LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

8 629 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN LỜI MỞ ĐẦU I/ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA : Tự do thương mại hay thương mại tự do là một kiểu thị trường tưởng, thường được xem như là một mục tiêu chính trị, mà sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm soát bằng những chính sách nhập khẩu. Tự do thương mại về hàng hóa là một trong những nội dung của thương mại tự do. Tự do hóa thương mại hàng hóa là quá trình xóa bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan (tiền trợ cấp, quy định, hay luật…) mà các quốc gia sử dụng để bảo hộ nền sản xuất hàng hóa trong nước. Từ những thập niên 90, sau khi các nước ASEAN và các nước Đông Dương không còn đối đầu xung quanh vấn đề Campuchia thì xu hướng tại các nước ASEAN dần chuyển từ bảo hộ mậu dịch sang bảo hộ tự do. Khi đó các hoạt động thương mại không còn thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách của các chính phủ. Như vậy tự do hoá thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn 1 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN chế hay bảo hộ thương mại của các chính phủ. Nghĩa là sẽ giảm bớt việc sử dụng các biện pháp như sử dụng thuế quan, đặt ra các tiêu chuẩn để bảo vệ ngành sản xuất trong nước mà tăng cường bảo hộ tự do, dần dần dỡ bỏ các rào cản thương mại và tiến hành các hoạt động thuận lợi hoá thương mại. Sự tự do thương mại về hàng hóa là một trong những nội dung của thương mại tự do. II. NỘI DUNG VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 1/ Các biện pháp thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá: a. Dỡ bỏ các rào cản thương mại: Với thương mại hàng hoá, có hai rào cản chính: Đó là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. - Thuế quan được hiểu là khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác, có thể nhằm mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng hóa trong nước, trả đũa một quốc gia khác, . Tự do hóa thuế quan được hiểu là quá trình thực hiện cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của các quốc gia. - Các biện pháp phi thuế quan: Các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp ngoài thuế ảnh hưởng đến mức độ và hướng của các dòng hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu thuế quan là biện pháp có tính chất kinh tế thì các biện pháp phi thuế quan lại là các biện pháp hành chính, pháp lý, do đó có tác động tiêu cực nhiều hơn đối với thương mại hàng hóa. Các biện pháp phi thuế quan có thể kể đến: hạn chế định lượng (quota), cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tàu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá… b. Tiến hành các hoạt động thuận lợi hoá thương mại: Bằng việc xây dựng và thực hiện các hoạt động, biện pháp, chính sách và chương trình nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, nhất quán, minh bạch và có 2 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN thể dự đoán được đối với trao đổi thương mại hàng hoá giữa các quốc gia thành viên 2/ Công cụ pháp thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa Kể từ năm 1992, Asean liên tục ban hành các văn bản pháp nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại trong AFTA. Cơ sở pháp của AFTA bao gồm các văn bản sau: - Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế Asean ký ngày 28/1/1992 tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ IV tại Singapore. Đây là hiệp định đầu tiên và là hiệp định thành lập AFTA. - Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA (CEPT) ký ngày 28/1/1992. - Các nghị định thư sửa đổi và bổ sung hai hiệp định trên. - Hiệp định khung về hội nhập các ngành ưu tiên (APIS) ký ngày 29/11/2004 tại Viêng chăn, Lào. - Hiệp định về thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) ký ngày 26/2/2009 tại Cha-am, Thái Lan. 3/ Phương thức tự do hoá thương mại hàng hóa. Việc thực hiện tự do hóa thương mại nói chungtự do hóa thương mại hàng hóa nói riêng là cả một quá trình, cần qua nhiều giai đoạn, do việc tự do hóa thương mại sẽ gỡ bỏ những rào cản mà vốn là công cụ bảo hộ các ngành sản xuất trong nước của quốc gia thành viên. Và vì vậy, để thực hiện tự do hóa thương mại một cách hiệu quả, AEC thực hiện các công việc như sau: • Thứ nhất, xây dựng một chương trình khung làm cơ sở pháp lí chung để điều chỉnh quá trình tự do hóa thương mại. Chương trình khung để thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC hiên nay là Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN 2009 (ATIGA). Đây là hiệp định toàn diện 3 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hoá trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 (CEPT) cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. CEPT xây dưng chương trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan được tiến hành trong vòng 10 năm nhằm giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5%, kể từ ngày 1/1/1993 đến ngày 1/1/2003, theo đó hàng hóa được phân chia thành 4 danh mục cắt giảm thuế quan khác nhau với các lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan tương ứng. Linh hoạt hơn CEPT, ATIGA quy định rõ số dòng thuế được lùi thời hạn xoá bỏ thuế quan đến năm 2018 với nhóm 4 nước Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam (CLMV), đồng thời, cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xoá bỏ thuế quan giữa các nước trong khối Asean. Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch v.v, đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC. • Thứ hai, trên cơ sở chương trình khung nói trên, từng quốc gia thành viên của AEC sẽ xây dựng chương trình riêng của mình và được tổ chức chấp thuận. Chương trình đó có thể bao gồm việc điều chỉnh các chính sách kinh tế, pháp luật trong nước, xây dựng lộ trình cụ thể về cắt giảm thuế quan… để phù hợp với lộ trình chung hay đáp ứng các cam kết, ràng buộc với tổ chức… • Thứ ba, việc tự do hóa thương mại hàng hóa còn được thúc đẩy thông qua kết quả các vòng đàm phán.Cụ thể, ngoài các cuộc đàm phán nội khối giúp cho việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), các quốc gia ASEAN còn tiến hành đàm phán và ký kết, triển khai thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… 4 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN III. SO SÁNH VỀ PHẠM VI VÀ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA TRONG AEC VÀ WTO. 1. Phạm vi tự do hóa thương mại a/ Điểm giống nhau: Cả WTO và AEC đều áp dụng các biện pháp tăng cường tự do hóa thương mại hàng hóa gồm: cắt giảm thuế quan, phi thuế quan. b/ Điểm khác nhau: So với WTO thì các biện pháp mà AEC áp dụng rộng hơn. Cụ thể theo CEPT và ATIGA thì ngoài một số biện pháp được áp dụng nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa trong khuôn khổ WTO thì AEC còn áp dụng các biện pháp hạn chế bảo hộ thương mại bằng các biện pháp phi thuế quan : - Dỡ bỏ chung các hạn chế về số lượng (quy định tại Điều 41 ATIGA); - Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác. Việc xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác được thực hiện theo một trình tự cụ thể; - Quy định về xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, bên cạch việc xóa bỏ rào cản thuế quan, phi thuế quan AEC còn áp dụng các hoạt động thuận lợi hóa thương mại bao gồm: - Thủ tục hải quan; - Tiêu chuẩn, quy định, kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợ 2/ Về mức độ tự do hoá thương mại: a/ Điểm giống nhau Do những tác động hạn chế tự do thương mại hàng hóa của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nên cả AEC và WTO đều có xu hướng cắt giảm thuế quan, thậm chí tiến tới xóa bỏ thuế quan, và các hàng rào phi thuế quan. 5 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN b/ Điểm khác nhau Ngoài việc cùng có xu hướng giảm dần những rào cản thương mại thì tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC và WTO có sự khác nhau về diện và mức độ. Cụ thể, thông qua việc phân tích các số liệu của Việt Nam dưới đây, có thể khẳng định mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC sâu và rộng hơn WTO. - Về diện cắt giảm thuế của AEC rộng hơn WTO: Với công cụ pháp CEPT, các nước ASEAN đã đạt được thành tựu to lớn trong tự do thuế quan thêo đó tuyệt đại đa số loại hàng hóa đã được cắt giảm thuế quan xuống 0-5%. Tuy nhiên, với mục tiêu tự do háo hoàn toàn thuế quan, ATIGA tiếp tục đưa ra chương trình cắt giảm thuế quan. Theo quy định của ATIGA, các quốc gia thành viên sẽ xóa bỏ thuế quan (mức thuế 0%) đối với tất cả các sản phẩm (trừ các sản phẩm thuộc diện loại trừ hoàn toàn trong danh mục H). Riêng Việt Nam, thực hiện cam kết Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), đến năm 2015, Việt Nam sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ ASEAN (một số dòng thuế linh hoạt vào năm 2018). Riêng năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng 99% số dòng thuế (tương đương hơn 6000 dòng thuế), trong đó 57% số dòng thuế có mức thuế suất CEPT là 0%. (Biểu thuế CEPT/AFTA được ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-BTC ngày 12/6/2008 của Bộ Tài chính). Trong khi đó trong biểu thuế cam kết với WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm khoảng 35% số dòng thuế trong tổng số 10600 dòng thuế (tương đương 3800 dòng thuế). - Về mức độ giảm thuế AEC mạnh hơn WTO: Có thể thấy một điều khác biệt rõ ràng về mức độ là, nếu như WTO mới chỉ ở mức độ cắt giảm thuế quan, thì AFTA với mục tiêu tự do hóa thuế quan đã gần như xóa bỏ thuế quan (mức thuế 0%). Bảng dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này. 6 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN CAM KẾT VỀ THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM VỚI WTO, ASEAN Cam kết T/s MFN 2006 WTO AFTA Ngành/Năm T/s khi gia nhập T/s cuối cùng 2007 2018 Nông nghiệp 23,5 25,2 21,0 4,35 0,77 Cá, sản phẩm cá 29,3 29,1 18,0 4,69 0,00 Dầu khí 3,6 36,8 36,6 5,62 5,62 Gỗ, giấy 15,6 14,6 10,5 2,13 0,00 Dệt may 37,3 13,7 13,7 4,28 0,00 Da và cao su 18,6 19,1 14,6 5,17 3,12 Kim loại 8,1 14,8 11,4 1,46 0,00 Hóa chất 7,1 11,1 6,9 1,77 0,32 Thiết bị vận tải 35,3 46,9 37,4 29,19 3,84 Máy móc cơ khí 7,1 9,2 7,3 1,24 0,00 Máy, thiết bị điện 12,4 13,9 9,5 2,48 0,00 Khoáng sản 14,4 16,1 14,1 1,68 0,00 Hàng chế tạo khác 14 12,9 10,2 1,98 0,00 Cả biểu 17,4 17,2 13,4 4,54 0,57 IV. NHẬN XÉT Qua những phân tích trên có thể thấy quá trình tự do hóa thương mại hàng hóa trong khuôn khổ AEC đã đạt được những thành tựu mà WTO không đạt được, đã khắc phục được những hạn chết mà WTO không khắc phục được. Đó là việc các hàng dào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm và xóa bỏ một cách triệt để. Rõ ràng quá trình tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC đang diễn ra một cách sâu rộng hơn WTO. giải điều này do: - AEC đã kế thừa những giá trị của WTO khi tiến hành xây dựng tổ chức này; - AEC có số thành viên nhỏ nên dễ ràng đạt được sự nhượng bộ của các quốc gia trong tổ chức từ đó dễ dàng đi tới đồng thuận để thông qua các quyết định tự do hóa thương mại hàng hóa một cách mạnh mẽ hơn. 7 BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN MỤC LỤC 8

Ngày đăng: 07/04/2013, 20:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan