SKKN GDCD Áp dụng nhuần nhuyễn các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng môn GDCD

9 345 0
SKKN GDCD Áp dụng nhuần nhuyễn các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng môn GDCD

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Lý do chọn đề tài “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu “ điều đó nói lên được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển đất nước. Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục – đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục công dân của học sinh, điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của đảng, Luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục & đào tạo. Luật giáo dục & xác định “ mục tiêu của giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người việt nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoạc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Để thực hiện được điều đó các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn GDCD về vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ, văn hoá, lối sống mà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phất triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Điều đó giúp cho chúng ta trở thành công dân thực thụ, đầy năng động sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay nơi đủ các năng lực cơ bản của con người thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Mặt khác qua môn GDCD học sinh hiểu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một con người công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ luật pháp và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, môn GDCD từ trước tới nay được xem là một môn phụ, có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường, việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh. Do đó hiệu quả của giáo dục thấp, chưa đem lại cho các em những điều bổ ích rõ rệt.Việc học tập còn tách rời với cuộc sống của học sinh. Là một giáo viên,được đào tạo chuyên sâu về môn GDCD, trải qua quá trình giảng dạy khối 7, tôi thấy hứng thú của học sinh trong môn học còn mờ nhạt,chưa định hướng được cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp nhầm tạo hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh khối 7 II. Thực trạng cuả việc dạy và học môn GDCD 1. việc sử dung phương pháp dạy học phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú đa dạng, bao gồm cả phương pháp hiện đại( thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vẫn đề, trò chơi, động não…) và các phương truyền thống ( thuyết trình, kể chuyện, nêu gương). Tuy nhiên trong thực tế dạy học các giáo viên sử dụng các phương pháp chưa phối hợp được nhuần nhuyễn mà dạy học chủ yếu bằng phương pháp truyền thống. Giáo viên đọc cho học sinh ghi, giáo viên thuyết trình, giải thích sự làm việc việc của học sinh còn ít, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh vào bài giảng do đó tạo cho học sinh tâm lý chủ động trong việc tiếp cận kiến thức và chưa đi sâu vào tìm hiểu vẫn đề mà mình được học, học sinh cảm thấy nhàm chán và coi môn học GDCD là một môn không quan trọng và cần thiết. Việc vận dụng các phương pháp giảng dạy không phải các giáo viên chưa được tiếp cận với phương pháp mới hiện đại mà một số giáo viên dạy GDCD ở trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm như đào tạo về toán dạy GDCD, đào tạo chuyên môn là sinh dạy GDCD. Vì mỗi môn học áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau nên giáo viên chưa đi sâu tìm tòi, chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt môn GDCD mà chủ yếu tập trung vào môn chính mà mình được đào tạo. Vì vậy do chưa áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học nên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, hiệu quả học tập chưa cao. 2 Về tài liệu và phương tiện giảng dạy. Để gây hứng thú học tập cho học sinh ngoài áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học thì tài liệu và phương tiện dạy học cũng là một trong những vẫn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy và gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy và học còn thiếu thốn và hầu như không có. Tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. khi giảng dạy giáo viên rất khó khăn trong công việc giải quyết vẫn đề và gây hứng thú cho học sinh, do đó giáo viên chỉ thuyết trình và dạy suông cho học sinh của mình. Do giáo viên kiêm nhiệm cho nên việc chuẩn bị cho bài giảng chua được giáo viên chú ý và đàu tư, do đó nội dung bài học trở nên khô khan và nhàm chán. 3. Môi trường giáo dục Đảng và nhà nước ta có chủ trương “ xã hội hoá giáo dục ’’ nghĩa là giáo dục không chỉ hạn hẹp trong môi trường nhà trường và cả gia đình và toàn thể xã hội đều phải tham gia vào quá trình giáo dục, giúp người học hoàn thiện dần về trí lực, thể lực và tâm lực. Môn GDCD là môn học giúp người học hoàn thiện dần về nhân cách. song trên thực tế môn GDCD chưa được trả về vị trí của nó là do người học. Học sinh chưa chú trọng đầu tư, chưa có hứng thú nên chưa thấy cái hay, chưa liên hệ với thực tế cuộc sống. Trong thời gian tôi giảng dạy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Thứ hai do tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em tích cực học tập. Ngoài ra môi trường xã hội có nhiều tiêu cực cũng ảnh hưởng không tốt đến qua trình rèn luyện của học sinh. Vì thiếu sự phối hợp đồng bộ, toàn diện của xã hội, do đó gây tâm lý thiếu phấn khởi cho giáo viên. Từ thực trạng trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học môn GDCD. III. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học môn GDCD 1. Sử dụng có hiệu quả phối hợp nhiều phương pháp dạy học Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú và đa dạng .Khi giảng dạy người giáo viên muốn gây được hứng thú cho học sinh, hình thành ở học sinh ý thức tự giác, tìm tòi thì bản thân giáo viên phải luônluôn học hỏi và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp day hoc . Tuy nhiên tuỳ từng bài học với nội dung khác nhau ma sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau. Ví dụ: khi dạy bài “14”Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan: cho học sinh quan sát các bức ảnh về ao, hồ, sông suối sau đó sử dụng phương pháp động não cho học sinh chỉ ra đâu là yếu tố của môi trường và đây là yếu tố của tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục cho học sinh quan sát các bức ảnh hoặc về cảnh lụt lội, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm không khí, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với các câu hỏi sau. - Nhóm 1: Em nghĩ gì khi xem các cảnh trên? - Nhóm 2: Lụt lội, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào? - Nhóm 3: Nghuyên nhân nào dẫn đến những thảm hoạ đó? - Nhóm 4: chúng ta cần làm gì để ngăn chặn thảm hoạ đó? Để củng cố bài học tôi sử dụng phương pháp giải quyết tình huống bằng cách đóng vai Cho 2 tình huống Tình huống 1:Khi đến lớp học em nhìn thấy các bạn quýet lớp bụi bay mù mịt ,em sẽ… Tình huống 2: Hà tình cờ phát hiện nhà hàng xóm thường xuyên mua bán động vật hoang dã. Hà sẽ… Lớp học được chia làm 2nhóm,mỗi nhóm tự thảo luận, đóng vai theo 1 tình huống để giải quyết vấn đề đưa ra.Giáo viên theo dõi, đánh giá và nhận xét cách giải quyết tình huốngcủa học sinh Do sự hiểu biết của trình độ của học sinh còn nhiều hạn chế, ngoài phương pháp mới, hiện đại, tôi còn sử dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình, nêu gương để cho học sinh nắm được nội dung bài học Có thể nói sử dụng phói hợp các phương pháp trong dạy học đã mang lại hiệu quả nhất định đối với viẹc lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên đối với mỗi bài, mỗi nội dung của bài tôi sử dụng các phương pháp khác nhau Vì dụ: khi dạy bài 15 “bảovệ di sản văn hoá” ngoài phương pháp trực quan, dùng tranh ảnh, băng hình. Ngoài phương pháp thảo luận nhóm, thuyểt trình thì để gây hứng thú cho học sinh tôi sử dụng phương pháp trò chơi trong phần củng cố bài học, đó là trò chơi “giải ô chữ”. Cách chơi như sau : Giáo viên đưa ra các ô chữ bao gồm ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Đối với mỗi ô chữ có 1 câu hỏi gợi ý trả lời. Nhiệm vụ của học sinh là trả lời câu hỏi đúng với từng ô chữ. Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên mời học sinh lên dẫn chương trình cho trò chơi, điều khiển cả lớp cùng tham gia vào trò chơi Tiến trình trò chơi: - Hàng ngang thứ 1: Gồm 8 chữ cái. Đây là tên gọi khác của ngôn ngữ? Đáp án: Tiếng nói Hàng ngang thứ 2: Gồm 10 chữ cái.Đây là di tích lịch sử gắn liền với chính quyền Nguỵ - Sài Gòn? Đáp án:Dinh độc lập Hàng ngang thứ 3: Gồm 8 chữ cái. Đây là di sản văn hoá mang màu sắc tôn giáo, nằm ở tỉnh Hà Tây? Đáp án: Chùa Thầy Hàng ngang thứ 4: Gồm 10 chữ cái. Đây là di sản văn hoá nằm tỉnh Quảng Ninh, được UNESCO côngnhận là di sản văn hoá thế giới? Đáp án: Vịnh Hạ Long Hàng ngang thứ 5 : Gồm 7 chữ cái. Đây là nơi luư giữ các cổ vật,hiện vật có giá trị lịch sử? Đáp án: Bảo tàng Hàng ngang thứ 6: gồm 7 chữ cái. Đây là di sản văn hoá bao gồm quần thể các chùa chiền, lăng tẩm gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Đáp án: Cố đô Huế Hàng ngang thứ 7: gồm 16 chữ cái. Đây là trang phục biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam? Đáp án: áo dài truyền thống Hàng ngang thứ 8: gồm 11 chữ cái. Dây là công trình kiến trúc tôn giáo cổ nhất ở Thừa Thiên Huế? Đáp án: Chua thiên Mụ Hang ngang thứ 9: gồm 6 chữ cái. Đây là di sản văn hoá di vật thể thuộc ngôn ngữ viết do người Việt Nam sáng tạo ra ?. Đáp án: Chữ Nôm Từ hàng dọc: Tây nguyên Đây là địa danh có không gian văn hoá công chiêng là một di sản văn hoá được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại năm 2005. Không gian văn hoá cồng chiêng trải dài trên năm tỉnh tây nguyên dó là các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hoá cồng chiêng là các dân tộc Bana, Êđê, Lặc… thông qua trò chơi học sinh nắm bắt được nội dung bài học, được vừa học vừa chơi. 2/ Tài liệu và phương tiện dạy học Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực khi giáo viên thực hiện phương pháp dạy học khi giảng dạy tôi sử dụng các tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập và các tài liệu khác liên quan đến nội dung bài học Hiện nay công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến trong dạy học. đối với môn GDCD sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy mang lại hiệu quả to lớn vì môn này là một môn học xã hội, tích hợp nhiều mảng kiến thức do đó việc chèn các tranh ảnh, băng hình, các tư liệu liên quan đến bài học trong bài giảng của mình trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy bài giảng điện tử gây được hứng thú học tập cho học sinh Do đó việc sử dụng phương tiện dạy học phải phù hợp với từng bài từng mảng kiến thức và phải vận một cách linh hoạt và sáng tạo 3/ Hiêu quả của việc sử dụng các giải pháp trên Khi giảng dạy tôi vận dụng các giải pháp này đã đưa lại một số hiệu quả sau: Về cơ bản học sinh nắm được nội dung bài học có hứng thú đối với môn học, có sự chuẩn bị bài ở nhà, tham gia tích cực vào các hoạt động do giáo viên tổ chức có ý thức tìm hiểu các vẫn đề của địa phương Học sinh hình thành được các kỹ năng cơ bản như biết bảo vệ môi trường, biết kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ, yêu thương anh chị em IV/ Kết luận Để có những tiết học đạt kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hứơng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò làm người “ thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội là truyền đạt tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn GDCD còn có nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự đống góp của quý thầy cô để đề tài này trở nên hoàn Để có những tiết học đạt kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hứơng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò làm người “ thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội là truyền đạt tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn GDCD còn có nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự đống góp của quý thầy cô để đề tài này trở nên hoàn Để có những tiết học đạt kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hứơng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò làm người “ thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội là truyền đạt tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn GDCD còn có nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự đống góp của quý thầy cô để đề tài này trở nên hoàn Để có những tiết học đạt kết quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hứơng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò làm người “ thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội là truyền đạt tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn GDCD còn có nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự đống góp của quý thầy cô để đề tài này trở nên hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. . tạo hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh khối 7 II. Thực trạng cuả việc dạy và học môn GDCD 1. việc sử dung phương pháp dạy học phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú đa dạng,. học môn GDCD. III. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học môn GDCD 1. Sử dụng có hiệu quả phối hợp nhiều phương pháp dạy học Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD. viên dạy GDCD ở trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm như đào tạo về toán dạy GDCD, đào tạo chuyên môn là sinh dạy GDCD. Vì mỗi môn học áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau nên giáo viên

Ngày đăng: 16/05/2015, 15:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan