luận văn khoa marketing hoàn thiện hệ công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên địa bàn Hà Nội

55 715 1
luận văn khoa marketing  hoàn thiện hệ công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda  trên địa bàn Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truowngf LỜI CẢM ƠN! Việc thực tập tại các đơn vị, công ty thực tập luôn là một công việc có ý nghĩa và cần thiết của một sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Ladoda, em đã có được cơ hội tìm hiểu về thực tế tình hình kinh doanh cũng như các công việc Marketing của công ty. Từ việc tính toán đặt ra các mục tiêu Marketing hàng năm tới quá trình triển khai các kế hoạch cũng như các công nghệ Marketing bán buôn mà công ty đang sử dụng, những điều này đã giúp em thấy được một phần nào đó công việc của một người làm Marketing cho công ty sản xuất Thương Mại. Đây là những kiến thức vô cùng quý báu từ thực tế để bổ sung co những gì chúng em được truyền tải trên ghế nhà trường giúp em hiểu hơn về chuyên nghành học của mình tại trường đại học. Để có được hành trang tri thức quý báu này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và các thầy cô giáo bộ môn, khoa Marketing, qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty TNHH Ladoda đã giúp đỡ chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa thực tập này của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên 1 1 Truowngf CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ HÒAN THIỆN CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN SẢN PHẨM BA LÔ HỌC SINH CỦA CÔNG TY TNHH LADODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI” 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, khi mà các hiệp định thương mại tự do FTA, các thỏa thuận chung của các nước thành viên WTO làm cánh cửa hải quan nước ta mở rộng hơn, chào đón nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa nước ngoài cũng như có ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Việt Nam khiến tình hình cảnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt. Trong điều kiện như vậy, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và bên cạnh đó cần không ngừng đưa ra được các chính sách Marketing hợp lí và tiến bộ, một trong số những chính sách quan trọng đó chính là việc công ty làm sao để tìm kiếm được và giữ chân được bạn hàng, đối tác của mình, củng cố và gia tăng thị phần trên thị trường. Trong thời buổi kinh doanh ngày nay, Marketing càng ngày càng cho các doanh nghiệp thấy được vai trò quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Khi mà người tiêu dùng trở lên thông thái hơn, họ có nhiều sự lựa chọn hơn, thì việc phát triển những chính sách marketing bán hàng có thể quyết định sự sống còn của Doanh nghiệp, đặc biệt, đối với những công ty sản xuất thương mại thì mối quan tâm lớn của họ chính là các đối tác bán lẻ của mình, những người và tổ chức thực hiện tiêu thụ đầu ra với khối lượng lớn và tạo dòng doanh thu chủ đạo cho công ty, họ là những người, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, việc một công ty sản xuất thương mại áp dụng và quản lí hệ các công nghệ Marketing bán buôn là vô cùng quan trọng bên cạnh những chính sách cũng như các khuyến khích cho các nhà bán lẻ này Trên thực tế, việc thực hiện các công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm hàng hóa không chỉ có vai trò quan trọng đối với phía các Doanh nghiệp mà nó cũng có những ảnh hưởng to lớn đến phía người tiêu dùng hay đối với hoạt động kinh doanh thương mại của cả thị trường hàng hóa nói chung. Mặc dù vậy, một tình trạng khá chung ở các công ty sản xuất là họ chưa thực sự quan tâm hay chưa thực sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công nghệ markeitng bán buôn này, và làm cho hiệu quả kinh doanh chưa thực sự được cao. 2 2 Truowngf Và dù các công ty cũng đã có nhiều nỗ lực để thực hiện tốt các hoạt động bán buôn của mình thì việc thực hiện các công nghệ markeitng bán buôn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu xót tạo ra những lỗ hổng hay vết nứt kinh doanh cho doanh nghiệp, gây tổn thất không hề nhỏ cho doanh nghiệp chẳng hạn như khi đội ngũ nhân viên kinh doanh không được đào tạo tốt có thể gây tổn thất và mất uy tín, hình ảnh của công ty từ đó vĩnh viễn mất đi hình ảnh của họ…. và hạn chế có thể thấy rõ nhất của các công nghệ marketing bán buôn là chỉ tác động được và từng khách hàng hay nhóm khách hàng riêng biệt, điều này khiến cho doanh nghiệp sẽ khá tốn kém về hci phí và thời gian nếu doanh nghiệp này muốn mở rộng thị trường và gia tăng khách hàng thường xuyên của mình. Xuất phát từ lí luận và thực tiễn của các hoạt động Marketing, Marketing thương mại, yêu cầu đặt ra cho các công ty, doanh nghiệp là làm sao có thể tìm được, thu hút và duy trì lực lượng đối tác khách hàng mua buôn của mình nhằm ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Với công ty TNHH Ladoda cũng không phải là ngoại lệ, đây là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính chất truyền thống phát triển từ làng nghề Kiêu Kị, Gia Lâm , Hà Nội. Các sản phẩm chủ đạo của công ty gồm có cặp sách các loại, ba lô học sinh, túi, ví nam nữ vì bản thân vẫn là một công ty dạng vừa và nhỏ nên các hạt động Marketing của công ty vẫn chưa thực sự chuyên môn hóa, việc áp dụng các công nghệ Marketing bán buôn vẫn còn tính chất truyền thống và chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả đáng có của mình, do đó em đã chọn đề tài: “ hoàn thiện hệ công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên địa bàn Hà Nội”cho khóa luận thực tập tốt nghiệp của mình. 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC. Hệ các công nghệ Marketing bán buôn tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay không phải là một đề tài mới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này thực hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam chẳng hạn như: - Phát triển công nghệ bán buôn sản phẩm sữa Vinamilk của công ty TNHH thương mại và xây dựng Minh Đức trên thị trường Hà Nội, người thưc hiện: Cao Văn Thuật. : Khóa luận tốt nghiệp / Cao Văn Thuật; Lê Hữu Châu hướng dẫn. - Khoa Marketng, 2013. - 40 tr. ; 29 cm - Phát triển công nghệ marketing bán buôn sản phẩm giày dép trẻ em cao cấp nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại Ban Mai Xanh trên thị trường Hà Nội: Khóa luạn tốt nghiệp / 3 3 Truowngf sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Luân/ Giáo viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Tiến Dũng- Khoa Marketing , năm 2012- 55tr. - Phát triển công nghệ marketing bán buôn sản phẩm thiết bị bếp công nghiệp của công ty TNHH Giải Pháp FNB tại thị trường Hà Nội, người thưc hiện : Phạm Văn Trưởng, giáo viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Thu Hoài, năm 2013. Tuy nhiên, tại công ty TNHH Ladoda thì chưa có đề tài nghiên cứa nào về công nghệ Marketing bán buôn tại công ty. 1.3 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lí luận cơ bản về hoàn thiện công nghệ Markeitng bán buôn sản phẩm hàng hóa của công ty thương mại. - Tiến hành phân tích đánh giá về hệ công nghệ Marketing bán buôn cho sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên điạ bàn Hà Nội. - Chỉ ra những ưu, nhược điểm để thấy được những gì chưa làm được của công ty của công ty trong việc thực hiện các công nghệ marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh trên địa bàn Hà Nội. - Đưa ra những giải pháp và kiện nghị giúp công ty hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh trên địa bàn Hà Nội.  Vấn đề nghiên cứu Hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn sản phảm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên địa bàn Hà Nội. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN. Dưới góc độ bộ môn quản trị Marketing thương mại làm cơ sở lí thuyết để tiến hành phân tích. Trong bài tiến hành phân tích hoạt động Marketing và hệ công nghệ bán buôn của công ty TNHH Laododa trên sản phẩm ba lô học sinh trong khu vự kinh doanh là thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2015, và các định hướng của công ty đến năm 2016. Địa điểm: tại công ty TNHH Ladoda, địa chỉ: Xã Kiêu Kị, Huyện Gia Lâm,Hà Nội 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận 4 4 Truowngf Các phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận thực tiễn các vấn đề, phương pháp hiệu quả hiệu năng tối đa 1.5.2. Phương pháp cụ thể  Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu cấp • Nguồn thông tin tìm kiếm: từ bên trong và bên ngoài công ty - Nguồn bên trong được cung cấp bởi các phòng ban, website của công ty bao gồm: sơ đồ cơ cấu trúc tổ chức, sơ đồ cơ cấu phòng kinh doanh; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; danh mục sản phẩm và cáo kết quả doanh thu của danh mục sản phẩm. - Bên cạnh đó là các thông tin về thị trường được thu thập thông qua các bài báo, bài viết trên các trang thông tin điện tử, các lý luận về marketing trong các giáo trình nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về thị trường và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. • Phương pháp xử lý: sử dụng phương pháp so sánh thông qua hệ thống phân tích dữ liệu thống kê  Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp • Mục tiêu nghiên cứu: nhằm thu thập các thông tin về cơ cấu tổ chức của công ty, nguồn lực, nhu cầu tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, thực trạng về thực hiện các công nghệ marketing bán buôn hàng hóa tại công ty nhằm hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty Ladoda trên địa bàn Hà Nội. • Phương pháp tiến hành: nghiên cứu, phỏng vấn chuyên sâu và điều tra trắc nghiệm. • Nguồn thu thập: từ nhà quản trị của công ty và khách hàng tiêu dùng sản phẩm ba lô trên thị trường Hà Nội - Lập bảng câu hỏi nghiên cứu khách hàng: điều tra nghiên cứu 30 khách hàng về mức độ nhận biết, hài long về sản phẩm của công ty, mức độ hài lòng của khách hàng và một số yếu tố liên qua đến công nghệ marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty. - Lập bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu: nhằm thu thập các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty. • Phương pháp xử lý: - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích kết quả phiếu điều tra kết hợp với lý luận và thực tiễn. - Phương pháp thống kê: thống kê kết quả trong các mẫu phiếu điều tra theo tỷ lệ phần trăm - Phương pháp so sánh 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẠN TỐT NGHIỆP. 5 5 Truowngf Khóa luận được nghiên cứu đề tài “ hoàn thiện hệ công gnhệ marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên địa bàn Hà Hội” gồm 4 chương như sau: CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Hòan thiện công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên đại bàn Hà Nội. CHƯƠNG 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm hàng hóa CHƯƠNG 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng thực hiện các công nghệ markeitng bán buôn tại công ty TNHH Ladoda trên địa bàn Hà Hội. CHƯƠNG 4: Các kết luận và đề xuất về hệ công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên đại bàn Hà Nội. CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ CÔNG NGHỆ MARKEITNG BÁN BUÔN SẢN PHẨM HÀNG HÓA. 2.1 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN HỆ CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN HÀNG HÓA. 2.1.1 Khái niệm và bản chất của Marketing.  Theo Phillip Kotler “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.  Theo viện marketing Anh “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến 6 6 Truowngf  Theo định nghĩa của AMA (American Marketing Asociation, 1985) “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân”  Theo I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của LHQ, một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho là khá đầy đủ, thể hiện tư duy marketing hiện đại và đang được chấp nhận rộng rãi: “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng” 2.1.2 Khái niệm của bán buôn hàng hóa.  Khái niệm bán buôn hàng hóa: Bán buôn hàng hóa bao hàm mọi hoạt động liên quan đến việc bán các hàng hóa và dịch vụ cho những ngừời mua về để bán lại hay sử dụng và mục đích kinh doanh. - Mục đích: Chuyển bán và tiếp cận dòng hàng hóa/ dịch vụ vào mạng lưới bán lẻ hoặc cung cấp cho nhu cầu thị trường - Bất kì giao dịch nào giữa nhà sản xúât hay các tổ chức trung gian với nhau đều là giao dịch bán buôn - Người mua: là các nhà bán lẻ, tổ chức thương mại, tổ chức nghề nghiepẹ, nông trại, hoặc các tổ chức bán buôn khác ( trong đó các nhà bán lẻ là khách hàng quan trong nhất) - Bán buôn luôn song song phát triển, mở rộng cùng các nhà bán lẻ trên cả hai mặt : mặt hàng và vùng lãnh thổ - Bán buôn gồm 2 loại hình chính thức : Trung gian thương mại và trung gian chức năng. 2.1.3. Khái niệm công nghệ marketing bán buôn hàng hóa. Công nghệ Marketing bán buôn là hệ thống các hoạt động marketing được thực hiện tuần tự, liên tục trong sự phối hợp các yếu tố phương tiện, thiết bị, nhân sự một cách khoa học nhằm bán sản phẩm công ty cho kháhc hàng để đạt được mục tiêu đề ra. 2.2 MỘT SỐ LÍ THUYẾT CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN HÀNG HÓA. 2.2.1 Hành vi mua tổ chức. 2.2.1.1 Khách hàng tổ chức. 7 7 Truowngf Khách hàng tổ chức bao gồm các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc mua những sản phẩm cho doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ và các tổ chức, cơ quan thực hiện mục tiêu hay sứ mệnh của mình. Những người mua nhằm mục đích kinh doanh bao gồm: • Những người mua là doanh nghiệp công nghiệp, họ mua hàng hóa để sử dụng để sản xuất ra các các hàng hóa và dịch vụ khác để bán • Những người bán lại ( bán buôn và bán lẻ ) để thu lợi nhuận Các cơ quan chính phủ mua hàng hóa nhằm thực hiện trách nhiệm của họ đối với xã hội Các tổ chức và cơ quan khác như trường học, bênh viện… mua để thực hiện sứ mệnh của họ 2.2.1.2. Mô hình quá trình mua của khách hàng tổ chức Nhân tố ảnh hưởng của sản phẩm Các ảnh hưởng cấu trúc Các ảnh hưởng của hành vi quá trình mua của tổ chức nhận dạng trách nhiệm và quá trình quá trình vấn đề quyền hạn thực nghiên cứu lựa chọn hiện việc mua 2.2.1.3. Loại hình mua của khách hàng tổ chức. 8 8 Truowngf  Tái đặt mua trực tiếp: - Người mua ra quyết định mua theo thói quen ( nhà cung cấp là nhà cung cấp truyền thống) - Danh mục đặt hàng đã được phê duyệt và không cần đến thông tin của trung tâm mua - Người mua có vai trò chhur yếu  Tái đặt mua có điều chỉnh - Ra quyết định mua hạn chế - Trung tâm mua có thể thay đổi giá, lượng mua, chỉ tiêu yêu cầu mua, thời gian giao hàng…  Mua mới - Toàn bộ trung tâm mua tham gia vào quá trình mua 2.2.1.4 Các bước ra quyết định mua của khách hàng tổ chức. - Dự đoán, nhận biết như cầu và giải pháp cụ thể  nhận diện nhu cầu - Xác định đặc điểm và số lượng hàng cần mua xác định khái quát nhu cầu - Mô tả các đặc điểm các sản phẩm cần mua  xác định quy cách sản phẩm - Tìm và đánh giá các nguồn cung tiềm năng tìm nhà cung cấp có khả năng - Thu nhận và phân tích chào hàng của nhà cng cấp yêu cầu chào hàng - Đánh giá các chào hàng và chọn nhà cung cấp - Chon chu trình đặt hàng, làm thủ tục đạt hàng - Thông tin phản hồi về công dụng và đánh giá. 2.3 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG MARKETING BÁN BUÔN HÀNG HÓA. 2.3.1 Nghiên cứu thị trường bán buôn 2.3.1.1 Nghiên cứu khái quát thị trường Mục đích: nhằm nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị trường qua đó định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh cho công ty. Nội dung nghiên cứu bao gồm: - Nghiên cứu các nhân tố môi trường để phân tích được những rằng buộc ngoài tầm kiểm soát của công ty. - Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu qua các tài liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị trường như: doanh số bán ngành và nhóm hàng, số lượng người tiêu thụ- người mua, người bán trên thị trường. - Nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lý, mặt hàng, phân bổ dân cư và sức mua, vị trí và sức hút, cơ cấu thị phần người bán hiện hữu của thị trường tổng thể. 9 9 Truowngf - Nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường ngành, nhóm hàng. Từ kết quả phân tích trên ta chọn được cặp sản phẩm thị trường triển vọng nhất, đánh giá được tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần khả hữu hiệu và tập khách hàng tiềm năng của công ty. 2.3.1.2. Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ Đây là loại nghiên cứu trọng yếu nhất, là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của bất cứ công ty nào tham gia thị trường. Mục đích: nhằm xác định hiểu biết các dạng khách hàng có tập tính tiêu dùng mua hàng hiện thực và tinh thần xác định sẽ tạo tiền đề trực tiếp cho công ty xác lập mối quan hệ thích ứng phù hợp và hữu hiêụ với thị trường của mình. Nội dung nghiên cứu bao gồm: - Xác định thông số khái quát và phân loại kết cấu khách hàng tiềm năng . - Nghiên cứu tập tính hiện thực của tập khách hàng bao gồm nghiên cứu tập tính thói quen mua hàng và sử dụng sản phẩm của khách hàng hiện thực, nghiên cứu cấu trúc logic lựa chọn và ảnh hưởng của trao đổi thông tin mua bán đến biến động quá trình mua của khách hàng. - Nghiên cứu tập tính tinh thần của khách hàng tiềm năng bao gồm nghiên cứu động cơ mua sắm và tiêu dùng, nghiên cứu khía cạnh hình ảnh của sản phẩm và chất lượng, nghiên cứu hành vi ứng xử của tập khách hàng tiềm năng. - Nghiên cứu tâm lý khách hàng theo các dấu hiệu phân loại và đặc trưng. 3.2.1.3. Nghiên cứu mặt hàng kinh doanh của công ty thương mại. Nội dung nghiên cứu bao gồm: - Nghiên cứu những cách sử dụng, tập quán và sự ưa chuộng của người tiêu thụ để thiết kế mặt hàng. - Nghiên cứu hoàn thiện các thông số của sản phẩm hỗn hợp và sức cạnh tranh của mặt hàng cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu mặt hàng, dịch vụ sản phẩm, tính kịp thời, cách đóng gói, giá bán của mặt hàng. - Nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng và tiềm năng tiếp thị bán sản phẩm mới trên thị trường. 3.2.1.4. Nghiên cứu marketing giá kinh doanh. Trong lý thuyết marketing, giá kinh doanh được xem như là một dẫn xuất lợi ích tương hỗ khi cầu gặp cung thị trường và được thực hiện, là giá trị tiền tệ của sản 10 10 [...]... phát triển của công ty đang đựoc lựa chọn một cách đúng đắn 3.3.2.2 Lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu cho sản phẩm ba lô học sinh tại địa bàn Hà Nội Với dòng sản phẩm ba lô học sinh, công ty Ladoda chia thành các loại sản phẩm như ba lô cho trẻ mẫu giáo, ba lô học sinh cấp 1, ba lô học sinh cấp 2, ba lô học sinh cấp 3, ba lô tay kéo, ba lô tay kéo học sinh cấp 1, ba lo tay kéo học sinh cấp 2... bàn Hà Nội của công ty TNHH Ladoda 3.3.2.1 Nghiên cứu thị trường bán buôn sản phẩm ba lô học sinh tại địa bàn Hà Nội Thị trường bán buôn các sản phẩm ba lô học sinh hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang vô cùng sôi động với sự góp mặt của rất nhiều các nhà sản xuất và phân phối lớn nhỏ trên địa bàn chẳng hạn công ty TNHH Hoàng Ngân với thương hiệu Camel bag, công ty TNHH Trọng Phát tại địa chỉ Phùng Khoang,... giao hàng  Công nghệ Marketing bán buôn qua gian hàng mẫu • Khái niệm công nghệ marketing bán buôn qua gian hàng mẫu Đây là công nghệ bán được nhà bán buôn phối hợp với nhà bán lẻ để kinh doanh những mặt hàng: thành phẩm, tạp phẩm, qua đó nhà bán lẻ không cần lo việc trưng bày và sắp xếp hàng hoá còn nhà bán buôn sẽ đặt hàng và xếp hàng qua gian hàng mẫu và ký gửi hàng này cho nhà bán lẻ, nhà bán lẻ... mại, nhà bán - buôn áp dụng kĩ thuật tạo dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp Các công cụ xúc tiến chủ yếu bao gồm: Quảng cáo Xúc tiến bán Quan hệ công chúng Marketing trực tiếp Bán hàng cá nhân 2.3.4 Phát triển công nghệ bán buôn  Sơ đồ hệ công nghệ marketing bán hàng ở doanh nghiệp bán buôn hệ CN thông tin thị trường công nghệ bán hàng Hệ CN hậu bán hàng và dịch vụ khách hàng khách hàng Hệ CN Marketing. .. phẩm: Với dòng sản phẩm ba lô học sinh hiện đang chíêm từ 20%-25% tổng sản phẩm công ty có thực hiện chia nhỏ hơn danh mục sản phẩm của mình theo lứa tuổi • • • • • 35 người sử dụng cũng như quy cách sản phẩm bao gồm: Ba lô mẫu giáo B alô học sinh cấp 1 Ba lô học sinh cấp 2 Ba lô học sinh cấp 3 Ba lô tay kéo học sinh cấp 1 35 Truowngf • Ba lô tay kéo học sinh cấp 2 Dưới đây là một số hình ảnh các sản. .. 2014 3.2 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HỬƠNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN SẢN PHẨM BA LÔ HỌC SINH CỦA CÔNG TY TNHH SX&DVTM LADODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô trường đến công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH SX&DVTM Ladoda trên địa bàn Hà Nội  Môi trường kinh tế vĩ mô • Sự tăng trưởng nền kinh tế : Sau thời gian suy thoái... mục tiêu Hệ phối thức bán buôn hỗn hợp Sơ đồ hệ công nghệ Marketing bán hàng ở doanh nghiệp bán buôn  Công nghệ Marketing chào hàng thương mại bán buôn • Khái niệm, đặc điểm công nghệ Marketing chào hàng thương mại bán buôn Đây là công nghệ được áp dụng phổ biến và thích hợp với điều kiện hoạt động trên thị trường ở mức độ cạnh tranh cao Với công nghệ này thì các doanh nghiệp thương mại bán buôn cử... dùng học sinh đã ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt là trên khu vực thành phố Hà Nội Theo Trưởng phòng kinh doanh của Ladoda, chị Đinh Ngọc Ánh, sản phẩm của Ladoda chủ yếu là các loại cặp da, ba lô xuất khẩu hoặc làm theo đơn đặt hàng nên chất lượng đảm bảo, và công ty hiện đang chiếm khoảng 20-30% thị phần tại Hà Nội 3.3.2 Nội dung công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh trên địa bàn Hà. .. tới công ty cũng có ảnh hưởng tương tự tới việc kinh doanh các mặt hàng ba lô học sinh Những ảnh hưởng của nền kinh tế này cũng đã tác động phần nào tới các khách hàng bán lẻ của công ty và những công nghệ bán buôn mà công ty đã sử dụng để bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của mình • Gia nhập WTO Gia nhập WTO mang đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, tiếp cận với khoa học công nghệ. .. ty như tạo niềm tin, sự tin tưởng của các khách hàng thương mại 3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP VỀ HỆ CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN SẢN PHẨM BA LÔ HỌC SINH LCỦA CÔNG TY TNHH LADODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.3.1 Đặc điểm thị phần và thị trừơng của công ty Hiện nay, công ty đã mở rộng hệ thống hơn 400 đại lí phân bố rộng rãi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các . nghệ marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh trên địa bàn Hà Nội.  Vấn đề nghiên cứu Hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn sản phảm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên địa bàn Hà. Markeitng bán buôn sản phẩm hàng hóa của công ty thương mại. - Tiến hành phân tích đánh giá về hệ công nghệ Marketing bán buôn cho sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên điạ bàn Hà Nội. . “Hòan thiện công nghệ Marketing bán buôn sản phẩm ba lô học sinh của công ty TNHH Ladoda trên đại bàn Hà Nội. CHƯƠNG 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ công nghệ Marketing bán buôn sản

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN!

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ HÒAN THIỆN CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN SẢN PHẨM BA LÔ HỌC SINH CỦA CÔNG TY TNHH LADODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI”

  • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

  • 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC.

  • 1.3 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

  • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN.

  • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

  • 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu

  • 1.5.2. Phương pháp cụ thể

  • 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẠN TỐT NGHIỆP.

  • CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ CÔNG NGHỆ MARKEITNG BÁN BUÔN SẢN PHẨM HÀNG HÓA.

  • 2.1 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN HỆ CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN HÀNG HÓA.

  • 2.1.1 Khái niệm và bản chất của Marketing.

  • 2.1.2 Khái niệm của bán buôn hàng hóa.

  • 2.1.3. Khái niệm công nghệ marketing bán buôn hàng hóa.

  • 2.2 MỘT SỐ LÍ THUYẾT CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN HÀNG HÓA.

  • 2.2.1 Hành vi mua tổ chức.

  • 2.2.1.1 Khách hàng tổ chức.

  • 2.2.1.2. Mô hình quá trình mua của khách hàng tổ chức

  • 2.2.1.4 Các bước ra quyết định mua của khách hàng tổ chức.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan