cách mạng tháng 10 nga 1917

22 679 2
cách mạng tháng 10 nga 1917

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ  CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỀ TÀI : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA_ BƯỚC NGOẶC VĨ ĐẠI GVHD: LÊ PHỤNG HOÀNG SVTH: TRẦN THỊ KIÊM HOA MSSV : K38.602.043 LỚP: Sử K38.C Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 05 năm 2015 Mục lục Lời mở đầu………………………………………………………… 3 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa I. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga – Bước ngoặc căn bản trong lịch sử loài người……………………………………………………………………4 1. Những nhìn nhận của Lênin trước cách mạng tháng Mười ở Nga… 4 2. Thời kỳ chuyển biến của nước Nga………………………………………5 3. Thời kì chuẩn bị và tiến hành cách mạng tháng Mười ở Nga…………….6 4. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười mang tầm quốc tế…………………7 II. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa………………………………….8 1. Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng Mười ở Nga đối với nhân dân lao động thế giới……………………………………………………………………….8 2. Kinh nghiệm liên minh công nông của giai cấp công nhân và nông dân Nga trong cách mạng tháng Mười ở Nga…………………………………………… 10 III. Cuộc khủng hoảng chế độ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bắt đầu…….11 1.Cách mạng tháng Mười ở Nga là bài học cho các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa đứng lên giành chính quyền………………………………………………… 11 2.Cách mạng tháng Mười ở Nga là con đường và là kim chỉ nam cho phong trào cách mạng ở các nước Phương Đông……………………………………….12 IV. Thắng lợi của Chủ nghĩa Lênin đối với chủ nghĩa dân chủ - xã hội. Chiến thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong phong trào công nhân…………….,…….14 1. Bước ngoặc trong quan hệ kinh tế - chính trị và xã hội………………… 14 2. .Chủ nghĩa Mác – Lênin vạch ra bản chất của chuyên chính vô sản…… 14 3. Thực tiễn chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin………… 15 V. Quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác………………………………….15 1. Quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác………………………………….15 2. Một thời đại mới đối với phong trào chủ nghĩa Quốc tế………………….16 VI. Chính sách đối ngoại và việc củng cố các lực lượng hòa bình…… 17 VII. Lênin nói về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười ở Nga, ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô…………………………………………………………………………………….19 1.Trong nước………………………………………………………………19 2.Quốc tế………………………………………………………………… 20 VIII. Kết luận……………………………………………………………………… 21 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 23 LỜI MỞ ĐẦU 2 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Vào những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến chuyển cùng với những thay đổi lớn. Đến lúc này hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn mới_giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự thống trị độc quyền của chủ nghĩa tư bản tài chính _ “ một lực lượng hết sức hùng mạnh, có thể nói là có tính chất quyết định trong mọi quan hệ kinh tế và trong mọi quan hệ quốc tế”, càng làm cho ách áp bức bót lột của chúng trở nên nặng nề hơn, tàn khốc hơn đối với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác, Cuộc sống của họ càng cùng cực, điêu đứng thì mọi của cải của xã hội lại càng dồn vào tay nhóm cực nhỏ bọn tài phiệt kếch xù. Những mâu thuẫn giai cấp và xã hội trong nước lại càng trở nên gay gắt hơn, cuộc đấu tranh chống tư bản độc quyền càng trở nên quyết liệt hơn. Giai cấp tư bản tài chính mở rộng quyền thống trị ra bên ngoài, vì đặc quyền của thời đại đế quốc chủ nghĩa “ là sự phân chia dứt khoát trái đất… lần đầu tiên, thế giới đã hoàn toàn bị phân chia”. lúc này, các dân tộc nhỏ yếu trên lục địa Á, Phi và Mỹ Latinh hầu như đã bị thôn tính và biến thành những thuộc địa hoặc khu vực ảnh hưởng của các nước đế quốc Tây Âu và Bắc Mỹ. Các dân tộc rên xiết, lầm tham dưới ách thống trị của bọn cướp nước ngoại bang. Nhưng do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, sự phân chia ấy “ không phải hiểu theo ý nghĩa là không thể có … và không thể tránh khỏi những sự phân chia lại”. Các nước thuộc địa lại trở thành đối tượng cho những cuộc tranh giành giữa các nước đế quốc .Mâu thuẫn giữa các dân tộc đối với các nước đế quốc trở nên hết sức quyết liệt. những cuộc đấu tranh để tự giải phóng của các dân tộc lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại to lớn bởi kẻ thù của họ rất hùng mạnh, và chính họ còn đang lúng túng, thậm chí bế tắc về con đường đi tới trong cuộc đấu tranh. Đồng thời, với những siêu lợi nhuận khổng lồ, nhất là do cướp đoạt từ các thuộc địa, giai cấp tư bản độc quyền đã ra sức mua chuộc một bộ phận tầng lớp trên của giai cấp công nhân để tạo nên tầng lớp công nhân quý tộc tay sai, thực hiện sự phá hoại từ bên trong phong trào công nhân các nước. Vì vậy, cũng từ thời kỳ này, những năm đầu thế kỷ, phong trào công nhân các nước đã bị phân liệt sâu sắc. Tuy mang những màu sắc khác nhau, hoặc công khai hoặc bí mật, các trào lưu cơ hội chủ nghĩa đều cùng một mẫu số chung đầy nguy hại là ra sức đưa giai cấp công nhân từ bỏ con đường đấu tranh cách mạng, chủ trương thỏa hiệp và hợp tác với gia cấp tư sản. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914 – 1918) bùng nổ lại càng làm sâu sắc hơn nữa tình trạng phân liệt trong phong trào công nhân thế giới. Quay lưng lại với bao thảm họa chết chóc, đau thương và khốn cùng của chiến tranh đối với công nhân và nhân dân lao động, các thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa ra sức kêu gào họ hãy “ bảo vệ tổ quốc” cầm súng, chém giết và đổ máu để giành chiến thắng cho giai cấp tư sản “ nước mình”. Hầu như tất cả các đảng xã hội dân chủ ở Châu Âu đã sa vào vũng bùn cơ hội phản bội. Lúc bấy giờ, chỉ có Đảng Bônsêvich Nga do V.I. Lênin đứng đầu là chính đảng cách mạng 3 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa chân chính kêu gọi giai cấp công nhân các nước hãy “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Đó là khẩu hiệu vô sản duy nhất đúng ở thời điểm này. I . Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng Mười Nga– Bước ngoặc căn bản trong lịch sử loài người: 1 . Những nhìn nhận của Lênin trước cách mạng tháng Mười ở Nga: Khi nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc, Lênin vạch ra những mâu thuẫn đối kháng của nó và chỉ ra rằng chủ nghĩa đế quốc đưa đế quốc đến sát cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin đã nêu ra quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa đế quốc và rút ra kết luận hết sức quan trọng về khả năng chọc thủng sợi dây chuyền chung của chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu của nó và khả năng cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi lúc đầu ở một hay vài nước. Nước Nga Sa Hoàng là khâu yếu ấy trong sợi dây chuyền chung của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc cách mạng dân chủ - tư sản tháng 2 năm 1917 ở Nga, tuy do quần chúng nhân dân tiến hành, nhưng đã đưa tới sự thành lập một chính phủ của giai cấp tư sản và địa chủ - chính phủ lâm thời. Nhưng quần chúng nhân dân đã đi theo các Xô Viết, và vì vậy sức mạnh chính trị thực tế là ở phía họ. Chính chủ tịch chính phủ lâm thời là vương hầu G. Lơ-vốp đã thừa nhận rằng chính phủ của ông là “ chính quyền không có sức mạnh”. Song, sự yếu ớt của chính phủ lâm thời còn chưa đem lại căn cứ để lật đổ nó ngay. Cần phải làm cho quần chúng công nhân và nhân dân thấy rõ trên thực tiễn rằng việc lật đổ chế độ quân chủ không có nghĩa là đấu tranh chấm dứt, và chính phủ lâm thời, cũng như chính phủ Sa Hoàng đã bị lật đổ, đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, địa chủ và thù địch với các dân tộc ở Nga.Nhưng do đấu tranh giai cấp gay gắt thêm và tính tổ chức của công nhân tăng lên nhanh chóng, do các tổ chức quần chúng của nó chuyển sang phía Bônsêvich và vị trí của nó được củng cố trong quần chúng lao động nông thôn và quân đội, nên đã có diều kiện cần thiết để giai cấp công nhân Nga giành lấy chính quyền. 2. Thời kỳ chuyển biến của nước Nga: Ở thời điểm chuyến biến, khi chế độ Sa Hoàng và chính phủ tư sản đặt đất nước trên miệng hố tai họa thì trong các đảng khác nhau không tìm ra được câu trả lời cho vấn đề : liệu ở nước Nga có một lực lượng chính trị nào có thể nắm chính quyền và đưa đất nước ra khỏi ngõ cụt chiến tranh, tàn phá, nguy cơ bị nước ngoài nô dịch, vô chính phủ và suy đồi không? Và thế là, như chúng ta biết, đã vang lên tiếng nói rõ ràng, đầy tin tưởng của Lênin “ Tôi trả lời : Có !”. Lực lượng ấy là Đảng Bônsêvich do Lênin sáng lập 4 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa và bồi dưỡng. Chính nó đã nhận lấy trách nhiệm đối với số phận của đất nước và đã đảm đương được xứ mệnh lịch sử của mình. Tháng 9 năm 1917, xuất phát từ chỗ cho rằng kinh nghiệm chính trị của quần chúng đã đoàn kết họ xung quanh các lực lượng tiên tiến của giai cấp công nhân, trong bức thư gửi Ban chấp hành trung ương Đảng, Lênin viết : “ Những người Bônsêvich có thể và cần nắm lấy chính quyền Nhà nước…”. Đó là lúc, như Lênin chỉ ra, “ không ở đâu trên thế giới giai cấp công nhân lại có thể phát huy nghị lực cách mạng to lớn như ở Nga”. Chỉ ở Nga là có một đảng “ lần đầu tiên kết hợp được chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân có tính chất quần chúng, và đã được chuẩn bị toàn diện để đưa giai cấp vô sản lên giành chính quyền. Đảng bắt đầu trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Và khi đã thấy rõ rằng lực lượng để khởi nghĩa đã chín mùi, quần chúng đông đảo đã được tổ chức để đấu tranh, và lực lượng cách mạng đã suy yếu thì theo lời đề nghị của Lênin, Đảng đã thông qua nghị quyết về khởi nghĩa. Ngày 07/11( 25/10) năm 1917, công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-gơ- rat khởi nghĩa đã lật đổ chính phủ lâm thời, chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, lập nên chính quyền của công nông, chính quyền của Xô Viết. Giai cấp công nhân, được Đảng cộng sản đào tạo và đoàn kết, hằng năm trời vận động quần chúng một cách dũng cảm và không mệt mỏi, theo lời kêu gọi của những người Bônsêvich đã vùng dậy khởi nghĩa và nắm lấy chính quyền. Một cuộc cách mạng vô sản hết sâu sắc về mặt hậu quả xã hội và chính trị của nó đã diễn ra, nền chuyên chính vô sản đã trở thành một thực tế lịch sử. Sáng 07/11, Lênin đã nói chuyện tại phiên họp khẩn cấp của Xô Viết Pê-tơ-rô-gơ- rat. Người nói: “ Các đồng chí! Cuộc cách mạng công nông và ngững người Bônsêvich không ngừng chứng minh là cần thiết đã thành công. Từ nay một giai đoạn mới mở ra trong lịch sử nước Nga, và cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng thứ ba ở Nga rốt cuộc phải dẫn đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội” 3. Thời kì chuẩn bị và tiến hành cách mạng tháng Mười: Toàn bộ lich sử chuẩn bị và tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã chứng minh nguyên lí nổi tiếng của Lênin nói rằng “… bất cứ cuộc khởi nghĩa nào cũng không tạo ra chủ nghĩa xã hội nếu nó không chín mùi về kinh tế…”. Nhưng đồng thời một kết luận hết sức quan trọng đối với toàn bộ phong trào cách mạng thế giới, xuất phát từ cách mạng tháng Mười vĩ đại, là sự thật không thể bát bỏ sau đây: chỉ là điều kiện khách quan, điều kiện kinh tế cho thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì không đủ… “Muốn đánh đổ chế độ cũ thì ngoài điều kiện khách quan thuận lợi, còn cần làm sao cho quần chúng lao động được chuẩn bị và tổ chức một cách thích đáng cho những trận 5 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa chiến đấu quyết định với kẻ thù giai cấp… Kinh nghiệm của tháng Mười chứng tỏ rằng dù đã có điều kiện thuận lợi, giai cấp công nhân chỉ có thể tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đội tiên phong của mình là đảng mác-xít, gắn bó với quần chúng và nắm vững với mọi hình thức đấu tranh cách mạng. Đó lại là một quy luật không thể bác bỏ được của cách mạng”. Trong thời kì chuẩn bị và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga, Đảng Lêninit đã có thể thống nhất các dòng các cách mạng khác nhau và hướng vào một mục tiêu thống nhất: phong trào xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân nhằm lật đổ giai cấp tư sản, cuộc đấu tranh của cách mạng nông dân chống địa chủ, phong trào giải phóng dân tộc giành quyền bình đẳng giữa các dân tộc Nga, yêu sách của toàn dân về hòa bình và chấm dứt chiến tranh đế quốc chủ nghĩa đẫm máu. Sự hòa hợp của các dòng thác khác nhau ấy thành một dòng thác cách mạng khổng lồ chung đã nhanh chóng quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã xác minh rực rỡ lý luận của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và nếu như vào thế kỷ XIX Mác và Ăng-ghen đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học, thì cách mạng tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Lênin, đã tiến lên một bước nữa có ý nghĩa lịch sử - toàn thế giới – biến chủ nghĩa xã hội thành hiện thực. Lênin nhận định rằng: “một trong những sự kiện vĩ đại nhất, không thể nào bị tiêu hủy được của cách mạng tháng Mười – cách mạng Xô Viết – là việc người công nhân tiên tiến “đã đi vào nhân dân” với tư cách là người lãnh đạo dân nghèo, là lãnh tụ của quần chúng lao động ở nông thôn, là người xây dựng nhà nước của lao động”. 4. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười mang tầm quốc tế: Tháng 10/1917, ở Nga chẳng những đã giải quyết được những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ - tư sản, điều chưa từng thực hiện ở nước nào cả, mà cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, một kiểu dân chủ mới có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, dân chủ vô sản được lập nên, đó là nền chuyên chính vô sản, đem lại toàn bộ quyền hành cho công dân, nông dân, tri thức, lao động. Cách mạng tháng Mười ở Nga đã vạch ra trên thực tiễn sự khác nhau căn bản giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng tư sản. Cách mạng tháng Mười, sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản ở Nga – nó có liên hệ chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc thế giới – từ một lực lượng dân tộc đã biến ngay thành một lực lượng quốc tế, còn giai cấp công nhân Nga thì củng cố được vai trò lãnh đạo của mình trong phong trào công nhân thế giới, bằng cuộc đấu tranh tự hi sinh của mình đã động viên nhân dân lao động phương Tây và các dân tộc bị áp bức phương Đông. 6 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã dọn đường cho các tư tưởng của chủ nghĩa xã hội đi đến mọi nơi trên quả địa cầu, đi vào cấc tầng lớp khác nhau nhất của nhân dân lao động. Mac và Ăng-ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng thắng lợi của cách mạng vô sản sẽ đưa đến thiết lập chuyên chính vô sản, nhưng vấn đề chính quyền của giai cấp công nhân sẽ mang hình thức gì thì không được đặt ra. Cách mạng tháng Mười đã đem lại hình thức Xô Viết cho chính quyền ấy, đó là tổ chức có tính quần chúng ấy, đó là tổ chức có tính quần chúng nhất của nhân dân lao động, có nhiệm vụ giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước, V.I. Lenin viết: “ Chúng ta đã sáng lập một Nhà nước kiểu Xô Viết, do đó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, thay thế cho thời đại thống trị của gia cấp tư sản”. Cách mạng tháng Mười, được tiến hành trên mảnh đất dân tộc, ngay từ đầu đã có ý nghĩa quốc tế to lớn, sau khi biến thành nhân tố quyết định sự phát triển của thế giới.Nó đã trở thành bước ngoặc chẳng những trong số phận của các dân tộc nước ta, mà cả trong số phận các dân tộc toàn thế giới. Thắng lợi của tháng Mười mở đầu thời đại diệt vong của chủ nghĩa tư bản, hình thành và củng cố xã hội chủ nghĩa, thời đại mới của lịch sử toàn thế giới mà nội dung cơ bản của nó là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Quần chúng nhân dân đông đảo trên toàn thế giới, các đại biểu của cánh tả, cánh cách mạng trong các đảng xã hội chủ nghĩa phương Tây, các lực lượng tiên tiến của phương Đông đã nắm lấy các khẩu hiệu của cách mạng tháng Mười vĩ đại như một tín hiệu đi đến một cuộc đấu tranh rộng khắp chống chủ nghĩa đế quốc, vì hòa bình và chủ nghĩa xã hội. Trong cuốn “Rạng đông” kể về cảm tưởng của ông khi thăm nước Nga Xô Viết năm 1922, nhà văn lớn nhất của Đan Mạch là Mác-tin An-đéc-xơn Nếch-xe đã viết: “Tôi đã nhiều lần đi du lịch nhưng chưa bao giờ như bây giờ tôi có cảm giác hình như tôi đang đi về nhà. Và cảm giác ấy tất phải có ở mỗi người vô sản giác ngộ, và cuối cùng ở chúng ta, những người không có tổ quốc đã xuất hiện tổ quốc! Tôi hình dung nước Nga bây giờ như một chiếc tàu phá băng có sứ mệnh phải dọn đường cho cả một hạm đội tàu buôn”. Chủ nghĩa đế quốc thế giới đã đáp lại thắng lợi của cách mạng Nga bằng một cuộc can thiệp, điều này trái với tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế và là một tội ác tày trời do chính phủ các cường quốc tư bản tổ chức. Hồng quân trẻ tuổi của một nước kinh tế yếu ớt và bị tàn phá, bị trang bị tồi hơnnhiều lần so với kẻ thù của nó, đã đập tan tành cả bọn can thiệp lẫn bọn phản cách 7 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa mạng trong nước.Thắng lợi ấy có ý nghĩa quốc tế to lớn.Nó chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc không làm gì nổi với một cuộc cách mạng vô sản đã thắng lợi. II. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân của các nước tư bản chủ nghĩa: 1.Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng Mười đối với nhân dân lao động thế giới: Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng tháng Mười chứng minh một cách không thể bát bỏ được cho quần chúng lao động toàn thế giới thấy rằng chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho nhân dân có những tự do chính trị thực tế và được phân phối của cải vật chất một cách công bằng, rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội là đem lại sự giải phóng hoàn toàn về mặt xã hội, sự phat triển rực rỡ của văn hóa và đời sống cao của nhân dân. Vì vậy, chưa bao giờ có một sự kiện lịch sử trong thế giới lại được quần chúng hưởng ứng rộng rãi như cách mạng tháng Mười. Nhớ lại ấn tượng mà cuộc cách mạng ở Nga đem lại cho công nhân Pháp, Mô-ri-xơ Tô-rê viết: “ Ngay cả những công nhân lạc hậu nhất cũng hiểu rằng ở nước Nga đang xây dựng một nước cộng hòa của họ, là sự nghiệp chung của nhân dân lao động tất cả các nước. Và hộ làm như vậy trên cả công sự của kẻ địch, trên những thành phố bị phá trụi, bị đốt cháy, trên những cánh đồng bị đạn pháo tàn phá và biến thành sa mạc mà ở đó chỉ còn sống những người nào cũng đang chờ chết, họ nêu cao lời kêu gọi vĩ đại của Mác, được cuộc cách mạng Nga hưởng ứng: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”. Cách mạng tháng Mười đã làm cho quần chúng cực kì nhạy cảm đối với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội, điều này tăng cường đưa đến phong trào cách mạng ở tất cả các nước trên thế giới. Tiếp theo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga, các cuộc đấu tranh cách mạng cũng diễn ra ở các nước khác. Đặc điểm nổi bật của cuộc đấu tranh ấy là; trên các ngọn cờ của mình công nhân các nước phương Tây cũng đã viết những khẩu hiệu mà cách mạng ở Nga đã chiến thắng với những khẩu hiệu ấy. Tháng giêng năm 1918, cuộc cách mạng công dân đã xảy ra ở Phần Lan. Tháng 11/1918, cách mạng dân chủ tư sản chủ tư sản thắng lợi ở Áo và Đức. Những cuộc đấu tranh cách mạng mạnh mẽ diễn ra ở Pháp,Ý, Anh. Mùa xuân 1919, các nước cộng hòa Xô Viết đã được tuyên bố thành lập ở Hunggari và Bavie, mùa hè ở Xlôva ki, Tiệp Khắc và Ba Lanđã giành được độc lập,các dân tộc Xla-vơ Đông Nam Âu đã giành được tự chủ, ở Rumani tháng chạp năm 1918 đã xảy ra những cuộc bãi công có quy mô chưa từng có. Tháng 8/1919, lần đầu tiên sau chiến tranh đã có cuộc bầu cử Quốc hội ở Bungari, những người cộng sản khi ấy đã thu được 120.000 lá phiếu và 47 đại biểu, còn đảng nông dân liên minhnông nghiệp thu được 198.000 lá phiếu và 85 đại biểu, tất cả các đảng tư sản 8 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa gộp lại chỉ thu được gần 1/3 số phiếu. Ở Ý năm 1920, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, công nhân bãi công bắt đầu chiếm xí nghiệp. Chiến sĩ lão thành của phong trào công nhân Anh là đồng chí U.Gan-la-khe nhớ lại như sau: “Cơ-lai-đơ thật là sôi nổi nhiệt tình cách mạng biết bao khi chúng tôi được biết rằng lần đầu tiên trong lịch sử loài người, giai cấp công nhân, với sự ủng hộ của binh lính và nông dân đã nắm chính quyền vào tay mình! “ Không thể diễn tả bằng lời nhiệt tình tràn ngập công nhân Gô-la-đơ-gô và cả khu Cơ-lai-đơ khi biết tin về cách mạng tháng Mười vĩ đại”. Ngày 11/11/1917, Các Líp-nếch, khi ấy đang ở tù, viết rằng: “ quá trình cách mạng hóa nước Nga về xã hội và kinh tế chưa từng có ngay t ừ đầu đã mở ra những khả năng không hạn chế”. Rô-da-Luých-xăm-bua, trong một bức thư viết từ trong tù, đã gội cách magj tháng Mười Nga là: “ sự kiện có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, mà dấu vết của nó sẽ được để lại mãi mãi”. Ngày 16/11/1917, trên báo “Lếp-pơ-xi-ghe-phôn-cơ-xây- tung” Cơ-la-ra Dét-kin đã chỉ ra rằng “Việc các Xô Viết công nhân và binh lính nắm dduocj toàn bộ quyền hành chính phủ ở Nga” sẽ mở đường đi tới một thế giới dân chủ đối với tất cả các dân tộc, nếu như: “tất cả nguyện vọng hòa bình thiết tha của họ…sẽ mang hình thức là ý chí hòa bình tự giác, ý chí làm ra lịch sử”. 2.Kinh nghiệm liên minh công nông của gia cấp công nhân và nông dân Nga trong cách mạng tháng Mười: Trong cuộc đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân Nga đã lôi cuốn được hàng triệu quần chúng nông dân.Kinh nghiệm của liên minh công nông ở Nga chỉ ra rằng lợi ích của nông dân chỉ có thể được bảo đảm trong sự kiện liên minh với giai cấp vô sản. trong thời gian nông dân ở Ý chiếm ruộng đất hang loạt năm 1919 – 1920, những lời “Lenin muôn năm!”, “Noi gương nước Nga!” thường khi đã trở thành khẩu hiệu của những người khởi nghĩa. Dưới ảnh hưởng của cách mạng xã hội chủ ngĩa ở Nga, những cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng lao động nhiều nước trên thế giới đã tiếp diễn từ 1918 đến 1923, phá vỡ chế độ tư sản chủ nghĩa, làm cho nó càng khủng hoảng hơn chỉ qua 5-6 năm từ khi chiến tranh kết thúc và thời đại mới bắt đầu, giai cấp tư sản mới có thể làm suy yếu phần nào cuộc tấn công cách mạng của quần chúng và tạm thời ổn định được kinh tế.Quốc tế cộng sản chỉ ra rằng tiền đề khách quan của một cuộc cách mạng thắng lợi đã có chỉ thiếu có một Đảng công nhân cách mạng kiên quyết, sẵn sàng chiến dấu.Trong cuộc đấu tranh chống phong trào cách mạng và để duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, các lãnh tụ của các đảng xã hội dân chủ đã giúp đỡ rất nhiều cho giai cấp tư sản.Song, không thể nào xóa bỏ được ảnh hưởng của tháng Mười. 9 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Từ thời cách mạng tháng Mười, giai cấp tư sản nhìn thấy mục đích chính của nó là không để cho chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi khuôn khổ một nước, cô lập Liên Xô và do đó, có căng cứ để khảng định rằng chủ nghĩa xã hội, với tính cách là hệ thống xã hội, là không thể tiếp nhận được với cấc nước khác. Song trên môi trường đấu tranh quyết định này, chủ nghĩa đế quốc đã bị thất bại nặng nề. Giai cấp công nhân và quần chúng nông dân lao động nhiều nước châu Âu và châu Á, ở Cuba dựa vào Liên Xô và được Liên Xô ủng hộ, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản của mình, trên cơ sở đoàn kết mọi lực lượng dân chủ, đã giành được thắng lợi hết sức lớn sau khi làm cách mạng xã họi chủ nghĩa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã hình thành, đó là thành quả hết sức quan trọng của giai cấp công nhân quốc tế, là con đẻ của nó và là lực lượng quyết định trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. III.Cuộc khủng hoảng chế độ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bắt đầu: 1.Cách mạng tháng Mười là bài hoc cho các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa đứng lên giành chính quyền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã được tiến hành dưới ngọn cờ quyền dân tộc tự quyết và bình đẳng giữa tất cả các dân tộc.Giai cấp vô sản, sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, đã bắt đầu giúp đỡ ngay bằng mọi cách cho các dân tộc toàn Nga. Một trong những văn kiện đầu tiên và hết sức quan trọng được chính quyền Xô Viết thông qua,là bản tuyên ngôn quyền của các dân tộc Nga, được Hội đồng dân chủ phê chuẩn ngày 15 tháng 11 ( 2 tháng 11 theo lịch cũ) năm 1917. Trong bản Tuyên ngôn nói rằng Chính phủ Xô Viết đứng trên lập trường: 1) Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc Nga; 2) Quyền của các dân tộc Nga được tự quyết định một cách tự do, thậm chí có thể tách ra và thành lập nhà nước độc lập; 3) Hủy bỏ mọi đặc quyền và hạn chế về dân tộc, tôn giáo dân tộc; 4) Các dân tộc thiểu số và các nhóm nhân chủng sống trên lãnh thổ Nga được phát triển tự do. Sau khi chia ruộng đất cho nông dân lao động, xóa bỏ chế độ phong kiến ở các vùng lạc hậu ở nước Nga, sau khi đem lại tự do cho mọi dân tộc trong nước, chính quyền Xô Viết đã đoàn kết hết thảy các dân tộc để đấu tranh chống giai cấp tư sản và địa chủ. Cách mạng tháng 10 đã nêu gương giải quyết vấn đề dân tộc thật sự tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Xô Viết đã xóa bỏ tất cả các hình thức áp bức dân tộc, bất bình đẳng dân tộc, đã tuyên bố là tội ác nêu tuyên truyền ưu thế của một dân tộc, và tạo điều kiện cho tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc. V.I.Leenin đã nhận định: “ Hãy lấy ví dụ vấn đề tôn giáo hay việc phụ nữ không có quyền, hay việc các dân tộc không phải Nga bị áp bức và không được bình đẳng về quyền lợi. Bấy nhiêu vấn đề thuộc phạm 10 [...]... cấp, cách mạng xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản, công khai phát biểu ý kiến về các con đường phát triển tiếp theo Việc lựa gió bỏ buồm và che dấu mình bằng những lời lẻ cách mạng trở nên ngày càng khó khăn hơn 2.Chủ nghĩa Mác – Leenin vạch ra bản chất của chuyên chính vô sản 13 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Sạu thắng lợi của cách mạng tháng Mười, một cuộc cách. .. đúng đắn của chủ nghĩa Mác 14 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của luận điểm hết sức quan trọng của chủ nghĩa Mác nói rằng tình thế cách mạng chỉ có thể đưa đến cách mạng thắng lợi trong trường hợp nếu trong một nước có một đảng được vũ trang bằng lý luận thật sự cách mạng, mạnh bởi sự thống nhất về tư... các đảng cộng sản.Cùng với họ nhiều nhà cách mạng mới đã gia nhập đảng.Những nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng nhưRô-manh Rô-lăng, Mác-tin An-đéc-xen Nếch-xe, Lỗ Tấn, Tê-ô-đo Đơ-rai-de, A-na-tôn Phơ-răng đã đứng 15 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa về phía cách mạng tháng Mười Chào mừng nhân dân Liên Xô nhân kỉ niệm 5 năm Cách mạng tháng Mười, A.Phơ-răng viết: “Nếu ở Châu.. .Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa vi cách mạng tư sản… trong số những nước tiên tiến trên thế giới không có lấy một nước nào đã giải quyết được một cách triệt để những vấn đề ấy theo hướng dân chủ - tư sản cả Ở nước ta, những vấn đề ấy đã được pháp luật ban bố sau cách mạng tháng Mười giải quyết triệt để rồi Chúng ta đã để cho tất cả các dân tộc không phải Nga. .. cách mạng Chúng ta biết rằng chúng ta không thể làm hai cuộc cách mạng đó theoo đơn đặt hàng cũng như theo sự thỏa thuận, những cuộc cách mạng đó nảy sinh ra mà hàng chục triệu người đã đi đến kết luận là không thể tiếp tục sống như trước được” 16 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Khác với chính sách đối ngoại của các Nhà nước tư sản, chính sách đối ngoại Xô viết ngay... trình sơ cấp), NXB sách giáo khoa Mac – Lenin 21 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Tài liệu tham khảo tập 6 : phong trào cộng sản công nhân và giải phóng dân tộc, NXB sách giáo khoa Mac – Lê nin 3 Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Thị Thu ,Lược sử Liên Bang Nga 1917 – 1991 , NXB giáo dục 4 Nguyễn Quốc Hùng , Cách mạng tháng 10 năm 1917 lịch sử và hiện tại, NXB chính trị quốc gia... sáng của kinh nghiệm ấy, người ta ngày càng thấy rõ ý nghĩa của các quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy mà cuộc cách mạng năm 1917 đã thể hiện những quy luật ấy một cách đầy đủ và mạnh mẽ như vậy; quá trình cách mạng thế giới ở nửa đầu thế kỉ nay đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng Mười” Trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của đất nước Liên... lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga, cần phải dũng cảm và kiên quyết xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay bây giờ, nhớ rằng cuộc cách mạng của chúng ta tự nó là một bộ phận của cách mạng thế giới, rằng thành công của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng thành công nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tự nó đã là nhân tố hết sức lớn nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mười trước hết phát triển cuộc cách mạng vô sản thế giới.”... đầu tiên trong lịch sử đã vươn đến địa vị các dân tộc thật sự tự do và bình đẳng 2 Cách mạng tháng Mười là con đường và là kim chỉ nam cho phong trào cách mạng ở các nước Phương Đông Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã mở ra những khả năng rộng lớn và chỉ ra những con đường thực tế cho thắng lợi của phong trào cách mạng của nhân dân các nước Phương Đông, và do đó đã lôi cuốn họ cùng với giai cấp vô... một cách hùng hồn cho các dân tộc trên thế gới thấy ưu thế của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã làm cho toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa lung lay đến tận gốc Gia cấp tư sản đã phải có một loạt nhượng bộ đối với nhân dân lao động để làm suy yếu sự tấn công cách mạng của quần chúng Giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga, sau khi thực hiện cuộc cách mạng tháng . HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ  CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỀ TÀI : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA_ BƯỚC NGOẶC VĨ ĐẠI GVHD: LÊ PHỤNG HOÀNG SVTH: TRẦN THỊ KIÊM HOA MSSV : K38. 602 .043 LỚP: Sử K38. C Thành. sức quan 18 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa trọng ấy một cách khẩn trương, một cách có suy nghĩ khoa học, không lùi bước trước khó khăn. Hội nghị XIV Đảng cộng. khảo………………………………………………………………… 23 LỜI MỞ ĐẦU 2 Cách mạng tháng 10 Nga GVHD: Lê Phụng Hoàng SVTH: Trần Thị Kiêm Hoa Vào những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến chuyển cùng

Ngày đăng: 15/05/2015, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan