Chuyên đề phòng tránh chấn thương

8 1.7K 11
Chuyên đề phòng tránh chấn thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn Chuyên đề : MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI HỌC VÀ LUYỆN TẬP TDTT TRONG TRƯỜNG HỌC A. MỞ ĐẦU : I. Lý do chọn đề tài: Để đáp ứng, yêu cầu công việc học tập-lao động-sản xuất cũng như các hoạt động xã hội khác của nước ta hiện nay. Mỗi người phải bảo đảm sức khoẻ mới đáp ứng cho sự phát triển về kinh tế xã hội và nhu cầu hưởng thụ. Từ đó nhu cầu tập luyện thể dục-thể thao, rèn luyện sức khoẻ thu hút mọi tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện rộng rãi một cách tự nguyện. Song song, việc luyện tập thể thao thành tích cao cũng được mọi người quan tâm, chú trọng. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tâm sinh lý học về thể chất và giới tính của học sinh THCS và giáo dục-định hướng con người mới - con người có nhận thức về bảo vệ sức khoẻ và phát triển – duy trì nòi giống dân tộc. Cũng như qui luật phát triển và sự vận động của con người không ngừng nâng cao kiến thức và tầm hiểu biết của mình trong việc tham gia hoạt động thể dục thể thao, trong đó “ Dạy và học môn giáo dục thể chất Dạy và học môn giáo dục thể chất ở trường THCS ở trường THCS” là môn khoa học tự nhiên không thể thiếu cho lứa tuổi THCS trong học tập - vui chơi – giải trí. Qua đó sẽ giúp các em đảm bảo việc rèn luyện thể chất để phát triển trí tuệ, nâng cao nhận thức bảo vệ sức khoẻ và hoàn thiện tư tưởng-đạo đức-nhân cách con người mới. Hiện nay học sinh bậc THCS còn hạn chế về ý thức “Sức khoẻ là vàng” cũng như tầm quan trọng việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ lứa tuổi 11-15 lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi cơ bản – bản lề cho thời kỳ phát triển thể chất, phát triển trí tuệ toàn diện. Từ đấy, một số chấn thương thường gặp trong lúc học môn “Thể dục- Giáo dục thể chất” còn gọi là “tai nạn vận động” xuất hiện làm ảnh hưởng không nhỏ cho việc học tập. - Bên cạnh đó, đa số các bậc cha mẹ ít quan tâm đến bộ môn : Giáo dục thể chất được gọi là môn thể dục trong trường học. Thông thường các bậc cha mẹ chủ yếu tập trung các môn học văn hóa mà lại quên điều cơ bản của câu tục ngữ “Sức khoẻ quý hơn vàng “. Từ những nhận định, suy nghĩ trên đã làm lan toả đến con em của mình và các bậc cha mẹ thường không động viên mà còn yêu cầu thầy cô giảm bớt lượng vận động trong các tiết học sợ con em tập nhiều bị chấn thương, mỏi mệt, gặp một số bệnh khác do bãi tập ở ngoài trời nắng-mưa thất thường. Từ thực tế, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục ở trường nhiều năm, cũng như được phân công tập luyện các đội – nhóm tham gia thi đấu các giải, các hội thao. Qua các thông tin của trường bạn, qua các thông tin đại chúng tôi thấy vẫn còn trường hợp chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao Tất nhiên do nhiều nguyên nhân . Song với tất cả những người làm thể thao, những người giảng dạy bộ môn thể dục, đây là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu, phải được chú trọng trong quá trình giảng dạy và huấn luyện TDTT. Với lý do trên, tôi mạnh dạn thể nghiệm những điều mình tích luỹ được qua quá trình giảng dạy bằng một chuyên đề : “Một số biện pháp phòng tránh chấn thương khi học và luyện tập thể dục – thể thao ở trường THCS”. II. Cơ sở lý luận : 1. Một số quan niệm liên quan đến đề tài : Hoạt động thể dục thể thao là một hoạt động gắng sức tối đa vì thế một mặt nó thúc đẩy cơ thể phát triển cân đối nhưng mặt khác nó đòi hỏi cơ thể tiêu hao một nguồn năng lượng lớn Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -1- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn vượt quá giới hạn sinh lý bình thường của cơ thể. Vì vậy trong một số trường hợp đặc biệt khi học tập và hoạt động TDTT sẽ gây ra các tác hại đặc biệt đối với cơ thể và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những rối loạn tạo ra trạng thái bệnh lý gồm. * Các trạng thái bệnh lý thường gặp trong hoạt động TDTT như đau sóc, choáng, ngất … * Chấn thương thể thao. Trong một số trường hợp việc tập luyện không theo đúng bài bản sẽ gây chấn thương (thường là chấn thương ở gối, thắt lưng, cổ chân, vai, háng, cổ tay, khuỷu). Trường hợp sai nhiều sẽ dẫn đến các bệnh mạn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, nứt, gãy xương sống. 2. Ý nghĩa việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT. - Tập luyện TDTT là nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực con người. - Do không biết hoặc coi thường, không chịu tuân theo nguyên tắc, phương pháp khoa học trong hoạt động TDTT, nên người tập đã để xảy ra chấn thương như : + Xây xát nhẹ hoặc chảy máu ngoài da. + Choáng, ngất; tổn thương cơ; bong gân; tổn thương khớp và sai khớp; giập hoặc gãy xương; chấn thương não hoặc cột sống. 3. Một số nguyên nhân gây chấn thương : Không thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản trong tập luyện cũng như thi đấu TDTT như : + Không đảm bảo nguyên tắc hệ thống : Đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên trì có hệ thống. + Không đảm bảo nguyên tắc tăng tiến : Tập từ nhẹ đến nặng; từ đơn giản đến phức tạp, không nóng vội, tùy tiện … + Không đảm bảo nguyên tắc vừa sức: Tập phù hợp với khả năng, sức khỏe của người tập. + Không đảm bảo nguyên tắc vệ sinh trong luyện tập TDTT : Địa điểm, sân bãi, phương tiện không đảm bảo an toàn, vệ sinh; trang phục tập luyện không phù hợp; môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn … không đảm bảo yêu cầu. + Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT : Hoạt động TDTT là một hoạt động tập thể, nếu không tuân thủ những quy định một cách nghiêm túc, thì rất dễ xảy ra chấn thương. III. Phương pháp nghiên cứu : Chuyên đề này được soạn qua quá trình nghiên cứu một số tài liệu về y – sinh học TDTT kết hợp kinh nghiệm bản thân trong thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và các nguồn thông tin đại chúng. + Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. + Phương pháp phỏng vấn, trao đổi mạn đàm. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. + Phương pháp toán học thống kê. B. NỘI DUNG : Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy môn thể dục tôi đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp phòng tránh chấn thương khi học và luyện tập thể dục – thể thao ở trường THCS”. “ tôi tiến hành giải quyết nhiệm vụ : Nhiệm vụ 1 : Xác định cơ sở nghiên cứu lý luận Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -2- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu và đánh giá thực trạng áp dụng “Biện pháp phòng tránh chấn thương khi học và luyện tập thể dục – thể thao ở trường THCS” trong giảng dạy thể dục cho học sinh tiết chính khóa và ngọai khóacó hiệu quả ra sao?. - Tâm lý học sinh học tiết thể dục có áp dụng và không áp dụng biện pháp phòng tránh chấn thương khi học thể dục. Nhiệm vụ 3 : Xây dựng hệ thống tổ chức giảng dạy lý thuyết và thực hành biện pháp phòng tránh chấn thương trong khi học thể dục cho tiết chính khóa và ngọai khóa. - Đề xuất một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn thể dục biện pháp phòng tránh chấn thương trong khi học thể dục cho tiết chính khóa và ngọai khóa là một nhu cầu không thể thiếu. Nhiệm vụ 4 : Giáo dục học sinh nhận thức tầm quan trọng lợi ích và nguyên tắc bảo vệ sức khỏe là phải áp dụng biện pháp phòng tránh chấn thương khi học thể dục Xác định đây là một môn học luôn gây sự chú ý đối với mọi tầng lớp mọi lúc mọi nơi bằng những phương pháp, hình thức tổ chức, hình thức thi đấu, luật thi đấu, đối tượng tham gia thi đấu… phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi, thõa mãn nhu cầu rèn luyện thể chất, giải trí và học tập. Là môn học được đánh giá cao về tính khoa học, tái tạo ra sức lao động, sự hứng thú cho mọi người không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ, dân tộc … I. Biên pháp thực hiện : 1- Nguyên tắc tư tưởng : Là nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục và giảng dạy TDTT. Đây là vai trò chủ đạo và chi phối các nguyên tắc khác. Khi quán triệt và vận dụng nguyên tắc này giáo viên cần chú ý các đặc điểm sau : • Phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh • Giáo dục tư tưởng kết hợp chặt chẽ với nội dung tính chất và phương páhp giáo dục phát hiện những vấn đề tư tưởng tiêu cực để kịp thời uốn nắn. • Dùng phương pháp động viên và thuyết phục là chính, lấy điển hình kích thích tập thể. • Nghiêm khắc trong luyện tập, cương quyết với những học sinh thực hiện sai, lệch động tác. Nhưng kiên trì giáo dục, hướng dẫn trong học tập, rèn luyện. • Giáo viên là người gương mẫu, chuẩn mực. Bỡi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 2- Nguyên tắc trực quan (làm mẫu) : Trong tiết học thể dục nguyên tắc trực quan-làm mẫu của giáo viên cần phải thực hiện thường xuyên. Có thể nhiều lần : lần thực hiện đầu tiên, lần thực hiện xen kẽ cùng với học sinh và lần thực hiện cuối cùng. Ở lần thực hiện đầu tiên cho học sinh định hình, xác định động tác, kỹ thuật ; lần xen kẽ (giữa) với học sinh cho học sinh sửa sai và xác định động tác kỹ thuật chính xác hơn ; lần cuối cùng tạo cho học sinh cảm giác oàn bộ kỹ thuật động tác để các em dễ dàng nhớ lâu và thực hiện thành thạo. Khi thực hiện nguyên tắc trực quan giáo viên phải chú ý vị trí phù hợp với đội hình lớp, để tất cả học sinh đều quan sát rõ động tác làm mẫu. Tuy nhiên nguyên tắc làm mẫu này không phải áp dụng cho tất cả các nội dung bài học mà tùy nội dung, nhiệm vụ của tiết học mà thực hiện cho thích hợp và hiệu quả. 3- Nguyên tắc toàn diện : Trong hoạt động giáo dục thể chất, mỗi nội dung học chỉ tác dụng cho sự phát triển của một số tố chất hoặc một số bộ phận cơ thể nhất định. Vì vậy, muốn cơ thể phát triển toàn diện, phòng chống toàn diện ta phải tập và hiểu biết toàn diện. Khi áp dụng nguyên tắc này giáo viên phải chú ý : đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe học sinh để có Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -3- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn những bài tập hớp lý và vừa sức cho đối tượng tham gia. Tránh tình trạng quá sức hoặc thiên lệch. Trong rèn luyện thể thao tính kế thừa các tri thức và kỹ năng rất quan trọng. Nếu các kỹ năng tiết học trước đó không nắm được thì sẽ gặp khó khăn khi tiếp thu bài học mới. 4- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực : Giáo viên cần phải vận dụng triệt để nguyên tắc này. Đây là nguyên tắc quan trọng trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy TDTT. Nguyên tắc này biểu hiện qua nhận thức, mục đích, nhiệm vụ học tập, thể hiện trong rèn luyện một cách chính xác, đúng đắn … có khả năng tìm hiểu mối liên hệ giữa các động tác và các hiện tượng liên quan. Thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng, trình độ vận dụng kiến thức đó và bài tập và cuộc sống thực tế. Tính tích cực làm mức đánh giá tính tự giác. 5- Nguyên tắc vừa sức : Nguyên tắc này xuất phát từ tình hình thực tế của lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, sức khỏe và khả năng tiếp thu của học sinh. Trong giảng dạy TDTT muốn đạt kết quả tốt thì phải dựa vào đặc điểm trên. Đây là điểm cơ bản giáo viên phải nắm vững để xây dựng khối lượng vận động, các yêu phù hợp với khả năng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh trong học tập và rèn luyện. 6- Nguyên tắc củng cố : Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng, không thể thiếu, nó góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của tiết dạy. Nguyên tắc này hệ thống, củng cố lại nội dung kiến thức mới học, giúp học sinh nhớ và nắm vững kiến thức trọng tâm sâu hơn. Những, bài tập, lời dặn dò của giáo viên là tính hệ thống để học sinh nắm vững nội dung bài và tự đánh giá khả năng tiếp thu của từng cá nhân. 7- Nguyên tắc vệ sinh sân bãi, dụng cụ : Đây là điều cơ bản trong học tập và rèn luyện thi đấu TDTT. Trước khi tập cần phải dọn vệ sinh sân bãi, kiểm tra dụng cụ, phương tiện tập luyện đạt độ an toàn, vệ sinh. Giáo viên và học sinh cần tổ chức dọn vệ sinh sân tập và kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ trước khi tiến hành buổi tập. Cần chọn địa điểm tập thoáng mát, trong lành, khô ráo, có bóng mát. Trang phục tập luyện phải phù hợp; môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn … đảm bảo yêu cầu. Nên mặc trang phục thể thao, đi giầy khi tập. Khi tập xong, mồ hôi nhiều, không nên ngồi chỗ thông gió, hoặc tắm nước lạnh ngay, vì rất dễ bị cảm. Mỗi học sinh cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên, không uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất ma tuý. Không tự ra ao, hồ, sông, biển tắm khi không có người hướng dẫn, bảo hiểm. II. Phương pháp giảng dạy : Trong công tác giảng dạy TDTT ngoài việc vận dụng những nguyên tắc và quy trình giảng dạy, giáo viên phải tuân thủ và áp dụng 4 phương pháp sau :  Phương pháp giảng dạy và thị phạm  Phương pháp phân đoạn và hoàn chỉnh  Phương pháp tập luyện … hệ thống ; tăng dần; -thời tiết - dinh dưỡng ; trò chơi …  Phương pháp sửa sai. Khi áp dụng các phương pháp trên giáo viên cần :  Tìm đúng nguyên nhân  Dùng các biện pháp khắc phục thiếu sót cơ bản  Vận dụng khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh để giảng dạy hiệu quả nhất  Giảng giải, phân tích và làm mẫu phải đúng, chính xác, khéo léo Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -4- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn  Kích thích niều say mê, sự hứng thú và năng khiếu của học sinh. III. Giáo án thực hiện chuyên đề : MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI HOẠT ĐỘNG TDTT Ở TRƯỜNG HỌC I. Mục Tiêu : Củng cố, phát triển những kết quả đã học lớp 6 chuẩn bị học tập có hiệu quả thương trình lớp 7, góp phần thực hiện mục tiêu môn học ở THCS: - Hiểu biết tính năng, tác dụng việc luyện tập TDTT và nắm rõ một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, giữ gìn vệ sinh và thói quen tự giác tập luyện TDTT. - Biết vận dụng một số điều đã học và nền nếp sinh hoạt ở trường và sinh hoạt cộng đồng. + Nhiệm vụ : - Phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT + Yêu cầu : - HS chú ý nghe bài giảng, thực hiện tốt các yêu cầu của GV, ổn định các nhóm tập luyện. II. Địa điểm, thiết bị dạy học. - Địa điểm: Sân trường THCS Lê Quí Đôn - Thiết bị: Còi TD III. Nội dung và phương pháp lên lớp. NỘI DUNG Định lượng Phương pháp -tổ chức A/ Phần mở đầu. 1. Nhận lớp: - GV nhận lớp, điểm danh, kiểm tra tác phong. - Yêu cầu thực hiện phương pháp nội dung bài học. 2. Khởi động: - Khởi động chung : HS chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường, xoay các nhóm khớp, các nhóm cơ. - Xoay các khớp: cổ, tay, cánh tay, hông, chân, cổ chân, ép gối. - Chạy tại chỗ; chạy bước nhỏ; chạy nâng cao đùi; chạy gót chạm mông. 8-10 ph 4-5 phút 4-5 phút - Lớp trưởng (cán sự lớp) tập hợp lớp thành 4 hàng ngang báo cáo sĩ số cho GV. GV  LT    - Đội hình hàng ngang khởi động GV                               B/ Phần cơ bản : 1. Giới thiệu bài mới : Lý thuyết + Phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT . 25-30 ph 4-5 phút HS : Tập trung trong bóng mát (râm), chuẩn bị bút, tập. Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -5- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn * Ý nghĩa việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT. - Tập luyện TDTT là nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực con người. - Do không biết hoặc coi thường, không chịu tuân theo nguyên tắc, phương pháp khoa học trong hoạt động TDTT, nên người tập đã để xảy ra chấn thương như: + Xây xát nhẹ hoặc chảy máu ngoài da. + Choáng, ngất; Tổn thương cơ; bong gân; Tổn thương khớp và sai khớp; Giập hoặc gãy xương; Chấn thương não hoặc cột sống. + Một số nguyên nhân gây chấn thương : - Không thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản trong tập luyện cũng như thi đấu TDTT như: @ Không đảm bảo nguyên tắc hệ thống.(Đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên trì có hệ thống). @ Không đảm bảo nguyên tắc tăng tiến. (tập từ nhẹ đến nặng; từ đơn giản đến phức tạp, không nóng vội, tùy tiện …) @ Không đảm bảo nguyên tắc vừa sức. (Tập phù hợp với khả năng, sức khỏe của người tập). @ Không đảm bảo nguyên tắc vệ sinh trong luyện tập TDTT. (Sân bãi, phương tiện không đảm bảo an toàn, vệ sinh; trang phục tập luyện không phù hợp; môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn … không đảm bào yêu cầu). @ Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT. (Nếu không tuân thủ những quy định một cách nghiêm túc, thì rất dễ xảy ra chấn thương). * Cách phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT. - Trong tập luyện TDTT phải tập từ nhẹ đến nặng; từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp. - Khi kết thúc buổi tập ta phải tiến hành hồi tĩnh để đưa trạng thái cơ thể bình thường. + Trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu, nếu thấy sức khỏe không bình thường, cần báo với GV biết để có hình thức tập luyện phù hợp. + Không tham gia thi đấu khi chức tập luyện các nội dung đó. 4-5ph 4-5ph HS : Tập hợp 4 hàng ngang (ngồi) lắng nghe và trao đổi - thảo luận theo tổ, nhóm dưới sự hướng dẫn giáo viên. + Đội hình học tập  GV                                 + GV giải thích ý nghĩa phòng tránh chấn thương trong khi tập luyện TDTT. + GV : Đặt vấn đề cho HS phát biểu. - Những trường hợp nào được xem là chấn thương nhẹ? chấn thương nặng?. *HS : Trả lời cá nhân hoặc tổ nhóm. + GV hỏi : Như thế nào là tập luyện đúng nguyên tắc hệ thống ? * HS phát biểu: + Nguyên tắc tăng tiến. * HS phát biểu: + Nguyên tắc vừa sức. * HS phát biểu: + Nguyên tắc vệ sinh trong luyện tập TDTT. * HS phát biểu: Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT. + GV giảng và giải thích ý nghĩa phòng tránh chấn thương trong khi tập luyện TDTT. + GV : đặt vấn đề cho HS phát biểu. -Những động tác khởi động nàolà cần thiết cho mộ môn chạy cự ly ngắn? + HS : trả lời cá nhân hoặc tổ nhóm. + GV hỏi : Như thế nào là tập luyện đúng nguyên tắc hệ thống ? * HS phát biểu: Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -6- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn + Trước khi tập cần phải dọn vệ sinh sân bãi, kiểm tra dụng cụ, phương tiện tập luyện đạt độ an toàn, vệ sinh. + Trang phục tập luyện phải phù hợp; môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn … đảm bảo yêu cầu. + Không ăn uống nhiều ngay trước và sau khi luyện tập. Tập xong không nên ngồi chỗ thông gió hoặc tắm nước lạnh ngay rất dễ bị cảm lạnh. 2- Củng cố : + Ôn lại cả bài lý thuyết Phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT. + Nguyên tắc tăng tiến. * HS phát biểu: + Nguyên tắc vừa sức. * HS phát biểu: + Nguyên tắc vệ sinh trong luyện tập TDTT. * HS phát biểu: Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT. + Kiểm tra miệng một số HS : + Hỏi lại những câu có nội dung trên : * Chú ý những HS thiếu tập trung để hỏi. C / Phần kết thúc. + Thả lỏng tay, chân, toàn thân, phối hợp hít thở. + Nhận xét, đánh giá buổi học. + Nhắc nhở và hướng dẫn tập ở nhà. + Xuống lớp. 4-5 phuùt 4x8 nhòp GV LT    + HS : Vươn thở (4 lần); giũ tay chân thả lỏng các nhóm cơ – hồi tỉnh. - GV và HS xuống lớp. C. KẾT LUẬN : Qua kết quả tìm hiểu và nghiên cứu bản thân rút ra một số nhận xét sau: Chấn thương là “kẻ thù số một” của TDTT, tập TDTT mà để xảy ra chấn thương là điều không tốt, nó đi ngược lại mục đích của người tập. Do đó phòng tránh không để xảy ra chấn thương là một việc rất cần thiết và quan trọng, ai cũng cần phải chú ý thực hiện. Có như vậy chúng ta mới tiêu diệt được kẻ thù của TDTT, và phát huy hết tác dụng của việc tập luyện TDTT vì mục đích cao cả là sức khoẻ. Nếu học sinh hiểu và biết phòng tránh chấn thương trong hoạt động học và tập TDTT sẽ giúp các em không ngán ngại tiết học thể dục, phát huy kiến thức phòng tránh chấn thương trong học và hoạt động TDTT, gián tiếp gây hứng thú trong việc học tập văn hóa, năng động trong phong trào. Đặt biệt, các em thể hiện tốt tính tự giác, khắc phục về thể lực, nâng cao thể chất phát huy ý thức tập luyện TDTT… Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua quá trình giảng dạy bộ môn chuyên ngành và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp cũng như các phương tiện thông tin, tài liệu y, sinh học. Xuân An, ngày, ……. tháng … năm 2009 Tổ chuyên môn Người thực hiện Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -7- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn Bùi Văn Dzụ Một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -8- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ . Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn Chuyên đề : MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI HỌC VÀ LUYỆN TẬP TDTT TRONG TRƯỜNG HỌC A. MỞ ĐẦU : I. Lý do chọn đề. GV giải thích ý nghĩa phòng tránh chấn thương trong khi tập luyện TDTT. + GV : Đặt vấn đề cho HS phát biểu. - Những trường hợp nào được xem là chấn thương nhẹ? chấn thương nặng?. *HS : Trả. pháp phòng tránh chấn thương trong học tập TDTT -7- Người thực hiện : GV Bùi Văn Dzụ Chuyên đề Giáo dục thể chất Tổ Thể dục trường THCS Lê Quý Đôn Bùi Văn Dzụ Một số biện pháp phòng tránh chấn

Ngày đăng: 13/05/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan