đồ án kỹ thuật cơ khí MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐO KIỂM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CHI TIẾT GIA CÔNG TRONG NGÀNH CHẾ TẠO MÁY

90 811 0
đồ án kỹ thuật cơ khí MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐO KIỂM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CHI TIẾT GIA CÔNG TRONG NGÀNH CHẾ TẠO MÁY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGHIÊM VĂN VINH MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐO KIỂM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CHI TIẾT GIA CÔNG TRONG NGÀNH CHẾ TẠO MÁY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH CHẾ TẠO MÁY Hà Nội - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGHIÊM VĂN VINH ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐO KIỂM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CHI TIẾT GIA CÔNG TRONG NGÀNH CHẾ TẠO MÁY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH CHẾ TẠO MÁY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS TẠ DUY LIÊM Hà Nội - 2012 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ : “ Một số vấn đề đo kiểm và quản lý chất lượng các chi tiết gia công trong ngành chế tạo máy” được hoàn thành bởi tác giả Nghiêm Văn Vinh, học viên lớp cao học Chế tạo máy, khóa 2010 – 2012, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận văn này là do sự nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung cam đoan trên Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2012 Tác giả Nghiêm Văn Vinh 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, với sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Tạ Duy Liêm, đến nay đề tài nghiên cứu của em đã hoàn thành. Dù đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhưng do khoảng thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luậ văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em trong luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Viện cơ khí, Viện đào tạo Sau đại học và trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp em thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Tạ Duy Liêm đã quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em khắc phục những thiếu sót, tìm kiếm thêm những ý tưởng mới và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường đã trang bị cho em những kiến thức trong quá trình hoàn thành khóa học cũng như quá trình thực hiện bản luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy trong hội đồng chấm luận văn thạc sĩ đã cho ý kiến và xét duyệt. Hà Nội, ngày 12 tháng 9 Năm 2012 Học viên Nghiêm Văn Vinh 5 CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DIN Tiêu chuẩn Đức ANSI Tiêu chuẩn Mỹ TQM Quản lý chất lượng toàn diện CMM Máy đo tọa độ CĐN Cao đẳng nghề CNC Điều khiển số KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 6 SI Hệ đo lường quốc tếDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU CÁC HÌNH VẼ: Hình 2.1 : Các đại lượng cơ bản Hình 2.2 : Phương pháp đo 2 tiếp điểm Hình 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7: Phương pháp đo 3 tiếp điểm Hình 2.8 : Phương pháp đo tọa độ Hình 2.9 : Các phương tiện kiểm định Hình 2.10: Kiểm tra độ phẳng bằng thước thẳng Hình 2.11: Ke vuông 90 0 Hình 2.12: Các loại dưỡng kiểm Hình 2.13: Dưỡng kiểm theo giới hạn Taylor Hình 2.14: Dưỡng kiểm kiểu vòng nhẫn Hình 2.15: Dưỡng kiểm kiểu đòn Hình 2.16: Dưỡng kiểm giới hạn kiểu ngàm Hình 2.17: Ghép sát các mẫu kiểm với nhau Hình 2.18: Thước cặp với thang chia phụ 1/20 Hình 2.19: Đọc thang chia phụ theo 1/20 và 1/50 Hình 2.20: Thước cặp với thang chia phụ 1/100 in và 1/50 in Hình 2.21: Thao tác đo với thước cặp Hình 2.22: Hình cắt mô tả panme cơ khí Hình 2.23: Ví dụ đọc panme Hình 2.24: Thước cặp điện tử Hình 2.25: Panme điện tử Hình 3.1: Mô hình xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9000 Hình 4.1: Phương pháp đo độ cứng Brinel Hình 4.2: Phương pháp đo độ cứng Vicker Hình 4.3: Phương pháp đo độ cứng Rockwell 7 Hình 4.4: Máy đo độ cứng vật liệu AR – 10 Hình 4.5: Nhám bề mặt Hình 4.6 : Trung bình sai lệch số học biên độ(prôfin), Ra Hình 4.7 : Chiều cao cực đại của biên độ(prôfin), Ry Hình 4.8 : Độ cao mười điểm của độ nhám, Rz Hình 4.9 : Sai lệch tiêu chuẩn của biên độ(prôfin), Rq Hình 4.10: Máy đo độ nhám SJ-301 Hình 4.11: Cấu tạo của máy đo độ nhám SJ-301 Hình 4.12: Hệ tọa độ Đề các Hình 4.13: Phép tịnh tiến song song Hình 4-14: Quay hệ tọa độ quanh trục X Hình 4-15: Quay hệ tọa độ quanh trục Y Hình 4-16: Quay hệ tọa độ quanh trục Z Hình 4-17: Máy đo tọa độ Mitutoyo CÁC BẢNG BIỂU: Bảng 2.1 : Các đơn vị đo lường cỏ bản Bảng 2.2 : Các tiền tố của SI Bảng 2.3 : Mẫu kiểm song song Bảng 2.4 : Các khả năng đo với thước cặp điện tử Bảng 4.1 : Thang đo độ cứng Mohs Bảng 4.2: Bảng xét dấu tọa độ theo các góc 1/8 Bảng 4.3: Bảng các hệ số khi quay hệ trục tọa độ với gốc cố định 8 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp then chốt trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp cơ sở vật chất cho cuộc sống cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội. Trong thời đại nhu cầu của xã hội đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng ngày càng tăng, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cơ khí là điều tất yếu. Phương tiện để đánh giá chất lượng sản phẩm là thông qua các phương pháp và phương tiện đo lường. Như vậy để đánh giá một cách chính xác chất lượng của sản phẩm thì các phương pháp và phương tiện đo kiểm cũng phải phát triển. Bên cạnh đó, với xu thế toàn cầu hóa hiện nay hiếm khi sản phẩm của một phân xưởng nhà máy làm ra đã là một sản phẩm hoàn chỉnh mà đó chỉ là một bộ phận trong một dây truyền sản xuất. Dây truyền sản xuất này có thể trong một khu vực nhỏ, trong một nước và thậm chí trên toàn thế giới. Ví dụ một chiếc ôtô FOCUS được lắp ráp tại nhà máy FORD Việt Nam nhưng các linh kiện, bộ phận của nó lại được chế tạo tại nhiều nơi khác. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi các nhà cung cấp các phụ tùng này có sự phù hợp với nhau về hình dáng, kích thước cũng như độ chính xác. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2006 đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền cơ khí chế tạo nói riêng nhiều lợi ích và cũng không ít những thách thức. Về lợi ích: Lợi ích lớn nhất mà chúng ta thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu mở rộng và ổn định hơn. Sản phẩm của Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Bên cạnh đó nền công nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ nhận được sự đầu tư về cả máy móc, trang thiết bị cũng như về mặt công nghệ. Đi đôi với lợi ích là những thách thức không nhỏ: Việc hội nhập với thế giới sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng ngay trên thị trường Việt Nam, điều này sẽ dẫn đến sự phá sản của các nhà máy đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Toàn bộ các nhà sản xuất phải chuyển đổi nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại đầu tư, chuyển giao công nghệ, nếu không sẽ gặp khó khăn trước những đối thủ 9 cạnh tranh hùng mạnh, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại. Để nắm bắt được thời cơ này đồng thời vượt qua được những thách thức, đòi hỏi nền cơ khí chế tạo Việt Nam phải nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Việc nâng cao tính cạnh tranh phải thực hiện đồng bộ trên cả hai yếu tố đó là chất lượng, giá cả của sản phẩm. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế sẽ giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Trên cơ sở đó cộng với kinh nghiệm thực tế tác giả đã chọn đề tài “Một số vấn đề kỹ thuật và quản lý chất lượng các chi tiết gia công trong ngành chế tạo máy.” 2.Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: Sự ứng dụng của điện tử, công nghệ thông tin vào các phương tiện đo kiểm. Các hệ thống quản lý chất lượng hiện hành. 3.Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề kỹ thuật đo kiểm (kích thước dài, chất lượng bề mặt, dung sai lắp ráp tiết máy, kiểm định sai số vị trí và hình dáng hình học) với những thiết bị và kỹ thuật đo kiểm hiện đại, tiên tiến. Nghiên cứu bản chất của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong ISO 9000, các công cụ quản lý chất lượng. Đề xuất các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực đo kiểm và quản lý chẩt lượng trong các phân xưởng, nhà máy cơ khí. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng chế tạo các chi tiết máy và quản lý chất lượng hệ thống cho xí nghiệp cơ khí ở Việt Nam. 4.Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết: Nghiên cứu các vấn đềcơ bản liên quan đến sai lệch đo kiểm, năng lực kỹ thuật của các thiết bị đo kiểm và giám sát quá trình đo kiểm. Nghiên cứu một số thiết bị đo kiểm hiện đại. Nghiên cứu phýõng pháp kiểm định chất lượng bề mặt, dung sai lắp ráp tiết máy và sai lệch vị trí, hình dáng… 10 [...]... thích đáng 1.2 .Vấn đề đo kiểm và quản lý chất lượng trong nền cơ khí chế tạo Việt Nam Cho đến nay, vấn đề đo kiểm và quản lý chất lượng trong các cơ sở sản xuất cơ khí không được quan tâm thích đáng Điều này thể hiện ở mọi mặt từ các thiết bị, nguồn nhân lực cũng như các cơ sở có tính pháp lý trong vấn đề chất lượng sản phẩm 15 Về mặt các thiết bị đo kiểm: Được trang bị thiếu đồng bộ, lạc hậu Đa số các. .. bản chất của các hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ quản lý chất lượng ưa ra các đề xuất áp dụng cho các xí nghiệp cơ khí chế tạo ở Việt Nam Cấu trúc của luận văn :Luận văn gồm 4 chương, được sắp xếp theo bố cục Chương 1: Chất lượng sản phẩm cơ khí chế tạo Việt Nam và thực trạng của công tác đo kiểm và quản lý chất lượng săn phẩm Chương 2: Nghiên cứu cơ bản về kỹ thuật đo lường, hệ thống hóa các. .. các vấn đề đo kiểm Chương 3: Bản chất các tiêu chuẩn quản lý chất lượng Chương 4: Phương pháp kiểm định trên trang bị đo kiểm hiện đại tại trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Cao Hà Nội 11 Chương I: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHẾ TẠO VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐO KIỂM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1.1.Đặc điểm công nghệ chất lượng sản phẩm cơ khí chế tạo Việt Nam hiện nay: Cho đến nay nền cơ khí. .. thì các cơ sở đào tạo phải trang bị cho họ những kiến thức về kỹ thuật đo kiểm, kiểm tra Điều này đòi hỏi phải trang bị cho học viên những kiến thức về các vấn đề đo kiểm một cách logic, hệ thống và xuyên suốt quá trình đào tạo 2.1 .Các khái niệm cơ bản trong đo lường cơ khí: 2.1.1.Hệ thống các đại lượng, đơn vị đo trong đo lường: Đo lường trong cơ khí là việc xác định độ lớn của các đại lượng vật lý. .. chính xác đo và công thức tính kết quả đo phụ thuộc vào số điểm đo và cách thức lấy điểm đo 30 Hình 2.8: Phương pháp đo tọa độ Ưu điểm của phương pháp đo toạ độ là có thể đo các kích thước chi tiết phức tạp, kho đo, không yêu cầu rà chỉnh chi tiết đo trước khi đo, giảm một cách đáng kể các động tác chuẩn bị khi đo Tuỳ theo số toạ độ có thể của thiết bị đo mà thao tác đo và cách tính toán kết quả đo khác... sản có trình độ công nghệ trung bình Trình độ gia công cơ khí thể hiện rõ rệt nhất là trong ngành chế tạo máy công cụ Đáng tiếc là ngành chế tạo máy công cụ đã không đạt được thành tựu gì nổi bật Công nghệ cắt gọt kim loại vẫn ở mức dưới trung bình và tồn tại nhiều nguy cơ tụt hậu Điều này xuất phát từ nhiều lý do, một trong những lý do chính yếu đó là vấn đề đo lường và kiểm tra chất lượng không được... cho các tập đo n lớn trên thế giới Nhưng một thực tế đáng buồn là hầu hết các cơ sở sản xuất đều đã và đang trở thành nhà gia công giá rẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài Điều này xuất phát từ một loại các nguyên nhân như: Các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành cơ khí chế tạo như chế tạo phôi, xử lý bề mặt… chưa phát triển không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật Không có sự chuyên môn hóa giữa các cơ. .. đo kiểm Điều này đòi hỏi người đo phải có những kiến thức tối thiểu về vấn đề đo kiểm Trong các cơ sở sản xuất cơ khí Việt Nam hiện tại thì người thực hiện đo lường, kiểm tra chất lượng cơ khí chủ yếu là những người trực tiếp vận hành máy, một phần trong số họ đã được qua đào tạo, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng về cơ khí Tuy nhiên họ có rất ít, hoặc thậm chí là không có kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo. .. đọc số đo bị nghiêng 2.3.Hệ thống hóa các vấn đề đo kiểm trong các cơ sở đào tạo: Với đối tượng là sinh viên hệ cao đẳng nghề và mục tiêu sau khi hoàn thành khóa học học viên có thể làm chủ được cả về mặt công nghệ gia công và các kiến thức, kỹ năng về đo kiểm Điều này đòi hỏi các trang thiết bị đo kiểm đáp ứng đầy đủ, phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. .. địa hoá trong sản xuất xe ô tô 12 Đối với các nhà máy thuỷ điện có công suất đến 300MW, trước đây, phải nhập khẩu hầu hết các thiết bị cơ khí thuỷ công thì nay, toàn bộ phần này đều do ngành Cơ khí trong nước đảm nhận Bộ Công Thương đang chỉ đạo các liên doanh cơ khí trong nước chế tạo và cung cấp thiết bị cơ khí thuỷ công cho các nhà máy thuỷ điện A Vương, Pleikrông, Bản Vẽ, Quảng Trị, Sesan 3, Đồng . đề tài Một số vấn đề kỹ thuật và quản lý chất lượng các chi tiết gia công trong ngành chế tạo máy. ” 2 .Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: Sự ứng dụng của điện tử, công nghệ thông tin vào. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGHIÊM VĂN VINH MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐO KIỂM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CHI TIẾT GIA CÔNG TRONG NGÀNH CHẾ TẠO MÁY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH CHẾ TẠO. xưởng, nhà máy cơ khí. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng chế tạo các chi tiết máy và quản lý chất lượng hệ thống cho xí nghiệp cơ khí ở Việt Nam. 4.Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải

Ngày đăng: 16/05/2015, 19:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

  • ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

  • CNC Điều khiển số

  • KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

  • SI Hệ đo lường quốc tếDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

  • Hình 2.1 : Các đại lượng cơ bản

  • Hình 2.2 : Phương pháp đo 2 tiếp điểm

  • Hình 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7: Phương pháp đo 3 tiếp điểm

  • Hình 2.8 : Phương pháp đo tọa độ

  • Hình 2.9 : Các phương tiện kiểm định

  • Hình 2.10: Kiểm tra độ phẳng bằng thước thẳng

  • Hình 2.11: Ke vuông 900

  • Hình 2.14: Dưỡng kiểm kiểu vòng nhẫn

  • Hình 2.15: Dưỡng kiểm kiểu đòn

  • Hình 2.16: Dưỡng kiểm giới hạn kiểu ngàm

  • Hình 2.17: Ghép sát các mẫu kiểm với nhau

  • Hình 2.18: Thước cặp với thang chia phụ 1/20

  • Hình 2.19: Đọc thang chia phụ theo 1/20 và 1/50

  • Hình 2.20: Thước cặp với thang chia phụ 1/100 in và 1/50 in

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan