NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VĂN CỦA HẢI PHÒNG

287 7.3K 61
NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VĂN CỦA HẢI PHÒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2015 2016Tuyển tập các đề thi thử vào 10 môn văn của thành phố Hải Phòng năm học 2015 2016 kèm đáp án và biểu điểm chi tiết.NGÂN HÀNG ĐỀ THI VÀO 10 MÔN VĂN CỦA HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2015 2016Tuyển tập các đề thi thử vào 10 môn văn của thành phố Hải Phòng năm học 2015 2016 kèm đáp án và biểu điểm chi tiết.

MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN( Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 3 câu, 01 trang ) Câu 1: ( 3 điểm ). Cho đoạn trích sau: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.” ( Ngữ văn 9) a, Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Nêu tên tác giả của văn bản đó ? b, Câu “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới” có cấu tạo là kiểu câu gì ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn trên? c, Các câu trong đoạn được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn bản? d, Qua nội dung đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về hành trang quan trọng nhất của thanh niên hiện nay khi bước vào đời? Câu 2: ( 3 điểm ). Cảm nhận của em về khổ thơ : “ Mọc giữa dòng sôngxanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng .” ( Mùa xuân nho nhỏ– Thanh Hải ) Câu 3: ( 4 điểm ). Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong văn bản trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê? MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN( Thời gian làm bài: 120 phút) ( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang ) Chú ý: * Mức tối đa: Thí sinh làm bài hoặc làm theo cách khác nhưng nêu đầy đủ hoặc tương tự như các nội dung sau: * Mức chưa tối đa: Thí sinh làm bài hoặc làm theo cách khác nhưng chỉ nêu được một trong các nội dung sau: * Mức không đạt: Thí sinh không làm bài hoặc trả lời không có nội dung nào tương tự như các nội dung sau hoặc lạc đề: Câu Đáp án Điểm 1 Câu 1: (3điểm) a, - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. - Tên tác giả của văn bản đó là Vũ Khoan. b, - Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới” là câu ghép. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Cái mạnh của con người Việt Nam ( chủ ngữ 1), không chỉ chúng ta nhận biết (vị ngữ 1) cả thế giới (chủ ngữ 2 ), đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (vị ngữ 2) c,- Các câu trong đoạn được liên kết với nhau bằng những phép liên kết : Phép thế, phép nối và phép lặp. - Nội dung của đoạn trích : Khẳng định tư chất trí tuệ, đồng thời chỉ ra điểm yếu mà người Việt Nam cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới. d, Tùy theo cảm nhận của học sinh. Tuy nhiên cần đẩm bảo các ý sau : - Thế hệ trẻ cần nhận thức một cách khách quan, đúng đắn về điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam nói chung và của mình nói riêng để bước vào đời. - Từ đó, bản thân mỗi người cần có ý thức phát huy những điểm mạnh vốn có, hạn chế những điểm yếu, rèn luyện những đức tính, thói quen tốt để góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 Câu 2: (3điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học ( cảm nhận một đoạn thơ theo định hướng của đề), bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, không sai kiến thức cơ bản, chính tả, ngữ pháp, văn viết có cảm xúc và sáng tạo riêng. 2. Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả: Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Mùa Xuân nho nhỏ”. - Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Nêu nội dung của đoạn thơ và trích dẫn. B.Thân bài: a, Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân - Bức tranh được nhà thơ vẽ với màu sắc hài hoà, điểm vào đó là âm thanh cao vút, tươi vui rộn ràng - Động từ “mọc” đảo lên đầu câu khiến cho sự biến chuyển của bông hoa tím được rõ nét. b, Cảm xúc của nhà thơ: - Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân nhưng lặng lẽ, nâng niu, trân trọng. - Tình yêu mùa xuân tha thiết thể hiện qua bức tranh xuân, qua câu hỏi tu từ. - Từ cảm thán “ôi, chi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. - Hành động “hứng ” giọt long lanh rơi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời, dồn vào hành động ấy. Từ chỗ cảm nhận âm thanh tiếng chim chiền chiện bằng thính giác và cuối cùng cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng ”.Hình ảnh cuối cùng khắc sâu đầy ấn tượng. - Liên hệ với hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo, cái chết kề cận từng ngày của Thanh Hải ta mới thấy hết tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên cuộc 0.25 0. 5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 2 sống của Thanh Hải. C.Kết bài: - Thể thơ năm chữ, gần gũi với dân ca Miền Trung, âm hưởng bài thơ nhẹ nhàng tha thiết - Ngòi bút miêu tả thiên nhiên giàu chất nhạc và hoạ. - Hình ảnh thơ đẹp, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đảo ngữ được sử dụng đầy sáng tạo. - Nó cũng đánh thức tình cảm yêu quê hương, thiên nhiên đất nước trong mỗi con người - Liên hệ bản thân Câu 3: (4điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, không sai kiến thức cơ bản, chính tả, ngữ pháp, văn viết có cảm xúc và sáng tạo riêng. 2. Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Minh Khuê: Là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn. Ngòi bút miêu tả tâm lí của Lê minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lí phụ nữ. - Truyện “ những ngôi sao xa xôi”(1971) viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra khốc liệt. - Nhân vật chính là Phương Định, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. B. Thân bài: a, Khái quát về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái. b, Nêu và phân tích đặc điểm của Phương Định - Phương Định là cô gái Hà Nội hồn nhiên yêu đời + Thời học sinh vô tư hồn nhiên. + Vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên: Cô nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát. - Phương Định là một cô thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, giàu kinh nghiệm: Trong một lần phá bom Phương Định được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích. - Thương yêu, gắn bó với đồng đội:Cùng chia sẻ những khó khăn: Những lần đếm bom, những lần phá bom Cùng chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống, hiểu tính cách và nỗi lòng của đồng đội: hát say sưa, chuyện trò hồn nhiên, vui vẻ. Đau đớn, chăm sóc khi đồng đội bị thương. *Đánh giá khái quát: -Về nội dung, ý nghĩa: Qua nhân vật Phương Định, người đọc hình dung rõ nét, cụ thể hơn về thế hệ trẻ việt nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Đó là những con người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai” -Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật. Chọn ngôn kể xưng “Tôi” tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, làm cho những điều được kể đáng tin cậy hơn. Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật được kể. C. Kết bài 0. 5 0.25 0.25 0. 5 0. 5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 3 - Nhân vật Phương Định và tác phẩm của Lê Minh Khuê để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. -Suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên hiện nay. PHẦN KÍ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ TUYỂN SINH THPT 2015-2016- VĂN 2 MÃ ĐỀ THI ( DO SỞ GD&ĐT GHI):………………………………… TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ TỔ, NHÓM TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH 4 MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN( Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 3 câu, 01 trang ) Câu 1: ( 3 điểm ). Cho câu văn: “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” ( Ngữ văn 8 ) a, Câu văn trên được trích từ văn bản nào ? Nêu tên tác giả của văn bản đó ? b, Nêu kiểu câu và phân tích cấu tạo ngữ pháp các thành phần chính của câu văn trên? c, Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ? d, Qua nội dung câu văn, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử trong xã hội hiện nay ? Câu 2: ( 3 điểm ). Cảm nhận của em về khổ thơ : “ Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi .” ( Sang thu – Hữu Thỉnh ) Câu 3: ( 4 điểm ). Ấn tượng sâu sắc về “Chiếc lược ngà” thông qua hiểu biết tình huống truyện ? ……. Hết …… MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN( Thời gian làm bài: 120 phút) ( Hướng dẫn chấm gồm 05 trang ) Chú ý: * Mức tối đa: Thí sinh làm bài hoặc làm theo cách khác nhưng nêu đầy đủ hoặc tương tự như các nội dung sau: * Mức chưa tối đa: Thí sinh làm bài hoặc làm theo cách khác nhưng chỉ nêu được một trong các nội dung sau: 5 * Mức không đạt: Thí sinh không làm bài hoặc trả lời không có nội dung nào tương tự như các nội dung sau hoặc lạc đề: Câu Đáp án Điểm Câu 1: (3điểm) a, - Câu văn trên được trích từ văn bản “ Trong lòng mẹ”. - Tên tác giả của văn bản đó là nhà văn Nguyên Hồng. b, - Câu văn trên là kiểu câu ghép. - Có cấu tạo ngữ pháp gồm thành phần chính như sau: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi ( chủ ngữ 1) / là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ ( vị ngữ 1), tôi ( chủ ngữ 2) / quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ( vị ngữ 2). C, - Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nổi bật: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “mà” cùng các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa ( trường từ vựng “ cắn xé”) đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật . - Tác dụng: Câu văn với phép so sánh đặc sắc , bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập, sôi nổi đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt, lòng căm ghét trào dâng và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết. d, Tùy theo cảm nhận của học sinh. Tuy nhiên cần đẩm bảo các ý sau : trân trọng tình cảm mẫu tử - tình cảm thiêng liêng, thành kính nhất, tình cảm bất tử trong bất kì tình huống nào; thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những nỗi khổ của người mẹ; ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người mẹ; biết bênh vực, bảo vệ người mẹ Vì thế nhiều nhà văn, thơ đã ca ngợi người mẹ là duy nhất, là có một trên đời ( Ví dụ minh họa ) 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 1.0 Câu 2: (3điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học ( cảm nhận một đoạn thơ theo định hướng của đề), bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, không sai kiến thức cơ bản, chính tả, ngữ pháp, văn viết có cảm xúc và sáng tạo riêng. 2. Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát tác giả: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. - Tác phẩm: Sang thu là tác phẩm đặc sắc của ông với hai điểm độc đáo: gợi tả được nét riêng đặc trưng của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ lúc giao mùa, có chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt; không chỉ là cảm giác về mùa thuthiên nhiên mà nhà thơ còn là những trải nghiệm về mùa thu đời người. - Đặc biệt khổ thơ: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi . Trong cảm nhận này, nhà thơ luôn có sự liên tưởng so sánh với mùa hạ nhằm tạo nên ấn tượng rõ nét. B.Thân bài: a, Cảm nhận về hình ảnh nắng và mưa: Nắng và mưa là những hiện tượng của thiên nhiên vận hành theo quy luật tự nhiên của nó. Hữu Thỉnh đã nhận 0.25 0.5 6 ra khi sang thu đã có sự thay đổi rõ rệt. Cái nắng gắt của mùa hè đã dịu bớt đi nên chỉ là “vẫn còn” . Những cơn mưa rào cũng đã “vơi dần”, không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi – tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chang cùng cơn mưa rào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. => Hai chữ bao nhiêu thường hướng một cái gì đong đếm được, nhưng sắc nắng làm sao có thể cân đo? Cũng như vơi , dù biết vơi bớt nhưng vơi ở mức nào thì ai có khả năng xác định? Tất cả chỉ là ước lượng mà thôi, không có gì là chừng mực cố định cả. Cách nói mơ hồ của nghệ thuật khác hẳn khoa học là ở chỗ này. => Tác giả phải chú ý, phải để lòng mình bắt nhịp với thiên nhiên mới cảm nhận thấy điều đó. b, Cảm nhận về hình ảnh sấm – hàng cây: - Ý nghĩa tả thực: “Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. - Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. => Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, tác giả đã nghĩ đến cuộc đời khi đã đứng tuổi . Phải chăng mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, yên tĩnh, trầm lắng,bình tâm, chín chắn trước những chấn động của cuộc đời. Vì thế Sang thu đâu chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao của cuộc đời mỗi con người. => Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Chính vì vậy những vần thơ của ông có sức lay động lòng người mãnh liệt C.Kết bài: - Thể thơ năm chữ, hình ảnh thực, tự nhiện không chau chuốt nhưng có sức gợi cảm cao, mang ý nghĩa triết lí sâu sắc - Những cảm nhận tinh tế, đặc sắc của bức tranh thiên nhiên chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng êm dịu,trong sáng nên thơ và những chiêm nghiệm về cuộc đời mỗi con người - Nó cũng đánh thức tình cảm yêu quê hương đất nước trong mỗi con người - Liên hệ bản thân 0.25 0.25 0.25 0.75 0.25 0.25 0.25 7 Câu 3: (4điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (phân tích một tác phẩm văn xuôi theo định hướng của đề), bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, không sai kiến thức cơ bản, chính tả, ngữ pháp, văn viết có cảm xúc và sáng tạo riêng. 2. Yêu cầu về kiến thức: A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, nêu được vấn đề nghị luận : Ấn tượng sâu sắc về “Chiếc lược ngà” thông qua tình huống truyện B. Thân bài: a, Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Vì thế nó cũng là tên truyện. “Chiếc lược ngà” là cầu nối tình cảm giữa hai cha con ông Sáu trong tình huống éo le. b, Khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện chính là chìa khoá để hiểu văn bản, nó tập trung mọi ý đồ và tư tưởng của người sáng tác. Tình huống cơ bản của truyện: * Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi Đây là tình huống cơ bản. Và nó bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha Chứng minh tình huống: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con + Trong những ngày đầu Thu kiên quyết không nhận ông Sáu là cha vì trong trí tưởng tượng của Thu, ba phải giống tấm hình chụp cùng má, còn bây giờ ông Sáu trở về có thêm vết thẹo ở má, khác tấm hình, nên nó kiên quyết không nhận mặc dù được cưng chiều, thậm chí bị doạ đánh, bị đẩy vào tình huống khó xử. Sự lỳ lợm, ương bướng chứng tỏ cô bé rất có cá tính và dành tình yêu cho ba theo cách riêng của mình. + Yêu ba, Thu hạnh phúc sung sướng khi nhận ba: Được nghe bà giải thích, Thu hiểu ông Sáu chính là ba của mình. Lúc ấy, tình cảm dồn nén bấy lâu vỡ oà thành tiếng gọi “ba” làm xúc động lòng người. Nhưng lúc em nhận ba, cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Thu đã cố níu giữ ba bằng mọi cách. Em không muốn ba ra đi, muốn ba mãi ở bên mình. Thu đành chia tay cha trong ân hận và dặn cha khi về mua cho chiếc lược ngà + Yêu ba, Thu bước tiếp con đường của ba: Ông Sáu ra đi và đã mãi mãi không về như lời hứa. Tất cả tình yêu ba trong Thu dồn lại thành lòng căm thù sâu sắc. Thu đi đánh giặc để trả thù cho ba. Con đường cô đi chính là con đường cha đang bước dở. Ở trên con đường ấy, Thu lúc nào cũng cảm nhận được có ba đi cùng, bởi kỷ vật của ba lúc nào cũng luôn bên cô- Đó là tình yêu cả cuộc đời ba dành cho Thu, là niềm tin và hy vọng ba gửi lại nơi cô. * Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa đưa đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh Tình huống thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con Chứng minh: + Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được ôm đứa con bé bỏng trong vòng tay yêu thương. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con, ông vô cùng xúc động, không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra rồi vội vàng bước những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải 0.25 0,25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 8 kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào: "Thu!Con…". Ngược lại với điều ông mong muốn, con gái ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép, ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi Bị con cự tuyệt, ông Sáu đau khổ nhưng vẫn cố nén thất vọng để yêu thương và bù đắp cho con. + Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con nhưng lại sợ con bé khóc. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, Ông Sáu ôm chặt con khóc trong niềm hạnh phúc tột cùng: “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình phụ tử. + Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ: không lúc nào ông Sáu nguôi nỗi nhớ con, ông ân hận vì đã trót đánh con bé khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba !” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cho con cây lược: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương vô bờ dành cho con. Những lúc rỗi, ngày cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. + Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời biết không thể trở về trao tận tay con cây lược, ông đã nhờ một người bạn trao lại cho con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân. Chiếc lược ngà mộc mạc, giản dị là thế nhưng đó là kỷ vật thiêng liêng, nó chất chứa trong đó những tình cảm vô cùng sâu nặng của người cha với đứa con yêu dấu. - Tình huống truyện đã chứng tỏ tài năng viết văn độc đáo của Nguyễn Quang Sáng: Viết về đề tài chiến tranh, nhưng nhà văn không đi sâu vào những đau thương mất mát, mà khai thác những hoàn cảnh éo le để phát hiện và nâng niu vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người, để từ đó khẳng định sức sống bất diệt của tình phụ tử, một tình cảm mà không một thứ bạo tàn nào có thể tiêu diệt nổi. C. Kết bài: Khái quát lại nhận định và khẳng định giá trị đặc sắc của tình huống bất ngờ, hợp lí, tự nhiên trong truyện đã làm nổi bật chủ đề: tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, bất diệt… cùng suy nghĩ, phương hướng, hành động của bản thân về chiến tranh và cuộc sóng hiện nay. 0.25 0.25 0.25 PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI:đề thi 1.doc 9 MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):………………………………………… TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 06 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI (Họ tên, chữ ký) Vũ Thị Thanh Hải TỔ, NHÓM TRƯỞNG (Họ tên, chữ ký) XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN( Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 3 câu, 01 trang ). Câu 1: ( 3 điểm ). Cho đoạn thơ: “Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ” ( Ngữ văn 8 ) a, Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào ? Nêu tên tác giả của văn bản đó ? b, Trong đoạn thơ trên, thời gian mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào ? Em cảm nhận được một sự sống như thế nào qua những âm thanh đó ? Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ này ? c, Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú. Vậy đó là câu nào ? Theo em , có gì giống và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ này ? Câu 2: ( 3 điểm ). Cảm nhận về vẻ đẹp của khổ thơ: “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo .” ( Đồng chí- Chính Hữu ) Câu 3: ( 4 điểm ). Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long Hết 10 [...]... TÊN FILE ĐỀ THI :đề thi 2.doc MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):………………………………………… TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 05 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI TỔ, NHÓM TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) Vũ Thị Thanh Hải 14 MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút ( Đề thi gồm 9 câu, 01 trang) Đọc đoạn văn sau và... độ) nhưng điểm của bài không vượt quá tổng điểm của câu hỏi 28 PHẦN KÍ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ TUYỂN SINH THPT 2015-2016- VĂN 1 MÃ ĐỀ THI ( DO SỞ GD&ĐT GHI):………………………………… TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ MÃ KÍ HIỆU TỔ, NHÓM TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN( Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 3 câu,... đề, sai lạc cả nội dung và phương pháp Các điểm còn lại giám khảo tự cân nhắc -Hết PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: De văn thi vao 10 so 2 MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):………………………………………… TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 04 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI TỔ, NHÓM TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) MÃ KÍ HIỆU ……………… ……… ĐỀ THI VÀO LỚP 10. .. SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 05 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI MÃ KÍ HIỆU …………………………… TỔ, NHÓM TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 3 câu, 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều... tác phẩm của Lê Minh Khuê để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc -Suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên hiện nay 0.25 0.25 0.25 PHẦN KÍ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ TUYỂN SINH THPT 2015-2016- VĂN 2 MÃ ĐỀ THI ( DO SỞ GD&ĐT GHI):………………………………… TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ TỔ, NHÓM TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH 32 MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM... Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng -Hết - MÃ KÍ HIỆU ……………… ……… Câu 1 (2 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2014 – 2015 MÔN: Ngữ văn ( Hướng dẫn chấm gồm 3 trang) Đáp án a (0,5 điểm) + Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” + Tác giả Vũ Khoan b (0,25 điểm) Điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 25 + Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở đầu đoạn... Tiến Duật – Ngữ văn 9, tập 1) Câu 9 Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa’’ của Nguyễn Thành Long Hết - 15 MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo đọc kĩ, nắm vững yêu cầu của bản Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh,... truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất -Hết -ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2015-2016 MÃ KÍ HIỆU MÔN: NGỮ VĂN …………………………… ( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Câu1 (3,0 điểm) a) b) c) d) e) - Đáp án Đoạn văn trên trích từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà phương thức biểu đạt của đoạn văn trên: lập luận Hai câu sau liên... sống tâm hồn đẹp đẽ của anh thanh niên làm ta trân trọng khâm 0,25 điểm bài phục Anh là người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam ở mọi thời đại * Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một hoặc một vài nội dung trong các nội dung nói trên * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề Hết - 19 PHẦN KÍ XÁC NHẬN TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD & ĐT... nội dung sau hoặc lạc đề: Câu Đáp án Điểm a, - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ 0.25 mới” 0.25 - Tên tác giả của văn bản đó là Vũ Khoan b, - Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận 0.25 biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới” là câu ghép Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : 0.5 Cái mạnh của con người Việt Nam

Ngày đăng: 16/05/2015, 05:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan