luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ)

107 732 5
luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Kim Lan i LỜI CẢM ƠN  Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ)”, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, các Thầy Cô giáo và đặc biệt là từ phía PGS, TS. Doãn Kế Bôn- Giảng viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn này và các thầy cô giáo đã trang bị cho em những bài học quý báu làm nền móng cho nghiên cứu sâu hơn trong quá trình học tập. Bằng sự nỗ lực trong học tập, tìm tòi học hỏi em đã nắm bắt một cách tương đối cụ thể và toàn diện về các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng và em đã viết bài luận văn này, mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về những vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu và giải quyết của doanh nghiệp. Em rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Thầy Cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ban giám hiệu nhà trường, Quý Thầy Cô Giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Xin gửi đến Quý Thầy Cô Giáo và toàn bộ CBNV nhà trường, lời chúc sức khoẻ dồi dào và gặt hái được nhiều thành công. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2014 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Kim Lan ii MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. 2 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. 2 4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. 3 5. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu. 3 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 6.1. Đối tượng nghiên cứu. 3 6.2. Phạm vi nghiên cứu. 3 7. Phương pháp nghiên cứu. 4 8. Ý nghĩa của nghiên cứu. 5 9. Kết cấu của đề tài. 5 CHƯƠNG 1- MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA DOANH NGHIỆP. 6 1.1. Đặc điểm và các tiêu chí đánh giá hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp. 6 1.1.1. Khái niệm và vai trò nhập khẩu, máy và phụ tùng, nhập khẩu máy và phụ tùng. 6 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng. 8 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng. 10 1.2. Vai trò và nội dung quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp. 14 1.2.1. Khái niệm quản trị nhập khẩu, quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp. 14 1.2.2. Vai trò của quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp. 15 1.2.3. Nội dung quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp. 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ 25 iii tùng. 1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 25 1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.27 CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG. 31 2.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 31 2.1.1. Đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng từ năm. 31 2.1.2. Tình hình nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). 33 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 48 2.2.1. Các nhân tố nội tại bên trong công ty. 48 2.2.2. Các nhân tố bên ngoài công ty. 51 2.3. Thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu của Công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 54 2.3.1. Lập kế hoạch nhập khẩu. 54 2.3.2. Giao dịch, đàm phán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng. 55 2.3.3. Ký kết hợp đồng nhập khẩu. 57 2.3.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng. 57 2.4. Đánh giá tổng quát. 61 2.4.1. Kết quả đạt được. 61 2.4.2. Một số mặt tồn tại. 62 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 64 CHƯƠNG 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG. 68 3.1. Phương hướng và mục tiêu nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty 68 iv cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng từ nay đến hết năm 2020. 3.1.1. Phương hướng và mục tiêu nhập khẩu máy và phụ tùng của ngành. 68 3.1.2. Phương hướng và mục tiêu nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 70 3.2. Quan điểm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu. 73 3.3. Một số đề xuất để hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 74 3.3.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu. 74 3.3.2. Nâng cao trình độ, kiến thức nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ CNV của Công ty. 82 3.3.3. Tăng cường công tác quản lý. 84 3.3.4. Tăng cường khả năng sử dụng vốn của Công ty. 85 3.3.5. Xúc tiến hoạt động marketing nhập khẩu. 86 3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng. 87 3.4.1. Kiến nghị với Cục xuất nhập khẩu. 87 3.4.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, các cơ quan chức năng. 88 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 v NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt 1 CHLB Cộng hòa liên bang 2 CNV Công nhân viên 3 ĐVT Đơn vị tính 4 NXB Nhà xuất bản 5 TMQT Thương mại quốc tế 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 XHCN Xã hội chủ nghĩa 8 XNK Xuất nhập khẩu vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 32 Bảng 2.2 Doanh thu từ nhập khẩu máy móc phụ tùng giai đoạn từ năm 2009 đến 2013. 35 Bảng 2.3 Tỉ trọng giá trị nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng. 38 Bảng 2.4 Tình hình nhập khẩu của Công ty SPJ phân theo thị trường tiêu thụ. 41 Bảng 2.5 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2001- 2006. 44 Bảng 2.6 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2007- 2013. 46 Bảng 2.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhập khẩu máy và phụ tùng. 53 Bảng 2.8 Số hợp đồng nhập khẩu ký kết được thực hiện qua thư tín và Fax. 57 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cụ thể của Công ty trong 3 năm 2014, 2015 và 2016. 72 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài: Ngày nay với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra rất sôi động, với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường thì sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Hòa với không khí đó, Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đáp ứng được quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Vì thế hoạt động ngoại thương chiếm vị trí rất quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như góp phần vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong những năm gần đây quan hệ buôn bán ngoại thương đã phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các ngành kinh tế trong nước với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay, là một trong những nước đang phát triển, nền công nghiệp còn non kém do đó để có thể đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trong nước, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay về chủng loại và chất lượng, đòi hỏi phải có các thiết bị, máy móc hiện đại. Con đường tốt nhất để làm được điều này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là nhập khẩu thiết bị, máy móc và phụ tùng. Nhập khẩu máy và phụ tùng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng cho phép chúng ta khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu. Từ đó có thể phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển. Thực tế trong thời gian qua, bên cạnh những doanh nghiệp tổ chức thực hiện tốt hoạt động này vẫn còn một số doanh nghiệp, trong đó có những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, làm tăng giá thành sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1 Do đó, quản trị hoạt động nhập khẩu đặc biệt là quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng một cách hiệu quả là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay nhằm đem về những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như góp phần phát triển kinh tế nói chung. Mặc dù là một doanh nghiệp có bề dày truyền thống về nhập khẩu máy móc và phụ tùng nhưng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng chưa tận dụng khai thác được những thế mạnh vốn có nên năng lực quản trị hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Tôi chọn đề tài “Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Cho đến nay, đã có khá nhiều đề tài, công trình nghiên cứu bàn về hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên các tài liệu này mới chỉ đi vào tác nghiệp quy trình nhập khẩu và đưa ra giải pháp để hoàn thiện quy trình nhập khẩu chung chung ở tầm vi mô, chưa đề cập đến việc quản trị hoạt động nhập khẩu ra sao để đem lại hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng lại càng bị hạn chế, ít được quan tâm. Vì vậy, tác giả chọn “Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ)” là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Trong quá trình nghiên cứu đề tài cần xác định rõ được những vấn đề: - Hệ thống lý luận về nhập khẩu, quản trị hoạt động nhập khẩu. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). - Đưa ra một số kết luận; đồng thời đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). 2 4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Mục tiêu của đề tài này là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). 5. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu: - Nội dung của quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng là gì? - Những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ) ? - Định hướng, kế hoạch nhập khẩu máy và phụ tùng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ) trong thời gian tới như thế nào? - Các giải pháp để hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ) là gì ? 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6.1. Đối tượng nghiên cứu: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ) là rất đa dạng và phong phú: từ các mặt hàng là nguyên liệu để sản xuất như hạt nhựa nguyên sinh, giấy, bột giấy; màng; nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi; sắt thép phế liệu; máy móc, phụ tùng;… cho đến các mặt hàng tiêu dùng như đồ gia dụng; dụng cụ điện; bánh kẹo; rượu;… Song do sự hiểu biết và khả năng nghiên cứu có hạn nên trong phạm vi nghiên cứu luận văn chỉ nghiên cứu về quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). 6.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong quản trị hoạt động nhập khẩu có nhiều khâu, nhiều giai đoạn khá phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào quá trình quản trị hoạt động nhập khẩu. Đó là việc quản trị từ quá trình lập kế hoạch nhập khẩu, tổ chức nhập khẩu đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). 3 [...]... trạng quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Đặc điểm và các tiêu chí đánh giá hoạt động nhập. .. trước” Quản trị nhập khẩu là việc quản trị các hoạt động kinh doanh đầu vào của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế 15 Quản trị nhập khẩu là hoạt động quản trị của nhà quản trị nhập khẩu tác động vào quá trình nhập khẩu hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp: Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng là hoạt. .. hiện quản trị hoạt động nhập khẩu, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng 9 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp Chương... tùng là hoạt động quản trị của nhà quản trị tác động vào quá trình nhập khẩu hàng hóa mà đối tượng nhập khẩu ở đây là các loại máy móc thiết bị phụ tùng 1.2.2 Vai trò của quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp: Quản trị hoạt động nhập khẩu nhập khẩu máy và phụ tùng thực hiện có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Việc ra quyết định của Nhà quản trị từ việc... hoạch nhập khẩu, Tổ chức nhập khẩu và sau cùng là kiểm tra giám sát hoạt động nhập khẩu Việc ra quyết định có sáng suốt hay không còn phụ thuốc rất nhiều yếu tố đòi hỏi sự dẫn dắt của nhà quản trị đó 1.2.3 Nội dung quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp: Mô hình quản trị nhập khẩu máy móc và phụ tùng: Lập kế hoạch nhập khẩu Tổ chức nhập khẩu Kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu. .. giá trị trung bình của chỉ tiêu này để so sánh với tỷ giá của đồng ngoại tệ bỏ ra nhập khẩu trong từng chu kì biến đổi của nó 1.2 Vai trò và nội dung quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản trị nhập khẩu, quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp Quản trị nhập khẩu: Có khá nhiều quan điểm đã được đưa ra để giải thích cho thuật ngữ quản trị, ... động nhập khẩu máy và phụ tùng của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và vai trò nhập khẩu, máy và phụ tùng, nhập khẩu máy và phụ tùng 1.1.1.1 Khái niệm nhập khẩu: Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cơ bản quan trọng cấu thành nên hoạt động ngoại thương, là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1998 Nhập khẩu là một hoạt động chỉ hành động mang... giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu và kết thúc với việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Việc quản trị nhập khẩu hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng thực hiện dựa vào mô hình trên Quản trị nhập khẩu hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng được thực hiện thông qua việc nghiên cứu 2 mô hình đó là mô hình đàm phán từ lập kế hoạch đàm phán, tiến hành đàm phán rồi kiểm tra và đánh giá quá trình... chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu, thiết bị kỹ thuật điện tử, cơ khí ô tô và cơ khí giao thông vận tải Với phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài, máy và phụ tùng được hiểu là các sản phẩm máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước Nhập khẩu máy và phụ tùng: là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong đó đối tượng nhập khẩu là máy móc và phụ tùng 1.1.2... phán thành công sẽ ký kết hợp đồng nhập khẩu Tiếp đến là quản trị mô hình hợp đồng nhập khẩu: lập kế hoạch thực hiện hợp đồng, tiến hành thực hiện hợp đồng và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế Trong quy trình nhập khẩu máy và phụ tùng, nhà quản trị đề ra các quyết định cụ thể: - Nhà quản trị ra quyết định nhập khẩu nguồn máy và phụ tùng phù hợp với nhu cầu sản xuất với . MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG. 31 2.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 31 2.1.1 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng từ năm. 31 2.1.2. Tình hình nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ). 33 2.2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 5 PHẦN

Ngày đăng: 14/05/2015, 10:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các nhân tố khác:

  • * Trình độ sản xuất khoa học công nghệ

  • * Thể chế kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan