ĐỀ CƯƠNG ôn tập địa lí lớp 11 học kì 2

6 2.8K 71
ĐỀ CƯƠNG ôn tập địa lí lớp 11 học kì 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ HỌC KÌ II Câu 1: Nêu những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á? - Vị trí địa lí: + Nằm ở khu vực đông nam châu Á, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương + Là vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ôxtraylia, là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. > Có vị trí địa – chính trị rất quan trọng, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Và vì những lợi thế như vậy nên đây cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. Hơn nữa ĐNÁ nằm gần các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản khó khăn trong việc cạnh tranh thu hút vốn nước ngoài. + Các nước ĐNA đều giáp biển (trừ Lào)  thuận lợi cho giao lưu KT-XH giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và phát triển các ngành KT biển (du lịch biển, khai thác dầu khí, nuôi trồng và đánh bắt hải sản ) - Địa hình: + Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều đồi, núi (thường có độ cao dưới 3000m) và núi lửa. Có nhiều núi hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam như núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,… —> khó khăn cho giao thông đường bộ và khai thác tài nguyên khoáng sản. + Ít đồng bằng lớn, chỉ có 1 số đồng bằng lớn ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu- ma-tra, Niu Ghi-lê, tuy nhiên có các đồng bằng phù sa, màu mỡ như ĐB sông Mê Công, ĐB Sông Hồng,… > Các đồng bằng màu mỡ mang lại lợi thế cho nền nông nghiệp lúa nước và 1 số loại cây khác. - Hệ thống sông ngòi: dày đặc với nhiều con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra-a-đi > Tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao -> phát triển nông nghiệp - Khí hậu: gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều. > Làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp với rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm quanh năm. Tuy nhiên cũng tồn tại 1 số khó khăn như sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân hay nạn chặt phá rừng đang diễn ra. - Biển : Bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp. > Vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển. Nhưng thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai. - Tài nguyên thiên nhiên : + Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. + Ngoài ra, vì nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản, thèm lục địa nhiều dầu khí nên giàu có về tài nguyên khoáng sản cũng > Là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. Câu 2: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư, xã hội trong sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á? - Có số dân đông, mật độ dân số cao > Nguồn nhân công rẻ, dồi dào, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài tuy nhiên dân số quá đông nên dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập. - Lao động có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, thì khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghệ đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. - Phân bố dân cư không đều làm cho việc khai thác tài nguyên nguồn lực ở các tỉnh miền núi găoj nhiều khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều trở ngại. - Đa dân tôcj, đa tôn giáo thì dễ nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ quyền lợi, định kiến về phong tục tập quán văn hóa dễ mất ổn định về an ninh chính trị từ đó ảnh hưởng, làm chậm tốc độ phát triển KT. Câu 3: Trình bày những điều kiện, thực trạng phát triển nông nghiệp của khu vực ĐNÁ? * Điều kiện: - Có các đồng bằng phù sa màu mỡ. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm. - Sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc cung cấp nước cho trồng trọt. - Được bao quanh bởi các biển và đại dương để phát triển ngư nghiệp. * Thực trạng phát triển: - Trồng lúa gạo: + Là cây lương thực truyền thống của cả khu vực + Khu vực đã giải quyết cơ bản được vấn đề lương thực. + Sản lượng lương thực ngày càng tăng nhưng tỉ lệ tăng tưởng dân số cũng tăng và diện tích gieo trồng ngày càng bị thu hẹp  Vấn đề an ninh lương thực vẫn cần được đặt ra. - Trồng cây CN, cây ăn quả: + Các loại cây CN: cao su, cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan… loại cây đậu, lấy sợi,…  ĐNÁ là nguồn cung cấp chính trên thế giới về cao su, cà phê, hô tiêu. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. + Cây ăn quả:được trông hầu hết ở các nước  nếu tăng cường chế biến thì sẽ trở thành nguồn xuất khẩu lớn - Chăn nuôi, đánh bắt và nuồi trồng thủy hải sản: + Chăn nuôi: số lượng đàn gia súc khá lớn, nhưng chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính. Các sp chính: trâu, bò: Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam, lợn: Việt Nam,Philipin,Thái Lan, Inđônêxia, + Đánh bắt và nuôi trông thủy sản hải sản: ĐNÁ là 1 trong những khu vực đánh bắt cá lớn nhưng còn chưa tận dụng hết tiềm năng. Nuôi trồng thủy hải sản gần đây đã phát triển mạnh. Câu 4: Trình bày những điều kiện phát triển, tình hình phát triển ngành công nghiệp ở ĐNÁ? * Điều kiện: (skg) * Thực trạng phát triển: - Công nghiệp ĐNA đang phát triển theo hướng: tăng cường liên doanh, lien kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người LĐ, chú trọng phát triển sx các mặt hàng xuất khẩu. - Các ngành công nghiệp chính: + Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy > sản phẩm có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều quốc gia (xingapo, malaisia,Thái lan, Indonexia,…). + Khai thác khoáng sản: dầu khí , than,…(Bru-nây, Indonexia, Việt Nam, …) + Dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm …. Nhằm phục vụ xuất khẩu. + Công nghiệp điện. Câu 5: Trình bày sự ra đời và phát triển của ASEAN? - Được thành lập năm 1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sin-ga-po. - Các nước lần lượt gia nhập thêm là: Bru-nây (1984), Việt Nam (1995), Mi-an- ma và Lào (1997), Cam-pu-chia (1999). Câu 6: Nếu các mục tiêu của ASEAN? Vì sao các mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định lâu dài? Mục tiêu: - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nứơc thành viên. - Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hộ phát triển. - Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nứơc hoặc các tổ chức kinh tế khác. > Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấm mạnh đến sự ổn định? - Vì khu vực ASEAN còn nhiều tranh chấp về lãnh thổ, về quyền lợi mà như thế sẽ kéo kinh tế chậm phát triển. - Còn tồn tại vấn đề mâu thuẫn giữa sắc tộc, tôn giáo và các thế lực thù địch nước ngoài gây ra. - Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng thông qua sử dụng vũ lực. Câu 7: Nêu các cơ chế hợp tác của ASEAN? Lấy ví dụ cụ thể minh họa cho các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN? - Cơ chế hợp tác của các nước trong ASEAN + Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị. + Thông qua các dự án, chương trình phát triển. + Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN ”. + Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao khu vực - Ví dụ: + Với cơ chế "Tổ chức các hội nghị", thì các nước ASEAN mỗi năm sẽ có một nước luôn phiên làm chủ tịch hiệp hội, sẽ tổ chức các hội nghị trong thời gian làm chủ tịch để định hướng phát triển kinh tế, quốc phòng cho khu vực. Như là năm vừa rồi, nước ta là chủ tịch hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đã tổ chức nhiều hội nghị như: Hội nghị cấp cao ASEAN, hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN, Để đạt được mục tiêu "Thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên". + Cơ chế: "Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực". Như là SEAGames, ParaGames, hay giải bóng đá của các nước Đông Nam Á => xây dựng ĐNÁ trở thành một khu vực có nền văn hóa, xã hội phát triển. + Dự án đường xuyên Asean 22 Câu 8: Nêu các thành tự của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó? - Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được đó là có 10/11 quốc gia trở thành thành viên cuả ASEAN - Năm 2004: + GDP của ASEAN đạt 799,9 tỉ USD + Giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD + Giá trị nhập khẩu đạt gần 492 tỉ USD +Cán cân xuất khẩu của toàn khối luôn dương - Tốc độ tăng trưởng KT của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc . - Đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được nâng cao. - Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Câu 9: Lấy ví dụ để thấy việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần khắc phục điều đó bằng những biện pháp nào? Ví dụ như việc phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, chặt phá cây để làm gỗ sẽ gây sói mòn đất, gây ra những trận lũ quét, làm thiệt hại nhiều tài nguyên nhà cửa, đường xá Ngoài ra còn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp nên gây ô nhiễm môi trường > ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Cây rừng bị chặt cũng làm mất nguồn nước ngầm, gây cạn kiệt nguồn nước.Như Việt Nam – vốn không phải là quốc gia giàu về tài nguyên nước, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.Tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. - Biện pháp: + Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép cho phép của chính quyền + Phạt nặng những hành vi huỷ hoại môi trường và khai thác không hợp lí + Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ HỌC KÌ II Câu 1: Nêu những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á? - Vị trí địa lí: + Nằm ở khu vực đông nam châu Á, là. sông Mê Công, ĐB Sông Hồng,… > Các đồng bằng màu mỡ mang lại lợi thế cho nền nông nghiệp lúa nước và 1 số loại cây khác. - Hệ thống sông ngòi: dày đặc với nhiều con sông lớn như sông. + Là vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ôxtraylia, là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. > Có vị trí địa – chính trị rất quan trọng,

Ngày đăng: 12/05/2015, 19:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan