Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và tình hình quản lý sử dụng NVL, công cụ, dụng cụ tại công tyTNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75

66 447 1
Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và tình hình quản lý sử dụng NVL, công cụ, dụng cụ tại công tyTNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Kế toán luôn gắn liền với nền sản xuất xã hội, nó là một công cụ không thể thiếu trong công việc điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô.Trong nền kinh tế thị trường cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả . Để làm được điều đó,các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu (NVL) công cụ dụng cụ(CCDC) thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó việc hạch toán NVL luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Công tác hạch toán NVL, CCDC đúng sẽ giúp cho doanh nghiệp cung cấp NVL, CCDC một cách kịp thời, đầy đủ, đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ tiêu hao vật liệu, đảm bảo sử dụng NVL,CCDC tiết kiệm có hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm,đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nắm bắt được vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng vật liệu trong công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cầu 75 không ngừng đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu Sau đợt thực tập tại Công ty, xuất phát từ yêu cầu thực tế ở đơn vị sản xuất sản phẩm đầu ra đa dạng với số lượng lớn kéo theo các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm nguyên vật liệu với nhiều chủng loại, số lượng mỗi loại lớn, giá trị cao. Em đã thấy được vai trò đặc biệt của kế toán nguyên vật liệu của Công ty TNHH một thành viên xây dựng cầu 75. Vận dụng những kiến thức đã học tại trường kết hợp với thực tế nghiên cứu tại Công ty, em đã chọn đề tài: Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 2 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán “ Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và tình hình quản lý sử dụng NVL, công cụ, dụng cụ tại công tyTNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75” 2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề • Tổng hợp lý thuyết về vấn đề hoách toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty • Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán vật liệu tại công ty TNHH một thành viên xây dưng cầu 75 qua những năm gần đây để thấy được những thành công và hạn chế còn tồn tại ở công ty • Để xuất một số giải pháp để củng cố công tác kế toán vật tư tại công ty 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tương nghiên cứu: công tác kế toán NVL, CCDC xây dựng tại công ty • Phạm vi nghiên cứu: - không gian: tại công ty TNHH một thành viên xây dựng cầu 75 - thời gian: đề tài nghiên cứu từ ngày 3/4/2013 đến ngày 3/5/2010. 4. Phương pháp nghiên cứu • Thu thập số liệu nghiên cứu về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty, khảo sát thực tiễn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ kế toán tại Công ty. • Sử dụng các cách thể hiện: bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ. • Xử lí, phân tích số liệu bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành. 5. Kết cấu của chuyên để Ngoài phần lời mở đầu, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và kết luận, chuyên đề có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: lý luân chung về công tác kế toán tổng hợp vật liệu trong công ty xây dựng Chương 2: thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL. CCDC tại công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 3 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 4 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG . Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Khái niệm Các loại vật liệu trong doanh nghiệp là những tài sản ngắn hạn dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm nguyên vật liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ…. 1.1.1.1 Khái niệm NVL Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dung cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.2 Khái niệm CC, DC Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, những tư liệu sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được hạch toán là CC,DC - Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dung cho công tác xây lắp - Các loại bao bì bán kèm theo hang hóa có tính giá riêng và có trừ dần giá trị trong quá trình dự trữ, bảo quản • Dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ • Phương tiện quản lý, đồ dung văn phòng • Quần áo, giày dép chuyên dung để làm việc Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 5 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán Đặc điểm 1.1.1.3 Đặc điểm của nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động chủ yếu để tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm.Nguyên vật liệu có các đặc điểm chủ yếu sau : - Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường không giữ lại hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị nguyên vật liệu sản xuất cũng được chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm do nó chế tạo ra. - Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại và thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất. - Để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua, dự trữ và quản lí chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị. - Giá trị nguyên vật liệu dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1.4 Đặc điểm của công cụ, dụng cụ - Về đặc điểm vận động thì công cụ dụng cụ cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào giá trị của đối tượng sử dụng. - Về giá trị của nó không lớn để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhất định. Phân loại 1.1.1.5 Phân loại về NVL Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 6 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán loại khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý hóa rất khác nhau và biến động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tùy theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu có sự phân chia thành các loại khác nhau : a. Nếu căn cứ vào yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu bao gồm : - Nguyên liệu chính : là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới. - Vật liệu phụ : là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất, cho việc bảo quản bao gồm như : dầu, mỡ bôi trơn máy móc trong sản xuất, thuốc nhuộm, dầu sơn. -Nhiên liệu : có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như : xăng, dầu, hơi đốt, than, củi -Phụ tùng thay thế sửa chữa : là những chi tiết, phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận hoặc chi tiết máy móc thiết bị : vòng bi, săm lốp, đèn pha -Thiết bị xây dựng căn bản : bao gồm các thiết bị, phương tiện lắp ráp vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản. - Phế liệu : là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như : sắt thép đầu mẩu, vỏ bao xi măng và những phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ… b. Căn cứ vào nguồn gốc nguyên liệu, vât liệu: Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 7 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán - NVL mua ngoài - NVL tự chế biến, gia công c. Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng NVL - NVL trực tiếp dung cho sản xuất kinh doanh - NVL dùng cho công tác quản lý - NVL dùng cho mục đích khác 1.1.1.6 Công cụ, dụng cụ Cũng tương tự như NVL, công cụ dụng cụ cũng có nhiều tiêu chuẩn phân loại. Mỗi tiêu chuẩn phân loại có tác dụng riêng trong quản lý a. Căn cứ vào phương pháp phân bổ CC, DC: - Loại phân bổ 1 lần (100% giá trị): là những CC, DC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn - Loại phân bổ nhiều lần: là những CC,DC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hơn và nhuwngc CC,DC chuyên dùng b. Căn cứ vào nội dung CC,DC : - Lán trại tạm thời, đà giáo, cốp pha dùng trong xây dựng cơ bản, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất, vận chuyển hang hóa. - Dụng cụ đồ, dùng bằng thủy tinh, sành sứ. - Quần áo bảo hộ lao động. - CC,DC khác c. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và công việc ghi chép kế toán: - CC,DC. - Bao bì luân chuyển. - Đồ dùng cho thuê. d. Căn cứ mục đích sử dụng: - CC,DC dùng cho sản xuất kinh doanh. - CC,DC dùng cho quản lý. - CC,DC dùng cho các mục đích khác. Nhiệm vụ của kế toán vật tư. a) Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật; tính toán chính xác giá gốc (hoặc giá thành thực tế) của từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất tồn kho; Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 8 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư của doanh nghiệp. b) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá về vật tư 1.1.1.7 Mục đích đánh giá vât tư - Tổng hợp các NVL, CCDC khác nhau để báo cáo tình hình xuất- nhập- tồn kho của vật tư. - Giúp kế toán viên thực hiện chức năng ghi chép bằng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.1.1.8 Nguyên tắc đánh giá vật tư Các loại vật tư thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, do đó về nguyên tắc đánh giá vật tư cũng phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hang tồn kho Vậy nên khí đánh giá vật tư cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc (theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho) phải được đánh giá theo giá gốc.Giá gốc hay còn được gọi là trị giá vốn thực tế của vật tư là toàn bộ các chi phía mà doanh nghiệp bỏ ra để có được vật tư và trạng thái hiện tại. Giá gốc bao gồm: chi phí mua; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở hữu các vật tư đó. - Nguyên tắc thận trọng Vật tư được đánh giá, nhưng trường hợp giá trị thuần có thế thực hiên được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện. Giá trị thuần có thực hiện được của vật tư là giá ước tính của vật tư trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn chỉnh sản phẩm và chi phí ước tính cho việc tiêu thụ sản phẩm. Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 9 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; hế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó, trên báo cáo tài chính trình bày thông tin hai chỉ tiêu: • Trị giá vốn thực tế vật tư • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nguyên tắc nhất quán Các phương pháp kế toán áp dựng trong đánh giá vật tư, phải đảm bảo tính nhất quán. Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế hco phép trình bày thông tin một cách trung thực và hợp lý hơn đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của thay đổi đó. 1.1.1.9 Các phương pháp đánh giá vật tư Đánh giá NVL là xác định giá trị của chúng theo một nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập xuất tồn kho NVL phải phản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định. Tuy nhiên trong không ít Doanh nghiệp để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập xuất vật liệu. Như vậy, để đánh giá vật liệu các Doanh nghiệp thường dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Trong công tác hạch toán ở các đơn vị sản xuất thì vật liệu được đánh giá theo hai phương pháp chính: - Đánh giá vật liệu theo giá thực tế. - Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán. a) Đánh giá vật liệu theo giá thực tế Tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 10 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_Kiểm toán hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chí phí sản xuất kinh doanh.Việc này phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ : Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh. Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu, công cụ dụng cụ, còn các giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ. Trị giá vật liệu xuất trong kỳ Trị giá vật = liệu hiện có đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ - Trị giá vật liệu tồn cuối kỳ  Giá vật liệu thực tế nhập kho Trong các doanh nghiệp sản xuất - xây dựng cơ bản, vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng lần nhập được xác định cụ thể như sau: - Đối với vật liệu mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị mua ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm ) cộng thuế nhập khẩu (nếu có) trừ các khoản giảm giá triết khấu (nếu có). Giá mua ghi trên hoá đơn nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bằng giá chưa thuế, nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì bằng giá có thuế. - Đối với vật liệu Doanh nghiệp tự gia công chế biến vật liệu: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất đem Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 [...]... TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 32 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_ Kiểm toán VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰN CẦU 75 2.1 Khái quát về công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 được chuyển đổi từ Công ty Xây dựng Cầu 75 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công. .. máy quản lý Khoa Kế toán_ Kiểm toán Ban giám đốc Phòng tổ chức lao đônghành chính Phòng kinh t kế hoạch Đội xây dựng công trình số 1 Đội xây dựng công trình số 2 Phòng tài chínhkế toán Đội xây dựng công trình số… Phòng kĩ thuậtthi công Đội xây dựng công trình số 10 Phòng vật tưthiết bị Xưởng gia công cơ khí 2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 2.1.4.1 Tổ chức bộ... bộ máy kế toán của công ty Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý nêu trên, để phù hợp với trình độ quản lý của công ty TNHH một thành viên đã áp dụng hình thức kế toán tập trung Toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi chép chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo, kiểm tra, giám sát tình hình tài chính đều được thực hiện ở phòng kế toán của công ty Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng... công nghệ sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 Thiết kế Trúng thầu Lập dự toán Tập kết NVL, máy móc thiết bị Giáo cho các đơn vị sản xuất Công trình hoàn thành bàn giao 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 Để có được sự phát triển như ngày hôm nay, công ty đã không ngừng học hỏi để hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động đảm bảo liên quan... 331, 515 Kết cấu tài khoản 153 “ công cụ, dụng cụ Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của công cụ, dụng cụ trong ki theo giá gốc Kết cấu tài khoản 153 tương tự như kết cấu tài khoản 152- nguyên vật liệu 1.1.1.17 Phương pháp hạch toán a Hạch toán tổng hợp tăng NCL, CCDC • Hạch toán tổng hợp tăng vật tư: *Tăng do mua ngoài: Trường hợp 1: Vật tư và hoá đơn cùng về Căn cứ vào hoá... về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán Là một doanh nghiệp xây dựng cơ bản quy trình để có một sản phẩm công ty tiến hành như sau : Sau khi trúng thầu thì công ty giao thầu cho phòng Kỹ thuật của công ty căn cứ vào thiết kế sẽ có một phương án thi công Sau khi được Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 34 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_ Kiểm toán bên A duyệt, phòng Kế. .. Sổ kế toán sử dụng Sổ ké toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trên cơ sở chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp, sổ kế toán vật tư phục vụ cho việc thanh toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến vật tư, tùy thuộc vào các phương pháp kế toán về việc áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ kế toán chi tiết sau: Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 16 Học viện ngân hàng - Sổ kho - Sổ kế. .. (Chỉ ghi một lần vào cuối tháng) Lê Thị Minh Yến Lớp KTA_CD27 21 Học viện ngân hàng Khoa Kế toán_ Kiểm toán Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn còn trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra trong công tác quản lý Kế toán tổng hợp NVL, CCDC Kế toán vật tư là tài sản lưu động của doanh nghiệp nên theo quy định hiện hành của kế toán (QĐ/1141/TC/QĐ/CĐKT... kiến trúc công nghiệp và dân dụng phục vụ ngành Giao thông; Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; Thiết kế công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật; Giám sát thi công xây dựng các công trình đường bộ; Đầu tư kinh doanh bất động sản Gần 40 năm xây dựng, trưởng thành, CBCNV Công ty đã thi công nhiều dạng, nhiều loại cầu với các công nghệ khác nhau như: cầu cáp, cầu khung giàn thép, cầu bê... một Chi nhánh tại tp Hồ Chí Minh, hai xí nghiệp và hơn 10 đội sản xuất trực thuộc Năm 2000 Công ty có hơn 300 CBCNV đến nay đã tăng lên gần 700 người chủ yếu là cán bộ kỹ sư giỏi và công nhân lành nghề Hàng năm, công ty đều hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước 2.1.2 Đặc diểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 Trong xây dựng nói chung, công ty THNN một thành viên . ngân hàng Khoa Kế toán_ Kiểm toán “ Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và tình hình quản lý sử dụng NVL, công cụ, dụng cụ tại công tyTNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 2. Mục. đề • Tổng hợp lý thuyết về vấn đề hoách toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty • Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán vật liệu tại công ty TNHH một thành viên xây dưng cầu 75 qua. trong công ty xây dựng Chương 2: thực trạng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cầu 75 Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL.

Ngày đăng: 14/05/2015, 16:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1 Khái niệm NVL

  • 1.1.1.2 Khái niệm CC, DC

  • 1.1.1.3 Đặc điểm của nguyên vật liệu

  • 1.1.1.4 Đặc điểm của công cụ, dụng cụ

  • 1.1.1.5 Phân loại về NVL

  • 1.1.1.6 Công cụ, dụng cụ

  • 1.1.1.7 Mục đích đánh giá vât tư

  • 1.1.1.8 Nguyên tắc đánh giá vật tư

  • 1.1.1.9 Các phương pháp đánh giá vật tư

    • a) Đánh giá vật liệu theo giá thực tế

    • Giá vật liệu thực tế nhập kho

    • b) Đánh giá theo giá hạch toán

    • 1.1.1.10 Chứng từ kế toán sử dụng

    • 1.1.1.11 Sổ kế toán sử dụng

    • 1.1.1.12 Phương pháp thẻ song song

    • 1.1.1.13 Phương pháp số dư

    • 1.1.1.14 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

    • 1.1.1.15 Khái niệm

    • 1.1.1.16 Tài khoản sử dụng

    • 1.1.1.17 Phương pháp hạch toán

    • 1.1.1.18 Khái niệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan