Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng

50 1.5K 3
Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp TÓM LƯỢC 1. Tên đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng 2. Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Khánh Lớp: K47K1 3. Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ: Đỗ Thị Bình 4. Thời gian nghiên cứu đề tài: Năm 2015 5. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, nội dung, quy trình hoạch định chiến lược. - Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng. - Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng, đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty đó. 6. Nội dung chính Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng. Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng. 7. Kết quả đạt được STT Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học 1 Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp 02 Đảm bảo tính logic, khoa học 2 Bộ số liệu tổng hợp kết quả điều tra và kết quả phỏng vấn 01 Trung thực, khách quan GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 1 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Thương mại, em đã nhận được sự chỉ bảo, chia sẻ từ các thầy cô giáo trong trường để em có được những kiến thức nền tảng và kỹ năng như ngày hôm nay. Để hoàn thiện được bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại, khoa Quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là Thạc sĩ Đỗ Thị Bình đã nhiệt tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng”. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty và hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty và các anh chị phòng Tổ chức hành chính nhân sự đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại đây. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015 SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỖ QUỐC KHÁNH GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 2 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp MỤC LỤC GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 3 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1. Ma trận TOWS 10 Bảng 2. Ma trận QSPM 13 Bảng 3. Bảng so sánh giá sản phẩm của Việt Dũng và Triều Chen 25 Bảng 4. Mô thức TOWS của Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng 30 Bảng 5. Ma trận QSPM của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng 31 DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 1. Lưu đồ mô hình nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh 8 Hình 2. Mô hình thể hiện vai trò của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng trong chuỗi cung ứng 17 Hình 3. Biểu đồ thể hiện thực trạng công tác hoạch định chiến lược tại Việt Dũng 21 Hình 4. Thực trạng hoạch định mục tiêu chiến lược của Việt Dũng 23 Hình 5. Thực trạng phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Việt Dũng 23 GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 4 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa WTO Tổ chức thương mại thế giới TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH SX & TMTH Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại tổng hợp ISO 9001 - 2008 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng SGS Tiêu chuẩn chất lượng NXB Nhà xuất bản GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 5 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược kinh doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một công ty. Đặc biệt trong những giai đoạn cạnh tranh gay gắt hay giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì tương lai của một công ty càng phụ thuộc vào việc công ty đó có chiến lược kinh doanh đúng đắn hay không. Mặt khác, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO, các doanh nghiệp của chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức mới và với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ phía các đối thủ nước ngoài. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của môi trường. Doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết hiện tại mình đang làm gì? và trong tương lai mình sẽ làm gì ? và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ mang lại là gì? Để trả lời được những câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính một cách chủ quan. Từ khi thành lập tới nay công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh. Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp tôi chọn đề tài: “ Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng” làm khoá luận tốt nghiệp, qua đó hy vọng đề tài này sẽ là một đóng góp nhỏ nhằm giúp công ty có những chương trình hành động thật cụ thể và đạt được mục tiêu, yêu cầu kinh doanh đã đề ra. Bước đầu cần đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2018. 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng” tập trung nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty? - Việc hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng diễn ra như thế nào? - Cần những giải pháp gì để hiện thực việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng? 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng” được thực hiện nhằm 3 mục đích sau: GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 7 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, nội dung, quy trình hoạch định chiến lược. - Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng. - Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng, đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty đó. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng, các nhân tố cấu thành, mô hình và quy trình hoạch định hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng.  Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm tấm ốp phức hợp Nhôm nhựa Alcorest trên thị trường Miền Bắc + Về thời gian: Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài là các dữ liệu trong khoảng thời gian 2012 – 2014, đề tài có ý nghĩa ứng dụng đến năm 2018, tầm nhìn 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng lịch sử để nghiên cứu dữ liệu, số liệu trong quá khứ qua đó đưa ra cơ sở cho hoạch định chiến lược. Ngoài ra đề tài còn vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược, đặc biệt vận dụng mô hình quản trị chiến lược truyền thống để ứng dụng hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm tấm ốp nhôm nhựa phức hợp Alcorest của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng trên thị trường miền Bắc. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng. - Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 8 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp 1.1. Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chiến lược Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết thực hiện các mục tiêu này”. Theo Johnson & Scholes (1999):“Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất chiến lược vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Vậy thuật ngữ chiến lược được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:  Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.  Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.  Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. 1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh - Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (1945): “Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp”. - Theo Alan Rowe (1998): “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị), là công cụ, giải pháp, nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”. - Một số nhà kinh tế trên thế giới đã thống nhất chiến lược kinh doanh với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đại diện cho quan niệm này là các nhà kinh tế của BCG, theo đó họ cho rằng “Chiến lược phát triển là chiến lược chung của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận của chiến lược thứ cấp là: chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển”. - Bản chất của chiến lược kinh doanh: Tăng cường vị thế cạnh tranh bền vững của SBU (sản phẩm/ dịch vị chủ chốt) trên thị trường mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cạnh tranh hay hợp tác của các SBU . Tóm lại ta có thể hiểu: “Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định chiến lược về không gian thị trường mục tiêu, cường độ đầu tư, quy hoạch nguồn lực cho SBU và các chiến lược chức năng”. GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp 1.1.3. Khái niệm hoạch định chiến lược - Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, các chính sách để quản lý các thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực”. - Theo Denning định nghĩa:“Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm- thị trường, khả năng sinh lời, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc có kinh doanh”. Tóm lại hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là: “Quá trình dựa trên cơ sở phân tích và dự báo các nhân tố môi trường kinh doanh, sử dụng các mô hình thích hợp để quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, nguồn vận động tài chính cũng như các nguồn lực khác, mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh và cách thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược”. 1.2. Các nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh Trong điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp Việt Nam, hơn lúc nào hết, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và nhất là thực hiện chiến lược một cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý nghĩa sống còn với nhiều doanh nghiệp. Theo Alfred Chandler (Đại học Havard), hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu chủ yếu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó, chọn lựa phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đó. Điều đáng lưu ý là hoạch định chiến lược đều nhắm vào việc thực hiện mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Và nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh bao gồm: - Thiết lập mục tiêu chiến lược: Mục tiêu chiến lược phản ánh những mong muốn mà một đơn vị kinh doanh kết đạt được, nó là chuẩn đích của hành động. Mục tiêu chiến lược có thể được diễn đạt cả về định lượng và định tính (điều gì cần phải đạt được, cần đạt được bao nhiêu, và đạt được điều đó khi nào). Có rất ít đơn vị kinh doanh theo đuổi chỉ một mục tiêu chiến lược. Hầu hết các đơn vị kinh doanh đều đặt ra một phức hợp các mục tiêu bao gồm lợi nhuận, tăng trưởng về doanh số, cải thiện thị phần, ngăn chặn rủi ro, cải tiến sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Vì mục tiêu chiến lược định hướng cho các hành động nên chúng cần phải được xác định đúng. Có các tiêu chuẩn sau đây cần xem xét khi thiết lập mục tiêu được khái quát thành: GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 10 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp S.M.A.R.T ( Specific, Measurable, Attainable, Realistic và Timely) có nghĩa là cụ thể, đo lường được, có thể đạt tới được, thực tế và ấn định thời gian. Một khía cạnh quan trọng mà nhà quản trị cần lưu ý khi xác định mục tiêu chiến lược là lựa chọn giữa lợi nhuận ngắn hạn hay tăng trưởng dài hạn, thâm nhập sâu vào thị trường hiện tại hay phát triển thị trường mới, lợi nhuận hay đáp ứng các mục tiêu phi lợi nhuận, tăng trưởng cao hay rủi ro thấp Mỗi một sự lựa chọn trên sẽ định hướng hình thành các chiến lược marketing khác nhau. - Phạm vi và thị trường: Hoạch định chiến lược kinh doanh phải dựa trên cơ sở tiến hành công tác nghiên cứu phạm vi và thị trường tỷ mỷ, để có thể trả lời các câu hỏi thị trường mục tiêu của mình là gì? có đặc điểm ra sao? Thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt là gì? nắm vững nhu cầu thực tế của thị trường; đối thủ cạnh tranh của mình là ai? phương thức, cách thức kinh doanh của họ ra sao? Tập khách hàng mục tiêu của mình là gì? đặc điểm của tập khách hàng đó như thế nào? Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp thất bại vì công tác nghiên cứu thị trường làm không kỹ lưỡng, không chuyên sâu. Do đó, quyết định đầu tư ngành sản phẩm không đúng, kết quả là sản xuất dư thừa, hàng hóa bán không được; sản xuất không theo nhu cầu của thị trường. - Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp: Khả năng khai thác thành công các cơ hội marketing phụ thuộc vào các nguồn lực và khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức và từng đơn vị kinh doanh. Việc phân tích bên trong cũng giúp các nhà quản trị nhận thức rõ các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Mỗi đơn vị kinh doanh cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình một cách định kỳ. Những điểm mạnh là những gì mà công ty đang làm tốt hay các đặc tính giúp nó nâng cao khả năng cạnh tranh. Điểm mạnh có thể tồn tại ở các dạng sau: một kỹ năng hay kinh nghiệm quan trọng (chẳn hạn, bí quyết công nghệ); các tài sản vật chất có giá trị (như: nhà xưởng, vị trí hấp dẫn ); nguồn nhân lực có giá trị; tài sản vô hình (nhãn hiệu, danh tiếng, lòng trung thành của khách hàng) Một đơn vị kinh doanh sở hữu nhiều điểm mạnh sẽ có cơ may thành công trong việc khai thác các cơ hội thị trường hơn. GVHD: ThS. Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh [...]... thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng ở chương 2 và những định hướng, mục tiêu của Công ty trong những năm tiếp theo, tác giả xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần làm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện phân tích tình thế chiến lược của Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng Để... trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng 3.1.1 Các kết quả đạt được Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là rất cần thiết, nhận biết được tầm quan trọng đó ban lãnh đạo của Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng đã lập kế hoạch kinh doanh trong 3 năm 2012-2014 Công ty bắt đầu tổ chức được hệ thống quản lý chiến lược, tuy chưa áp dụng quy trình khoa học vào việc hoạch định chiến. .. LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM VIỆT DŨNG 2.1 Khái quát về công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng Tên công ty: Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM VIỆT DŨNG Tên tiếng Anh: VIET DUNG ALUMINIUM JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VIETDUNG.,JSC Địa chỉ: Trụ sở chính: Số 221 Hồ Tùng Mậu – P Cầu Diễn – Q Nam Từ Liêm – TP Hà Nội – Việt Nam... thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng 2.4.1 Thực trạng các hoạt động công ty thực hiện trong hoạch định chiến lược GVHD: ThS Đỗ Thị Bình SVTH: Đỗ Quốc Khánh 28 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp Theo kết quả bài phỏng vấn Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc Bùi Trọng Dũng thì công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng đã thực hiện công tác hoạch định nhưng... tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng Theo kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp, thực trạng sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng đã được chú trọng ngay từ những ngày đầu thành lập Theo kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm ta nhận thấy rằng hiện nay công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng đã xây dựng cho mình tầm nhìn chiến lược và... trị chiến lược PGS TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, LAO ĐỘNG – XÃ HỘI: Đưa ra những quan điểm những góc nhìn mới về quản trị chiến lược Phạm Thị Hà (2014), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Pinctadali Việt Nam, Đại học Thương mại Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh ở trong và ngoài nước tôi nhận thấy đề tài : “ Hoạch định chiến lược kinh doanh. .. – Electric, Trường Đại học Thương mại Hoàng Thị Minh Thư (2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH NeVon, Trường Đại học Thương mại Đào Thị Thúy (2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn IDC, Trường Đại học Thương mại Trương Thị Hồng Ánh (2010), Hoạch đinh chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, Trường Đại học Thương mại... http://www.vietdung.com.vn Với ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất tấm ốp nhôm nhựa phức hợp thương hiệu ALCOREST Vài nét khái quát về Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng: Công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng tiền thân là công ty Cơ kim khí Việt Dũng và công ty TNHH SX&TM TH Việt Dũng hợp thành,được thành lập vào 28/7/ 2001 Với mục tiêu “ Tất cả cho chất lượng, Chất lượng cho tất cả” Công ty luôn theo đuổi mục tiêu phát... chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đủ sức nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường Đảm bảo chiến lược kinh doanh thực hiện hiệu quả Đảm bảo chiến lược phát huy năng lực cạnh tranh tiến tới phát triển bền vững Công ty Đảm bảo hiệu lực và hiệu quả công tác hoạch định chiến lược 3.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng Căn... mục đích tìm hiểu công tác hoạch định tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty như thế nào, hiệu quả hoạt động phân tích tình thế chiến lược kinh doanh, các mục tiêu chiến lược đã được hoạch định ra sao, hoạt động phân tích và lựa chọn phương án chiến lược đã thực sự hiệu quả chưa, tình hình hoạch định chính sách marketing thực thi chiến lược và cách thức công ty hoạch định nguồn lực và . trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng. Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng. 7 Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Nhôm Việt Dũng tập trung nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh. các công ty? - Việc hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng diễn ra như thế nào? - Cần những giải pháp gì để hiện thực việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM LƯỢC

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC BẢNG

  • Bảng 4. Mô thức TOWS của Công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng

  • Bảng 5. Ma trận QSPM của công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu

  • 3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:

  • 5. Phương pháp nghiên cứu:

  • 6. Kết cấu đề tài

  • CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH

  • 1.1. Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh

  • 1.1.1. Khái niệm chiến lược

  • 1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh

  • 1.1.3. Khái niệm hoạch định chiến lược

  • 1.2. Các nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh

    • Thiết lập mục tiêu chiến lược:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan