luận văn kỹ thuật môi trường Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Công ty Cổ phần Thúy Đạt, Nam Định công suất 800 m3ngày.DOC

114 684 1
luận văn kỹ thuật môi trường Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Công ty Cổ phần Thúy Đạt, Nam Định công suất 800 m3ngày.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta. Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp có bề dày truyền thống của nước ta. Khi nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì ngành này cũng chiếm được một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta. Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm ở ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải mà ta đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông suối ao hồ loại nước thải này có độ kiềm cao độ màu lớn,nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh. Chính vì vậy trong phạm vi hẹp em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là : “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Công ty Cổ phần Thúy Đạt, Nam Định công suất 800 m 3 /ngày ”. Trong quá trình thực hiện đồ án khó tránh những sai sót kính mong Thầy, Cô và các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu đồ án Nghiên cứu thiết kế quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm công ty cổ phần Thúy Đạt Nam Định công suất 800m 3 /ng.đ. SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường 3. Nội dung đồ án Công việc tính toán và thiết kế quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm cho Công ty Thúy Đạt cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập tài liệu tổng quan về ngành sản xuất vá dữ liệu về nhà máy. - Tìm hiểu thành phần và tính chất nước thải dệt nhuộm. - Tìm hiểu các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. - Phân tích, lự chọn công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp với điều kiện của nhà máy. - Tính toán và thiết kế kỹ thuật cho trạm xử lý nước thải. - Dự toán kinh tế cho phương án được đề xuất. Trong đồ án ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có các chương: Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp dệt nhuộm. Chương 2: Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Thúy Đạt Nam Định. Chương 3: Các phương pháp xử lý nước thải và nước thải Dệt nhuộm. Chương 4: Lựa chọn sơ đồ công nghệ, tính toán hệ thống xử lý nước thải 800m 3 /ngày.đ. Chương 5: Tính toán hiệu ích kinh tế hệ thống xử lý nước thải 800m 3 /ngày.đ công ty cổ phần Thúy Đạt Nam Định. 4. Phương pháp thực hiện 4.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu - Điều tra khảo sát thu thập số liệu tài liệu liên quan, quan sát trực tiếp, lấy mẫu đo đạc và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải trước và sau xử lý, đánh giá tác động môi trường của nguồn thải. - Phương pháp kế thừa, tham khảo kết quả xử lý nước thải của các công ty khác trên thực tế. - Tính toán thiết kế theo những chuẩn mực đã quy định. Từ những số liệu đo đạc tính chất nước và yêu cầu đầu ra của nguồn thải ta có phương pháp xử lý gồm 5 quá trình: - Quá trình thu gom nước thải - Quá trình xử lý hoá lý bậc 1 - Quá trình xử lý sinh học hiếu khí - Quá trình xử lý hoá lý bậc 2 SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 2 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường - Quá trình xử lý bùn - Tính toán kinh tế 4.2. Khảo sát thực địa - Điều tra qua phiếu về hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường của công ty Cổ phần Thúy Đạt Nam Định. - Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở khu vực. - Lấy mẫu và phân tích bổ sung một số thông số môi trường. 4.3. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm Phân tích các chỉ tiêu về môi trường như BOD, COD, kim loại nặng, các loại chất thải trong qua trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đồ án - Đối tượng nghiên cứu: Nước thải cho loại hình nước thải công nghiệp dệt. - Phạm vi nghiên cứu: + Tập trung nghiên cứu trong phạm vi nước thải Dệt nhuộm Công ty Cổ phần Thúy Đạt ở Nam Định. SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 3 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp dệt nhuộm 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngành dệt nhuôm ở Việt Nam Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm.Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải quết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta. Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Trong chiến lược phát triển kinh tế của ngành dệt nhuộm, mục tiêu đặt ra đến năm 2010 sản lượng đạt trên 2 tỉ mét vải, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 – 4 tỉ USD, tạo ra khoảng 1 triệu việc làm. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển, để ngành công nghiệp dệt nhuộm phát triển thật sự thì chúng ta phải giải quyết vấn đề nước thải và khí thải một cách triệt để. Dệt nhuộm là một ngành công nghiệp nhẹ quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành luôn đạt luôn đạt trên 10% một năm đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ không nhỏ. Hàng năm ngành dệt nhuộm đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngành công nghiệp, đứng thứ hai sau ngành dầu khí, chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp [ nguồn : Tổng công ty dệt may, 2006]. Theo bộ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,7% so với cùng kì năm trước, trong đó tổng công ty dệt may tăng 26,8%, theo dự báo đến năm 2010 cả nước sẽ sản xuất 2 tỷ mét vải xuất khẩu thu được 3.5 đến 4 tỉ USD tạo ra 1,8 triệu việc làm với mức tăng trưởmg bình quân là SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 4 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường 14%. Như vậy trong những năm tới đây ngành dệt nhuộm vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp dệt nhuộm đã đáp ứng được nhu cầu lớn ở trong nước và còn thu được lượng ngoại tệ lớn do xuất khẩu. Mặt khác còn giải quyết việc làm cho lmột số lượng lớn lao động. Hiện nay công nghiệp dệt nhuộm đã trở thành ngành mũi nhọn của nước ta hiện nay, và đã đang có sự quan tâm của nhà nước. 1.1.2 Đặc điểm của ngành Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh những nhà máy xí nghiệp quốc doanh, ngành càng có nhiều xí nghiệp mới ra đời, trong đó có các xí nghiệp ngoài quốc doanh, lien doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay toàn ngành có khoảng 150 nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm với quy mô khác nhau. Có thể kể ra một số xí nghiệp có qiu mô lớn như sau Bảng 1.1: Một số xí nghiệp Dệt nhuộm có quy mô lớn STT TÊN CÔNG TY KHU VỰC NHU CẦU ( Tấn sợi/ năm ) Co PE Peco Visco 1 Dệt 8/3 Hà Nội 4000 1500 80 2 Dệt Hà Nội Tp.HN 4000 5200 1300 3 Dệt Nam Định Tp NĐ 4 Dệt Huế TT .Huế 1500 2500 200 5 Dệt Nha Trang K Hòa 4500 4500 100 6 Dệt Đông Nam TpHCM 1500 3000 7 Dệt Phong Phú TpHCM 3600 1400 600 465 8 Dệt Thắng Lợi TpHCM 2200 5000 9 D. Thành Công TpHCM 1500 2000 2690 SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 5 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường 10 Dệt Việt Thắng TpHCM 2400 1200 394 Nguồn cung cấp: Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam ( Kế hoạch 1997-2010 ) Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các nhà máy đều nhập thiết bị, hóa chất từ nhiều nước khác nhau: 1. Thiết bị: Mỹ, Nhật, Ba Lan, Ấn Độ… 2. Thuốc nhuộm: Nhật, Đức, Thụy Sỹ… 3. Hóa chất cơ bản: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan… Với khối lượng lớn hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt nhuộm có ô nhiễm cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển mạnh đẫ xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường. 1.2 Các quá trình cơ bản trong công nghệ dệt nhuộm 1.2.1 Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm Nguyên liệu cho các ngành dệt nhuộm chủ yếu là các loại sợi tự nhiên (sợi cotton) sợi tổng hợp (sợi Poly Ester) và sợi pha, trong đó: - Sợi cotton (Co): Được kéo từ sợi bông vải có đặc tính hút ẩm cao, xốp, bền trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axit. Vải dệt từ loại này thích hợp cho khí hậu nóng mùa hè. Tuy nhiên sợi vẫn còn lẫn nhiều sợi tạp chất như sáp, mày long và dễ nhăn. - Sợi tổng hợp (PE): Là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình tổng hợp các chất hữu cơ. Nó có đặc tính là hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt. - Sợi pha ( Sợi Poly ester kết hợp với sợi cotton): Sợi pha này khi tạo thành sẽ khắc phục được những nhược điểm của sợi tổng hợp và sợi tự nhiên. 1.2.2 Quá trình sản xuất của ngành công nghệ dệt nhuộm Ngành dệt nhuộm là ngành công nghiệp có dây truyền công nghệ sản xuất phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ sản xuất khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nhiên liệu, hóa chất khác nhau cũng sản xuất ra nhiều mặt hang có mẫu mã màu sắc chủng loại khác nhau. SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 6 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải va xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải.Trong đó được chia thành các công đoạn sau: a. Làm sạch nguyên liệu Nguyên liệu thường được đóng dướ các dạng kiện bông thô chứa các sợi bong có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất,…Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều.Sau quá trình là, sạch, bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều. b. Chải Các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô. c. Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi Tiếp tục kéo thô tại các máy sợi con đế giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi và các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Sợi con trong các ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị dệt vải. Tiếp tục mắc sợi là dồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi. d. Hồ sợi dọc Hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hố bao quanh sợi tăng độ bền, độ trơn và độ bong của sợi để có thể tiến hành dệt vải. ngoài ra còn dung các hồ nhân tạo. e. Dệt vải Kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mộc. f. Giũ hồ Tách các thành phần của hhồ bám trên vải mộc bằng phương pháp enzym hoặc axit. Vải sau khi giữ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấn rồi đưa sang nấu tẩy. g. Nấu vải Loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp…Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thầm nước cao, hấp thụ hóa chất, thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao(2-3at) và nhiệt độ cao(120-130). Sau đó vải được giặt nhiều lần. h. Làm bóng vải Mục đích làm cho sợi cottong trương nở, làm tăng kích thước giữa các mao quản giữa các phần tử làm cho sơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, bong hơn tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. làm bóng vải thông thường bằng dung dịch SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 7 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường kiềm NaOH có nồng độ 280 đến 300g/l ở nhiệt độ thấp 10 đến 20 0 C.sau đó vải được giặt nhiều lần. Đối với vải nhân tạo không cần làm bóng. i. Tẩy trắng Mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn, làm cho vải có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dung là NaCl , NaOcl, cùng với các chất phụ trợ. j. Nhuộm vải hoàn thiện Mục đích tạo các màu sắc khác nhau của vải. Thường sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. phần thuốc nhuộm dư khong gắn vào vải, đi vào nước thải phụ thuộc nhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm…  Sơ lược về thuốc nhuộm • Thuốc nhuộm: Là tên gọi chung của những hợp chất hữu cơ mang mầu ( có nguồn gốc tổng hợp hay tự nhiên) rất đa dạng về mầu sắc cũng như chủng loại, chúng có khả năng nhuộm màu nghĩa là có khả năng bất màu hay gắn màu trực tiếp. • Thuốc nhuộm Azo: Loại thuốc nhuộm này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều, chiếm trên 50% lượng thuốc nhuộm. Đây là loại thuốc nhuộm có chứa một hay nhiều nhóm Azo: -N=N Nó có các loại sau:  Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất màu mà trong phân tử có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mối liên kết hóa trị với xơ Các loại thuốc nhuộm nhóm này có công thức tổng quát S-F-T-X trong đó: S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan; F là phần mang mầu thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, axit chứa kim loại hoặc flotaxiamin; t là gốc mang nhóm phản ứng; X là nhóm phản ứng. loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư.  Thuốc nhuộm trực tiếp: là những hợp chất màu hòa tan trong nước, có khả năng tự bắt màu vào xơ xenlulozo nhờ các lực hấp phụ trong môi trường trung tính hoặc kiềm. Đây là thuốc nhuộm bắt màu trực tiếp với xơ sợi không qua giai đoạn xử lý trung gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100% cotton, sợi frotein (tơ tằm) và sợi SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 8 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường poliamid, phần lớn thuốc nhuộm trực tiếp có chứa azo và một số dẫn suất của dioxazin. Ngoài ra, trong thuốc nhuộm còn có chứa các nhóm làm tăng độ bắt màu như triazin và salicylic có thể tạo phức với các kim loại làm tăng độ bền màu.  Thuốc nhuộm hoàn nguyên: là những hợp chất màu hữu cơ không tan trong nước. khi bị khử sẽ tan mạnh trong kiềm và hấp thụ mạnh vào sơ, loại thuốc này cũng dễ bị thủy phân và oxi hóa về dạng không tan ban đầu. Thuốc nhuộm hoàn nguyên gồm 2 nhóm chính: nhóm đa vòng có chứa nhân antraquinon và nhóm indigoit có chứa nhân indigo. Công thứa tổng quát R=C-O; trong đó R là hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng. Các nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy khi không được xử lý, thải ra môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu không tan trong nước nên thường nhuộm cho các loại sơ tổng hợp ghét nước. Nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử gốc azo và antraquinon và nhóm amin ( NR-OH), dùng chủ yếu để nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi axetat, polieste…) không ưa nước.  Thuốc nhuộm axit: là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác nhau có công thức là R- khi tan trong nước phân ly thành nhóm R- mang màu, bắt màu vào xơ trong môi trường axit. Các thuốc nhuộm này thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn xuất của antaquinon, triaryl metan…Thuốc này thường được dùng để nhuộm len và tơ tằm.  Thuốc nhuộm bazơ: là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết là các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của các bazơ hữu cơ. Khi axit hòa tan, chúng phân ly thành các cation mang màu và anion không mang màu. • Thuốc nhuộm lưu huỳnh: là những hợp chất màu không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ nhưng tan trong môi trường kiềm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để nhuộm vải từ sơ xenlulo, không nhuộm được len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh. Là nhóm thuốc nhuộm chứa mạch dị hình như tiazol, …trong đó có cầu nối –S-S- dùng để nhuộm các loại sợi cotton và viscose. SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 9 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi trường • Thuốc in, nhuộm pigmen: là một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan và một số chất vô cơ có màu như các boxit và muối kim loại. Thông thường pigment được dùng trong in hoa. Có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng… • Chất tẩy trắng quang học: là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoắc không có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím. Bảng 1.2: Một số loại thuốc nhuộm thường gặp TÊN GỌI LOẠI THUỐC NHUỘM TÊN GỌI THÔNG PHẨM THUỐC NHUỘM ( TIẾNG VIỆT ) DYES ( TIẾNG ANH) Trực tiếp Direct Diphryl, sirius, pirazol,… Axit Acid Eriosin, irganol, carbolan,… Bazơ Basic Malachite, auramine,… Hoạt tính Reactive Procion, cibaron,… Lưu huỳnh Sulphur Thionol, immedia,… Phân tán Disperse Foron, easman, synten,… Pitmen Pitment Oritex, poloprint, acronym,… Hoàn nguyên không tan Vat dyes Indanthrrene, Caledon,… Hoàn nguyên tan Indigosol Solazol, cubosol,…  Phạm vi sử dụng thuốc nhuộm Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng hòa tan hay phân tán, và mỗi loại thuốc nhuộm khác nhau sẽ thích hợp cho từng loại vải khác nhau. Để nhuộm vải từ những nguyên liệu ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước. Các loại thuốc nhuộm này sẽ khuếch tán và gắn màng váo xơ xợi nhờ các lực liên kết hóa lý (thuốc nhuộm trực tiếp), liên kết ion (thuốc nhuộm axit, bazơ), liên kết đồng hóa trị (thuốc nhuộm hoạt tính). Còn để nhuộm vải từ những nguyên liệu sợi kỵ nước như sợi tổng hợp thì người ta thường dùng thuốc nhuộm không tan trong nước (thuốc nhuộm phân tán). Đối với các loại vải dệt từ sợi pha thì có thể chia làm hai lần, mỗi lần nhuộm một thành phần hay nhuộm một lần cho cả hai thành phần. Phạm vi sử dụng các loại thuốc nhuộm cho các loại sợi khác nhau được thể hiện trong bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 10 [...]... trong nước thải ảnh hưởng đến sụ sống của các loài thủy sinh SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp trường kỹ sư Trang 23 Ngành kỹ thuật môi CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÚY ĐẠT NAM ĐỊNH 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thúy Đạt Nam Định 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Công ty Cổ phần Thúy Đạt đặt tại khu Công nghiệp Hòa Xá – Thành phố Nam Định Nơi đây hiện là khu công. .. khác được sử dụng Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất 1.3.2 Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho công trình đơn vị Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi... PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 3.1 Một số phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiên nay Nước thải công nghiệp dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng và tác động mạnh đến môi trường Các chất thải ngành công nghiệp này chứa các gốc hữu cơ độc hại nằm dưới dạng ion và một số kim loại nặng Do đó việc xử lý nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm có trong nước thải là việc... nay Công nghệ của một trạm xử lý nước thải hoàn chỉnh có thể chia ra làm 6 khối:       Xử lý cơ học Xử lý hoá lí Xử lý hoá học Xử lý sinh học Xử lý cặn Khử trùng SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp trường kỹ sư Trang 31 Ngành kỹ thuật môi Chỉ trong trường hợp trạm xử lý qui mô lớn và yêu cầu vệ sinh cao thì ta mới áp dụng đầy đủ các công đoạn của một trạm xử lý Đối với trường. .. mức độ xử lý hoặc trạm có công suất nhỏ thì công nghệ xử lý sẽ đơn giản hơn 3.3 Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc một) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan (Rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải; Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải Các công trình xử lý nước thải dệt nhuộm. .. đối phó Nước thải sau xử lý được thải ra sông phía sau công ty Do đó, công ty cần phải có một phương án xử lý tốt hơn nhằm xử lý triệt để những chất gây hại cho môi trường SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Đồ án tốt nghiệp trường kỹ sư Trang 29 Hình 2.2: Một số hình ảnh của công ty SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Ngành kỹ thuật môi Đồ án tốt nghiệp trường kỹ sư Trang 30 Ngành kỹ thuật môi CHƯƠNG... thối  Ô nhiễm do nước thải công nghiệp • Nguồn phát sinh Nước thải công nghiệp chủ yếu phát sinh từ các công đoạn giặt, nhuộm, trung hòa, Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng , nước xả lò hơi, nước thải từ phòng htí nghiệm… • Lưu lượng nước thải Tổng lưu lượng nước thải công nghệ của Công ty là 800m3/ngày • Tính chất của nước thải công nghệ Bảng 2.1: Các... độ xử lý nước thải tùy thuộc vào mục đích và nguồn tiếp nhận sau cùng:  Để tái sử dụng  Để thải bỏ ra môi trường Hiện nay, nhiều phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm khác nhau đã được áp dụng tại Việt Nam và các nước trên thế giới Mỗi phương pháp chỉ đạt hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương ứng, do vậy phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau Công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. .. về lâu dài sau này đến môi trường sống Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời thải ra một lượng nước thải rất lớn tương ứng bình quân khoảng 12 – 300 m 3 / tấn vải Trong số đó hai nguồn nước cần giải quyết chính là từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy Nước thải công nghệ dệt nhuộm gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống: độ màu, pH,... phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lí và hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải Chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp Giai đoạn xử lý hóa lí là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý kết hợp cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh Dựa vào tính chất vật lí của các chất bẩn có trong nước thải để tách chúng ra khỏi nước Các phương . vậy trong phạm vi hẹp em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là : “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Công ty Cổ phần Thúy Đạt, Nam Định công suất 800 m 3 /ngày ”. Trong quá trình thực. thiết kế quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm công ty cổ phần Thúy Đạt Nam Định công suất 800m 3 /ng.đ. SVTH: Nguyễn Thị Dung Trang Lớp 49MT Trang 1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật môi. Tìm hiểu thành phần và tính chất nước thải dệt nhuộm. - Tìm hiểu các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. - Phân tích, lự chọn công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong đó:

  • V : Thể tích bể Aerotank (m3)

  • - Phương trình cân bằng

  • Trong đó:

  • Trong đó:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan