Vận dụng dãy số thời gian trong viêc phân tích biến động sản lượng điện của việt nam trong giai đoạn 2001 2003

28 440 0
Vận dụng dãy số thời gian trong viêc phân tích biến động sản lượng điện của việt nam trong giai đoạn 2001 2003

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học Lời nói đầu Ngày nay, đất nước đang trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, đi lên Chủ nghĩa xã hội. Song song với quá trình phát triển của đất nước, vấn đề năng lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Năng lượng điện dùng trong sinh hoạt, trong mọi hoạt động sản xuất … Phân tích sản lương điện năng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong công tác quản lí vĩ mô. Để nhân thấy rõ hơn sự cần thiết của điện năng còng nh sù biến động của sản lượng điên tiêu thụ qua từng thời kì , em xin chọn đề tài: “Vận dụng dãy số thời gian trong viêc phân tích biÕn động sản lượng điện của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003” Kết cấu đề án được chia thành 3 phần A/ Các vấn đề chung về dãy số thời gian B/ Các phương pháp phân tích biến động dãy số thời gian C/ Ứng dụng phân tích sản lượng điện Vì thời gian , kiến thức và khả năng của em còn nhiều hạn chế nên đề án môn học này không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn nhằm tạo điều kiện cho em được học hỏi, rút kinh nghiệm. Đồng thời, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên Chu Bích Ngọc khoa Thống kê đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề án; cảm ơn các bạn cùng líp, cùng Khoa, các anh chị khoá trên đã góp ý, giúp đỡ em hoàn thành bản đề án này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2004 1 Đề án môn học A/ Các vấn đề chung về dãy số thời gian I/ Khái niệm chung về dãy số thời gian 1/ Khái niệm, tác dụng của dãy số thời gian • Khái niệm - Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo trình tự thời gian • kết cấu: 2 thành phần - Thời gian: Có thể là ngày, tháng, quý, năm…Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian - Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu bao gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu. Các trị số của chỉ tiêu gọi là các mức độ của dãy số thời gian ( ) • Tác dông - Cho phép thống kê nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian, vạch rõ xu hướng và tính qui luật của sự phát triển - Dự đoán các mức độ của thời gian trong tương lai 2/ Phân loại dãy số thời gian • Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng qua thời gian - Dãy số thời kì: Biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng trong nghững khoảng thời gian nhất định - Dãy số thời điểm: Phản ánh mặt lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định, thường dùng với những hiện tượng thường xuyên biến động • Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu hay vào các mức độ khác nhau - Dãy số tuyệt đối: Là dãy số mà các chỉ tiêu ở đó trị số là số tuyệt đối 2 Đề án môn học - Dãy số tương đối: Là dãy số mà các chỉ tiêu có mức độ là sô tương đối - Dãy số bình quân: Là dãy số mà các chỉ tiêu tiêu có mức độ là số bình quân 3/ Yêu cầu đối với dãy số thời gian Khi xây dựng dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số, cụ thể: - Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian - Thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kì thì phải bằng nhau B/ Các phương pháp phân tích biến động dãy số thời gian I/ Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Nhằm phân tích đặc điểm sự biến động hiện tượng qua thời gian thường dùng 5 chỉ tiêu sau: 1/ Mức độ bình quân theo thời gian • Định nghĩa: Phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ trong dãy số • Cách tính - Đối với dãy số thời kì: Tuỳ theo điều kiện để tính số trung bình mà có sự vận dụng linh hoạt với các chỉ tiêu khác nhau Với các chỉ tiêu tuyệt đối ( Các lượng biến có quan hệ tổng): - Đối với dãy số thời điểm: ( Thường có mức độ là số tuyệt đối) +) Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau 3 Đề án môn học +) Trường hợp dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau : Độ dài thời gian có các mức độ tương ứng 2/ Lượng tăng ( giảm) tuyệt đốinghiên cứu - Phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu - Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh các mức tăng, giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau ( ( ) - Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh mức tăng ( giảm) tuyệt đối trong khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố đinh ( ) Mối quan hệ: Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối định gốc bằng tổng các lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn - Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối bình quân: Số bình quân cộng của tất cả các lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối bình quân thường sử dụng khi các mức độ của dãy số có cùng xu hướng 4 Đề án môn học 3/ Tốc độ phát triển - Phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian - Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau ( ) ( ) - Tốc độ phát triển định gốc ( ) phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong các khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định ( ) - Mối quan hệ: +) Tốc độ phát triển định gốc bằng tích các tốc độ phát triển liên hoàn +) Tốc độ phát triển liên hoàn là thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau +) Tốc độ phát triển bình quân phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho cả một thời kì được tính bằng trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn chỉ nên tính khi dãy số có cùng xu hướng 5 Đề án môn học 4/ Tốc độ tăng ( giảm) - Phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kì tăng hay giảm đi bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm(%). Nó nói lên nhịp điệu của sự phát triển qua thời gian - Tốc độ tăng ( giảm) liên hoàn ( ) - Tốc độ tăng ( giảm) định gốc ( ) ( ) - Tốc độ tăng ( giảm) bình quân: Phản ánh nhịp điệu tăng ( giảm) đại diện trong một thời kì nhất định và tính qua tốc độ phát triển bình quân ( Lần) ( Phần trăm %) 5/ Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm) - Phản ánh cứ 1% tăng ( giảm) thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu • Chó ý: Trên thực tế thường không sử dụng chỉ tiêu tuyệt đối của 1% tăng ( giảm) định gốc vì nó luôn là một hằng số 6 Đề án môn học II/ Một số phương pháp biểu diễn xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng • Sự cần thiết Các hiện tượng biến động qua thời gian chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố - Các nhân tố cơ bản, chủ yếu có tác dụng quyết định xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng - Các nhân tố ngẫu nhiên làm hiện tượng phát triển xu hướng chung Vì vậy cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên, nêu rõ xu hướng và tính qui luật của sự phát triển hiện tượng qua thời gian • Chó ý: Trước khi sử dụng các phương pháp biểu diễn xu hướng phát triển cơ bản phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy sè 1/ Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian - Trường hợp vân dụng: Thường vận dụng với các dãy số có các khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng - Nội dung: Mở rộng khoảng cách thời gian bằng cách ghép một số thời gian liền nhau vào thành một khoảng thời gian dài hơn - Hạn chế: phương pháp này chỉ dùng khi dãy số có quá nhiều mức độ vì khi mở rộng khoảng cách thời gian số lượng các mức độ trong dãy số mất đi rất nhiều 2/ Phương pháp số bình quân trượt - Số bình quân trượt là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy số được tính bằng cách lần lượ loại trừ mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân là không đổi - Dãy số bình quân trượt là dãy số được hình thành từ các số bình quân trượt 7 Đề án môn học Nhóm bình quân trượt 3 mức độ: …………… … … … … dãy số bình quân trượt lần 1 dãy số bình quân trượt lần 2 Kết quả biểu diễn trên đồ thị • Chó ý - Vấn đề xác định nhóm bao nhiêu mức độ để tính tuỳ thuộc vào 2 yếu tố +) Tính chất biến động của hiện tượng +) Sè lượng các mức độ trong dãy số. Cụ thể: Nừu số lượng các mức độ không quá nhiều thì thường nhóm 3 mức độ để tính bình quân trượt còn nếu số lượng các mức độ nhiều thì có thể dùng nhóm 5, 7 mức độ để tính +) Ngoài 2 phương pháp nói trên, người ta còn dùng phương pháp bình quân trượt có trọng số để tính +) Cả 2 phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian và phương pháp sè bình quân trượt chỉ nên dùng với dãy số theo năm, nếu dùng 8 Đề án môn học với dãy số theo tháng, quý thì phải chắc chắn rằng ở đó không có biến động thời vụ 3/ Phương pháp hồi quy • Nội dung: - Phương pháp hồi quy là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu diễn xu hướng phát triển cơ bản của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng ( giảm) thất thường - Nội dung cụ thể: Từ một dãy số thời gian căn cứ vào đặc điểm của biến động trong dãy số, dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thị 1 đường xu thế có tính chất lí thuyết để thay thế cho đường gấp khúc thực tế • Yêu cầu - Phải chọn mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng • Phương pháp chọn dạng hàm - Căn cứ vào quan sát trên đồ thị cộng với phân tích lí luận về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng - Dùa vào sai phân ( Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối ) - Dùa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất ( Theo lí thuyêt lùa chọn dạng hàm của hồi quy tương quan) • Dạng hàm xu thế tổng quát Trong đó: : Giá trị lí thuyết t: Biến thời gian, cụ thể là thứ tự thời gian 3.1/ Các dạng đa thức 9 Đề án môn học - Dạng bậc nhất: Được sử dụng khi các lượng tăng ( giảm) tuyệt đối liên hoàn ( Sai phân bậc 1) xấp xỉ bằng nhau Cách xác định tham số: Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất, , thoả mãn hệ phương trình sau: Hoặc: - Dạng bậc 2: Được sử dụng khi các sai phân bậc 2 xấp sỉ bằng nhau t 1 2 3 4 Cách xác định tham sè: 10 [...]... tháng, quý ( ( ) j là năm ( ( ) * Chó ý: Khi sử dụng chỉ số thời vụ cấn phải căn cứ vào điều kiện tài liệu thực tế để lùa chọn cho phù hợp Ngoài ra người ta còn có thể biểu hiện biến động thời vụ bằng các phương pháp nh hàm lượng giác… III/ Phân tích các thành phần của dãy số thời gian 1/ Các thành phần của dãy số thời gian Mỗi mức độ của dãy số thời gian thường gồm nhiều yếu tố tạo thành, thông thường... Tác dụng của việc nghiên cứu biến động thời vô: +) Giúp chủ động trong việc quản lí kinh tế xã hội, giúp việc lập kế hoạch sản xuất hoặc hoạt động nghiệp vụ thích hợp +) Hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội - Phương pháp nghiên cứu: Thường dùa vào nguồn số liệu trong nhiều năm, Ýt nhất là 3 năm 4.2/ Một số phương pháp * Phương pháp 1: Tính chỉ số thời vụ với dãy. .. triển chủ yếu của hiện tượng, lịch sử tiến triển theo thời gian - Biến động thời vụ: Là sự biến động lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khoảng thời gian nhất định hàng năm 14 Đề án môn học - Thành phần chu kì: Sự biến động mang tính chất lặp đi lặp lại sau một thời gian dài - Thành phần biến động ngẫu nhiên: Là các sai lệch tự nhiên không có tính quy luật • Chó ý: - Tuỳ theo đặc điểm của dãy số và khoảng... không đổi, dạng nhân phù hợp với biến động thời vụ có biên độ biến đổi tăng - Thông thường trên nghiên cứu thực tế thường nghiên cứu mô hình kết hợp thành phần xu thế, thời vụ và ngẫu nhiên 2/ Phân tích các thành phần dãy số thời gian qua bảng Buy-Ballot (BB) • Giả thiết - Dãy số thời gian theo tháng, quý i ( ), năm j - Xu thế là dạng tuyến tính - Có biến động thời vụ - Biến động ngẫu nhiên có độ lệch bình... qua các dãy số thời gian , đòi hỏi trong từng dãy số thời gian không tồn tại tự tương quan Nhưng trong thực tế, tự tương quan là một hiện tượng thường gặp Để phần nào loại bỏ ảnh hưởng của tự tương quan, có thể sử dụng một số phương pháp Một trong những phương pháp đơn giản và dễ sử dụng là nghiên cứu tương quan giữa các độ lệch 20 Đề án môn học , * Giả sử có 2 dãy số thời gian với xu thế từng dãy là... quan trong dãy số thời gian 1/ Tự tương quan 1.1/ Một số vấn đề chung về tự tương quan • Định nghĩa: Tự tương quan là sự phụ thuộc giữa các mức độ liên tiếp của dãy số thời gian , hay tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các mức độ của cùng một dãy số thời gian hay giữa các phần tử ( Độ lệch giữa giá trị thực tế với giá trị lí thuyết của hàm xu thế) • Nguyên nhân: - Do độ trê thời gian -... Tính chỉ số thời vụ với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định Cụ thể là các mức độ cùng kì từ năm này qua năm khác không có biểu hiện tăng, giảm rõ rệt : Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i, i là tháng: i lµ th¸ng: , i là quý: : Sè bình quân của các mức độ cùng tên i : Sè bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số • Phương pháp 2: Tính chỉ số thời vụ với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt... dụng khi hiện tượng có mức độ giảm dần Tham sè thoả mãn hệ: 3.4/ Một số dạng hàm khác có thể gặp trong kinh tế - Dạng hàm Gompec - Đường logistic: 4/ Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ 4.1/ Một số vấn đề chung - Biến động thời vụ là hàng năm trong từng khoảng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại lúc thì khẩn trương lúc thì thu hẹp quy mô hoạt động làm ảnh hưởng đến hoạt động của. .. quan giữa các độ lệch 20 Đề án môn học , * Giả sử có 2 dãy số thời gian với xu thế từng dãy là Các độ lệch là Hệ số tương quan giữa các độ lệch được tính theo công thức C/ ứng dụng phân tích sản lượng điện I/ Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Bảng 1: Công suất điện Việt Nam năm 2001 Tháng Công suất ( nghìn kW) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 876846 849734 959262 1013238 1359834 1387626 1493375 1503725... Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và do tập quán sinh hoạt của dân cư ảnh hưởng nhiều nhất là trong các ngành nông nghiệp, du lịch và một số ngành công nghiệp chế biến sử dụng sản phẩm của nông nghiệp và công nghiệp khai thác Hiện tượng biến động thời vụ thường dẫn đến kết quả là việc sử dụng lao động và thiết 12 Đề án môn học bị sản xuất không đồng đều, năng suất lao động và giá thành sản phẩm khi . nh sù biến động của sản lượng điên tiêu thụ qua từng thời kì , em xin chọn đề tài: Vận dụng dãy số thời gian trong viêc phân tích biÕn động sản lượng điện của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003 . với dãy số thời kì thì phải bằng nhau B/ Các phương pháp phân tích biến động dãy số thời gian I/ Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Nhằm phân tích đặc điểm sự biến động hiện tượng qua thời. Các vấn đề chung về dãy số thời gian I/ Khái niệm chung về dãy số thời gian 1/ Khái niệm, tác dụng của dãy số thời gian • Khái niệm - Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống

Ngày đăng: 15/05/2015, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan