QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

43 5.7K 77
QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TẠI CHỨC – LỚP 35A5 – NHÓM 3 QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ THƯƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 3 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2011 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 Đề tài thuyết trình: Quan điểm của anh/chị về vấn đề bảo hộ đối với các ngành Công nghiệp non trẻ tại Việt Nam trong thời gian qua 1) CAO THỊ ÁNH 2) HUỲNH MẪN BÌNH (Nhóm trưởng) 3) TRẦN NGUYỄN HỒNG CÚC 4) NGUYỄN THỊ HỒNG DIỄM 5) NGUYỄN MINH DIỆU 6) NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG 7) NGUYỄN THỊ DUNG 8) TRẦN THỊ ĐÀO 9) VÕ THỊ MỸ ĐỨC 10) CỔ BỘI HIỀN 11) VÕ THỊ VINH HOA 12) NGUYỄN THỊ HƯƠNG 13) NGUYỄN THỊ HỒNG KHOA 14) NGUYỄN TRỌNG KHÔI 15) CAO THỊ BÍCH NGỌC 16) NGUYỄN NGỌC THẢO NGUYÊN 17) NGUYỄN THẢO NGUYÊN 18) CAO THỊ DIỄM PHƯƠNG 19) VŨ QUỲNH PHƯƠNG 20) TRẦN THỊ THỤC QUYÊN 21) NGUYỄN NGỌC VÂN QUỲNH 22) NGUYỄN THỊ THẢO 23) NGUYỄN THỊ TRÚC THANH 24) VÕ MINH TRÍ 25) TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT\ 2 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 LỜI MỞ ĐẦU Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững Một tình huống điển hình nhất là nước Mỹ đã đánh thuế nhập khẩu thép từ Anh để bảo hộ Trước năm 1890 mức thuế trung bình là 1 cent/pound và sau đó đã tăng lên 2,2 cent/pound Kết quả, sản lượng tiêu dùng lẫn sản xuất thép nội địa của Mỹ tăng lên 4 lần và nhập khẩu thép từ Anh đã giảm xuống gần như bằng không Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưa cao 3 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 MỤC LỤC Danh sách thành viên nhóm··········································································2 Lời mở đầu······························································································3 Mục lục··································································································4 I Khái niệm bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ····································5 1 Bảo hộ là gì?············································································5 2 Thế nào là một ngành công nghiệp non trẻ?·······································6 II Mục tiêu của chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ.···················7 III Chính sách bảo hộ hợp lý các ngành công nghiệp non trẻ.··························8 1 Chính sách bảo hộ hợp lý là gì?·····················································8 2 Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong thời điểm hội nhập.··········8 IV.Các hình thức bảo hộ.··········································································15 1 Bảo hộ mậu dịch·······································································15 2 Bảo hộ bằng thuế······································································18 V Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam và quan điểm··········································23 1 Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô-tô··············································23 2 Ngành công nghiệp dệt may·································································34 Nguồn tham khảo······················································································44 4 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 I KHÁI NIỆM BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ 1 Bảo hộ là gì ? Bảo hộ (Tiếng Anh là Protection) có nghĩa là che chở, bảo vệ để không gây ra tổn hại Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “Chính sách bảo hộ là chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước ngoài, nhằm kích thích phát triển nền kinh tế trong nước, không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo” Theo Từ điển thương mại quốc tế (Walter Goode), “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ đuợc bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế” Biện pháp cơ bản để đạt đuợc điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm cả lĩnh vực văn hoá, môi trường và các mối quan tâm khác Chính sách bảo hộ có thể cũng xuất hiện thông qua việc sử dụng những biện pháp bảo hộ có điều kiện Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, “Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế để chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia” Theo Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên “Bảo hộ mậu dịch là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình” Tóm lại, Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản 5 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài 2 Thế nào là một ngành công nghiệp non trẻ? Có sự đồng ý trên phương diện lý thuyết rằng, một ngành đuợc coi là non trẻ khi nó thoả mãn điều kiện: là ngành có lợi thế nhờ quy mô Lợi thế nhờ quy mô đuợc hiểu rằng nếu ngành này mở rộng đuợc quy mô sản xuất thì chi phí trung bình sẽ có khuynh hướng giảm dần Sản xuất càng nhiều thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh ở khía cạnh chi phí Ban đầu ngành này còn non trẻ, nên chi phí trung bình còn cao Nếu đuợc bảo hộ bằng các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan trong một khoảng thời gian nhất định thì nó sẽ lớn lên và đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đa áp dụng biện pháp bảo hộ này nhưng kết quả không thật sự rõ ràng Năm 2004, USAID có báo cáo chi tiết “Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và thương mại tự do ở các nước đang phát triển” cho thấy các bằng chứng thực nghiệm không ủng hộ bảo hộ với lý do là ngành công nghiệp non trẻ Đon giản là sự ỷ lại đa làm thui chột động cơ cạnh tranh phát triển của các “đứa trẻ” và các rào cản thương mại đa làm bóp méo giá cả gây ra sự biến dạng thị trường Hơn nữa, sự lựa chọn ngành nào là ngành non trẻ dễ gây tranh luận Trước hết, khái niệm non trẻ khá mơ hồ và hầu như dựa vào những tiêu chí mang tính dự đoán, chủ quan và ngày càng khó chính xác trong một môi trường biến động nhanh chóng như hiện nay Sự mơ hồ này sẽ khiến các nhóm lợi ích nổi lên để tranh giành quyền lợi bảo hộ Các nhóm này có thể làm thiên lệch các mục tiêu ban đầu của chính sách công nghiệp 6 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 II MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ - Chính sách bảo hộ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân chúng trong nước, - Nhờ các ưu đai từ chính sách bảo hộ một số ngành sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu nguồn nhân lực tăng lên - Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hạn chế đuợc nhập khẩu, tiêu dùng một số mặt hàng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước dẫn đến giảm tiêu dùng ngoại tệ, cân đối cán cân thanh toán của quốc gia - Giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của các quốc gia trên thế giới 7 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 III CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HỢP LÝ CÁC NGHÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM 1 Chính sách bảo hộ hợp lý là gì? Bảo hộ hợp lý là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Chính vì vậy phải đưa ra các chính sách bảo hộ phù hợp với luật pháp của nước VN, luật kinh tế trong nước và quốc tế Đồng thời không vi phạm các cam kết với đối tác Đảm bảo quyền lợi của các ngành sản xuất trong nước và người tiêu dùng Hầu hết các quốc gia đều có chính sách bảo hộ và đó là bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế đất nước vì nó đem lại nhiều lợi ích: giúp bảo vệ các ngành sản xuất non trẻ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm Nhưng không phải lúc nào chính sách bảo hộ cũng đem lại kết quả như ý muốn Điều mà các quốc gia cần làm để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách hữu hiệu nhất là gì? Đó chính là xây dựng chính sách bảo hộ hợp lý, nghĩa là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy nên kinh tế phát triển 2 Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong thời điểm hội nhập Mục tiêu của Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trợ giúp các nhà sản xuất trong nước từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và mở rộng thị trường Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy định của WTO, tận dụng các biện pháp thuế và phi thuế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, trước mắt là tập trung cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, nhằm tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh 8 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 Ngày nay trong điều kiện kinh tế, chính trị hiện đại của thế giới, với xu hướng quốc tế hóa nền sản xuất và thị trường thế giới nhiều nước vẫn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch vì mục tiêu chính trị hay kinh tế nhất định để bảo vệ nền độc lập của đất nước và phát huy lợi thế cạnh tranh Chính sách bảo hộ của các nước tư bản phát triển phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền lớn Còn các nước đang phát triển nhằm bảo vệ nền kinh tế của nước này chống lại sự bành trường của các nước phát triển a Bảo hộ bằng thuế đối với một số ngành hàng cần hỗ trợ Trong điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định của WTO (World Trade Organization) và cam kết của Việt Nam về lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu, tiếp tục bảo hộ bằng thuế đối với một số loại ngành hàng cần đuợc hỗ trợ Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết WTO góp phần làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất Từ đó, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm xuất khẩu Bên cạnh giảm thuế nhập khẩu, áp dụng linh hoạt các phương pháp tính thuế; tiếp tục nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước tránh khỏi những cạnh tranh không bình đẳng của hàng nhập khẩu Về các giải pháp phi thuế, duy trì các chính sách đầu tư, ưu đai đầu tư đang thực hiện không trái với quy định của WTO; bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất các chính sách đầu tư, ưu đai đầu tư dưới các hình thức khác như hỗ trợ nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo, đầu tư cải tiến trang thiết bị Có thể lấy ví dụ việc bảo hộ cho ngành sản xuất ô-tô tại Việt Nam gồm có:  Đẩy mạnh giảm thế suất và tiến tới từ bỏ thuế đánh vào thế nhập khẩu nguyên chiếc Giảm thuế dần sẽ giúp tăng dần sức ép và giúp doanh nghiệp làm quen và có sách lược tự lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh để không thất bại trong hội nhập  Muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất ô-tô Chính phủ phải đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, bãi đậu xe 9 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam Nhóm 3 b Bảo hộ mậu dịch: mục tiêu là bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ Tuy nhiên, nó cũng có mặt tích cực và hạn chế Tích cực: Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước còn non trẻ Đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó Đối với một số nước đang phát triển thì việc áp dụng chính sách “ Bảo hộ mậu dịch” nhằm bảo vệ nền kính tế của nước mình, xây dựng cho mình hàng rào thuế quan để chống lại sự bành trướng của các đế quốc chủ nghĩa, củng cố nền kinh tế dân tộc độc lập Hạn chế: Các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng Hạn chế quan hệ trao đổi quốc tế, xu hướng đóng cửa và tự cung tự cấp Kết quả là có thể sẽ khiến cho thương mại thế giới bị thu hẹp và mang lại tổn thất cho tất cả các bên Ngân hàng thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo Mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD c Từng bước xoá bỏ mọi hình thức bao cấp Về đầu tư, tập trung phát triển các sản phẩm trong nước có lợi thế cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế Khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu chiến lược dài hạn và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực cần nhiều vốn, có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiêu hao ít tài nguyên Bên cạnh đó là các giải 10 | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 ... Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ Việt Nam Nhóm DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM Đề tài thuyết trình: Quan điểm anh/chị vấn đề bảo hộ ngành Công nghiệp non trẻ Việt Nam thời gian qua 1)... – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành cơng nghiệp non trẻ Việt Nam Nhóm I KHÁI NIỆM BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ Bảo hộ ? Bảo hộ (Tiếng Anh Protection) có nghĩa che chở, bảo vệ... cơng nghiệp | ĐH Ngân Hàng TP.HCM – Khoa Tại Chức - Lớp 35A5 Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ Việt Nam Nhóm II MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP NON TRẺ - Chính sách bảo hộ

Ngày đăng: 07/04/2013, 13:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan