Xác định axit amin thiết yếu (lyzine) trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai Thái Hòa - Ai Cập giai đoạn sinh sản.

11 383 0
Xác định axit amin thiết yếu (lyzine) trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai Thái Hòa - Ai Cập giai đoạn sinh sản.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác định axit amin thiết yếu (lyzine) trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập giai đoạn sinh sản Lê Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Mười, Dương Thị Oanh Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Tóm tắt Nuôi gà Lai Thái Hoà – Ai cập thí nghiệm với 3 khẩu phần thức ăn có cùng mức ME (2750 Kcal/kg TĂ), protein (17,50%) với 3 mức lysine là 3 nghiệm thức (NT) và 3 lần lặp lại: mức thấp (0,85%) (NT I), mức trung bình (1,0%) (NT II), mức cao (1,15%) (NT III). Kết thúc giai đoạn sinh sản NT II cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ nuôi sống :94,81%. Tỷ lệ đẻ/mái/46 tuần đẻ: 57,90%. Năng suất trứng đạt 186,43 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống thấp 2,00 kg. Tỷ lệ phôi đạt 96,49 %; tỷ lệ nở loại I/tổng trứng ấp là 89,28%. Số gà con loại I/mái/46 tuần đẻ đạt cao nhất là NT II (154,78 con) cao hơn NT I: (147,52 con) là 4,92%. NT II có thu nhập/100 con cao nhất là 16.011 nghìn đồng. Kết quả áp dụng khẩu phần thức ăn của NT II vào nuôi trong sản xuất mô hình đều thu được kết quả tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Năng suất trứng/mái/46 tuần đẻ: 188,16 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 1,93kg, số gà con loại I/mái: 155,89 con. 1. Đặt vấn đề Trong dinh dưỡng gia cầm, nhu cầu về axit amin chủ yếu là các axit amin không thay thế. Khi thiếu bất kỳ một axit amin không thay thế nào trong thức ăn thì quá trình tổng hợp protein bị rối loạn, thậm chí còn làm phá hủy trao đổi chất của cơ thể. Theo Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng và CS, 1995[2] thiếu lyzin trong khẩu phần thức ăn sẽ làm đình trệ sự phát triển, giảm năng suất trứng, giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố và tốc độ chuyển hóa canxi, photpho gây còi xương, thoái hóa cơ làm rối loạn hoạt động sinh dục. Nếu thừa lyzin, hàm lượng lyzin trong thức ăn hỗn hợp quá cao sẽ thể hiện bệnh lý ở gà là cong các chi. Khẩu phần ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, cân đối các axit amin đáp ứng nhu cầu của gia cầm là biện pháp quan trọng để tăng năng suất sản phẩm và hiệu quả sử dụng thức ăn. Khi khẩu phần ăn bị thiếu một lượng nhỏ axit amin thì con vật có xu hướng ăn nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu, trong trường hợp này hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ giảm. Nên yêu cầu thiết yếu đặt ra trong chăn nuôi gà sinh sản là xác định được mức protein và các mức axit amin thiết yếu (lysine, methionine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi gà sinh sản để thức ăn được sử dụng có hiệu quả tốt nhất và đạt năng suất trứng cao nhất. Gà lai Thái Hoà - Ai Cập (M1) được tạo ra khi lai trống Thái Hòa x mái Ai cập. Giống gà này có năng suất trứng (164,97 quả/mái/63 tuần tuổi) cao hơn gà Thái Hòa (130 quả/mái/năm) (Triệu Xương Diên và CS, 2001 [1]), tiêu thụ thức ăn thấp và con lai thương phẩm (3/4 Thái Hòa 1/4 Ai Cập) mang đặc điểm và phẩm chất thịt của gà Thái Hoà xương đen, thịt đen (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2007) [5] . Gà M1 đã được Hội đồng khoa học Viện Chăn nuôi đề nghị cho phép triển khai sản xuất thử nghiệm, hiện nay đang được phát triển trong sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm chất lượng cao của xã hội. Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có công trình nghiên cứu nào về chế độ dinh dưỡng cho gà lai. Do vậy chúng tôi tiến hành triển khai đề tài trên nhằm: Xác định được mức axit amin thiết yếu (lysine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai Thái Hoà-Ai Cập giai đoạn sinh sản. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu Nghiên cứu trên đàn gà lai Thái Hoà-Ai Cập giai đoạn sinh sản, được nuôi nhốt trên nền chuồng (có chất độn chuồng), chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên. Khẩu phần thức ăn cho gà thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: ngô, thóc, khô đỗ tương, Premix khoáng, các axit amin, Địa điểm: tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Viện Chăn nuôi). Thời gian nghiên cứu: năm 2009-2010. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô so sánh kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 nghiệm thức (NT) và 3 lần lặp lại. Các NT tương ứng với mỗi loại khẩu phần thức ăn cho gà lai sinh sản thí nghiệm. Trong mỗi khẩu phần thức ăn tương ứng với 3 mức lysine: mức thấp (0,85%) (NT I), mức trung bình (1,00%) (NT II) và mức cao (1,15%) (NT III). Các axit amin khác: methionie và methionine + cystine tính theo tỷ lệ của lysine. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu NT I NT II* NT III Số con/1NT (con) (40 mái + 5 trống) x 3 (40 mái + 5 trống) x 3 (40 mái + 5 trống) x 3 Số lần lặp lại 3 3 3 Giá trị các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ME (kcal/kg thức ăn) 2750 Protein (%) 17,50 Lysine TS (%) 0,85 1,00 1,15 * NT II: khuyến cáo nuôi gà Ai Cập của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, 2002 Gà lai thí nghiệm được nuôi nhốt áp dụng kỹ thuật chăm sóc,vệ sinh thú y phòng bệnh như nhau cho tất cả các lô theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, 2002 [2]. Nguyên liệu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi (Viện Chăn nuôi). Protein thô (TCVN-4328-2001), can xi (TCVN-1526- 1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC). Giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu thức ăn được dựa theo thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam (Viện Chăn nuôi, 2001) như bảng 2. Bảng 2. Thành phần và các giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thức ăn nuôi gà lai Thái Hoà- Ai Cập giai đoạn sinh sản Nguyên liệu NT I NT II NT III Ngô 59,52 60,38 61,20 Thóc 5,90 5,60 5,47 Khô đỗ tương 17,53 16,18 14,41 Premix khoáng 2,06 1,82 1,50 Dicanxiphotphat 1,60 1,56 1,48 Proconco C21 13,18 14,00 15,20 Premix vitamin 0,20 0,20 0,20 Methionine 0,01 0,07 0,14 Lysine 0,19 0,4 Tổng 100,00 100,00 100,00 Giá trị dinh dưỡng Năng lượng ME (kcal/kg thức ăn) 2750 2750 2750 Protein (%) 17,50 17,50 17,50 Can xi (%) 3,00 3,00 3,00 Photpho (%) 0,60 0,60 0,60 Lysine (%) 0,87 1,00 1,15 Methionine (%) 0,37 0,43 0,50 Methionine + cystine(%) 0,70 0,81 0,93 Đơn giá (đồng) 6473 6594 6737 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi Tuổi thành thục sinh dục (ngày), tỷ lệ đẻ (%), năng suất trứng (quả/mái), tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg), tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở, hiệu quả kinh tế,…. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được thu thập hàng ngày và được xử lý thống kê ANOVA - GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.1. Các kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khối lượng cơ thể gà lai Thái Hoà - Ai Cập 19 tuần tuổi Đàn gà lai Thái Hoà - Ai Cập lúc 19 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành cân, dựa trên khối lượng gà để phân lô thí nghiệm. Kết quả thu được ở bảng 3 Bảng 3. Khối lượng cơ thể gà lai Thái Hoà - Ai Cập 19 tuần tuổi Tham số NT I NT II NT III Khối lượng cơ thể (g) 1.238,57 a 1.240,71 a 1.230,43 a Cv (%) 8,46 7,92 8,28 Ghi chú: theo hàng ngang các số mang các chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05) Khối lượng gà ở 19 tuần tuổi giữa 3 khẩu phần tương đương nhau NT I: 1238,57g, NT II: 1240,71g và NT III là 1230,43g (P>0,05). 3.2. Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt đẻ 5% và 50% Bảng 4. Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng khi tỷ lệ đạt đẻ 5% và 50% Chỉ tiêu ĐVT NT I NT II NT III Tỷ lệ đẻ đạt 5% Tuổi đẻ ngày 143 144 144 KL cơ thể (n= 90 con) g 1.305,67 1.343,15 1325,50 Cv % 8,93 9,83 9,53 KL trứng (n= 300 quả) g 32,10 31,85 31,95 Cv % 7,45 8,65 8,35 Tỷ lệ đẻ đạt 50% Tuổi đẻ ngày 160 159 155 KL cơ thể (n= 90 con) g 1.415,60 1423,33 1446,50 Cv % 8,54 9,95 8,73 KL trứng (n= 300 quả) g 35,40 35,65 35,50 Cv % 7,35 8,05 7,65 Bảng 4 cho thấy tuổi đẻ đạt 5% giữa các khẩu phần tương đương nhau. Ở 5% tuổi đẻ các lô 143 - 144 ngày. Tuổi đẻ đạt 50% NT I là 160 ngày, NT II: 159 ngày và NT III: 155 ngày. Khối lượng cơ thể, khối lượng trứng khi tỷ lệ đẻ đạt 5% và 50% giữa các khẩu phần tương đương nhau (P>0,05). 3.3. Tỷ lệ đẻ gà lai Thái Hoà - Ai Cập Bảng 5. Tỷ lệ đẻ gà lai Thái Hoà - Ai Cập (%) Tuần đẻ NT I NT II NT III SEM P 1 - 4 24,73 25,24 23,72 0,660 0,438 5 - 8 72,20 72,56 71,73 0,331 0,775 9 - 12 82,11 82,95 81,82 0,411 0,354 13 - 16 74,97 75,86 75,63 0,324 0,563 17 - 20 67,11 68,60 68,36 0,246 0,026 21 - 24 62,92 64,11 63,87 0,199 0,015 25 - 28 58,87 59,61 59,38 0,111 0,101 29 - 32 54,49 56,13 55,89 0,249 0,007 33 - 36 49,79 51,28 52,23 0,317 0,000 37 - 40 45,83 46,73 47,08 0,214 0,003 41 - 46 39,90 41,83 42,18 0,312 0,006 Trung bình 56,77 a 57,90 b 57,65 b 0,194 0,012 Ghi chú: theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05) Kết quả được trình bày ở bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ đẻ trung bình 46 tuần đẻ NT I gà được ăn với khẩu phần thức ăn có mức axit amin thấp có tỷ lệ đẻ thấp nhất 56,77%, NT II gà được ăn với khẩu phần thức ăn có mức axit amin trung bình có tỷ lệ đẻ cao hơn đạt 57,90% (P<0,05). Nhưng khi tiếp tục tăng hàm lượng các axit amin lên cao hơn mức trung bình thì tỷ lệ đẻ của gà không tăng lên NT III: 57,65% (P>0,05). 3.4. Năng suất trứng và tỷ lệ nuôi sống gà lai Thái Hoà - Ai Cập Qua bảng 6 cho thấy: Trung bình năng suất trứng/mái/46 tuần đẻ của gà cũng tuân theo quy luật của tỷ lệ đẻ NT I có mức axit amin thấp có năng suất trứng/mái thấp nhất 182,81 quả, NT II có mức axit amin trung bình có năng suất trứng/mái cao hơn đạt 186,43 quả (P<0,05). Nhưng khi tiếp tục tăng hàm lượng các axit amin lên cao hơn mức trung bình thì năng suất trứng/mái của gà không tăng lên NT III: 185,63 quả (P>0,05). Kết quả NT I đạt tương đương với nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và CS, 2007 [5] khi theo dõi khả năng sinh sản và cho thịt của con lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hoà Trung Quốc. Tỷ lệ nuôi sống trung bình trong giai đoạn đẻ của NT I đạt 93,33% và NT II đạt 94,81%, NT III đạt 94,07%. Tỷ lệ nuôi sống của gà lai cao hơn gà Ai Cập (Phùng Đức Tiến và CS, 2004) [4] (khi nhân thuần chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua 6 thế hệ cho biết gà Ai Cập nuôi sống giai đoạn sinh sản: 91,19%). Bảng 6. Năng suất trứng và tỷ lệ nuôi sống gà lai Thái Hoà - Ai Cập Tuần đẻ NT I NT II NT III SEM P Năng suất trứng (quả/mái) 1 - 4 6,93 7,07 6,64 0,185 0,444 5 - 8 20,22 20,32 20,08 0,093 0,766 9 - 12 22,99 23,23 22,91 0,115 0,351 13 - 16 20,99 21,24 21,18 0,091 0,567 17 - 20 18,79 19,21 19,14 0,069 0,027 21 - 24 17,62 17,95 17,88 0,056 0,015 25 - 28 16,48 16,69 16,63 0,031 0,100 29 - 32 15,26 15,72 15,65 0,070 0,008 33 - 36 13,94 14,36 14,63 0,105 0,000 37 - 40 12,83 13,08 13,18 0,060 0,003 41 - 46 16,76 17,57 17,72 0,131 0,007 Tổng 182,81 a 186,43 b 185,63 b 0,625 0,012 So sánh (%) 100 101,98 101,54 Tỷ lệ nuôi sống (%) 93,33 94,81 94,07 Ghi chú: theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05) 3.5. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng gà lai Thái Hoà - Ai Cập Bảng 7 cho thấy tiêu tốn thức ăn/10 trứng NT I cao nhất: 2,04kg, tiếp đó đến NT III: 2,01kg và thấp nhất NT II: 2,00kg. Nếu so sánh tương đối tiêu tốn thức ăn/10 trứng NT I là 100% thì NT II là 98,04% và NT III là 98,53%. Như vậy gà được ăn với khẩu phần thức ăn có mức axit amin thấp thì tiêu tốn thức ăn/10 trứng NT I là cao nhất, gà được ăn với khẩu phần thức ăn có mức axit amin trung bình thì tiêu tốn thức ăn/10 trứng NT I là thấp nhất (P<0,01). Bảng 7. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng gà lai Thái Hoà - Ai Cập (kg) Tuần đẻ NT I NT II NT III SEM P 1 – 4 4,29 4,22 4,67 0,127 0,124 5 – 8 1,53 1,53 1,53 0,011 0,005 9 – 12 1,45 1,44 1,45 0,021 0,004 13 – 16 1,58 1,56 1,56 0,025 0,004 17 – 20 1,76 1,72 1,73 0,030 0,002 21 - 24 1,88 1,84 1,85 0,033 0,002 25 - 28 1,99 1,96 1,96 0,041 0,004 29 - 32 2,26 2,19 2,15 0,054 0,009 33 - 36 2,45 2,42 2,41 0,054 0,012 37 - 40 2,75 2,57 2,60 0,087 0,001 41 - 46 2,92 2,74 2,74 0,090 0,002 Trung bình 2,04 a 2,00 b 2,01 b 0,038 0,001 So sánh (%) 100 98,04 98,53 Ghi chú: theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,01) 3.6. Khảo sát chất lượng trứng Bảng 8. Kết quả khảo sát chất lượng trứng lúc 38 tuần tuổi (n = 30 quả/khẩu phần) Chỉ tiêu ĐVT NT I NT II NT III X CV(% ) X CV(% ) X CV(% ) Khối lượng trứng g 41,12 6,56 41,46 6,75 40,86 6,45 Tỷ lệ lòng trắng % 54,89 4,02 55,08 4,32 53,43 4,35 Tỷ lệ lòng đỏ % 32,78 10,72 32,17 9,97 32,56 10,15 Màu lòng đỏ 9,76 8,07 9,94 8,57 9,66 8,55 Dày vỏ mm 0,308 8,12 0,312 8,41 0,306 7,96 Chỉ số lòng đỏ 0,42 16,52 0,41 16,35 0,41 15,98 Chỉ số lòng trắng 0,086 15,83 0,088 15,38 0,084 15,07 Chỉ số hình thái 1,32 3,12 1,31 3,30 1,30 3,15 Độ chịu lực kg/cm 2 4,15 14,41 4,10 14,57 4,18 14,27 Đơn vị Haugh 89,03 7,65 88,88 7,57 88,57 7,71 Kết quả khảo sát trứng lúc 38 tuần tuổi (bảng 8) cho ta thấy các NT ăn các khẩu phần thức ăn khác nhau có chỉ số hình thái đạt từ 1,30-1,32, độ chịu lực cao đạt 4,10 - 4,18 kg/cm 2 đảm bảo trứng vận chuyển không bị dập vỡ và không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng chọn ấp, đơn vị Haugh từ 88,57-89,03. Giữa các NT đều cho kết quả tương đương nhau về chỉ số hình thái và đơn vị Haugh. 3.7. Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số gà con loại 1/mái Qua bảng 9 cho thấy: Tỷ lệ phôi NT I: 96,09%, NT II: 96,49 và NT III: 96,57%. Tương ứng tỷ lệ nở loại I/tổng trứng ấp: 86,77%; 89,28% và 88,89%. Số gà con loại I/mái/46 tuần đẻ cao nhất NT II: 154,78 con, tiếp theo là NT III: 153,46 con và thấp nhất NT I: 147,52 con. Nếu coi NT I có số gà con/mái là 100% thì NT II cao hơn 4,92% và NT III cao hơn 4,03%. Bảng 9. Tỷ lệ phôi, kết quả ấp nở và số gà con loại I/mái Chỉ tiêu ĐVT NT I NT II NT III Tổng số trứng vào ấp quả 5.480 5520 5563 Tỷ lệ phôi % 96,09 96,49 96,57 Tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp % 86,77 a 89,28 b 88,89 b Số gà con loại I/mái Con 147,52 a 154,78 b 153,46 b So sánh % 100 104,92 104,03 Ghi chú: theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05) 3.8. Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập Bảng 10. Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập (đồng) Chỉ tiêu NT I NT II NT III Giống 9.450.000 9.450.000 9.450.000 Thức ăn 28.961.022 29.446.540 30.146.759 Thuốc thú y 1.080.000 1.080.000 1.080.000 Điện, nước, vật rẻ… 540.000 540.000 540.000 Tổng chi phí 40.031.022 40.516.540 41.216.759 Thu từ gà con 49.566.491 52.006.545 51.562.673 Thu sản phẩm phụ 10.287.000 10.125.000 10.206.000 Tổng thu 59.853.491 62.131.545 61.768.673 Chênh lệch thu chi 19.822.469 21.615.004 20.551.915 Thu nhập/100 con 14.683.311 16.011.114 15.223.641 Bảng 10 cho thấy chênh lệch thu - chi của NT II có thu nhập cao nhất: 21.615.004 đồng, sau đó là NT III: 20.551.915 đồng và NT I: 19.822.469 đồng. Nếu tính tổng thu/100 con thì NT II có thu nhập cao nhất: 16.011.114 đồng, NT III: 15.223.641 đồng và NT I: 14.683.311 đồng. 3.9. Kết quả nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập ngoài sản xuất Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã chuyển giao 10.000 gà lai Thái Hoà - Ai Cập nuôi theo mô hình có khẩu phần: protein: 21; 19; 15,5; 16,5%, mức năng lượng: 2900; 2850; 2700; 2750 kcal/kg thức ăn tương ứng các giai đoạn: 0-5; 6-9; 10-17; 18-19 tuần tuổi và giai đoạn sinh sản có mức protein 17,5% năng lượng 2750 kcal/kg, Lysine 1,0% tại Đông Anh Hà Nội cho kết quả tốt. Kết quả ghi ở bảng 11 và 12: Bảng 11. Một số chỉ tiêu kinh tế mô hình nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập giai đoạn từ sơ sinh đến đẻ 5% tại Đông Anh- Hà Nội Chỉ tiêu Gà lai Thái Hoà - Ai Cập (n=10.000 con) X Cv (%) 1. Tỷ lệ nuôi sống (%) 96,75 2. Lượng thức ăn tiêu thụ/con (kg) 5,10 3. Khối lượng cơ thể 19 tuần tuổi (n=150 con) (g) 1265,35 8,05 4. Tỷ lệ đẻ đạt 5% + Tuổi đẻ (ngày) 142 + Khối lượng cơ thể (n=150 con) (g) 1320,50 8,86 + Khối lượng trứng (n= 500 con) (g) 31,80 7,45 Triển khai gà lai Thái Hoà - Ai Cập nuôi 5 mô hình tại Đông Anh Hà Nội, thu được trung bình kết quả: Tỷ lệ nuôi sống đến 19 tuần tuổi: 96,75%, khối lượng cơ thể ở 19 tuần tuổi mái Thái Hoà - Ai Cập: 1.265,35g, tuổi đẻ 5%: 142 ngày. Bảng 12. Một số chỉ tiêu kinh tế mô hình nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập giai đoạn sinh sản tại Đông Anh Hà Nội (n= 600 trống Thái Hoà +4786 mái Thái Hoà - Ai Cập) Chỉ tiêu Chỉ tiêu kỹ thuật Hiệu quả kinh tế Tổng tiền (1000 đồng) Tỷ lệ đẻ/46 tuần đẻ (%) 59,46 Giống 102.870 Năng suất trứng/mái/46 tuần đẻ (quả) 188,16 Thức ăn 1.707.642 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng/46 tuần đẻ (kg) 1,93 Thuốc thú y 109.728 Tỷ lệ nuôi sống (%) 97,79 Điện, nước, vật rẻ… 37.702 Tổng trứng ấp (quả) 20.850 Tổng chi phí 1.957.942 Tỷ lệ phôi (%) 97,89 Thu từ gà con 2.732.920 Tỷ lệ nở loại I/tổng trứng (%) 89,09 Thu sản phẩm phụ 675.315 Tỷ lệ nở loại I/phôi (%) 92,53 Tổng thu 3.408.235 Số gà con loại I/mái (con) 155,89 Chênh lệch thu chi 1.450.293 Thu nhập/100 con 12.688 Gà Thái Hoà - Ai Cập có năng suất trứng/mái/46 tuần đẻ: 188,16 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 1,93kg, tỷ lệ phôi: 97,89%, số gà con loại I/mái: 155,89 con. Thu nhập/100 con: 12.688 nghìn đồng. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Gà lai Thái Hoà-Ai Cập giai đoạn sinh sản nuôi theo NT II có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất so với NT I và NT III. Gà lai Thái Hoà-Ai Cập giai đoạn sinh sản có tỷ lệ nuôi sống: 94,81%. Tỷ lệ đẻ/mái/46 tuần đẻ: 57,90%. Năng suất trứng đạt 186,43 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp 2,00 kg. Chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn trứng giống. Tỷ lệ phôi đạt 96,49 %; tỷ lệ nở loại I/tổng trứng ấp là 89,28%. Số gà con loại I/mái/46 tuần đẻ đạt cao nhất là NT II (154,78 con) cao hơn NT I: (147,52 con) là 4,92%. NT II có thu nhập/100 con cao nhất là 16.011 nghìn đồng. Áp dụng NT II nuôi mô hình gà lai Thái Hoà-Ai Cập ngoài sản xuất cho kết quả tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Năng suất trứng/mái/46 tuần đẻ: 188,16 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 1,93kg, số gà con loại I/mái: 155,89 con. 4.2. Đề nghị [...]... dụng khẩu phần thức ăn NT II có mức protein 17,5% năng lượng 2750 kcal/kg, Lysine 1,0%, Methionine 0,43 % nuôi gà lai Thái Ho Ai Cập giai đoạn sinh sản là tiến bộ kỹ thuật Tài liệu tham khảo 1 Triệu Xương Diên, Vương Tuyền (2001) Làm thế nào để nuôi tốt gà xương quạ - Ô kê (gà Ác), Nhà xuất bản Đại học nông nghiệp Trung Quốc Tháng 3 năm 2001 2 Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính,... 1995 Thức ăn và dinh dưỡng gia súc - giáo trình cao học Nông nghiệp, Hà Nội 3 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà Ai Cập Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội - 2002 4 Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thị Thu Hiền, 2004 Kết quả nghiên cứu nhân thuần chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua 6 thế hệ Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi. .. nghệ chăn nuôi gà Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2004 5 Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền, Đào Thị Bích Loan, Trần Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Duy Điều, Nguyễn Thị Kim Oanh, 2007 Nghiên cứu khả năng sinh sản và cho thịt của con lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hoà Trung Quốc Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi gia cầm... Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn thực phẩm và môi trường Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2007 6 Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001 Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2001 . Xác định axit amin thiết yếu (lyzine) trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập giai đoạn sinh sản Lê Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị. luận Gà lai Thái Hoà -Ai Cập giai đoạn sinh sản nuôi theo NT II có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất so với NT I và NT III. Gà lai Thái Hoà -Ai Cập giai đoạn sinh sản có. hình nuôi gà lai Thái Hoà - Ai Cập giai đoạn từ sơ sinh đến đẻ 5% tại Đông Anh- Hà Nội Chỉ tiêu Gà lai Thái Hoà - Ai Cập (n=10.000 con) X Cv (%) 1. Tỷ lệ nuôi sống (%) 96,75 2. Lượng thức

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan