nhưng công thức tưới tốt nhất lại thể hiện ở CT3 (112,57cm) và sau đó tăng lượng nước tưới ở CT4, CT5, CT6 thì chiều cao thảm cỏ lại có xu hướng giảm dần. Đối với số nhánh cấp 1, giữa các công thức không có sự sai khác và thể hiện cao nhất ở CT3 (5,47 nhánh). 3.3. Ảnh hưởng của nước tưới đến năng suất chất xanh, VCK và protein ở các giống cỏ thí nghiệm Năng suất chất xanh là căn cứ quan trọng nhất để biết được tiềm năng sản xuất của cây cỏ, từ đó hoạch định chiến lược phát triển trong chăn nuôi. Vào thời điểm thu hoạch, cắt toàn bộ lô thí nghiệm, cân toàn bộ thân và lá bằng cân đồng hồ ngay tại ruộng để xác định được năng suất chất xanh trên ô thí nghiệm, từ đó tính được năng suất chất xanh trên 1ha. Năng suất của cả vụ được tính bằng tổng năng suất của các lứa cắt. Đối với những nước có diện tích trồng cỏ lớn, có sản xuất cỏ khô và bột cỏ thì năng suất chất khô là chỉ tiêu quan trọng nhất để lựa chọn, những giống có năng suất chất khô cao sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ. Thế nhưng ở những nước sử dụng cỏ chủ yếu làm thức ăn xanh cho gia súc như Việt Nam thì chỉ tiêu này ít có ý nghĩa hơn. Protein là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn gia súc. Nó tham gia vào tất cả các quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc. Protein thô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cây thức ăn xanh. Chúng tôi thu cắt được 2 lứa trong vụ đông và kết quả nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở bảng 3. Bảng 3a. Ảnh hưởng của nước tưới đến năng suất chất xanh, VCK, protein của các giống Stylo CIAT 184 Chỉ tiêu Công thức SEM CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 NS xanh (tấn/ha) Lứa 1 4,37 4,83 6,43 8,02 7,67 7,49 0,53 Lứa 2 9,19 11,33 13,29 17,08 14,98 15,05 0,68 Tổng 13,56 d 16,17 cd 19,71 bc 25,10 a 22,65 ab 22,53 ab 0,98 NS VCK (tấn/ha) Lứa 1 1,25 1,32 1,74 2,16 2,04 1,98 0,14 Lứa 2 2,62 3,09 3,59 4,59 3,99 3,99 0,19 Tổng 3,87 d 4,41 cd 5,33 bc 6,74 a 6,03 ab 5,97 ab 0,26 NS protein (tấn/ha) Lứa 1 0,17 0,19 0,26 0,33 0,32 0,32 0,02 Lứa 2 0,35 0,45 0,54 0,7 0,62 0,64 0,03 Tổng 0,52 d 0,65 cd 0,80 bc 1,02 a 0,94 ab 0,96 ab 0,04 a, b, c,d Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05; NS: năng suất; VCK: vật chất khô Kết quả bảng 3a cho thấy, đối với giống stylo ở cả 2 lứa cắt thì lứa cắt 2 cho năng suất cao hơn lứa 1 ở tất cả các công thức tưới. Nguyên nhân có thể do chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong vụ đông, trồng lứa 1 ở đầu vụ đông, thời tiết lạnh và khô còn lứa 2 tái sinh ở cuối vụ đông và bắt đầu sang mùa xuân nên bắt đầu có mưa nhỏ, thời tiết ấm lên nên lứa 2 cho năng suất cao hơn lứa 1. Để xét được tổng thể thì chúng tôi phân tích phương sai đối với tổng năng suất ở cả 2 lứa và kết quả ở bảng cho thấy, lượng nước tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của cây stylo (sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05). Khi tăng lượng nước tưới từ CT1 đến CT4 thì năng suất tăng lên và nếu tiếp tục tăng lượng nước tưới thì năng suất lại có xu hướng giảm dần (CT5 và CT6). Đối với năng suất xanh giữa các công thức dao động trong khoảng 13,56-25,1 tấn/ha, năng suất VCK dao động từ 3,87-6,74 tấn/ha và đối với năng suất protein từ 0,52-1,02 tấn/ha. Như vậy, chúng ta thấy rằng năng suất (năng suất xanh, năng suất protein, năng suất vật chất khô) tốt nhất thể hiện ở CT4 cho NS xanh là 25,10 tấn/ha; NS VCK là 6,74 tấn/ha và NS protein là 1,02 tấn/ha (biểu đồ 1). Theo Nguyễn Văn Quang và cộng sự (2006), năng suất chất xanh tại Đức Trọng – Lâm Đồng của giống stylo CIAT 184 là 28,8 tấn/ha/2lứa, 7 tấn/ha/2lứa VCK; 1,2 tấn/ha/2lứa protein. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu trên. Nguyên nhân có thể là do chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong vụ đông nên điều kiện khí hậu bất lợi hơn do đó năng suất thấp hơn. 13,59 3,87 0,52 16,17 4,41 0,65 19,71 5,33 0,8 25,1 6,74 1,02 22,65 6,03 0,94 22,53 5,97 0,96 0 5 10 15 20 25 30 Năng suất (tấn/ha) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Công thức tưới NS Xanh NS VCK NS protein Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến năng suất Stylo CIAT 184 Bảng 3b: Ảnh hưởng của nước tưới đến năng suất chất xanh, VCK, protein của các giống Keo giậu 636 Chỉ tiêu Công thức SEM CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 NS xanh (tấn/ha) Lứa 1 3,93 4,82 7,27 5,80 6,20 5,96 0,54 Lứa 2 3,67 5,13 7,57 6,92 7,0 6,55 0,57 Tổng 7,07 c 9,95 bc 14,83 a 12,72 ab 13,2 ab 12,51 ab 0,86 NS VCK (tấn/ha) Lứa 1 1,02 1,40 2,07 1,64 1,68 1,58 0,15 Lứa 2 1,10 1,49 2,16 1,95 1,90 1,73 0,16 Tổng 2,13 c 2,89 bc 4,23 a 3,59 ab 3,58 ab 3,31 ab 0,24 NS protein (tấn/ha) Lứa 1 0,2 0,28 0,42 0,33 0,36 0,35 0,03 Lứa 2 0,21 0,3 0,44 0,4 0,41 0,38 0,03 Tổng 0,41 c 0,58 bc 0,86 a 0,73 ab 0,77 ab 0,73 ab 0,05 a, b, c Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05 Đối với giống keo giậu K636 (kết quả thể hiện ở bảng 3b), ta cũng thấy lứa 2 năng suất cao hơn lứa 1 và nếu phân tích phương sai tổng năng suất của 2 lứa cắt thì ta cũng thấy lượng [...]... đồ 2 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến năng suất Keo giậu K636 3.4 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 2 giống cỏ thí nghiệm Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và gửi mẫu đi phân tích tại phòng Phân tích Thức ăn và Chất lượng Sản phẩm của Viện Chăn nuôi Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4 Bảng 4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của giống cỏ thí nghiệm... 60000 Lượng nước tưới (lít/ha) Đồ thị 6 Mối quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất đối với giống Keo giậu K636 Kết quả đồ thị 6 cho ta thấy rằng, đối với giống keo giậu thì lượng nước tưới và năng suất có mối tương quan dương, tuy nhiên đây là mối tương quan không chặt với hệ số xác định R2 đạt 45,3% và P = 0,143 Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất của giống stylo. .. hơn giống keo giậu Điều đó chứng tỏ là giống stylo nhu cầu tưới nước cao hơn nhiều so với cây keo giậu Nguyên nhân có thể do cây stylo là cây rễ chùm, rễ không ăn sâu vào lòng đất nên nguồn nước cung cấp cho cây chủ yếu là nước trên bề mặt đất còn cây keo giậu là cây rễ cọc, rễ ăn sâu vào lòng đất nên lấy được nguồn nước ngầm trong lòng đất nên nhu cầu tưới nước của giống keo giậu thấp hơn so với giống. . .nước tưới có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất (sai khác có ý nghĩa thống kê P . đêm 0-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 Đồ thị 3. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ tái sinh của Stylo CIAT 184 Đồ thị 4. Ảnh hưởng của nước tưới đến tốc độ tái sinh của Keo giậu K636 3.2. Ảnh hưởng của lượng nước tới chiều. mùa đông chưa được nghiên cứu nhiều. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của nước tưới đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của hai giống cây họ đậu (keo giậu K636 và Stylo. K636 và Stylo CIAT 184) trong vụ đông . Mục tiêu: Xác định lượng nước tưới thích hợp trong vụ đông cho 2 giống cây bộ đậu (keo giậu K636 và Stylo CIAT 184). 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan