BÁO CÁO HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHO ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

20 419 0
BÁO CÁO HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHO ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng luôn đóng một vai trò quan trọng, chi phối sâu sắc, nhanh chóng và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói truyền thông đại chúng vừa đóng vai trò là môi trường sư phạm, người thầy, vừa có khả năng trở thành người bạn hay một môi trường văn hoá đối với mỗi người dân. Nó có thể mang tới cho con người những tri thức sâu sắc, những vốn hiểu biết phong phú, cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn, hay trở thành cầu nối các mối quan hệ giữa những con người với nhau. Đặc biệt trong xã hội hiện đại các thế lực chính trị, các nhà kinh doanh, các nhà hoạt động văn hoá- xã hội đều quan tâm và sử dụng truyền thông đại chúng như một công cụ không thể thiếu. Mặt khác công chúng xã hội cũng dựa vào truyền thông đại chúng để bày tỏ ý kiến, để tham gia vào các vấn đề xã hội và thực hiện quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận của mình. Trong đó truyền hình với tư cách là một phương tiện thông tin đại chúng sử dụng các công nghệ hiện đại nhất,có sức hấp dẫn lớn, có sức mạnh đặc biệt mà các phương tiện thông tin đại chúng khác không có được. Nhận thức được tầm quan trọng của truyền hình, Nhà nước trong những năm qua đã quan tâm hơn và chi để đảm bảo và nâng cao chất lượng của phát thanh truyền hình, từ đó góp phần vào việc phát triển của đất nước. Tuy nhiên hiệu quả của chi ngân sách Nhà nước thông qua hoạt động truyền hình được thể hiện như thế nào? Vấn đề này sẽ được tìm hiểu qua tiểu luận “Hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt Nam” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: • Những vấn đề về truyền hình và chương trình truyền hình • Đánh giá hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu • Hệ thống tài liệu từ: sách, trang web, đài truyền hình Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra một số lý luận cơ bản về chi tiêu công và truyền hình Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính - Đánh giá hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sách, một số trang web chính thức của các kênh truyền hình của Việt Nam. - Phương pháp thống kê: dựa trên những tư liệu tập hợp được từ đài truyền hình Việt Nam. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên kết quả tài liệu đã tập hợp được. - Phương pháp so sánh - đánh giá: để thấy được ý nghĩa thực tiễn vấn đề. 5. Kết cấu tiểu luận Ngoài Phần mở đầu, Tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chi tiêu công Chương 2: Hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt Nam. Chương 3: Kiến nghị – Kết luận Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU CÔNG 1.1 Khái niệm và phân loại 1.1.1 Khái niệm - Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lí hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ của chính phủ. Như vậy, chi tiêu công chủ yếu là các khoản chi của ngân sách nhà nước đã được quốc hội phê chuẩn. Chi tiêu công tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế. Chính phủ đóng vai trò là trung tâm trong quá trình tái phân phối thu nhập.Thông qua chi tiêu công, chính phủ lại cung ứng cho xã hội những khoản thu nhập đã lấy đi của xã hội bằng việc cung cấp những hàng hóa công cần thiết mà khu vực tư không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Với cơ chế này, chính phủ thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội công bằng hơn, khắc phục được khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. 1.1.2 Phân loại chi tiêu công: - Căn cứ vào chức năng của nhà nước, chi tiêu công được chia thành: • Chi xây dựng cơ sở hạ tầng • Chi hệ thống quản lí hành chính • Chi cho quốc phòng an ninh • Chi cho tòa án và viện kiểm sát • Chi hệ thống giáo dục • Chi hệ thống an sinh xã hội • Chi hỗ trợ doanh nghiệp Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính • Chi các chính sách đặc biệt • Chi khác. - Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành: • Chi thường xuyên: Chi cho các đơn vị sự nghiệp (trong đó có truyền hình); Chi cho các hoạt động quản ly Nhà nước (chi quản ly hành chính), chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; Chi khác • Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội công cộng; Chi hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế; Chi dự trữ nhà nước => Đây là cách phân loại phổ biến vì qua đây nhà nước sẽ biết được những thông tin về sự ảnh hưởng của chính sách chi tiêu công đối với mọi hoạt động kinh tế xã hội, qua đó giúp chính phủ thiết lập các chương trình chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công. 1.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu công: 1.2.1 Vai trò của chi tiêu công: Trong nền kinh tế thị trường chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau: - Chi tiêu công có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế - Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội Các nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu công: - Sự phát triển về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính - Sự phát triển của lực lượng sản xuất - Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước phải đảm nhận trong từng thời kỳ - Các nhân tố khác 1.3 Chi tiêu công cho truyền hình: Nói đến truyền hình người ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình. Nếu như báo in, báo mạng, báo phát thanh phải buộc người ta phải đọc, nghe và buộc người ta phải hình dung sự kiện qua những lời miêu tả của tác giả thì truyền hình lại cho người ta thấy thông tin của sự kiện thấy không gian nơi diễn ra sự kiện và những chủ thể đang tham gia sự kiện ấy một cách chân thực. Truyền hình Việt Nam thành lập năm 1970, là một trong những lĩnh vực truyền thông còn rất non trẻ so với các lĩnh vực, các ngành khác. Trong giai đoạn từ 1970- 1985, truyền hình phát triển chậm vì đất nước có chiến tranh và vừa thoát khỏi chiến tranh. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu phủ sóng vùng Châu thổ sông Hồng. Truyền hình Việt Nam chỉ thực sự phát triển khi đất nước chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước khẳng định vai trò của Truyền hình Việt Nam trong cơ chế thị trường. Trải qua 44 năm hình thành và phát triển, đến nay cả nước ta có 65 đài truyền hình (TH), đài phát thanh và truyền hình (PT-TH), bao gồm: 1 Đài TH quốc gia (Đài TH Việt Nam - VTV); 1 Đài TH Kỹ thuật số (VTC) của Bộ Thông tin và Truyền thông; 63 đài TH, đài PT-TH của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương . Riêng Đài TH Việt Nam còn có 5 trung tâm truyền hình khu vực đặt tại một số địa phương. Các trung tâm này vừa sản xuất chương trình cho các kênh toàn quốc của VTV, vừa sản xuất, phát sóng kênh chương trình riêng của trung tâm tại địa phương. Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính Ngoài ra, còn có 6 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, đó là Kênh Truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam (VOVTV), Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) của Bộ Công an; Kênh Truyền hình Thông tấn (VNews) của Thông tấn xã Việt Nam, Kênh Truyền hình Quốc phòng (TVQP), Kênh Truyền hình Nhân dân, Kênh Truyền hình Quốc hội . Tính đến tháng 1-2014, cả nước có có 253 kênh truyền hình, trong đó có 105 kênh quảng bá (kể cả 10 kênh thiết yếu quốc gia và 63 kênh thiết yếu địa phương), 73 kênh truyền hình trả tiền trong nước và 75 kênh truyền hình trả tiền nước ngoài (trong đó có 39 kênh truyền hình nước ngoài đã được cấp phép biên tập). Hằng năm, Nhà nước cấp ngân sách đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho ngành truyền hình trên 1.000 tỷ đồng. Số tiền này chưa bao gồm các chương trình mục tiêu, chi đặt hàng của các bộ, ngành, địa phương cho các chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và đầu tư của các địa phương cho hoạt động của các đài Trong đó, các đài PT-TH địa phương được Nhà nước cấp hơn 300 tỷ đồng. Các kênh thiết yếu của Trung ương, bộ, ngành được Nhà nước cấp hơn 700 tỷ đồng. 1.3.1 Những thành tựu đạt được: Nhìn chung, hoạt động truyền hình của nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ, quan trọng, thể hiện trên những mặt sau: - Các kênh truyền hình quảng bá trong nước về cơ bản đã thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu đổi mới của đất nước và của từng địa phương, nhất là tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và mở rộng hoạt động đối ngoại; đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức cho người dân. Phần lớn các đài TH, đài PT-TH đã vươn lên, tiếp tục có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng đội ngũ; cơ sở vật chất, kỹ thuật; điều kiện, phương tiện làm việc Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính - Các kênh, chương trình liên kết không ngừng cải tiến, nâng cao, thường xuyên tạo phong cách mới, phương pháp mới trong sản xuất chương trình, nâng cao tính hấp dẫn, thu hút đông đảo người xem; giảm bớt tác động của các chương trình truyền hình nước ngoài. - Các kênh truyền hình nước ngoài phát tại Việt Nam, đặc biệt là kênh chương trình giải trí như: Phim, ca nhạc, thể thao, khoa giáo, thiếu nhi được công chúng đánh giá có chất lượng cao hơn nhiều kênh sản xuất trong nước. 1.3.2 Những hạn chế: Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể là: - Một số nội dung kênh truyền hình còn đơn điệu, thực hiện chưa tốt chức năng xây dựng, giáo dục nhân cách và phát triển trí tuệ cho người Việt Nam. Nhiều đài chưa đủ nhân lực để biên tập, biên dịch các chương trình truyền hình nước ngoài, dẫn đến để lọt một số chương trình, phim có nội dung bạo lực, quan điểm về tình yêu, tình dục không phù hợp với lối sống, văn hóa của Việt Nam. Một số chương trình có biểu hiện cổ vũ lối sống hưởng thụ, lệch lạc về văn hóa, về nhân cách con người, trái với thuần phong mỹtục của dân tộc. Sự du nhập ồ ạt các sản phẩm này làm gia tăng mối ngăn cách giữa các tầng lớp trong xã hội, không có lợi cho xây dựng sự đồng thuận, gắn bó cộng đồng. - Một số kênh tin tức, tổng hợp, dù không thường xuyên, nhưng trong những thời điểm nhất định đưa một số thông tin, quan điểm không phù hợp với chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thậm chí sai trái, nhất là khi đề cập các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lịch sử và thực tế ở Việt Nam, gây bất lợi về chính trị, phương hại đến đại đoàn kết dân tộc. - Số kênh, chương trình nước ngoài phát tại Việt Nam và số chương trình trong nước được sản xuất theo kịch bản nước ngoài có nội dung không phù hợp với truyền thống Việt Nam, phát trên các kênh trong nước ngày càng tăng, đặc biệt là phim nước ngoài. Khảo sát tại một số đài PT-TH địa phương có thời lượng phát sóng trên 18 giờ/ngày thì tỷ lệ phát sóng chương trình phim chiếm đến 40-50 % tổng thời lượng, trong đó phim truyện nước ngoài chiếm trên 50% thời lượng phát sóng chương trình phim . Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính Một số đài thực hiện chưa nghiêm túc các quy định trong Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT, ngày 28-5-2009 Quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình như: Thực hiện hoạt động liên kết trong kênh thời sự - chính trị tổng hợp vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần 1 của kênh. Một số đài chỉ đứng trên danh nghĩa ký và đóng dấu giấy xin phép, còn việc xây dựng, thẩm định đề án kênh, sản xuất và phát sóng do phía đối tác làm toàn bộ; thậm chí có đài còn cho phép đặt sever tại đơn vị liên kết, không bảo đảm an ninh thông tin. Một số đài do sức ép tạo nguồn thu, để đối tác can thiệp, thậm chí chi phối nội dung phát sóng theo xu hướng thương mại hóa. Thực tế đã xuất hiện không ít chương trình có nội dung hời hợt, gây phản cảm trong xã hội; thiếu yếu tố nhân văn và tính định hướng, tính giáo dục. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra những thế hệ người Việt lệ thuộc vào món ăn tinh thần ngoại, xa dần cốt cách dân tộc, ít gắn bó cả về tri thức, tình cảm đối với lịch sử dân tộc, văn hoá tinh thần của người Việt. Các hệ thống, đơn vị kinh doanh truyền hình vì lợi ích riêng đua nhau mua bản quyền truyền hình nước ngoài để tạo lợi thế cạnh tranh về thuê bao và quảng cáo, đã đẩy giá bản quyền truyền hình nước ngoài liên tục tăng cao bất thường, gây tổn hại chung cho các đơn vị trong nước và người xem truyền hình. Hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng của các đài, các kênh truyền hình đang đầu tư chồng chéo, thiếu sự liên kết, hợp tác nên rất lãng phí. 1.3.3 Nguyên nhân chính của hạn chế, yếu kém nêu trên là: Cơ quan quản lý Nhà nước chưa xây dựng được quy hoạch hệ thống các đài TH, đài PT-TH và các kênh truyền hình. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của truyền hình còn thiếu đồng bộ; một số văn bản không còn phù hợp với thực tiễn chậm được điều chỉnh. Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chỉ đạo và quản lý Nhà nước chưa thường xuyên; xử lý các hành vi vi phạm phạm pháp luật chưa nghiêm, chưa kịp thời. Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính Công tác thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động truyền hình chưa thực sự chặt chẽ, thậm chí có phần dễ dãi dẫn đến sự bung ra ồ ạt các kênh truyền hình, trong đó có cả các kênh truyền hình nước ngoài phát tại Việt Nam. Trong khi đó các nguồn lực, nhất là chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo, tạo ra nhiều sản phẩm, kênh chương trình chất lượng thấp, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Mô hình tổ chức các đài PT-TH không thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Nhà nước đầu tư cho phát triển sản xuất chương trình dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, làm giảm hiệu quả đầu tư. Vai trò của một số cơ quan chủ quản còn mờ nhạt, nhất là công tác quản lý cán bộ. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản và lãnh đạo một số đài TH, đài PT-TH còn hạn chế, non yếu. Lãnh đạo nhiều đài PT-TH địa phương không theo kịp sự phát triển của công nghệ hiện đại. Một bộ phận cán bộ biên tập viên, phóng viên truyền hình yếu về bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM. 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam: Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với 44 năm hình thành và phát triển đã có nhiều bước đi thăng trầm. Là đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1970 từ một ban biên tập thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976, Đài tách ra và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay, chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu từ đó trở thành Đài truyền hình quốc gia. Đến nay, với đội ngũ người làm truyền hình hùng hậu, có chuyên môn cao, cơ sở vật chất khá tốt và ổn định. Đài Truyền hình Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Đài trực thuộc quản lý trực tiếp của Chính phủ. Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng: - Ngày 7 tháng 9 năm 1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam - Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới - Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam - Ngày 1 tháng 1 năm 1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1 và VTV2 - Tháng 2 năm 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc - Tháng 4 năm 1995: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào tháng 3 năm 1998 - Ngày 27 tháng 4 năm 2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc - Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV - Ngày 10 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc. Nhóm 3A [...]... những người lớn tuổi hay các cuộc thi về kỹ năng công việc gia đình cho các bà nội trợ Kênh chương trình này đóng góp một phần lớn vào việc tăng doanh thu quảng cáocho VTV là kênh VTV3 dưới sự cho phép đăng ký Đài Truyền hình Việt Nam Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính - VTV4: Chương trình đặc biệt cho người Việt Nam tại nước ngoài: Nội dung kênh này bao gồm tin... chi tiêu cho truyền hình còn mang tính chất tương đối và cục bộ a Nguồn chi của Nhà nước chỉ thực sự hiệu quả khi nó mang tính chất hỗ trợ nghĩa là bản thân đối tượng nhận khoản chi đó phải biết tự thân vận động và tận dụng hỗ trợ để phát triển Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính b.Việc đầu tư dàn trải cho các chương trình truyền hình gây ra một hệ quả khó tránh... vấn cho các chương trình, truyền hình trong thời gian gần đây như một biểu hiện mang tính tất yếu của xu thế xã hội hóa nguồn lực cho truyền hình Chi tiêu công đã góp phần thu hút các nguồn chất xám trong xã hội phục vụ cho việc đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình 2.3.2 Tiêu cực: Tuy mang lai một số tác động tích cực nhưng nếu xét trên phương diện tổng thể thì hiệu quả của chi tiêu cho. .. phát HD trên hệ thống DVB-T2 của VTV, VTVCab, 2.3 Hiệu quả của chi tiêu công cho Đài truyền hình Việt Nam (VTV): VTV là kênh truyền hình Việt Nam, dưới sự quản lý của Nhà Nước, một phần kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà Nước cấp để thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ mà Nhà Nước giao Dưới đây là bảng thống kê quyết toán chi ngân sách Nhà Nước cho các lĩnh vực trong giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị... loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người đều có thể đáp ứng trên truyền hình Đây là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng khán giả đông đảo Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam. .. hình Nhà quản lý phải năng động, có tầm nhìn chi n lược, có kinh nghiệm quản lý, đáp ứng được những yêu cầu và chuẩn mực quốc tế Đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, sáng tạo trong công việc, năng động trong mọi tình huống 3.2 Kết luận: Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia và là Đài truyền hình được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhất, hiện đang thực sự chi m... quả của một chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau.Và để có những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, tất cả các công đoạn đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng và được hoàn thành với trình độ chuyên môn cao Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính - Yêu cầu công việc cho thấy việc tự đào tạo lẫn nhau, tự nâng cao trình độ là điều cần nhưng chưa thể là điều kiện đủ Truyền hình. .. cán bộ, và công tác quản lý phát thanh truyền hình Hơn nữa, máy móc thiết bị, công nghệ cần phải được chú trọng hơn Lĩnh vực phát thanh truyền thông ở các nước trên thế giới có một sự phát triển vượt bậc Điển hình là ở Mỹ, đài truyền hình CNN là tập đoàn truyền thông lớn nhất trên thế giới Công nghệ mới giúp cho CNN có thể đến thu tin tức tạo bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ thời điểm nào với hiệu quả cao nhất... TỔNG CHI 542.150 701.577 834.348 1.016.369 1.276.060 Chi đầu tư phát triển 119.462 181.363 183.166 208.306 195.054 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội 252.375 303.371 376.620 467.017 610.636 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 53.560 69.320 78.206 99.369 152.590 Chi sự nghiệp y tế 14.385 19.354 25.130 30.930 54.500 Năm Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính Chi sự... của công chúng, tạo được dư luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung và hình thức Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trường trong khi vẫn đảm bảo chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước Đồng thời, Đài cũng Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính mang trọng trách lớn đó là định hướng dư luận xã hội, là cơ quan ngôn luận, là công . chương trình chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công. 1.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu công: 1.2.1 Vai trò của chi tiêu công: Trong nền kinh tế thị trường chi tiêu công có. Chương 1: Cơ sở lý luận về chi tiêu công Chương 2: Hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt Nam. Chương 3: Kiến nghị – Kết luận Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH. một số lý luận cơ bản về chi tiêu công và truyền hình Nhóm 3A Hiệu quả chi tiêu công cho Đài TH Việt Nam PGS.SKH Phạm Đức Chính - Đánh giá hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt

Ngày đăng: 16/05/2015, 00:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về chi tiêu công

  • Chương 2: Hiệu quả của chi tiêu công cho đài truyền hình Việt Nam.

  • Chương 3: Kiến nghị – Kết luận

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU CÔNG

    • 1.1 Khái niệm và phân loại

      • 1.1.1 Khái niệm

      • 1.1.2 Phân loại chi tiêu công:

      • 1.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu công:

        • 1.2.1 Vai trò của chi tiêu công:

        • Các nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu công:

        • 1.3 Chi tiêu công cho truyền hình:

          • 1.3.1 Những thành tựu đạt được:

          • 1.3.2 Những hạn chế:

          • 1.3.3 Nguyên nhân chính của hạn chế, yếu kém nêu trên là:

          • CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.

            • 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam:

            • 2.3 Hiệu quả của chi tiêu công cho Đài truyền hình Việt Nam (VTV):

              • 2.3.1 Tích cực

              • CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

                • 3.1 Kiến nghị :

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan