Một bài thơ và cái chết của hai cha con đại công thần

3 216 0
Một bài thơ và cái chết của hai cha con đại công thần

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một bài thơ và cái ch ết của hai cha con đại công thần Trung tuần tháng Chạp năm Ất Hợi 1815 (niên hiệu Gia Long thứ 14), trong giới quan lại ở Kinh thành Huế xôn xao bàn tán về một vụ âm mưu phản nghịch rất nghiêm trọng. Dư luận cứ nổi cộm dần lên qua những tin phong thanh làm mọi người bàng hoàng, lo sợ, tưởng như cảnh máu chảy đầu rơi, cung điện bị tàn phá đến nơi. Nhưng sau đó, người ta có thể yên tâm thở phào nhẹ nhõm vì âm mưu phản nghịch đó đã bị phát giác. Ngạc nhiên hơn khi được biết, kẻ âm mưu phản nghịch chính là hai cha con một vị khai quốc công thần, quyền cao chức trọng tại triều. Người có công phát giác vụ này cũng là một bậc trụ cột triều đình, trong tay lại có chứng cớ hẳn hoi. Vậy sự thật về vụ án này như thế nào? Ảnh minh họa: internet Chứng cớ là một bài thơ 8 câu như sau: Văn đao Ái Châu đa tuấn kiệt Hư hoài trắc trịch giục cầu ty Vô tâm cửu bảo Kinh sơn phác Thiện tướng phương tri Ký bắc Kỳ Ư cốc hữu hương thiên lý viễn Cao cương minh phượng cửu cao tri Thử hồi nhược đắc sơn trung tể Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky. Dịch ra là: Ái Châu nghe nói lắm người hay Ao ước cầu hiền đã bấy nay Ngọc phát Kinh sơn tài sẵn có Ngựa Kỳ Ký bắc biết đâu thay Mùi hương hang tối xa ngàn dặm Tiếng phượng gò cao suốt chín mây Sơn tể phen này dù gặp gỡ Giúp nhau xoay đổi hội cơ này. Về mặt văn chương, đây là một bài thơ hay. Nhưng ở đây người ta chỉ soi mói nội dung, xem dụng ý tác giả là gì? Thực ra bài thơ này tác giả gửi cho bạn ở Ái Châu (Thanh Hóa). Vì từng nghe tiếng là bậc hiền nhân danh sĩ đời nay, nên trong lòng mến mộ khát khao được gặp gỡ. Những từ “Ngọc phát Kinh sơn”, “Ngựa Kỳ Ký bắc”, “Mùi hương hang tối”, “Tiếng phượng gò cao” là những lời hoa mỹ dùng để tâng bốc tài năng, danh vọng của bạn. Ở đây, không thấy một chữ, một ý gì tỏ ra chê bai vua chúa hay oán hận triều đình, khiến người ta lấy cớ để buộc tội phản nghịch. Thế nhưng vấn đề chết người lại ở hai câu cuối bài: “Thử hồi nhược đắc sơn trung tể Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky” Tất cả chứng cớ vụ án bài thơ phản nghịch đều gói gọn trong 14 chữ này. Tích xưa kể lại rằng: Đào Hoằng Cảnh đời Lương Vũ Đế (502-509) tài cao học rộng. Không ra làm quan mà ở ẩn trên núi, mỗi khi nhà vua có việc gì khó khăn, phải sai người vào núi hỏi ý kiến. Vì thế, người đương thời gọi Đào Hoằng Cảnh là Sơn trung tể tướng (quan tể tướng trong núi). Tác giả bài thơ là anh học trò, sao lại tham vọng có một vị Sơn trung tể tướng để làm gì? Để “giúp nhau xoay đổi hội cơ này” (Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky). Vậy là nhòm ngó mệnh trời, rủ nhau cướp nước làm vua chứ còn gì nữa! Chính cái tham vọng ghê gớm ấy, nó chứng tỏ dấu hiệu phạm tội của một âm mưu phản nghịch. Mà dưới chế độ quân chủ độc tôn, một lời nói phạm thượng, một chữ phạm húy cũng đủ mắc tội chết nữa là một bài thơ “đầy tham vọng” như thế. Tác giả bài thơ này, đúng hơn là bị vu cáo là tác giả, lại chính là Nguyễn Văn Thuyên, con ông Nguyễn Văn Thành, Trung quân đô thống, tước Quận công. Nguyễn Văn Thành là một người đã từng bôn ba theo Nguyễn Ánh từ thuở hàn vi cho đến khi Nguyễn Ánh thắng được nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi hoàng đế. Năm Gia Long thứ 10 (1811), vua giao cho Nguyễn Văn Thành chức Tổng tài, đứng đầu việc biên soạn bộ luật Gia Long nổi tiếng. Bộ luật này được vua Gia Long phê duyệt và ban hành trong cả nước. Lúc xảy ra vụ án, cậu ấm Nguyễn Văn Thuyên, ông Nguyễn Văn Thành đang làm quan lớn triều đình. Một điều rất oái oăm là, chính vì công danh phú quý to quá mà trong thâm tâm nhà vua không ưa ông lắm. Và ông Nguyễn Văn Thành còn bị nhiều người ghen ghét, nhất là đại thần Lê Văn Duyệt. Hai con người này vốn có hiềm khích với nhau từ lâu. Thành tự phụ cho mình hơn, văn võ toàn tài, con nhà dòng dõi, không phải như Duyệt xuất thân từ một anh hoạn thị, chỉ nhờ đánh trận giỏi mà trở thành quận công, đại tướng, ngang bằng mình. Vì vậy, Thành tỏ ý khinh bỉ Duyệt, làm Duyệt rất ấm ức. Thành có một môn khách tên là Hựu Nghi, vẫn lui tới ăn ở trong nhà, sau vì lầm lỗi với Thành nên phải bỏ trốn đi, lòng đầy thù hận. Hựu Nghi theo về làm môn hạ cho Lê Văn Duyệt, được Duyệt tin dùng, dần dần cất nhắc đến chức Thiên sự Bộ Hình. Hựu Nghi cho tay chân là Trương Hiệu theo dõi cậu ấm Nguyễn Văn Thuyên, con ông Thành. Thuyên đỗ cử nhân từ mấy năm trước, nhưng tính tình hào phóng tự do, không thích làm quan, chỉ thích thơ phú. Thuyên dựng một nếp nhà riêng, ngày ngày tụ tập bạn văn nhân thi sĩ xa gần cùng nhau chè chén, uống rượu ngâm thơ. Từ hội thơ phú kia mà Lê Văn Duyệt đã có trong tay bài thơ nêu trên, do Hựu Nghi và Trương Hiệu mang đến tố giác, nói là do Nguyễn Văn Thuyên viết ra. Lập tức Lê Văn Duyệt mang ngay “bài thơ tang chứng” này mật tâu với Gia Long. Lúc đầu, Gia Long xem, cho là việc chưa rõ ràng nên không tra xét. Về sau, Hựu Nghi, Trương Hiệu, dùng tiền mua chuộc nhiều kẻ ghen ghét khác, bảo họ cùng nhau đồng loạt kiện cáo cha con ông Thành. Nhà vua phải đưa vụ án này ra xét xử công khai, sau lại giao cho Lê Văn Duyệt đích thân tra hỏi Thuyên, buộc Thuyên phải thú nhận tội. Dựa vào cớ con đã phạm tội tày đình, đình thần buộc cả tội ông Thành, tâu vua xử tử. Đến tháng 5 năm 1817 (niên hiệu Gia Long thứ 16), vụ cha con ông Thành trải qua một năm rưỡi, triều thần xử một lần nữa, vẫn buộc tội chết. Lại ghép vụ án này với một vụ khác ở Thanh Hóa, mà cha con ông Thành không hề dính líu tới. Sau khi xử án, lúc về nhà giam, ông Thành đã nói: “Án xử như thế là xong rồi. Vua bắt tôi chết mà tôi không chết, thì không phải tôi trung”. Ngay hôm đó, ông Thành ngồi viết tờ biểu trần tình để lại, rồi uống thuốc độc chết. Trong tờ biểu có câu: “Người ta sớm rèn tối luyện, thêu dệt ra tội ác cho cha con tôi, không còn chỗ kêu ca. Đành chỉ có chết”. Mấy hôm sau, đến lượt Nguyễn Văn Thuyên bị trói tay, gông cổ, điệu ra pháp trường để đao phủ cắt từng miếng thịt (tùng xẻo). Trong lúc đó thì Trương Hiệu nghênh ngang vào kho lĩnh thưởng 500 quan tiền. Thế là chỉ vì một bài thơ mà hai cha con đại thần Nguyễn Văn Thành đành ôm mối hận ngàn thu. Mộng Đắc . Một bài thơ và cái ch ết của hai cha con đại công thần Trung tuần tháng Chạp năm Ất Hợi 1815 (niên hiệu Gia Long thứ 14), trong giới quan lại ở Kinh thành Huế xôn xao bàn tán về một vụ. được biết, kẻ âm mưu phản nghịch chính là hai cha con một vị khai quốc công thần, quyền cao chức trọng tại triều. Người có công phát giác vụ này cũng là một bậc trụ cột triều đình, trong tay lại. thịt (tùng xẻo). Trong lúc đó thì Trương Hiệu nghênh ngang vào kho lĩnh thưởng 500 quan tiền. Thế là chỉ vì một bài thơ mà hai cha con đại thần Nguyễn Văn Thành đành ôm mối hận ngàn thu. Mộng

Ngày đăng: 17/05/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan