Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk

69 406 0
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK Sinh viên thực hiện: Phạm Sơn Giáo viên hướng dẫn: Th.S H’Wen Niêkđăm Ngành học: Tài chính – Ngân hàng Khóa học: 2006 - 2010 Đăk Lăk, tháng 3 năm 2010 LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại Học Tây Nguyên, kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - chi nhánh tỉnh Đăk Lăk, em đã được học tập và tích lũy nhiều kiến thức quí báu cho bản thân. Chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến trường Đại Học Tây Nguyên, các Thầy Cô Khoa kinh tế đã truyền đạt kiến thức, dạy dỗ tôi trong thời gian qua. Em đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Giảng viên Th.S H’Wen Niêkđăm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - chi nhánh ĐăkLăk đã tận tình tạo điều kiện cho em tìm hiểu trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thời gian thực tập và viết chuyên đề song do kiến thức và khả năng có phần hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô, từ phía quý Ngân hàng và quý đọc giả để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực tập Phạm Sơn i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CV Cho vay DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính DNNN Doanh nghiệp nhà nước HĐTD Hợp đồng tín dụng GTVT Giao thông vận tải NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NH TMCP NT ĐL Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương ĐăkLăk NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NQD Ngoài quốc doanh QD Quốc doanh QH Quá hạn QHKH Quan hệ khách hàng QLRR Quản lý rủi ro SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TT Tỉ trọng VCB Vietcombank XNK Xuất nhập khẩu ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Tên bảng biểu, sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1.3.1: Cơ cấu tổ chức, quản lý bộ máy của NH TMCP NT Đăk Lăk 28 Bảng 3.1.3.2: Tình hình sử dụng lao động tại NH TMCP NT ĐL 32 Bảng 3.1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2007 – 2009 33 Bảng 4.1.1: Hoạt động cho vay của ngân hàng 2007 - 2009 36 Bảng 4.1.2: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế năm 2007 – 2009 38 Bảng 4.1.3: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế 2007 - 2009 40 Bảng 4.2.2.1: Dư nợ ngắn hạn gia hạn các năm 2007 – 2009 43 Bảng 4.2.2.2: Dư nợ ngắn hạn quá hạn các năm 2007 – 2009 44 Bảng 4.2.2.3: Tỉ lệ nợ khó đòi các năm 2007 – 2009 45 Bảng 4.2.2.4: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn các năm 2007 – 2009 46 Bảng 4.2.2.5: Mức sinh lợi của vốn vay qua các năm 2007 – 2009 47 iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 PHẦN THỨ BA 26 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 PHẦN THỨ TƯ 36 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 Bảng 4.2.2.4: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn 46 4.3.2.1. Tăng cường hoạt động huy động vốn 53 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng cần tăng cường. Là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của Ngân hàng, công tác này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn. Việc kiểm tra, kiểm soát ở đây không chỉ đơn thuần là kiểm tra theo các số liệu, chỉ tiêu, mà quan trọng hơn, là kiểm tra tính tuân thủ quy chế, quy định, quy trình cho vay của các cán bộ tín dụng, đảm bảo họ làm việc theo đúng pháp luật, trên cơ sở lợi ích của ngân hàng kết hợp với lợi ích khách hàng. Việc kiểm tra này cần được coi là hoạt động tự giác, khách quan. Có như vậy, việc kiểm tra, kiểm soát mới thực sự có ý nghĩa điều chỉnh kịp thời hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn 58 4.3.2.10. Lập quỹ dự phòng rủi ro 58 Tp. Buôn Ma Thuột, ngày tháng năm 2010 lxiv PHIẾU XÁC NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP lxiv iv PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa chung vào môi trường hội nhập thế giới để cùng phát triển, các ngân hàng cũng được thành lập ngày càng nhiều dưới rất nhiều hình thức, từ các ngân hàng thương mại cổ phần đến các ngân hàng liên kết với nước ngoài hoặc chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài Sự phát triển này chính là thách thức cho tất cả các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình sao cho đem lại nguồn thu nhập cao nhất. Sự phát triển và ra đời của các ngân hàng được xuất phát từ nhu cầu tất yếu của nguồn vốn trong sản xuất – kinh doanh (SXKD), mở rộng quy mô của các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp, hộ gia đình Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam hiện nay, cho vay chính là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn ở hầu hết các ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng thương mại mong muốn thay đổi cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn thông qua việc thường xuyên tìm kiếm các dự án đầu tư trung và dài hạn có tính hiệu quả cao để mở rộng cho vay trung và dài hạn, song vai trò cho vay ngắn hạn ở các ngân hàng vẫn là hoạt động chủ đạo. Để ngày càng phát triển và vươn lên trong trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng đã không ngừng nỗ lực mở rộng và đổi mới để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đối với cho vay ngắn hạn, việc mở rộng quy mô cho vay cũng không thể tách rời việc nâng cao hiệu quả cho vay. Thật vậy nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn không chỉ là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại, mà còn là yêu cầu của nền kinh tế. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, cho vay ngắn hạn từ lâu đã trở thành khoản mục cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trong những năm vừa qua hiệu quả của các khoản cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh đã được cải thiện nhiều so với thời gian hoạt động trước đây, tuy 1 nhiên vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cần cải thiện. Bên cạnh việc mang lại nguồn lợi nhuận cao, là thu nhập chính cho chi nhánh, thì hoạt động cho vay ngắn hạn đồng cũng làm phát sinh các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh và hình ảnh của chi nhánh Đăk Lăk. Nhận thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong nền kinh tế, việc tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu tình hình cho vay vốn của các ngân hàng là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ H’Wen Niêkđăm và sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, tôi quyết định chọn chuyên đề tốt nghiệp sau: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tính dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các mối quan hệ có ảnh hưởng đến vấn đề cho vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Về không gian Chuyên đề chủ yếu tập trung nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk. 2 1.4.2. Về thời gian - Thời gian thực hiện chuyên đề là 10 tuần (Từ ngày 20 tháng 3 năm 2010 đến ngày 21 tháng 5 năm 2010) - Thông tin số liệu sử dụng trong chuyên đề với khoảng thời gian là 3 năm: Năm 2007, năm 2008 và năm 2009. 1.4.3. Về nội dung - Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tính dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk. 3 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái quát lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 2.1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM Cho vay là hoạt động cơ bản của NHTM. Nó được hiểu là một giao dịch giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân và tổ chức, trong đó, bên cho vay chuyển giao vốn cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Hoạt động cho vay của ngân hàng chứa đựng đầy đủ đặc trưng của một quan hệ tín dụng: − Chuyển nhượng quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn dư thừa từ người cho vay sang người đi vay. − Cơ sở của quan hệ cho vay: ngân hàng khi chuyển giao vốn cho người đi vay phải có sự tin tưởng đối với người đi vay, tin rằng họ sẽ trả nợ. − Người đi vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. 2.1.1.2. Phân loại cho vay của NHTM Cho vay có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức sao cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhu cầu vay và việc quản lý cho vay của ngân hàng. Có một số cách chủ yếu để phân loại cho vay như sau: ∗ Theo đối tượng khách hàng: − Cho vay Chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu Ngân sách Nhà Nước. Cho vay Chính phủ thường thể hiện bằng việc Ngân hàng mua tín phiếu, trái phiếu do Kho bạc phát hành. 4 − Cho vay đơn vị kinh doanh: Là hoạt động cho vay đối với các đơn vị kinh doanh nhằm tài trợ cho các nhu cầu vốn để kinh doanh. Cho vay đơn vị kinh doanh được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau phù hợp với từng nhu cầu vốn cụ thể. − Cho vay các tổ chức tài chính khác (ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng…): Là hoạt động cho vay chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc thanh toán liên ngân hàng. − Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá nhân - người tiêu dùng với các mục đích mua sắm tài sản, tiêu dùng hoặc kinh doanh. ∗ Theo mục đích sử dụng vốn vay: − Cho vay kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc là đơn vị kinh doanh, trong đó chủ yếu là các đơn vị kinh doanh. − Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng chủ yếu vay tiêu dùng là các cá nhân (vay để mua tài sản) và vay cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên). ∗ Theo phương thức cho vay − Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hay mở rộng sản xuất mới xin vay. Mỗi lần vay vốn, ngân hàng và khách hàng lại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. − Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng thoả thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dư cuối kỳ. − Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và ngân quỹ của khách hàng. − Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó người vay trả gốc thành nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận ( thường được áp dụng đối với vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định). 5 [...]... của khoản cho vay ngắn hạn thấp hơn khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn 7 − Hình thức cho vay phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các loại hình thức cho vay ngắn hạn, như: cho vay ngắn hạn từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… Điều này vừa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng... nhuận cao, đảm bảo hiệu quả cho vay Trên đây là toàn bộ lý luận chung về hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại Thông qua đó ta thấy rằng các ngân hàng rất quan tâm đến hoạt động cho vay mà đặc bịêt là cho vay ngắn hạn Tuy nhiên đó là về mặt lý luận, vậy thực tế hoạt động đó diễn ra như thế nào Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong phần phân tích thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn tại. .. thành và phát triển của Ngân hàng thuong mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đăk Lăk Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ĐăkLăk (tiền thân là phòng giao dịch của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nha Trang) được thành lập theo quyết định số 209 ngày 10/10/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 15/01/1997 − Tên tiếng việt : Ngân. .. của cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn là hình thức ngân hàng cho vay mà thời hạn cho vay dưới 12 tháng Cho vay ngắn hạn có những đặc điểm sau: − Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc cho vay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết... trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn nhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán Giá trị những hàng hoá mua vào là đối tượng được ngân hàng tài trợ và thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất... khách hàng, không xác định cụ thể thời điểm trả nợ trên hợp đồng tín dụng − Cho vay có thời hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được xác định cụ thể trong hợp đồng tín dụng Cho vay có thời hạn được phân chia thành: + Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay với thời hạn vay dưới 12 tháng + Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng + Cho vay. .. vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên Thông thường, hai hình thức cho vay trung hạn và cho vay dài hạn được ghép thành cho vay trung và dài hạn Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là hình thức cho vay ngắn hạn 6 ∗ Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng − Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là việc cho vay mà ngân hàng yêu... khách hàng thường xuyên chi m một tỉ lệ lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng 2.1.5.4 Hiệu quả cho vay ngắn hạn và nhân tố ảnh hưởng Quan điểm về hiệu quả cho vay trước đây chỉ được giới hạn trong phạm vi an toàn cho vay, thể hiện tổn thất phát sinh từ những rủi ro cho vay Hiệu quả cho vay được coi là cao khi các khoản vay không có tổn thất hoặc có tổn thất nhưng chỉ trong giới hạn nhất định, và ngược... lượng Nâng cao chất lượng cho vay mà ở đây đề cập đến chất lượng cho vay ngắn hạn là cần thiết vì: − Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn để đưa hoạt động cho vay thích nghi đối với nền kinh tế thị trường, đáp ứng được nhu cầu vốn gia tăng không ngừng của nền kinh tế − Đảm bảo chất lượng cho vay ngắn hạn sẽ đảm bảo vòng quay vốn cho vay ở mức tính toán đảm bảo nguồn vốn sẵn sàng cho vay tại ngân hàng, ... trong thời hạn ngắn mà ngân hàng có thể giám sát việc sinh lợi và khả năng trả nợ của doanh nghiệp Sự phân loại cho vay trên đây chỉ mang tính chất tương đối Trong thực tế, bao hàm trong các loại cho vay này có thể là các loại cho vay khác Chẳng hạn, cho vay ngắn hạn có thể theo phương thức cho vay từng lần, hoặc có thể là cho vay theo hạn mức 2.1.2 Cho vay ngắn hạn của NHTM 2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm . dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt. ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đắk Lắk . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương. TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK Sinh viên thực hiện: Phạm Sơn Giáo

Ngày đăng: 12/05/2015, 14:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

  • PHẦN THỨ BA

  • ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PHẦN THỨ TƯ

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • Bảng 4.2.2.4: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn

    • 4.3.2.1. Tăng cường hoạt động huy động vốn

    • Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng cần tăng cường. Là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của Ngân hàng, công tác này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn. Việc kiểm tra, kiểm soát ở đây không chỉ đơn thuần là kiểm tra theo các số liệu, chỉ tiêu, mà quan trọng hơn, là kiểm tra tính tuân thủ quy chế, quy định, quy trình cho vay của các cán bộ tín dụng, đảm bảo họ làm việc theo đúng pháp luật, trên cơ sở lợi ích của ngân hàng kết hợp với lợi ích khách hàng. Việc kiểm tra này cần được coi là hoạt động tự giác, khách quan. Có như vậy, việc kiểm tra, kiểm soát mới thực sự có ý nghĩa điều chỉnh kịp thời hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn.

      • 4.3.2.10. Lập quỹ dự phòng rủi ro

      • Tp. Buôn Ma Thuột, ngày ... tháng ... năm 2010

      • PHIẾU XÁC NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan