Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

22 3K 17
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 1.  Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố quan trọng nhất là nguồn lực con người. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực này thì mọi nhà quản trị đều phải sử dụng đến một công cụ là tiền lương. Tiền lương là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đối với người sử dụng lao động thì đó là một khoản chi phí trong chi phí sản xuất kinh doanh. Để kinh doanh có hiệu quả thì họ phải tối thiểu hóa chi phí này. Đồng thời, phải sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế để khai thác tối đa nguồn lực con người. Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu. Vì vậy họ sẽ tận tâm làm việc nếu được trả công xứng đáng. Đối với xã hội thì tiền lương là căn cứ để đóng thuế thu nhập, trên cơ sở đó mà phân phối lại thu nhập của xã hội. Ngược lại, có rất nhiều nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, ví dụ như thị trường lao động, môi trường doanh nghiệp hay do chính bản thân người lao động Nhận thức được tầm quan trọng của những nhân tố đó đối với tiền lương đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, em xin chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình.   Bài viết này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn hiện nay và khảo sát số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đó.   Mục tiêu của nghiên cứu là khái quát tình hình tiền lương của người lao động và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đạn hiện nay. Từ đó phân tích được yếu tố nào tác động mạnh và yếu tố nào ít tác động đến tiền lương của họ. 1  !"#$  % &'()$ - Tình hình tiền lương của người lao động hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? - Yếu tố nào tác động đến tiền lương của người lao động hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh? - Mức độ tác động của các yếu tố đó? * +,--$./0 Đối tượng nghiên cứu: người lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh 1 2345"6 1789:,-5/2 Trong thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới. Tiền lương có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tiền công, thù lao lao động, thu nhập lao động… Ở Pháp sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động (Nguồn: http://quynhtrangduong.wordpress.com). Ở Đài loan, tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người công nhân nhận được do làm việc, bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm. (Nguồn: http://quynhtrangduong.wordpress.com). Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. (Nguồn: http://quynhtrangduong.wordpress.com). !;,%< 2  !"#$  Ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của người lao động từ công việc: tiền lương (dụng ý chỉ lương cơ bản), phụ cấp và phúc lợi. Theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định và được trả cho năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. (Nguồn: http://quynhtrangduong.wordpress.com). Như vậy: – Tiền lương là giá cả của sức lao động hình thành thông qua cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động. – Tiền lương phụ thuộc vào tình hình cung cầu, chính sách tiền lương của Nhà nước. Hiểu theo nghĩa rộng, tiền lương không chỉ bao hàm các yếu tố tài chính mà còn có cả các yếu tố phi tài chính. Phần tài chính bao gồm tài chính trực tiếp và gián tiếp. + Tài chính trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng + Tài chính gián tiếp bao gồm bảo hiểm, chế độ phúc lợi…. Phần phi tài chính chứa đựng các lợi ích mang lại cho người lao động từ bản thân công việc và môi trường làm việc như sức hấp dẫn của công việc, sự vui vẻ, mức độ tích luỹ kiến thức, tự học hỏi, sự ghi nhận của xã hội 19=>?5/2 Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương như vậy có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội (Võ Văn Nhị, 2010, p.142). !;,%< 3  !"#$  Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. 6.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2010, p.143). Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng: - Trả lương theo thời gian giản đơn: Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương cơ bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu -Trả lương theo thời gian có thưởng: Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền thưởng Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa trên hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ. Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán. Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết quả lao động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. 6.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm !;,%< 4  !"#$  Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ đó (Võ Văn Nhị, 2010, p.143). Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau: – Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp: Được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định (Võ Văn Nhị, 2010, p.144). Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành * Đơn giá tiền lương – Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do doanh nghiệp xác định . Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ. (Nguồn: http: //quynhtrangduong.wordpress.com). Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp sản xuất * tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp – Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm – tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu v.v… (Võ Văn Nhị, 2010, p.144). – Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến: !;,%< 5  !"#$  Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, … Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. – Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định. Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Tính toán phức tạp. Khái niệm tiền lương thực tế được sử dụng để xác định số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: Tổng số tiền lương danh nghĩa nhận được và chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Mối liên hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa thể hiện trong công thức: W R = W m CPI Trong đó: WR : Tiền lương thực tế Wm : Tiền lương danh nghĩa CPI : Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Muốn cho thu nhập thực tế của người lao động tăng lên thì chỉ số tiền lương danh nghĩa phải tăng nhanh hơn chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. !;,%< 6  !"#$  19"6.?/465/2()/@5)A 6.3.1. Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp (Môi trường xã hội) 6.3.1.1. Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước Các luật lệ, điều khoản về tiền lương, tiền công và các khoản phúc lợi được quy định trong Bộ Luật lao động đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương phù hợp. Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hợp đồng và lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc… Với tư cách là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thì mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng với tư cách là một tế bào kinh tế của xã hội, mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến mọi vấn đề của xã hội đang xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp. Mọi tổ chức đều hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp quốc gia Do đó, khi xây dựng mức lương cho người lao động, doanh nghiệp buộc phải theo luật lệ của nhà nước. Ngoài các quy định trong Luật lao động thì công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền của người lao động trong đó có tiền lương. Công đoàn là một thế lực rất mạnh mà các cấp quản trị phải thoả thuận trong các lĩnh vực như tiêu chuẩn để xếp lương, các mức chênh lệch lương và phương pháp trả lương. Công đoàn hoạt động và chấp hành theo luật Công đoàn, hiến pháp và pháp luật. 6.3.1.2. Tình hình cung cầu lao động và mức lương trên thị trường lao động * Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương: Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng.Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …). Tuy nhiên, tiền lương hiện nay chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương chậm trong khi nhu cầu nhân lực là lớn. !;,%< 7  !"#$  Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh…, chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý. Để giữ cho người lao động tiếp tục làm việc cho mình, các công ty phải dành những mức lương và điều kiện lao động có thể cạnh tranh với các công ty khác. Sự cạnh tranh giữa những người lao động đi tìm việc làm tốt và các công ty đi tìm người lao động giỏi là một hoạt động không ngừng trong hầu hết các thị trường lao động. Mức lương mà các công ty trả cho người lao động chủ yếu được xác định bằng năng suất của họ và bằng sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối về người lao động có những kỹ năng đó. Nói chung, những người lao động có thể tạo ra hoặc làm được những thứ mà nhiều người tiêu dùng ưa thích, và nếu chỉ có một số ít những người như vậy, sẽ được hưởng mức lương cao nhất. Liên tục rà soát lại các mức lương trong doanh nghiệp của mình dựa trên các mức lương của đối thủ cạnh tranh và dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường. Điều này sẽ làm cho nhân viên chú tâm vào công việc mà không còn phải bận tâm xem: làm ở doanh nghiệp này có được hưởng lương như khi làm cho doanh nghiệp khác hay không? Doanh nghiệp cần nghiên cứu tiền lương nhằm xác định mức lương thịnh hành đối với các công việc nhất định trong khu vực. Nghiên cứu, khảo sát tiền lương sẽ cung cấp các thông tin về những mức lương đặc biệt cho các công việc đặc biệt. Sau khi nghiên cứu mức tiền lương của các công ty khác, mỗi công ty sẽ quyết định chính sách tiền lương của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Trường hợp công ty muốn áp dụng mức trả lương giống như các công ty khác mức lương thấp nhất và mức lương của một số công việc chuẩn trong công ty được áp dụng theo giá thị trường khu vực. Công ty ấn định mức lương cao hơn giá thị trường khi công ty có nhu cầu cần tuyển hoặc thu hút được số lao động có trình độ lành nghề cao để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo uy tín cạnh tranh cho công ty, hoặc khi hoạt động của công ty đạt mức ổn định và hiệu quả kinh tế cao. Công ty ấn định mức lương thấp hơn giá thị trường trong trường hợp công ty có các khoản phúc lợi và thu nhập thêm cho nhân viên, bảo đảm cho tổng thu nhập của !;,%< 8  !"#$  nhân viên không thấp hơn so với công ty khác; hoặc khi công ty tạo cho nhân viên công việc làm ổn định lâu dài hay công ty có khả năng tạo cho nhân viên những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp 6.3.1.3. Chi phí sinh hoạt; giá cả hàng hóa, dịch vụ Khi xác định mức lương cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Khi nền kinh tế quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn thấp, việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiền công trong những công việc khác nhau tăng lên và hạ xuống qua thời gian phần lớn là do những thay đổi về giá cả của những hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ đó. Ví dụ, khi ô-tô thay thế xe ngựa trong nửa đầu của thế kỷ trước, tiền công của thợ đúc móng ngựa và thợ làm yên cương sụt giảm nhiều trong khi tiền công của thợ cơ khí ô-tô lại tăng lên. Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực tế sẽ giảm. Như vậy buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho công nhân để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm. Với mức độ trượt giá như hiện nay, đời sống người lao động rất khó khăn. Các công ty đang phấn đấu nâng mức lương để giữ chân người lao động. Không điều chỉnh tăng lương sẽ dẫn tới đình công và nhảy việc. Người lao động sẽ tìm doanh nghiệp nào có mức lương cao hơn và điều đó rất bất lợi cho sản xuất. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút và Chính phủ phải điều chỉnh lương tối thiểu. Theo ý kiến của một số nhà quản lý, việc tăng lương tối thiểu, cải thiện điều kiện sống cho người lao động sẽ thu hút được lao động có tay nghề cao, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư. Hơn nữa, lạm phát trong những năm qua diễn biến phức tạp hơn nhiều so với các con số thống kê trên và gây ra những tác động xấu đáng kể cho đời sống của công chức và những người làm công ăn lương, nhất là những người có mức lương thấp và không có thu nhập khác ngoài lương. Lạm phát nói lên mức tăng giá bình quân trong cả nền kinh tế, song nếu tính theo tương quan với tiền lương thì tỉ lệ tăng giá sẽ rất khác nhau giữa những người có !;,%< 9  !"#$  mức lương khác nhau, mà số người lương thấp lại chiếm số đông. Ngoài ra, cũng có nhiều chi phí tăng lên song không được tính vào lạm phát. 6.3.1.4. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái, diễn biến xấu của kinh tế do khủng hoảng và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, điều đó dẫn đến khó khăn cho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương của người lao động bị tác động và ảnh hưởng lớn. Hơn thế nữa, trong tình trạng kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp có thể đứng trong tình trạng rất khó khăn, phải cắt giảm nhân lực, chi tiêu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp buộc phải thay đổi mức lương của người lao động để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động. Nếu trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động của mình, lợi nhuận tăng cao cũng sẽ khiến doanh nghiệp có điều kiện tăng mức tiền lương của người lao động để khuyến khích và giữ chân người lao động.  6.3.1.5. Các yếu tố khác Các yếu tố vùng miền, dân tộc cũng là những ảnh hưởng to lớn tác động tới mức lương của người lao động. Việc quy định mức lương tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao động. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn. Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá. !;,%< 10 [...]... phần mềm hổ trợ trong tính toán SPSS 8.2 Giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết được đưa ra như sau: XH : Môi trường xã hội ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động MT: Môi trường trong doanh nghiệp tác động đến tiền lương của người lao động BT: Bản thân người lao động tác động đến tiền lương của chính họ CV: Giá trị công việc tác động đến tiền lương của người lao động KH: Các nhân tố khác như giới... khu vực thành thị hay nông thôn … cũng tác động đến tiền lương của người lao động 8.3 Mô hình nghiên cứu Dựa vào phần tổng quan cơ sở lý thuyết và các đề tài nghiên cứu trước và phần giả thuyết đã nêu trên, bài viết này đưa ra những yếu tố tác động đến tiền lương của người lao động hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như môi trường xã hội, môi trường doanh nghiệp, bản thân người lao động, giá... thông tin cá nhân, tình hình quản lý thị trường lao động, tinh thần của người lao động … ảnh hưởng đến NHóm 4A 17 GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Ha tiền lương của người lao động Như vậy, các nghiên cứu trên chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 8 Phương pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp thống... … ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 đến 2006, hay Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà lại chỉ ra các yếu tố tiền lương – thu nhập, thời gian làm việc nghỉ ngơi, môi trường và điều kiện làm việc … ảnh hưởng đến chất lượng làm việc, còn Pratik Mukesh Mehta kết luận rằng các yếu tố về thông tin cá nhân, tình hình quản lý thị trường lao động, tinh thần của người lao động. .. thực hiện từ …/ … / 2015 đến … / …/ 2015 14 Tai liệu tham khảo Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2014, tập 12 số 6: 955 – 963 Đinh Mỹ Hương (2013), Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến. .. thái độ cảm xúc của người lao động ảnh hưởng đến tiền lương của họ Thứ hai: tình hình quản lý vĩ mô và vi mô của thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động Thứ ba: tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cơ hội để người lao động xin được công việc hài lòng như họ mong muốn Tổng quan lại các nghiên cứu trước là nêu được các vấn đề như tác giả Đinh Mỹ Hương đưa ra yếu tố số năm kinh... nguyên tắc trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại Ngoài ra, sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của lao động 7 Các nghiên cứu trước Đinh Mỹ Hương (2013), Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2006 cho rằng phần lớn thực NHóm 4A 16 GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Ha trạng tiền lương bình quân... nông thôn luôn thấp hơn so với thành thị, tiền lương bình quân của lao động nam luôn cao hơn tiền lương bình quân của lao động nữ Xét về thời gian, tiền lương ở khu vực nông thôn và thành thị năm 2004 thấp hơn năm 2006 Từ đó đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động như sau: khi số năm đi học hay số năm kinh nghiệm tăng lên một đơn vị thì tiền lương tăng theo một hàm số với biến... quản lý được thực hiện như thế nào, sắp xếp đội ngũ lao động ra sao để giám sát và đề ra những biện pháp kích thích sự sáng tạo trong sản xuất của người lao động để tăng hiệu quả, năng suất lao động góp phần tăng tiền lương 6.3.3 Nhóm yếu tố thuộc bản thân người lao động 6.3.3.1 Trình độ lao động Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ... hợp lý, thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của người lao động và ngày càng hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp 6.3.2.3 Khả năng tài chính của doanh nghiệp NHóm 4A 11 GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Ha Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng mạnh tới tiền lương. Với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền lương cho người lao động sẽ thuận tiện dễ dàng . !"#$  19"6.?/465/2()/@5)A 6.3.1. Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp (Môi trường xã hội) 6.3.1.1. Các quy định của pháp luật và chính. viên. !;,%< 12  !"#$  Sự hợp tác và làm việc theo nhóm: phân công rõ ràng giúp người làm ra thành tích vượt trôi và nâng cao hiệu quả công việc; hợp. hợp tác tốt mang lại quyền lực lớn để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Thường xuyên làm việc theo nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp giúp theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và sẽ được

Ngày đăng: 15/05/2015, 13:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do nghiên cứu

  • 2. Vấn đề nghiên cứu

  • 3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

  • 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

  • 6. Cơ sở lý thuyết

    • 6.1. Khái niệm về tiền lương

    • 6.2. Các hình thức trả lương

    • 7. Các nghiên cứu trước

    • 8. Phương pháp nghiên cứu

      • 8.1. Phương pháp thu thập số liệu

      • 8.2. Giả thuyết nghiên cứu

      • 8.3. Mô hình nghiên cứu

      • 9. Dữ liệu nghiên cứu

      • 10. Nội dung nghiên cứu

      • 11. Ý nghĩa

      • 12. Dự kiến kết cấu đề tài

      • 13. Tiến độ thực hiện nghiên cứu

      • 14. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan