Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh

77 2.1K 17
Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốn nhưng có nhu cầu đầu tư lớn. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ…Vì vậy, đầu tư nước ngoài là một xu thế đặc trưng của toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng đối với những nước đang phát triển. Nắm vững xu thế đó, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH HĐH phát triển của đất nước. Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, với việc ban hành Luật ĐTNN năm 1987 và sửa đổi năm 2005, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.Đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, mà còn đối với mỗi một địa phương như tỉnh Bắc Ninh. Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển (Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01011997), nhờ có nhiều lợi thế, nên tỉnh đã đạt được những thành quả kinh tế quan trọng: kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%năm; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNHHĐH, năm 2012, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 77,82%, dịch vụ 16,57%, nông lâm nghiệp thủy sản 5,61%.Đóng góp vào những thành quả phát triển kinh tế xã hội nêu trên có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng tốt, cùng với việc triển khai nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm. Tính đến hết năm 2012, Bắc Ninh đã thu hút 343 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 4,5 tỷ USD.Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 67% số lượng dự án và số vốn đầu tư), xây dựng và kinh doanh bất động sản (chiếm 14% số lượng dự án và 13% số vốn đầu tư). Về đối tác, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc Ninh lớn nhất. Tính đến năm 2012, Hàn Quốc có 127 dự án đang hoạt động chiếm tỷ trọng 37% số dự án và với số vốn chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI của tỉnh. Số lượng dự án đầu tư của Nhật là 66 dự án với 961,3 triệu USD chiếm 17% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh Bắc Ninh. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng dần qua các năm: năm 2006 là 9,7%; năm 2011 là 40,03% và năm 2012 là 47,5% tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN tăng nhanh qua các năm; Năm 2005 đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng, chiếm 62% GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Doanh nghiệp FDI đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNHHĐH. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN giai đoạn 20012005 đạt 5.184 tỷ đồng, chiếm 24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và giai đoạn 20062010 đạt 43.681 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2012, GTSX công nghiệp khu vực này chiếm 83%. Đây là mức lớn nhất từ trước đến nay, trong đó chủ yếu từ ngành chế biến, chế tạo (sản xuất linh kiện điện tử). Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh. Giai đoạn 20012005, tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 54,85 triệu USD, chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Giai đoạn 2006 – 2010, đạt 2.444,3 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Năm 2011 và 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 7.581 triệu USD và 13.579 triệu USD. Đây là những năm kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đồng thời chiếm tỷ trọng cao (97,73% và 98,97%) trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.Sự phát triển của doanh nghiệp FDI đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Giai đoạn 20012005, doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đóng góp 259 tỷ đồng, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 20062010, đóng góp 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh và năm 2012, mức đóng góp tăng lên 15,44%.Doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2006, doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2010, đã tăng lên 36.800 người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. Ngoài những kết quả nêu trên, các doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: công nghiệp điện tử, công nghệ cao; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý kinh doanh; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều sản phẩm mới.Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên đây là sự cố gắng nỗ lực của công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các chính sách thu thút đầu tư chung của cả nước, các cơ quan quản lý đã cụ thể hóa thành các chính sách của tỉnh nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của tỉnh vẫn còn một số hạn chế bất cập.Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của Bắc Ninh còn quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ. Công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư.Xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.Thực trạng trên đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho phía cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh. Đó là làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các doanh nghiệp FDI nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh? Từ những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sỹ của mình.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ VUI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƯƠNG THANH Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian học tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Lương Thanh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vui MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC HÌNH VẼ iv LỜI MỞ ĐẦU 1 5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 9 5.2. Các phương pháp thống kê: 9 1.1. Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 13 1.1.3. Tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội 14 1.3. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và một số địa phương trong nước: 24 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế : 24 Phát triển kết cấu hạ tầng: để đáp ứng mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài về hệ thống giao thông, thông tin, Trung Quốc đã dành nhìu nỗ lực và phát triển khá nhanh hệ thống đường, điện, nước và chuẩn bị sẵn mặt bằng theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư… Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng kém phát triển của đất nước để thu hút FDI. 26 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước 26 1.3.3. Một số bài học rút ra đối với công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh 28 Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của quốc tế và một số địa phương trong nước có thể rút ra cho Bắc Ninh một số bài học sau đây: 28 Một là, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, tiến hành cải cách hành chính tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả, hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI.Tiến hành mọi biện pháp nhằm cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư, chính sách miễn, giảm thuế đối với các dự án đầu tư… 28 Hai là, vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương vào địa bàn Bắc Ninh. Chuẩn bị quỹ đất “sạch” để mời gọi các nhà đầu tư tập trung nguồn lực và xã hội hóa đầu tư, lấy phát triển kết cấu hạ tầng làm khâu “đột phá” trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Bình Dương đã huy động được nguồn vốn ứng trước của nhiều doanh nghiệp để đền bù tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 28 Ba là, sớm xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo cơ sở quan trọng cho việc định hướng thu hút đầu tư. Đồng thời, nhanh chóng phân loại các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư, lập danh mục dự án kêu gọi vốn FDI. Chính sách ưu đãi đầu tư hướng tới chấm dứt tình trạng mọi dự án FDI đều được ưu đãi như nhau, cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngành, nghề lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư, tạo rào cản kỹ thuật đối với những dự án công nghệ thấp không thân thiện với môi trường. Triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. 28 Bốn là, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn và Xúc tiến đầu tư, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài. Cần có chính sách thu hút và đáp ứng yêu cầu của các TNCs hàng đầu thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm chiến lược xúc tiến đầu tư với các TNCs cùng các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Cần tập trung vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, thân thiện với môi trường. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. 29 Chương 2 30 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 30 TẠI TỈNH BẮC NINH 30 2.1. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 30 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh: 30 2.1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 33 2.1.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 35 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 38 2.2.1. Chủ trương thu hút đầu tư: 38 2.2.2. Xây dựng và công bố danh mục thu hút đầu tư: 40 2.2.3. Tạo lập môi trường đầu tư: 40 2.2.4. Cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư: 42 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư: 42 2.2.6. Hỗ trợ doanh nghiệp: 43 2.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước tại tỉnh Bắc Ninh: 44 2.3.1. Những thành công đã đạt được: 44 2.3.2. Những mặt còn hạn chế: 45 2.3.3. Một số nguyên nhân hạn chế: 46 Chương 3 48 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH 48 ĐẾN NĂM 2020 48 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 48 3.1.1. Bối cảnh quốc tế: 48 3.1.2. Bối cảnh trong nước: 49 3.1.3. Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 50 3.2. Định hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 51 3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 51 3.2.2. Định hướng thu hút FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 54 3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 57 3.3. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 58 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách: 58 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch: 59 3.3.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: 60 3.3.4. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ: 61 3.3.5. Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư: 62 3.3.6. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 63 3.3.7. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: 64 PHẦN KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Thuật ngữ viết tắt Thuật ngữ viết đầy đủ 1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) 2 BOT Hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operation - Transfer) 3 BT Hình thức Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer) 4 BTO Hình thức Đầu tư - Chuyển giao – Kinh doanh (Build- Transfer-Operation) 5 CHH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 6 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 8 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 10 GTSX Giá trị sản xuất 11 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) 12 JETRO Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Japan External Trade Organization) 13 JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency) 14 KCN Khu công nghiệp 15 KOTRA Vắn phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Korea Trade Promotion Agency) 16 QLNN Quản lý Nhà nước 17 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) 18 OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) 19 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) 20 PPP hình thức đầu tư đối tác công tư (Public Private Partnerships) 21 TNCs Các công ty xuyên quốc gia (Trans-National Companies) 22 TNHH Trách nhiệm hữu hạn i 23 UBND Ủy ban Nhân dân 24 VNĐ Việt Nam đồng 25 VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam 26 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) ii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 So sánh một số chỉ tiêu của Bắc Ninh với cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010 32 2 Bảng 2.2 Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác 35 3 Bảng 2.3 Vốn đầu tư thực hiện khu vực FDI 35 4 Bảng 2.4 Số lượng và cơ cấu lao động chia theo khu vực 36 iii DANH MỤC HÌNH VẼ STT Số Hình vẽ Tên bảng Trang 1 Đồ thị 2.1 Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp FDI 36 2 Đồ thị 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Khu vực FDI so với khu vực trong nước 38 iv [...]... các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC... nghiệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương và rút ra bài học cho Bắc Ninh - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. .. có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài : Theo Luật Đầu tư năm 2005, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại [6, tr.2] Doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có 2 hình thức doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh. .. NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, song tất cả đều cố gắng khai... Minh, “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam hiện nay” - Phan Thị Mỹ Hạnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế (2000), “Đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai” Qua nghiên cứu, các tài liệu đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: vai trò,... nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng Tuy nhiên, hiện tại chưa có tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Do đó, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu lĩnh vực... Nam nói chung và các tỉnh nói riêng, máy móc thiết bị lạc hậu Số lượng doanh nghiệp quan tâm đến nghiên cứu và phát triển, cũng như tỷ lệ vốn đầu tư vào hoạt động này còn rất hạn chế… 1.2 Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh: 1.2.1 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Quản lý là một chức năng... phương công tác quản lý dự án sau giấy phép chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt khâu nắm tình hình vốn thực hiện 1.3 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và một số địa phương trong nước: 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế : 1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái... Nẵng, đã đưa ra : (1) cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế; nêu lên sự cần thiết khách quan quản lý hành chính Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay (2) Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành... và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Cả hai loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này đều là công ty trách nhiệm hữu hạn và đều là những dự án đầu tư đơn ngành, đơn lĩnh vực Đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, đồng thời cũng quy định những bảo đảm và ưu đãi đầu tư 12 Doanh nghiệp liên doanh . động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 35 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 38 2.2.1 sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước. đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: vai trò, nội dung, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

Ngày đăng: 12/05/2015, 10:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

    • 5.2. Các phương pháp thống kê:

    • 1.1. Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

      • 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

      • 1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

      • 1.1.3. Tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội.

      • 1.3. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và một số địa phương trong nước:

        • 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế :

        • Phát triển kết cấu hạ tầng: để đáp ứng mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài về hệ thống giao thông, thông tin, Trung Quốc đã dành nhìu nỗ lực và phát triển khá nhanh hệ thống đường, điện, nước và chuẩn bị sẵn mặt bằng theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư… Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng kém phát triển của đất nước để thu hút FDI.

        • 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước.

        • 1.3.3. Một số bài học rút ra đối với công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh.

        • Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của quốc tế và một số địa phương trong nước có thể rút ra cho Bắc Ninh một số bài học sau đây:

        • Một là, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, tiến hành cải cách hành chính tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả, hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI.Tiến hành mọi biện pháp nhằm cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư, chính sách miễn, giảm thuế đối với các dự án đầu tư…

          • Hai là, vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương vào địa bàn Bắc Ninh. Chuẩn bị quỹ đất “sạch” để mời gọi các nhà đầu tư tập trung nguồn lực và xã hội hóa đầu tư, lấy phát triển kết cấu hạ tầng làm khâu “đột phá” trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Bình Dương đã  huy động được nguồn vốn ứng trước của nhiều doanh nghiệp để đền bù tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

          • Ba là, sớm xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo cơ sở quan trọng cho việc định hướng thu hút đầu tư. Đồng thời, nhanh chóng phân loại các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư, lập danh mục dự án kêu gọi vốn FDI. Chính sách ưu đãi đầu tư hướng tới chấm dứt tình trạng mọi dự án FDI đều được ưu đãi như nhau, cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngành, nghề lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư, tạo rào cản kỹ thuật đối với những dự án công nghệ thấp không thân thiện với môi trường. Triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.

          • Bốn là, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn và Xúc tiến đầu tư, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài. Cần có chính sách thu hút và đáp ứng yêu cầu của các TNCs hàng đầu thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm chiến lược xúc tiến đầu tư với các TNCs cùng các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Cần tập trung vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, thân thiện với môi trường. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.

          • Chương 2

          • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

          • TẠI TỈNH BẮC NINH

            • 2.1. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh:

              • 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh:

              • 2.1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan