Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới

120 801 1
Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT –––––– ĐINH QUỲNH MÂY XÂY DỰNG CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT –––––– ĐINH QUỲNH MÂY XÂY DỰNG CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số : Chương trình đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đinh Quỳnh Mây MỤC LỤC NỘI DUNG Tran g PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận văn 2. Tình hình nghiên cứu luận văn 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận văn 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5. Những nét mới của Luận văn 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Luận văn 7. Kết cấu của Luận văn CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VÀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN 1. Quan niệm về cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin 1.1. Quyền tiếp cận thông tin – quyền cơ bản của công dân 1.2. Khái niệm và nội dung cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin 2. Kinh nghiệm một số nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân 2.1. Hoàn thiện thể chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin 2.1.1. Phạm vi cung cấp thông tin 2.1.2. Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin 2.1.3 Chủ thể cung cấp thông tin – Các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin 2.1.4. Trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin 2.1.5. Phí tiếp cận thông tin 2.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân 2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin 2.4. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện quyền tiếp cận thông tin 2.4.1.Cơ sở giải quyết khiếu nại, khiếu kiện 2.4.2. Quy trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện 2.5. Một số biện pháp khác bảo đảm quyền tiếp cận thông tin được thực thi 2.5.1. Các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật về quyền tiếp cận thông tin 2.5.2. Biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin 2.5.3. Tăng cường các biện pháp chế tài đối với vi phạm quyền tiếp thông tin 2.5.4. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin KẾT LUẬN CHƯƠNG I CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM 2.1. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 2.2.1. Giới hạn của quyền tiếp cận thông tin 2.2.2. Các hình thức công khai thông tin và cách thức cung cấp thông tin 2.2.3. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của người dân 2.2.4. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước 2.2.5. Trình tự thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin 2.2.6. Cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin 2.3. Thực trạng tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực ở Việt Nam 2.3.1. Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đô thị 2.3.2. Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai 2.4. Những khó khăn, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và nguyên nhân 2.4.1. Nhận thức về quyên tiếp cận thông tin còn hạn chế 2.4.2. Thế chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế, bất cập 2.4.3. Thiếu các điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp thông tin 2.4.4. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin KẾT LUẬN CHƯƠNG II CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HÒAN THIỆN CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm, định hướng xây dựng và hòan thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 3.2. Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 3.2.1. Khẩn trương xây dựng và ban hành Luật Tiếp cận thông tin 3.2.2. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin 3.2.3. Hoàn thiện cơ chế xử lý việc khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện 3.2.4. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin 3.2. 5. Một số giải pháp khác bảo đảm quyền tiếp cận thông tin KẾT LUẬN CHƯƠNG III TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hộp 2.1 Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm Hộp 2.2 Tiếp cận và khai thác thông tin sở hữu công nghiệp thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia Hộp 2.3 Cung cấp thông tin cho báo chí Hộp 2.4 Cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính Hộp 3.1 Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin Hộp 3.2 Các trường hợp từ chối yêu cầu cung cấp thông tin Hộp 3.3 Cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin Hộp 3.4 Khái niệm cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin Hộp 3.5 Thông tin được cung cấp theo yêu cầu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Luận văn Quyền tiếp cận thông tin (right to access to information) không phải là khái niệm mới. Khái niệm này đã được đề cập trong nhiều văn kiện quốc tế, được hiến định hoặc trong các đạo luật về tiếp cận thông tin của các quốc gia. Quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của công dân được tiếp cận các thông tin được ban hành và lưu giữ tại các cơ quan, tổ chức công quyền, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước. Quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 1 , Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng 2 , Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển và Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường và nhiều quốc gia trên thế giới hiến định và ban hành các đạo luật để đảm bảo việc thực hiện quyền này. Ở nước ta, quyền được thông tin của công dân, tổ chức được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và hiến định trong Hiến pháp năm 1992 cũng như nhiều văn bản pháp luật liên quan trong các lĩnh vực khác nhau về quy hoạch, về xây dựng, về đất đai, về các dự án, về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về chi tiêu ngân sách, như Luật Phòng, chống tham 1 Khoản 2 Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người quy định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ". 2 Công ước này được Việt Nam phê chuẩn ngày 30 tháng 6 năm 2009. nhũng, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Luật ngân sách, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được kế thừa và hiến định trong Hiến pháp sửa đổi 2013, xác định đây là một quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho thấy việc thể chế và chi tiết hoá quyền được thông tin trong Hiến pháp còn chậm và chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực của cuộc sống; chưa có một cơ chế pháp lý cụ thể, đơn giản để bảo đảm thực hiện quyền này một cách có hiệu quả. Hầu hết các văn bản hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước cũng như quyền tự do thông tin mang tính nguyên tắc, chủ yếu giao quyền tự quyết định việc cung cấp thông tin cho cơ quan nắm giữ thông tin thuộc lĩnh vực mà cơ quan đó phụ trách và kết quả là mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực lại có những quy định khác nhau về cách thức, quy trình cung cấp thông tin. Điều này, cũng được thể hiện trên thực tế việc tiếp cận thông tin của người dân do các cơ quan nhà nước nắm giữ gặp nhiều khó khăn. Thông tin được cung cấp thường không đầy đủ, thiếu chính xác và kịp thời. Có tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, thiếu bình đẳng do những người thi hành pháp luật, công chức thực thi pháp luật thiếu thông tin; tình trạng tham nhũng, dễ dàng vi phạm pháp luật và sự tuỳ tiện của các cán bộ, công chức khi thừa hành công vụ cũng do thiếu thông tin. Có tình trạng lợi dụng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác đã sử dụng thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù giải toả, dự án ưu đãi, các khoản tín dụng, cứu trợ thiên tai, kinh doanh, đầu tư Người dân thiếu ý thức về quyền của họ và thiếu sự tin tưởng vào cơ chế minh bạch và cởi mở trong tiếp cận thông tin, và do đó, cũng thiếu sự tham gia của tổ chức, công dân vào việc giám sát, phản biện để hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước. Việc cung cấp thông tin còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ, công chức. Việc chia sẻ thông tin cũng rất hạn chế trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Các cán bộ, công chức thường có tâm lý tránh rủi ro và kiểm soát thông tin, thiếu ý thức và thiện ý trong việc thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin. 3 Tại Báo cáo số 135/BC-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ Báo cáo Sơ kết triển khai kế hoạch số 900/UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ “Một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định nhưng chưa được cụ thể hóa thành luật như quyền lập hội, quyền được thông tin ” 4 . Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm quyền được thông tin của công dân và coi đây là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Những hạn chế về mặt thể chế và thực tiễn đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong thời gian qua ở Việt Nam được thể hiện trong Tờ trình của Bộ Tư pháp về Dự án Luật Tiếp cận thông tin đã khẳng định những bất cập về thể chế hiện hành 5 : Thứ nhất, hầu hết các văn bản hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc xác định trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước và trao quyền tự quyết định việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước chứ chưa quy định quyền được chủ động yêu cầu cung cấp thông tin của công dân, tổ chức. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại, thiếu chủ động của công dân, tổ chức khi yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Thứ hai, các quy định hiện hành chưa bao quát hết các lĩnh vực cần cung cấp thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, chưa phúc đáp đầy đủ nhu cầu được cung cấp thông tin đang ngày càng gia tăng của công dân, tổ chức. 3 Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá tác động pháp luật Dự án Luật tiếp cận thông tin, 2010. 4 Báo cáo số 135/BC-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ, Báo cáo Sơ kết triển khai kế hoạch số 900/UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, tr 22. 5 Bộ Tư pháp, Tờ trình Dự án Luật tiếp cận thông tin, năm 2009. Thứ ba, pháp luật hiện hành chưa thiết lập cơ chế pháp lý cụ thể để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin một cách có hiệu quả, nhất là thiếu các biện pháp cần thiết bảo đảm thực hiện; thiếu quy định về quy trình, thủ tục cung cấp thông tin hoặc nếu có quy định thì còn thiếu rõ ràng, không thuận tiện cho việc tiếp cận thông tin của người dân. Dự án Luật Tiếp cận thông tin được khởi động từ năm 2008 6 và được Bộ Tư pháp trình Chính phủ năm 2010 nhưng chưa được Chính phủ, Quốc hội thông qua. Theo lộ trình xây dựng luật thì Dự án này sẽ tiếp được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII tới. Đặc biệt, khi hiến pháp 2013 tiếp tục hiến định đây là quyền cơ bản của công dân thì việc thể hóa quyền này là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Như vậy, nhiệm xây dựng và hòan thiện cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam là hết sức cấp thiết. Để thực hiện nhiệm vụ này thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng cơ chếđảm bảo quyền tiếp cận thông tin cũng như đánh giá việc thực trạng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam để từ đó hoàn thiện thể chế đảm bảo quyền tiếp cận của người dân và các giải pháp để đảm bảo các quy định đó được thực thi trên thực tế là điều hết sức cần thiết, đó là lý do của việc lựa chọn đề tài “Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin là một vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra trong quá trình hoàn thiện thể chế ở Việt Nam. Đây là nội dung nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật cũng như tình hình thực thi các quy định về cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua. Đây là công trình nghiên cứu mang 6 Nghị quyết số 27/2008/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XII [...]... trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam; TS Nguyễn Đức Thủy – Quyền tiếp cận thông tin – Kinh nghiệm Việt Nam và Vương quốc Anh; TS Vũ Công Giao – Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan ở Việt Nam; TS Tường Duy Kiên – Quyền được thông tin – cách tiếp cận quốc tế và đặc điểm chung của luật tiếp cận thông tin một số nước trên thế giới; ) Các tham luận trong kỷ yếu hội thảo Xây dựng Luật tiếp. .. các quy định pháp luật trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Những vấn đề chung về Quyền tiếp cận thôn tin - Cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam -Thực trạng pháp luật và cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân trong thời gian qua ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các. .. quát pháp luật tiếp cận thông tin ở các nước khác nhau để đưa chúng vào các nhóm, các xu thế khác nhau và rút ra kinh nghiệm trong việc hòan thiện thể chế ở Việt Nam Bên cạnh đó, Luận văn còn đánh giá một cách toàn diện về thực trạng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ đó đề xuất một số các giải pháp trong việc xây dựng và hòan thiện cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin được thực... học chuyên sâu về cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông từ kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực tiễn đối Việt Nam một cách tương đối toàn diện và có hệ thống Luận văn làm rõ khái niệm, nhận diện đúng bản chất về quyền tiếp cận thông tin, khác với các công trình nghiên cứu trước khi nghiên cứu về kinh nghiệm các nước trên thế giới về quyền tiếp cận thông tin thì luận văn tiếp cận dưới góc độ khái... các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quyền tiếp cận thông tin 1.1 Khái niệm quyền tiếp cận thông tin Khái niệm quyền được thông tin xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1766 tại Thụy Điển trong Luật về tự do báo chí Đạo luật này cho phép công dân có quyền. .. tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về pháp luật tiếp cận thông tin để từ đó xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam là hết sức cần thiết, đặc biệt khi Hiến pháp sửa đổi 2013 tiếp tục hiến định quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của công dân 2.1.1 Phạm vi cung cấp thông tin Quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của công dân nhưng bị giới hạn trong phạm vi... thông tin; Thoa Quế - Cơ quan cung cấp thông tin – Kinh nghiệm quốc tế và hướng quy định trong dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam; Mai Nguyễn – Cung cấp thông tin theo yêu cầu – cơ chế hữu hiệu bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; ) TS Phan Huy Hồng Quyền và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế, luật nước ngoài và Luật Việt Nam; TS Vũ Công Giao – Luật Tiếp cận thông tin, một... Thắng, Quyền tiếp cận thông tin – điều kiện thực hiện các quyền con người và quyền công dân; ThS Dương Thị Bình – Thực trang quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam; TS Nguyễn Thị Thu Vân – Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ) Các bài viết trong số chuyên đề Xây dựng luật tiếp cận thông tin năm 2010 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Lê huy – Khái niệm và cơ sở chính trị, pháp lý của quyền tiếp cận thông. .. tiếp cận thông tin các nước đều thừa nhận chỉ quy định mang tính chất nguyên tắc, “luật khung” và thường có những nội dung như: Phạm vi cung cấp thông tin/ giới hạn cung cấp thông tin; các nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; Các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin; Chủ thể của quyền tiếp cận thông tin; nội dung quyền tiếp cận thông tin; Trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin; giải... đến một mục tiêu chung đó là đảm bảo quyền của người dân trong việc tiếp cận các thông tin Nhà nước đang nắm giữ 2 Kinh nghiệm một số nước trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin 2.1 Hoàn thiện thể chế trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin Xuất phát từ ý nghĩa và sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về quyền tiếp cận thông tin đã và đang nhiều quốc gia trên thế giới công nhận rộng rãi Theo Tony . cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng cơ chế ảm bảo quyền tiếp cận thông tin cũng như đánh giá việc thực trạng cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam để từ. xây dựng và hòan thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 3.2. Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 3.2.1. Khẩn trương xây dựng. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VÀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN 1. Quan niệm về cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin 1.1. Quyền tiếp cận thông tin – quyền cơ bản của công

Ngày đăng: 15/05/2015, 11:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

  • Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • NGƯỜI CAM ĐOAN

  • Đinh Quỳnh Mây

  • 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Luận văn

  • 7. Kết cấu của Luận văn

    • 3.2.2. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

    • 3.2.3. Hoàn thiện cơ chế xử lý việc khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện

    • 3.2.4. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin

    • 3.2. 5. Một số giải pháp khác bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

    • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

    • 7. Kết cấu của Luận văn

      • 2.1.2. Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin

      • 2.1.3. Chủ thể cung cấp thông tin – Các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin

      • 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam

        • 2.2.2. Các hình thức công khai thông tin và cách thức cung cấp thông tin

        • 2.2.4. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước

        • 2.2.5. Trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin

        • 2.2.6. Cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tiếp cận thông tin

        • 2.3. Thực trạng tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực ở Việt Nam

          • 2.3.1. Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đô thị

          • 2.3.2. Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan