Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp

89 491 0
Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp” được nghiên cứu thông qua việc đánh giá hoạt động của công ty giai đoạn 2010-2013 là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu được đưa vào luận văn được chỉ rõ nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố bất cứ một công trình nào từ trước đến nay. Tôi xin khẳng định sự trung thực về cam kết trên./. Hà Nội, Ngày tháng năm 2015 Tác giả Lê Văn Hùng LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Nguyễn Hoàng Việt, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn. Em trân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Sau đại học Trường Đại học Thương Mại, Công ty giấy Việt Pháp … tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ 1 1 1 Lê Văn Hùng 2 2 2 MỤC LỤC 3 3 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ , BẢNG BIỂU Hình 2.1: Sơ đồ quá trình hoạch định chiến lược Hình 2.2: Mô hình quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DN Hình 2.3: Mô hình các yếu tố cạnh tranh Hình 2.4: Mô hình các yếu tối ảnh hưởng đến triển khải chiến lược Hình 3.1: Sơ đồ môi trường vi mô Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bảng 2.1: Cấu trúc mô thức EFAS Bảng 2.2: Cấu trúc mô thức IFAS Bảng 2.3: Cấu trúc mô thức SFAS Bảng 2.4: Cấu trúc ma trận SWOT Bảng 2.5: Ma trận lượng hoá kế hoạch chiến lược - QSPM Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Giấy Việt Pháp trong những năm gần đây Bảng 4.1: Bảng dự báo công nghiệp giấy Việt Nam 2015 – 2020 Bảng 4.2: Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức (SWOT) Bảng 4.3: Ma trận QSPM cho nhóm S-O Bảng 4.4: Ma trận QSPM cho nhóm S-T Bảng 4.5: Ma trận QSPM cho nhóm W-O Bảng 4.6: Ma trận QSPM cho nhóm W-T 4 4 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT O/W : điểm yếu T/S : điểm mạnh T/S : thách thức kết hợp với điểm yếu AS: điểm hấp dẫn TAS: tổng điểm hấp dẫn DN: Doanh nghiệp CLKD: Chiến lược kinh doanh 5 5 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các công ty được mở rộng, song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, điều này sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh sâu rộng hơn đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của các công ty. Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa, cùng với sự hội nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng: đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hàng hoá trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới Để nhanh chóng phát triển nền kinh tế hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, bên cạnh những mặt lợi của sự mở cửa nền kinh tế thì chúng ta phải đối mặt với không ít những khó khăn từ bên ngoài khi hàng hoá của thị trường nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta, dẫn tới việc cạnh tranh trên thị trường hàng hoá càng ngày càng gay gắt hơn. Trong điều kiện đó, vấn đề đặt ra cho các công ty là làm sao phải có những giải pháp tốt hơn để vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho các công ty hiện nay và hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng và cấp thiết, vì nó quyết định sự tồn tại và thành công của công ty, đem đến cho công ty sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh cùng với khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua Công ty giấy Việt Pháp đã từng bước xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và dần khang định được thương hiệu của mình trên thị trường. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, cạnh tranh giữa các công ty càng trở nên gay gắt, vì thế việc lựa chọn và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã 6 6 6 tiếp thu từ nhà trường, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp” với mong muốn dùng kiến thức đã được tiếp thu, đồng thời kết hợp với thực tiễn hoạt động của công ty hình thành nên chiến lược kinh doanh cho Công ty giấy Việt Pháp và đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng cho chiến lược của công ty trong giai đoạn tới. 1.2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở những nghiên cứu trên, với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã tiếp thu từ nhà trường, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp” với mong muốn hệ thống hóa những lý luận về chiến lược kinh doanh, đồng thời nghiên cứu thực trạng chiến lược kinh doanh tại Công ty giấy Việt Pháp nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận để biết các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược. Tiến hành phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của công ty nhằm thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội va đe dọa đối với Công ty. Sử dụng công cụ ma trận SWOT , QSPM đê lựa chọn chiến lược ưu tiên , chiến lược hỗ trợ và đề xuất các giải pháp thực hiện. 1.4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là chiến lược kinh doanh của Công ty giấy Việt Pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược của Công ty. - Phương pháp nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu đánh giá và xây dựng chiến lược cho Công ty giấy Việt Pháp. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá các số liệu của Công ty giấy Việt Pháp trong ba năm trở lại đây từ 2010 đến 2013. - Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu số liệu từ các nguồn như: niên giám thống kê, số liệu từ Internet, sách báo, tạp chí và các thông tin, tài liệu nội bộ Công ty v.v. Tác giả đã vận 7 7 7 dụng hệ thống các phương pháp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm xác định mục tiêu, định hướng và đề xuất các giải pháp cho Công ty giấy Việt Pháp. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: • Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. • Phương pháp suy luận logic, sử dụng phương pháp chuyên gia. 1.5. Đóng góp mới của luận văn - Ý nghĩa khoa học Với cách tiếp cận hệ thống các vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược của công ty, cùng với những đánh giá tổng thể và phân tích toàn diện về tình hình hoạt động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giúp công ty phát triển đúng hướng. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả thực tế của luận văn đã nhận diện được thực trạng cũng như các hạn chế của Công ty giấy Việt Pháp, đồng thời xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm giúp công ty có hướng đi đúng phù hợp với khả năng của công ty. 1.6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có các nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp 8 8 8 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Chiến lược Chiến lược là một khái niệm khá trừu tượng, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong đầu óc, trong sự suy nghĩ của những ai có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của chiến lược về cách thức biện pháp hành động trong tương lai của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng nhất cơ bản nhất, và một cách có hiệu quả nhất. Chiến lược (xuất phát từ gốc Hy Lạp là strategos) là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù. C. Clausewitz - nhà binh pháp của thế kỷ 19 - đã mô tả chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến”. Ngày nay, các công ty kinh doanh (KD) cũng áp dụng khái niệm chiến lược tương tự như trong quân đội. Kenneth Andrews là người đầu tiên đưa ra các ý tưởng nổi bật này trong cuốn sách kinh điển “The Concept of Corporate Strategy”. Theo ông, “Chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa”. Thời gian gần đây, trong môi trường kinh doanh, khái niệm chiến lược đã được mở rộng theo hướng “tập hợp quyết định và hành động cho phép dự đoán trước, hoặc ít nhất là dự báo được một tương lai có thể nhìn thấy trước nhưng vẫn còn đầy bất trắc và rủi ro”. Từ tiếp cận như trên có thể rút ra khái niệm chiến lược được hiểu là "tập hợp những quyết định quản trị và hành động hướng tới việc hoàn thành mục tiêu dài hạn thông qua việc đảm bảo thích nghi vơi môi trường thường xuyên thay đổi của tổ chức". Vì vậy, trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu trong dài hạn của tổ chức. Chiến lược bao gồm không chỉ những gì doanh nghiệp muốn thực hiện (phân 9 9 9 tích cơ hội / thách thức), mà còn đánh giá năng lực thực hiện của doanh nghiệp (phân tích điểm mạnh / điểm yếu) thông qua thực hiện một loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối hợp những hành động và quyết định đó. Ta có thể hình dung như sau: Chiến lược là một kế hoạch trong đó bao gồm: - Mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai dài hoặc tương đối dài (3 năm, 5 năm hoặc 10 năm…). - Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được mục tiêu. - Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực. - Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh sôi động và các biến cố bên ngoài để đạt được dự kiến trước. - Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Tuy nhiên việc phối kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế trong quản trị chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Các quyết định phải được tập trung về cấp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn( về sản phẩm, thị trường, đầu tư và đào tạo…) và sự bí mật về thông tin cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương trường, chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát triển các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao. 2.1.2. Chiến lược kinh doanh CLKD của DN là một trong những thuật ngữ bắt đầu được phổ biến trong các sách lí luận và thực tiện quản trị kinh doanh từ những năm 60 thế kỷ trước ở các nước tư bản Châu Âu & Mỹ và từ nửa cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước ở Việt Nam. Có nhiều cách nhìn nhận và định nghĩa khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển, bối 10 10 10 [...]... xây dựng chiến lược kinh doanh của DN 2.3.1 Mô hình quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DN Hình 2.2: Mô hình quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của DN 2.3.2 Nội dung xây dựng CLKD của DN 2.3.2.1 Xây dựng phân đoạn chiến lược (SBU) và xác lập tuyên bố sứ mạng kinh doanh của SBU Trước khi tiến hành các nội dung xây dựng CLKD cần phải phân đoạn các đơn vị kinh doanh của DN, một DN bắt buộc... Hoạch định chiến lược 1.Thực hiện phân tích chiến lược 2 .Xây dựng chiến lược 3 Xây dựng chiến lược kinh doanh - Xác định các phân khúc ngành mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng thể - Xác định các lợi thế cạnh tranh ở mức độ phối thức thị trường - Xác định các lợi thế ở mức nguồn lực 4 Xác định các biện pháp triển khai chiến lược 5.Đánh giá chiến lược và các biện pháp triển khai chiến lược 6.Hình... cấp độ chiến lược của DN: chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị chiến lược kinh doanh và chiến lược cấp chức năng Việc phân tích TOWS dựa vào đó mà cũng có nhiều khác biệt, đối với việc phân tích chiến lược cấp kinh doanh thì những nhân tố chiến lược được sử dụng thường có tác động trong dài hạn hoặc trung hạn nhiều hơn, tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu của cấp độ chiến lược kinh doanh. .. hướng của doanh nghiệp Như vậy, theo định nghĩa trên thì điểm đầu tiên của chiến lược kinh doanh có liên quan tới các mục tiêu của công ty Đó chính là điều mà các nhà quản trị thực sự quan tâm Có điều những chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ xác định những mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty Tuy nhiên, việc xác định, xây dựng và quyết định chiến lược kinh doanh. .. Do vậy các nhà quản trị phải xây dựng thật chi tiết từng nhiệm vụ của chiến lược ở từng giai đoạn cụ thể Đặc biệt cần quan tâm tới các biến số dễ thay đổi của môi trường kinh doanh Bởi nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu của chiến lược ở từng giai đoạn Tóm lại thuật ngữ Chiến lược kinh doanh chính là phác thảo hình ảnh tương lai của công ty Chiến lược kinh doanh có 3 ý nghĩa chính là:... hấp dẫn trong cột chiến lược của QSPM Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược cho thấy tính hấp dẫn tương đối của chiến lược này so với các chiến lược khác trong nhóm Nhân tố cơ bản Phân loại Các chiến lược thế vị Chiến Chiến Chiến lược 1 lược 2 lược 3 Các nhân tố bên trong: Quản lý Marketing Tài chính/ Kế toán Sản xuất/ Điều hành Nghiên cứu và phát triển Hệ thống thông... Các chiến lược ST: Các chiến lược WT: CL Tận dụng điểm mạnh để CL Hạn chế điểm yếu & né tránh nguy cơ,đe dọa né tránh nguy cơ, đe dọa Bảng 2.4: Cấu trúc ma trận SWOT Chiến lược SO hay chiến lược Maxi-Maxi: Tình thế chiến lược của DN có đặc điểm: ở bên ngoài các nhân tố cơ hội chiến ưu thế, bên trong các điểm mạnh chiến ưu thế Mục tiêu của chiến lược SO là tăng trưởng và mở rộng Chiến lược WO hay chiến. .. phẩm kinh doanh, mức phí, hệ thống phân phối, 2.3.2.2 Phân tích tình thế môi trường chiến lươc kinh doanh Việc xây dựng chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang phải đương đầu Các yếu tố môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo quá trình xây dựng chiến lược Chiến lược cuối cùng phải được xây. .. TOWS 31 32 Ma trận TOWS là công cụ phân tích kết hợp giúp các nhà chiến lược hoạch định và phát triển bốn loại hình chiến lược thế vị: Chiến lược SO, chiến lược WO, chiến lược ST, và chiến lược WT Ma trận TOWS bao gồm 8 bước: Bước 1: Liệt kê các cơ hội cơ bản của DN (Mô thức EFAS) Bước 2: Liệt kê các mối nguy cơ, đe dọa cơ bản từ của DN Bước 3: Liệt kê các thế mạnh cơ bản của DN (Mô thức IFAS) Bước... công trong tương lai, cả trong khi và sau khi 12 13 hoạch định Vì vậy, xây dựng các tiềm lực thành công là mục đích chính của hoạch định chiến lược (Rudolf Gruig và Richard Kuhn, 2003)  Yêu cầu và những căn cứ để hình thành chiến lược kinh doanh - Những yêu cầu cần thiết trong hoạch định chiến lược Phải xác định quy mô và cấp độ hợp lý cho đơn vị kế hoạch hoá chiến lược Để có thể phát triển được chiến . doanh của công ty giấy Việt Pháp. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp 8 8 8 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. “ Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp với mong muốn hệ thống hóa những lý luận về chiến lược kinh doanh, đồng thời nghiên cứu thực trạng chiến lược kinh doanh. sỹ kinh tế “ Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty giấy Việt Pháp được nghiên cứu thông qua việc đánh giá hoạt động của công ty giai đoạn 2010-2013 là công trình nghiên cứu của

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    • Chiến lược cạnh tranh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan