Xác định hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm vaccine H5N2

10 1.2K 1
Xác định hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm vaccine H5N2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XÁC ĐỊNH HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ VÀ ĐỘ DÀI MIỄN DỊCH CÚM GIA CẦM CỦA NGAN, VỊT SAU KHI TIÊM VACCINE H5N2 Nguyễn Thị Liên Hương, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Yến, Khuất Thị Tuyên Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Tóm tắt Kháng thể cúm gia cầm thụ động của ngan, vịt là thấp, ở 1 ngày tuổi, kháng thể trung bình của ngan là 2,93 log2, vịt là 2,47 log2, đến 10, 15 ngày, kháng thể chỉ còn 2,20; 1,60 và 1,90; 1,30 log2, mặc dù đàn ngan, vịt bố mẹ có hiệu giá kháng thể cúm gia cầm tương đối cao. Sau khi tiêm H5N2 là 14 ngày, ngan có hiệu giá kháng thể cúm trung bình đạt 2,44 log2, ở vịt còn rất thấp, hiệu giá kháng thể trung bình chỉ đạt 1,59 log2. Giữa các lô thí nghiệm tiêm ở 10, 15, 21 ngày tuổi với các liều khác nhau: 0,5 hoặc 0,8 ml/con đều cho đáp ứng miễn dịch là tương đương nhau. Hiệu giá kháng thể trung bình của ngan sau khi tiêm lần 2 là 21 ngày, đã đạt 5,22 log2, đến 120 ngày vẫn đạt 4,44 log2; tương tự, ở vịt là 4,81 và 4,19 log2. Ngan và vịt ở các lô thí nghiệm sau khi tiêm H5N2 lần 2 từ 21 đến 120 ngày, hiệu giá kháng thể cao, ổn định, đủ bảo hộ đối với bệnh cúm gia cầm. Sau khi tiêm H5N2 lần 3, hiệu giá kháng thể của ngan sau 14 ngày đã đạt 4,43 log2, ở vịt thấp hơn, chỉ đạt 2,87 log2. Hiệu giá kháng thể của ngan, vịt cao và kéo dài sau 120 ngày vẫn duy trì ở mức cao là 5,45 và 4,34 log2 và giữa các lô có kết quả tương đương nhau. Hiệu giá kháng thể này đủ bảo hộ cho các đàn ngan, vịt đối với bệnh cúm gia cầm. Tất cả các đàn ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 đều không có phản ứng của vacxin, không bị ảnh hưởng đến khả năng vận động, ăn, uống. Năng suất của các đàn ngan, vịt nuôi thịt và nuôi sinh sản đều ổn định, tương đương giữa các lô thí nghiệm và năng suất chuẩn của từng giống. Có thể áp dụng lịch tiêm phòng trên để phòng cúm gia cầm cho ngan, vịt. 1. Đặt vấn đề Trước tình hình dịch cúm gia cầm đã lan rộng trên toàn quốc, Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của một số nước thành công trong việc sử dụng vacxin để khống chế bệnh cúm gia cầm như Hồng Kông, Italy, Mehico và Trung Quốc, cùng với sự tư vấn của tổ chức Nông lương thế giới (FAO), tổ chức Thú y thế giới (OIE) và qua sự kiểm nghiệm của cơ quan thú y Việt nam. Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 25/2005/CT-TTg ngày 12/7/2005 về việc tiêm vacxin phòng cúm gia cầm [2]. Bộ Nông nghiệp & PTNT có Quyết định số 1715 QĐ/BNN-TY ngày 14/7/2005 ban hành quy định tạm thời về sử dụng vacxin cúm gia cầm [3]; Quyết định số 1716 ngày 15/7/2005 về việc phê duyệt kế hoạch tiêm phòng vacxin cúm gia cầm. Cục thú y chỉ thị tiêm vacxin H5N9 cho ngan, sau khi lô vacxin H5N9 hạn dùng đến 16/7/2008 hết, nước ta chưa nhập tiếp vacxin này, sau đó có hướng dẫn bổ sung dùng H5N1; còn ở vịt, tiêm phòng cúm gia cầm bằng H5N1. Ngan, vịt thường bị ảnh hưởng như sau khi tiêm H5N1 như mệt, bỏ ăn 1 - 2 ngày, hiệu giá kháng thể không cao. Trong khi đó, chính phủ vẫn cấp vacxin H5N2 miễn phí cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm, theo hướng dẫn của Cục Thú y, tiêm vacxin H5N2 cho gà. Đây là vacxin phòng cúm cho gia cầm do hãng Intervet sản xuất, qua nhiều năm tiêm phòng cho gà, chúng tôi thấy rằng vacxin rất an toàn và cho đáp ứng miễn dịch cao hơn vacxin H5N1. Hơn nữa, ngan và vịt rất mẫn cảm do đó việc lựa chọn vacxin an toàn, ít gây ảnh hưởng và cho đáp ứng miễn dịch cao là rất cần thiết. Để cải thiện việc phòng bệnh cúm gia cầm cho các đàn vịt và ngan, đảm bảo an toàn dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch cúm gia cầm sau khi sử dụng vacxin H5N2 cho ngan và vịt”. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Ngan (Pháp), vịt (Super M và bầu cánh trắng) giống bố mẹ nuôi sinh sản từ 1 ngày tuổi. Vaccin H5N2 do Intervet sản xuất Kháng nguyên cúm gia cầm Dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, một số cơ sở chăn nuôi tại Sóc Sơn - Hà Nội, Hà Nam. - Thời gian: Từ tháng 1/2009 – 9/2010. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Theo khuyến cáo, tiêm vacxin H5N2 cho gà lần 1 ở 15 ngày tuổi, lần 2 sau lần 1 từ 25 – 30 ngày, nhưng ngan rất mẫn cảm do đó chúng tôi bố trí tiêm cả ở 15, 21 ngày, còn vịt để có thả đồng sớm, đồng thời vịt ít mẫn cảm hơn nên bố trí tiêm ở 10 và 15 ngày tuổi. Đồng thời sau khi tiêm lần 1, đáp ứng miễn dịch rất thấp, lượng kháng thể không đủ bảo hộ, chính vì vậy cần tiêm nhắc lại lần 2 sớm hơn để kháng thể sinh ra cao, đủ bảo hộ cho đàn ngan, vịt. Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn các thời điểm và liều tiêm như sau: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Thời điểm và liều tiêm Ngan Vịt Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Ngày tuổi tiêm lần 1 15 15 21 21 10 10 15 15 Liều tiêm lần 1 (ml/con) 0,5 0,5 0,5 0,8 0,5 0,8 0,5 0,5 Ngày tuổi tiêm lần 2 29 40 35 35 24 24 29 40 Liều tiêm lần 2 (ml/con) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Ngày tuổi tiêm lần 3 Trước khi vào đẻ 1 tuần Liều tiêm lần 3 (ml/con) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Bố trí thí nghiệm ( n =50 con/lô), thí nghiệm lặp lại 3 lần Lấy máu ngan vịt ở các thời điểm: Trước khi tiêm vacxin H5N2 Sau khi tiêm vaccin H5N2 lần 1 được 14 ngày Sau khi tiêm vaccin H5N2 lần 2 được 14, 21, 30, 60, 120 ngày. Sau khi tiêm vaccin H5N2 lần 3 được 14, 21, 30, 60, 120 ngày. 2.3.1. Phương pháp lấy máu ngan Dùng bơm tiêm vô trùng lấy máu tĩnh mạch cánh, để nghiêng và chắt huyết thanh, bảo quản ở <O o C. Kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm gia cầm bằng phản ứng HI. 2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi Hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm H5N2. Tình trạng sức khỏe, năng suất của các đàn ngan, vịt sau khi tiêm H5N2. 2.3.3. Xác định độ dài miễn dịch sau khi sử dụng vacxin cúm gia cầm H5N1 trên đàn ngan Dựa vào hiệu giá kháng thể của ngan, vịt ở các thời điểm sau khi tiêm vacxin để xác định độ dài miễn dịch. Theo khuyến cáo của Cục thú y, những gia cầm đạt hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 sau khi tiêm vacxin mới đạt bảo hộ đối với bệnh cúm gia cầm. 2.3.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Excel và Minitab 14. Công thức tính hiệu giá kháng thể trung bình ( GMT ) GMT = ( T1 + T2 + T3 + + Tn )1/n (*) Trong đó: T1, T2, T3, Tn là hiệu giá kháng thể của từng mẫu huyết thanh, n: tổng số mẫu. Lấy logarit cở số 2 cả hai vế của ( * ) ta có: Log2 (GMT)= Log2(( T1 + T2 + T3 + + Tn )1/n) = A => GMT = 2A hoặc GMT = Alog2 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiệu giá kháng thể cúm gia cầm thụ động của ngan,vịt con trước khi tiêm H5N2 Để lựa chọn thời điểm tiêm vacxin H5N2 lần 1, việc kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm gia cầm thụ động là rất cần thiết. Đối với bệnh cúm gia cầm, kháng thể của ngan, vịt mẹ được truyền cho ngan, vịt con qua lòng đỏ trứng. Theo lý thuyết, lượng kháng thể ở trong lòng đỏ cao hay thấp phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể trong huyết thanh ngan, vịt mẹ, kháng thể do ngan, vịt mẹ truyền cho có thể bảo vệ được ngan, vịt con trong những ngày đầu sau khi nở nếu chúng bị nhiễm một lượng virus rất ít với độc lực yếu. Sau khi lấy mẫu máu kiểm tra kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt bố mẹ, tất cả các đàn ngan bố mẹ đều có hiệu giá kháng thể tương đối cao và ổn định ở khoảng trên 5 log2 và ở vịt trên 4 log2. Ngan, vịt con nở ra từ trứng của các đàn ngan, vịt bố mẹ đã kiểm tra kháng thể cúm gia cầm được kiểm tra kháng thể thụ động cúm gia cầm ở 1, 5, 10, 15 ngày tuổi. Kết quả kiểm tra như sau: Qua 3 lần kiểm tra kháng thể thụ động của 3 đàn ngan và vịt con, kết quả hiệu giá kháng thể cúm gia cầm thụ động tương đối thấp mặc dù đàn ngan, vịt bố mẹ có hiệu giá kháng thể tương đối cao. Ở 1 ngày tuổi, kháng thể trung bình của ngan là 2,93 log2, vịt là 2,47 log2, đến 5 ngày tuổi, kháng thể giảm xuống còn 2,80 và 2,00 log2 và đến 10, 15 ngày, kháng thể chỉ còn 2,20; 1,60 và 1,90; 1,30 log2. Bảng 1. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm gia cầm thụ động của ngan, vịt trước khi tiêm H5N2 lần 1 Đàn theo dõi Ngày lấy máu Số lượng Kết quả HI (log2) GMT (log2) (-) 2 3 4 1 30 1 9 10 10 2,93 5 30 1 10 12 7 2,80 Ngan 10 30 3 17 8 2 2,20 15 30 4 21 5 0 1,90 1 30 1 15 12 2 2,47 5 30 5 16 8 1 2,00 Vịt 10 30 8 18 4 0 1,60 15 30 11 18 1 0 1,30 3.2. Hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 lần 1 Tiêm vacxin H5N2 lần 1 cho ngan và vịt theo bố trí thí nghiệm ở phần 2.3, tất cả các đàn ngan, vịt sau khi tiêm vacxin đều không bị ảnh hưởng của vacxin, chúng ăn uống tốt, khỏe mạnh bình thường, ngay cả những đàn vịt được tiêm sớm từ 10 ngày tuổi với liều 0,8 ml/con. Kết quả kiểm tra HI như sau: Bảng 2. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm H5N2 lần 1 là 14 ngày Lô TN Ngan Vịt Ngày tiêm Liều tiêm Hiệu giá HI Ngày tiêm Liều tiêm Hiệu giá HI 1 15 0,5 2,45 10 0,5 1,52 2 15 0,5 2,43 10 0,8 1,67 3 21 0,5 2,42 15 0,5 1,50 4 21 0,8 2,45 15 0,5 1,65 Tổng hợp 2,44 1,59 Sau khi tiêm, vacxin sẽ kích thích cơ thể sinh miễn dịch (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997), tuy nhiên, sau khi tiêm lần 1 thì hiệu giá kháng thể còn thấp. Ngan sau khi tiêm H5N2 là 14 ngày, hiệu giá kháng thể trung bình đạt 2,44 log2, ở vịt còn rất thấp, hiệu giá kháng thể trung bình chỉ đạt 1,59 log2. Giữa các lô thí nghiệm tiêm ở 10, 15, 21 ngày tuổi với các liều khác nhau: 0,5 hoặc 0,8 ml/con đều cho đáp ứng miễn dịch là tương đương nhau (P>0,05). Sở dĩ liều tiêm 0,5 và 0,8 ml/con đều cho hiệu giá kháng thể tương đương nhau, là vì các nhà sản suất đã lựa chọn liều tương đối phù hợp cho mỗi cá thể, lượng vacxin đó là đủ kích thích vào các tế bào đáp ứng miễn dịch, nên cho liều cao hơn cũng không thể kích thích sản sinh miễn dịch nhiều hơn. Hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan sau khi tiêm vacxin H5N2 (2,44 log2) là tương đương hiệu giá kháng thể cúm của ngan sau khi tiêm vacxin H5N1 (2,7 log2) ở 14 ngày sau khi tiêm (P>0,05). Tương tự, ở vịt, hiệu giá kháng thể cúm ở 14 ngày sau khi tiêm H5N2 là 1,59 log2 và H5N1 là 1,08 log2. Sau khi tiêm H5N2, ngan, vịt khỏe mạnh bình thường nhưng ngan, vịt sau khi tiêm H5N1 thường ít vận động, bỏ ăn từ 1-2 ngày. Sau khi tiêm vacxin H5N2 lần1, hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt thấp do đó rất cần thiết phải tiêm nhắc lại lần 2 sớm để ngan vịt có đủ kháng thể chống lại bệnh cúm gia cầm. 3.3. Hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 lần 2 Sau khi tiêm vacxin, sau 1 tuần, cơ thể bắt đầu sinh kháng thể, hiệu giá kháng thể lên cao tại thời điểm 21 ngày sau khi tiêm và ổn định trong khoảng thời gian nhất định, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc từng loại vacxin và thể trạng cơ thể (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997) [8]. Sau khi tiêm H5N2 lần 1 là 14, 25 ngày, chúng tôi tiêm H5N2 lần 2 cho ngan, vịt, kết quả như sau: Bảng 3. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của ngan, vịt sau khi tiêm H5N2 lần 2 Lô TN Hiệu giá kháng thể của ngan Hiệu giá kháng thể của vịt 14 21 30 60 120 14 21 30 60 120 1 2,85 5,35 5,90 5,47 4,57 2,47 4,73 4,97 4,62 4,13 2 2,93 5,12 5,80 5,55 4,38 2,55 4,93 4,98 4,73 4,32 3 2,93 5,13 5,73 5,70 4,37 2,53 4,87 4,98 4,63 4,18 4 2,77 5,27 5,93 5,58 4,43 2,42 4,72 4,92 4,63 4,12 Tổng hợp 2,87 5,22 5,84 5,58 4,44 2,49 4,81 4,96 4,65 4,19 Qua bảng 2 cho thấy sau khi tiêm H5N2 lần 2, ngan trong 4 lô thí nghiệm đều có kháng thể cúm lên cao nhanh ở các thời điểm 21, 30, 60 và kéo dài tới 120 ngày sau khi tiêm. Hiệu giá kháng thể trung bình của ngan sau khi tiêm lần 2 là 21 ngày, đã đạt 5,22 log2, đến 120 ngày vẫn đạt 4,44 log2; tương tự, ở vịt là 4,81 và 4,19 log2. Như vậy, tiêm H5N2 lần 2 sau lần 1 là 14 ngày (lô 1, 3, 4 ở ngan và lô 1, 2, 3 ở vịt) hay 25 ngày (lô 2 ở ngan và lô 4 ở vịt), các đàn ngan, vịt đều có đáp ứng miễn dịch như nhau, không có sự sai khác về hiệu giá kháng thể cúm (P>0,05) và sức khỏe của các đàn đều như nhau. Ngan và vịt sau khi tiêm H5N2 lần 2 từ 21 đến 120 ngày, hiệu giá kháng thể cao, ổn định, đủ bảo hộ đối với bệnh cúm gia cầm (>4 log2). Sở dĩ sau khi tiêm H5N2 lần 2, hiệu giá kháng thể cúm gia cầm lên cao và kéo dài vì sau khi tiêm lần 1, vacxin đến tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích sinh kháng thể, nhưng lượng kháng thể này thấp và không kéo dài. Khi tiêm vacxin lần 2, cơ thể đã hình thành trí nhớ miễn dịch do đó khi vacxin kích thích hệ thống miễn dịch, lượng kháng thể sinh ra nhiều và kéo dài. So sánh với hiệu giá kháng thể của ngan, vịt sau khi tiêm H5N1 thì thấy rằng: ngan, vịt sau khi tiêm H5N1 ở các thời điểm 14, 21, 30, 60 và 120 ngày đều cho đáp ứng miễn dịch tương đương: hiệu giá kháng thể cúm gia cầm tương ứng các thời điểm ở ngan là 2,67; 5,30; 6,26; 5,53 và 4,23; tương tự ở vịt là 2,40; 4,70; 4,60; 4,10 và 4,00; sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 3.4. Hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 lần 3 Trước khi ngan, vịt vào đẻ, tiến hành tiêm H5N2 lần 3. Khi kiểm tra kháng thể của ngan, vịt sau tiêm vaccin ở các thời điểm và kết quả thu được trình bày trên bảng 3. Bảng 4. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm H5N2 lần 3 Lô TN Hiệu giá kháng thể của ngan Hiệu giá kháng thể của vịt 14 21 30 60 120 14 21 30 60 120 1 4,50 6,43 6,65 6,18 5,58 2,85 4,90 4,92 4,60 4,32 2 4,47 6,47 6,67 6,15 5,52 2,93 4,97 5,00 4,82 4,40 3 4,37 6,48 6,60 6,10 5,42 2,92 4,95 4,98 4,67 4,33 4 4,40 6,33 6,53 6,07 5,30 2,77 4,88 4,90 4,57 4,30 Tổng hợp 4,43 6,43 6,61 6,13 5,45 2,87 4,93 4,95 4,66 4,34 Sau khi tiêm H5N2 lần 3, hiệu giá kháng thể của ngan sau 14 ngày đã đạt 4,43 log2, ở vịt thấp hơn, chỉ đạt 2,87 log2. Hiệu giá kháng thể của ngan, vịt cao và kéo dài, sau 120 ngày vẫn duy trì ở mức cao là 5,45 và 4,34 log2 và giữa các lô có kết quả tương đương nhau (P >0,05). Hiệu giá kháng thể này đủ bảo hộ cho các đàn ngan vịt đối với bệnh cúm gia cầm. Khi tiêm vacxin lần 3, trí nhớ miễn dịch đã hoàn chỉnh do đó khi vacxin kích thích hệ thống miễn dịch, lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn và kéo dài hơn các lần tiêm trước đó. Tuy nhiên theo khuyến cáo của cục Thú y, sau khi tiêm vacxin cúm gia cầm 4 tháng (120 ngày nên tiêm nhắc lại) chính vì vậy chúng tôi chỉ kiểm tra hiệu giá kháng thế cúm gia cầm sau 120 ngày tiêm, các thời điểm sau nữa chưa kiểm tra. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây khi tiêm H5N1 cho ngan, vịt; tương ứng với các thời điểm sau khi tiêm 14, 21, 30, 60 và 120 ngày, hiệu giá kháng thể của ngan là 4,26; 6,43; 6,60; 5,66 và 5,43 log2; của vịt là 2,53; 4,80; 4,87; 4,90 và 4,40 log2 (Nguyễn Thị Liên Hương và cs, 2009) [6], [7]. 3.5. Tình trạng sức khỏe và năng suất của các đàn ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 Sau khi tiêm thử nghiệm vacxin H5N2 cho các đàn ngan, vịt thí nghiệm, kết quả cho thấy vacxin H5N2 là rất an toàn và cho đáp ứng miễn dịch cao, trước yêu cầu phòng bệnh cúm gia cầm cho các đàn ngan, vịt trong sản xuất, chúng tôi đã triển khai tiêm phòng cho đàn ngan giống gốc và các đàn ngan bố mẹ tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, tổng số trên 10.000 con; đàn vịt giống gốc và đàn vịt bố mẹ nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình khoảng 6.350 con ; các đàn vịt nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi ở Sóc Sơn – Hà Nội và Hà Nam là trên 3000 con. Tất cả các đàn ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 đều không đàn nào bị phản ứng bởi vacxin, không bị ảnh hưởng đến khả năng vận động, ăn, uống. Ngược lại, trước đây khi tiêm vacxin H5N1, ngan, vịt thường bị ảnh hưởng như ít vận động, bỏ ăn 1 – 2 ngày, một số con rối loạn tiêu hóa, phân xanh, thậm trí rụng lông. Kết quả như sau: Bảng 5. Biểu hiện của các đàn ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 lần 1 Giống Lần tiêm Biểu hiện sau khi tiêm H5N2 Biểu hiện sau khi tiêm H5N1 Ủ rũ, bỏ ăn Rụng lông Ủ rũ, bỏ ăn Rụng lông Ngan 1 Không Không Có Không 2 Không Không Có Có 3 Không Không Có Không Vịt 1 Không Không Có Có 2 Không Không Có Không 3 Không Không Có Không Ở ngan, vịt sau khi tiêm H5N2 lần 1, không có đàn nào ủ rũ, bỏ ăn và rụng lông nhưng các đàn ngan, vịt sau khi tiêm H5N1, tất cả đều ủ rũ, bỏ ăn 1 – 2 bữa, có 1 đàn ngan, 1 đàn vịt bị rụng lông. Năng suất của các đàn ngan, vịt nuôi thịt và nuôi sinh sản đều ổn định, tương đương giữa các lô thí nghiệm và năng suất chuẩn của từng giống. 3.5. Khuyến cáo lịch phòng cúm gia cầm cho ngan, vịt bằng vacxin H5N2 Như vậy, qua các thí nghiệm ở trên chúng tôi nhận thấy các đàn ngan,vịt có thể sử dụng vaccin H5N2 để phòng cúm gia cầm, ngày tiêm và liều lượng như sau: Bảng 6. Lịch tiêm phòng cúm gia cầm cho ngan, vịt bằng vacxin H5N2 Tên gia cầm Lần tiêm Ngày tuổi tiêm Liều lượng (ml/con) Ngan 1 15 - 20 0,5 2 29 – 34 1,0 3 155 - 165 1,0 Vịt 1 10 -15 0,5 2 24 - 29 1,0 3 140 - 150 1,0 Ngan, vịt 4 Tiêm nhắc lại khi hiệu giá kháng thể <4 log2 Chú ý: - Tùy tình trạng sức khỏe của ngan, vịt (ví dụ ngan, vịt kém ăn, ốm thì lùi lịch tiêm lại) và điều kiện ngoại cảnh (trời rét đậm kéo dài) mà điều chỉnh lịch tiêm cho phù hợp - Đối với ngan, vịt nuôi thịt, áp dụng lịch tiêm lần 1, 2 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Kháng thể cúm gia cầm thụ động của ngan, vịt ở 1 ngày tuổi, kháng thể trung bình của ngan là 2,93 log2, vịt là 2,47 log2, đến 5 ngày tuổi, kháng thể giảm xuống còn 2,80 và 2,00 log2 và đến 10, 15 ngày, kháng thể chỉ còn 2,20; 1,60 và 1,90; 1,30 log2, mặc dù đàn ngan, vịt bố mẹ có hiệu giá kháng thể cúm gia cầm tương đối cao. Sau khi tiêm H5N2 là 14 ngày, ngan có hiệu giá kháng thể cúm trung bình đạt 2,44 log2, ở vịt còn rất thấp, hiệu giá kháng thể trung bình chỉ đạt 1,59 log2. Giữa các lô thí nghiệm tiêm ở 10, 15, 21 ngày tuổi với các liều khác nhau: 0,5 hoặc 0,8 ml/con đều cho đáp ứng miễn dịch là tương đương nhau. Hiệu giá kháng thể trung bình của ngan sau khi tiêm lần 2 là 21 ngày, đã đạt 5,22 log2, đến 120 ngày vẫn đạt 4,44 log2; tương tự, ở vịt là 4,81 và 4,19 log2. Ngan và vịt ở các lô thí nghiệm sau khi tiêm H5N2 lần 2 từ 21 đến 120 ngày, hiệu giá kháng thể cao, ổn định, đủ bảo hộ đối với bệnh cúm gia cầm. Sau khi tiêm H5N2 lần 3, hiệu giá kháng thể của ngan sau 14 ngày đã đạt 4,43 log2, ở vịt thấp hơn, chỉ đạt 2,87 log2. Hiệu giá kháng thể của ngan, vịt cao và kéo dài sau 120 ngày vẫn duy trì ở mức cao là 5,45 và 4,34 log2 và giữa các lô có kết quả tương đương nhau. Hiệu giá kháng thể này đủ bảo hộ cho các đàn ngan, vịt đối với bệnh cúm gia cầm. Tất cả các đàn ngan, vịt sau khi tiêm vacxin H5N2 đều không có phản ứng của vacxin, không bị ảnh hưởng đến khả năng vận động, ăn, uống. Năng suất của các đàn ngan, vịt nuôi thịt và nuôi sinh sản đều ổn định, tương đương giữa các lô thí nghiệm và năng suất chuẩn của từng giống. Có thể áp dụng lịch tiêm phòng trên để phòng cúm gia cầm cho ngan, vịt. 4.2. Đề nghị Kính đề nghị Hội đồng khoa học công nhận kết quả nghiên cứu là tiến bộ kỹ thuật . Tài liệu tham khảo 1. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005). Báo cáo tổng kết công tác 2 năm (2004-2005) phòng chống dịch cúm gia cầm, Hội nghị Tổng kết 2 năm phòng chống dịch cúm gà, ngày 18 tháng 4 năm 2005, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005). Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1, Hà Nội. 3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005). Quyết định số 1715 QĐ/BNN-TY về việc ban hành Quy định tạm thời về sử dụng vacxin cúm gia cầm. 4. Chuyên trang chăn nuôi ngày 06/11/2008. Kết quả xét nghiệm cúm gia cầm trên các đàn gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long. 5. Cục thú y (2005). Sổ tay hướng dẫn phòng chống bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm trên người, Hà Néi. 6. Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Khuất Thị Tuyên, Phạm Thị Xuân, Nguyễn Thị Quê, Lưu Thị Thủy, Phạm Văn Chí, Nguyễn Thị Tâm, Lưu Xuân Phúc (2009). Xác định hàm lượng kháng thể và độ dài miễn dịch của vịt sau khi sử dụng vacxin H5N1, Tạp chí khoa học hỹ thuật chăn nuôi, số 128, trang 14 -20. 7. Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Tâm, Khuất Thị Tuyên (2010). Xác định hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch sau khi sử dụng vaccine cúm gia cầm H5N1 cho ngan, Thông tin khoa học công nghệ Chăn nuôi và chế biến gia cầm, số 2. 8. Nguyễn Như Thanh (1997). Miễn dịch học Thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 9. Brown, J.D., Stallknecht, D.E., Beck, J.R., Suarez, D.L. & Swayne, D.E. 2006. Susceptibility of North American ducks and gulls to H5N1 highly pathogenic avian influenza viruses. Emerg.Infect.Dis. 12 (11): 1663-1670. 10. Brown, J.D., Stallknecht, D.E., Valeika, S & Swayne, D.E. 2007a. Susceptibility of wood ducks to H5N1 highly pathogenic avian influenza virus. J Wildlife Dis. 43 (4): 660-667. 11. Gilbert, M., Xiao, X., Chaitaweesub, P., Kalpravidh, W., Premashthira, S., Boles, S. & Slingenbergh, J. 2007. Avian influenza, domestic ducks and rice agriculture in Thailand. Agriculture, Ecosystems & Environment. 119(3-4): 409-415. 12. Sims, L.D., Domenech, J., Benigno, C., Kahn, S., Kamata, A., Lubroth, J., Martin, V. & Roeder, P. 2005. Origin and evolution of highly pathogenic H5N1 avian influenza in Asia. Vet. Rec. 157 (6): 159-164. . kháng thể cúm gia cầm của ngan, vịt sau khi tiêm H5N2. Tình trạng sức khỏe, năng suất của các đàn ngan, vịt sau khi tiêm H5N2. 2.3.3. Xác định độ dài miễn dịch sau khi sử dụng vacxin cúm gia cầm. Dựa vào hiệu giá kháng thể của ngan, vịt ở các thời điểm sau khi tiêm vacxin để xác định độ dài miễn dịch. Theo khuyến cáo của Cục thú y, những gia cầm đạt hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 sau khi tiêm. bệnh cúm gia cầm cho các đàn vịt và ngan, đảm bảo an toàn dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi tiến hành đề tài: Xác định hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch cúm gia cầm sau khi

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan