ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ

11 788 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Người soạn: Hà văn Tùng ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ Câu 1: Tại sao nói :" Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Rút ra kết luận. Trả lời Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bởi vì: Thế giới khách quan luôn tồn tại khách không phụ thuộc vào con người. Nó luôn vận động không ngừng. Thế giới khách quan tác động vào bộ não, các giác quan con người đã tạo ra một hình ảnh gọi là hình ảnh tâm lý của cá nhân đó. Hay nói cách khác đó là sự phản ánh tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người. C.Mác nói:" Tư tưởng, tâm lý chẳng qua là vật chất được chuyển vào óc, biến đổi trong đó mà thôi." Sơ đồ: Thế giới khách quan Bộ não Hình ảnh tâm lý Phản ánh là sự tác động qua lại của hai dạng vật chất kết quả là sự sao chép của hệ thống này lên hệ thống kia dưới dạng khác. Phản ánh tâm lý khác với các dạng phản ánh khác ở chỗ: - Phản ánh tâm lý là sự phản ánh của bộ não với hiện thực khách quan để tạo ra sản phẩm là hình ảnh tâm lý, mang đậm nét của chủ thể. - Hình ảnh tâm lý có tính tích cực, giúp cho con người có thể nhận thức được thế giới. - Sự phản ánh tâm lý mang tính chủ thể sâu sắc, thể hiện ở chỗ: + Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào bộ não từng người khác nhau có thể tạo ra những hình ảnh tâm lý khác nhau. VD: Cùng xem một bộ phim nhưng những cảm nhận về bộ phim của từng người không giống nhau. + Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào con người nhưng ở những thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khác nhau có thể tạo ra hình ảnh tâm lý khác nhau. VD: Biết góp ý xây dựng vào lúc nào thì hợp lý để người được góp tiếp thu, sữa chữa. + Chủ thể hiểu và cảm nhận rõ nhất về hiện tâm lý của mình. Như vậy khi hiện thực khách quan tác động vào con người sẽ nảy sinh ra hình ảnh tâm lý, có nghĩa là tâm lý người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 0o0 Câu 2 Phân tích bản chất lịch sử- xã hội của tâm lý người. Rút ra kết luận. Trả lời Không chỉ con người có tâm lý, mà động vật cũng có tâm lý, song tâm lý con người khác về chất so với tâm lý động vật cao cấp ở chỗ: Tâm lý con người có bản chất bản chất xã hội-lịch sử, thể hiện ở chỗ: Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan tác động vào bộ não con người và các giác quan theo cơ chế phản xạ có điều kiện và không điều kiện để tạo ra hình ảnh tâm lý. Như vậy tâm lý con người trước hết có nguồn gốc từ hiện thực khách, tức là tự nhiên. Con người không chỉ chị sự tác động của tự nhiên(thế giới khách quan) mà con người còn chị sự tác động của giai đoạn xã hội-lịch sử nhất định mà người đó sống và hoạt động. Trong tâm lý con người thì nguồn gốc tâm lý xã hội là cái quyết định, cái chi phối và điều khiển lại phần tâm lý có nguồn gốc tự nhiên, phần tự nhiên trong thế giới được xã hội hóa. Phần xã hội của thế giới bao gồm các quan hệ : kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật…nói chung là quan hệ người-người, là cái quyết định tâm lý người. C.Mác nói:" Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội".Xã hội loài người đã chứng minh, nếu con người sống tách 2 Người soạn: Hà văn Tùng khỏi thế giới loài người ngay từ nhỏ thì không thể có tâm lý người. VD; Trẻ em do động vật nuôi từ nhỏ. Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao lưu của con người trong môi trường xã hội. Như vậy thông qua hoạt động( ba gồm lao động sản xuất, học tập, vui chơi…) và giao lưu con người mới tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa của xã hội trên cơ sở đó cá nhân hình thành và phát triển tâm lý con người và con người nhận thức được cái bản chất tâm lý xã hội để từ đó tự điều chỉnh về hành vi, thái độ của mình cho phù trong hoạt động và giao lưu. Sơ đồ: Hoạt động, giao lưu Cá nhân(con người) vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội Tâm lý, ý thức. Khi các quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội thay đổi thì tâm lý con người cũng thay đổi theo. Vì tâm lý con người mang bản chất xã hội- lịch sử, tâm lý con người được hình và phát triển thông qua quá trình hoạt động và giao lưu của con người trong một giai đoạn lịch sử-xã hội nhất định nào đó, nói cách khác xã hội nào sinh ra bản chất tâm lý đó giống như coa sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng đó. Vì thế khi xã hội thay đổi thì tâm lý con người cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. VD: rong xã hội phong kiến, chế độ trọng nam khinh nữ, nhưng trong xã hội hiện đại nam, nữ bình đẳng. Rút ra kết luận sư phạm: Từ những luận điểm trên cần nghiên cứu môi trường xã hội các quan hệ xã hội để hình thành và phát triển tâm lý cho học sinh một cách phù hợp, cần tổ chức có hiệu quả các hoạt động đa dạng để họ sinh lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển tâm lý người. * Phân loại các hiện tượng tâm lý: - Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của nó trong nhân cách, có 3 loại chính: - Căn cứ vào mức độ nhận thức của cá nhân về nó, có 2 loại: - Căn cứ vào tính phổ biến của hiện tượng tâm lý ở nhiều người hay ít người: Hiện tượng tâm lý Quá trình tâm lý Trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý Hiện tượng tâm lý Vô thức Ý thức Hiện tượng tâm lý Cá nhân Tập thể 3 Người soạn: Hà văn Tùng Câu 3:( chú ý câu này) Tư duy là gì? Tại sao nói: " Tư duy là nhận thức lí tính điển hình ở người". Làm thế nào để phát triển trí nhớ cho học sinh? Trả lời * Tư duy là một quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. * Đặc điểm của tư duy( tư duy phản ánh thế giới như thế nào? Tư duy là nhận thức lí tính điển hình ở người . Vì: Nếu xét về khía cạnh so sánh giữa con người với động vật khác, thì con người là động bậc cao nhất trong loài vật, con người không chỉ có nhận thức cảm tính như ở loài vật khác mà còn có khả năng nhận thức(nhận thức lí tính)về thế giới khách quan tồn tại xung quanh, cải tạo thế giới. Đặc biệt, loài người có ngôn ngữ, có hoạt động và giao lưu, có bộ óc phát triển hoàn thiện với cơ chế hoạt động thần kinh cấp cao. Ngoài ra, tư duy là nhận thức điển hình ở người còn thể hiện ở đặc điểm của tư duy của con người mà ở loài vật không có. Nói cách khác tư duy là nhận thức lí tính điển hình ở người vì ở người có những đặc điểm nhận thức lí tính như sau: - Tính có vấn đề của tư duy( Tư duy nảy sinh khi hoàn cảnh có vấn đề): * Hoàn cảnh có vấn đề là những tình huống mà ở đó nảy sinh những mục đích mới, mà những kinh nghiệm, vốn kinh nghiệm, tri thức, phương pháp cũ không đủ để đạt mục đích. Tính có vấn đề mang tính chủ quan. Ví dụ: Cùng một vấn đề nhưng hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện ở người này nhưng lại không xuất hiện ở người kia. Khi con người có những điều kiện để giải quyết vấn đề thì hoàn cảnh mới xuất hiện, có nghĩa là: + Cá nhân phải có ý thức được vấn đề + Chủ thể tư duy phải có trình độ về tri thức, kỹ năng, kỹ xão, tương ứng với vấn đề + Chủ thể tư duy phải có quan điểm nhận thức đúng đắn. - Tính khái quát và trừu tượng của tư duy: Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại ngững thuộc tính chung, bản chất cho nhiều sự vật, hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tưởng riêng lẻ nhau thành một nhóm, một loạt phạm trù. Ví dụ: Kim loại khác nhau về tính vật lý, hóa học nhưng cùng chung là điều dẫn nhiệt. Nhưng có đôi lúc tư duy sai, khi : +Các dữ kiện cảm tính sai, không đầy đủ chính xác. +Các dữ liệu chung giống nhau, nhưng không chung bản chất. Ví dụ: Cá sống dưới nước- Mọi sinh vật sống dưới nước là cá(sai). + Quan điểm tư duy sai, phương pháp tư duy sai( Tư duy không nhìn đúng sự vật, hiện tượng, không nhìn thấy mặt chính của sự vật hiện tượng) - Tính gián tiếp của tư duy: Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy biểu đạt trong ngôn ngữ. Các quy luật, quy tắc, các sự kiện, các mối liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và được diễn đạt trong từ Những phát minh cũng như kinh nghiệm của con là công cụ để tìm hiểu thế giới xung quanh. Ví dụ con người tạo ra các công cụ: máy móc, điện tử… để nhận thức thế giới. - Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ: Do tư duy phản ánh khái quát, giantiếp sự vật, hiện tượng nên tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện phản ánh. Tư duy không thể tồn tại bên ngoài 4 Người soạn: Hà văn Tùng ngôn ngữ được, ngược lại, ngôn ngữ không thể có nếu không có tư duy. Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất, vì: + Chức năng của tư duy là nhận thức thế giới., chức năng của ngôn ngữ là biểu đạt kết quả nhận thức. + Ngôn ngữ có quy luật tạo từ và câu khác, còn tư duy có quy luật khác. + Sản phẩm của ngôn ngữ là từ, sản phẩm của tư duy là khái niệm, một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm, một khái niệm có thể biểu đạt nhiều từ. Ví dụ: Từ"chết" - có thể hiểu như: mất, hi sinh, quy tiên, qua đời, băng hà, theo ông bà…. - Tư duy giúp ta phản ánh sâu sắc, đúng đắn sự vật, hiện tượng: chỉ có tư duy với các đặc điểm trên mới giúp con người thoát khỏi giới hạn nhận thức cảm tính để đi vào những thuộc tính bên trong những thuộc tính bản chất của sự vật để giải tích đúng đắn về các sự vật hiện tượng. Tư duy được xem như" một con dao nhọn" giúp ta "mổ xẻ" , "phanh phui" sự vật để tìm ra những thuộc tính bên trong, những thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng. - Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Đây là quan hệ có tác động qua lại hai chiều thể hiện ở chỗ: + Nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình tư duy hoạt động nhằm nhận thức bản chất sự vật, hiện tượng cũng như các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Khi có đầy đủ cơ sở thì mới tiến hành thực hiện công việc Các dữ kiện càng phong phú, chính xác thì quá trình tư duy diễn ra dễ dàng, chính xác và ngược lại nếu các dữ kiện nghèo nàn, không chính xác thì quá trình xảy ra không đúng. ⇒ Tư duy và kết quả của nó cũng ảnh hưởng trở lại đến quá trình nhận thức cảm tính, làm thay đổi về chất lượng của phản ánh chẳng hạn làm thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác, làm cho tri giác có tính lựa chọn, làm cho trí nhớ có tính mục đích. Tóm lại những đặc điểm trên cho thấy tư duy là một quá trình nhận thức lí tính điển hình ở người, giúp con người phản ánh sâu sắc, bản chất sự vật hiện tượng. Do đó, việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của người làm công giáo dục. * Vậy làm thế nào để phát triển tư duy cho học sinh: Để phát triển tư duy cho học sinh, ta cần thực hiện các phương pháp sau: - Trong quá trình giáo dục để kích thích học sinh tư duy ta cần tạo ra hoàn cảnh có vấn đề để học sinh suy nghĩ, tìm tòi giải quyết. - Đưa ra các hệ thống câu hỏi vừa sức để học sinh trả lời. - Muốn phát triển tư duy cho học sinh phải thường xuyên trao dồi ngôn ngữ cho học sinh. - Muốn phát triển tư duy cần tổ chức cung cấp dữ liệu cảm tính phong phú đầy đủ và chính xác. - Muốn phát triển tư duy cho học sinh phải bồi dưỡng tính khái quát cho học sinh. * Vai trò của tư duy : - Tư duy giúp ta định hướng hoạt động chính xác hơn. - Tư duy không chỉ phản ánh cái hiện tại mà còn nhận thức cái quá khứ và dự báo về tương lai. - Tư duy không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo và sáng tạo ra thế giới. * Các quy luật của tư duy: - Tư duy là một quá trình : Mỗi một hành động của tư duy là một quá trình giải quyết các hoạt động nhận thức hay hoạt động thực tiễn của con người. Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi bắt gặp hoàn cảnh có vấn đề đến khi nhận thức được tình huống này. Quá trình tư duy được thực hiện trên cơ sở các thao tác trí tuệ và mỗi bước cho những sản phẩm riêng. Sơ đồ : 5 Người soạn: Hà văn Tùng - Tư duy là một hành động trí tuệ: Tư duy là một quá trình chỉ phản ánh được mặt bên ngoài, cấu trúc bên ngoài của quá trình tư duy. Còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn là một quá trình vận động phức tạp của ý nghĩ, từ cái đã biết đến cái phải tìm, từ những sự kiện đến cái khái quát, kết luận, giải pháp trên cơ sở các thao tác đặt biệt. Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiên các thao tác trí tuệ nhất định nhằm giải quyết vấn đề. Cá nhân có tư duy hay không chính là chỗ họ có tiến hành các thao tác tư duy hay không. Các thao tác tư duy này gọi là các quy luật bên trong của quá trình tư duy. Các thao tác tư duy bao gồm: * Phân tích- tổng hợp: + Phân tích là dùng trí óc chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều mặt, nhiều khía cạnh, những thuộc tính để hiểu biết sâu sắc + Tổng hợp là dùng trí óc để gộp nhiều mặt, nhiều khía canh, những thuộc tính thành một sự vật trọn vẹn. Phân tích-tổng hợp là 2quá trình của tư duy. * So sánh: Dùng trí óc để xác lập sự giống nhau hay khác nhau sự thống nhất hay không thống nhất trong 2 hay nhiều sự vật rồi từ đó xếp chúng vào từng loại từng nhóm của của sự vật. * Trừu tượng hóa-khái quát hóa: + Trừu tượng hóa: Dùng trí óc gạt bỏ các thuộc tính thứ yếu, giữ lại các thuộc tính bản chất cần cho tư duy. + Khái quát hóa: Dùng trí óc gộp nhiều sự vật có chung thuộc tính bản chất vào một nhóm hay một loại sự vật. Câu 4: * Tưởng tượng là gì? Tưởng tượng là một quá trình tâm ký, phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên co sở những biểu tượng đã có. * Đặc điểm của tưởng tượng : - Giống tư duy: Cùng là quá trình nhận thức lý tính, nảy sinh khi hoàn cảnh có vấn đề, phản ánh gián tiếp, khái quát hiện tượng bằng ngôn ngữ. Kiểm tra giải quyết ttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt tttttttttttttttttttttttttutưởng tưtưởng Phủ định Hành động tư duy mới Xuất hiện liên các liên tưởng ttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt tttttttttttttttttttttttttutưởng tưtưởng Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giải quyết. Nhận thức vấn đề Chính xác hóa Khẳng định Giải quyết vấn đề 6 Người soạn: Hà văn Tùng - Khác nhau: + Nội dung phản ánh: Tưởng tượng xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm + Phương thức phản ánh: Tư duy phản ánh bằng khái niệm, công thức, định lý, tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có. + Sản phẩm: Sản phẩm của tư duy là khái niệm mới, còn sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng mới. + Tư duy đi bằng con đường ngắn nhất để đạt được mục đích, còn tưởng tưởng đi bằng nhiều con đường khác nhau để sáng tạo ra hình ảnh mới. * Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng : Tưởng tượng và tư duy tác động qua lại, chi phối lẫn nhau, tư duy giúp tưởng tuợng phản ánh thế giới một cách chân thựcđầy đủ và đúng đắn, ngược lại tưởng tưởng làm cho tư duy phản ánh thế giới một cách sinh động, giúp cho tư duy tiến sâu vào bản chất sự vật, không có tư duy thì không có sáng tạo, không có tưởng tượng thì không nhậ biết được thế giới. Muốn có tưởng tượng thì phải có tư duy, muốn có tư duy thì phải có tưởng tượng. * Vai trò của tưởng tưởng: Tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống lao động, học tập, ghiên cứu khoa học…của con người, thể hiện ở chỗ: + Tưởng giúp cho con người định hướng trong hoạt động của mình bằng cách tạo ra mô hình tâm lý về sản phẩm cuối cùng của hoạt động và cách thức di đến đó. + Tưởng tượng là cơ sở của moi hoạt động sáng tạo + Tưởng tượng có vai trò đặc biệt đối với công tác giáo dục. * Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng: Các hình ảnh mới của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách, theo sơ đồ sau: Các hình ảnh ban đầu(biểu tượng) các hình ảnh mới(biểu tượng mới). *Một số cách sáng tạo: - Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay thành phần của sự vật - Nhấn mạnh các hành phần, chi tiết, thuộc tính của sự vật - Chắp ghép: Ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng lại thành một hình ảnh mới. Ví dụ : Hình ảnh con rồng. - Liên hợp - Điển hình hóa - Loại suy(tương tự) - Phương pháp tổng hợp. 0o0 Câu 5:( chú ý) Tình cảm là gì? Vai trò của tình cảm. Các quy luật của tình cảm. Trả lời * Tình cảm là gì? Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với nhu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội. * Sự giống nhau và khác nhau giữa xúc cảm-tình cảm và nhận thức: - Giống nhau: + Điều phản ánh hiện thực khách quan, có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, hiện thực khách quan là cái quy định nội dung của nhận thức và xúc cảm-tình cảm. 7 Người soạn: Hà văn Tùng + Điều có bản tính chủ thể và mang bản chất xã hội-lịch sử, đậm nét cá nhân và cũng như nhận thức xúc cảm-tình cũng thay đổi theo năm tháng, theo thời đại theo giai đoạn lịch sử nhất định - Khác nhau: Mặt so sánh Quá trình nhận thức Xúc cảm-tình cảm 1. Đối tượng phản ánh 2. Phạm vi phản ánh 3. Phương thức phản ánh 4. Tính chủ thể 5. Quá trình hình thành - Phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan - Phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng tác động vào con người. - Phản ánh bằng các hình ảnh, biểu tượng, khái niệm. - Đã xuất hiện nhưng chưa rõ ràng, đậm nét, cụ thể. - Tương đố nhanh, theo quy luật riêng, ít phức tạp. - Phản ánh mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ. - Chỉ những sự vật nào liên quan đến nhu cầu. - Phản ánh dưới các hình thức rung cảm, trải nghiệm. - Có chủ thể rõ ràng, đậm nét, sâu sắc. - Lâu dài, phức tạp, theo các quy luật riêng. * Mối quan hệ giữa xúc cảm-tình cảm với nhận thức: - Nhận thức là cơ sở để nảy sinh tình cảm, đó là cái lý của tình cảm. - Tình cảm là động lực thúc đẩy con người nhận thức sáng tạo và tìm ra chân lý. Nhận thức và tình cảm có mối quan hệ tương đối, nếu tình cảm vượt quá giới hạn sẽ làm lu mờ nhận thức. * Muốn giáo dục tình cảm cho học sinh phải nâng cao nhận thức cho học sinh, muốn nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh phải chú ý giáo dục thái độ, động cơ, học tập đúng đắn, hứng tú cho học sinh. * Tình cảm và xúc cảm: - Giống nhau: Cùng biểu thị thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của con người dưới dạng các rung cảm. - Khác nhau: Xúc cảm Tình cảm - Có cả ở con người và con vật. - Là một quá trình tâm lý. - Có tính nhất thời, tình huống đa dạng. - Luôn ở dạng hiện thực. - Thực hiện chức năng sinh vật. - Gắn với phản xạ không điều kiện, với bản năng. - Chỉ có ở người. - Là một thuộc tính tâm lý. - Có tính xác định và ổn định. - Thường ở trạng thái tiềm tàng. - Xuất hiện sau và thực hiện chức năng xã hội. - Gắn với phản xạ có điều kiện, động hình, ngôn ngữ. * Ý nghĩa: Tình cảm có nghĩa thực tiễn. Muốn có tình cảm đi từ cảm xúc cụ thể. * Vai trò của tình cảm: Xúc cảm-tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống và hoạt động của con người cả về mặt sinh lý và tâm lý, con người không có tình cảm thì không thể tồn tại được, trừ những người mắc chứng vô cảm. 8 Người soạn: Hà văn Tùng - Những xúc cảm-tình cảm dương tính làm cho con người lạc quan, yêu đời. Kéo dài tuổi thọ. Ngững xúc cảm -tình cảm âm tính làm cho con người chán nản, buồn phiền, có thể dẫn đến đau ốm, bệnh tật rồi chết. - Xúc cảm- tình cảm là động lực thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo. - Trong giáo dục xúc cảm-tình cảm có vai trò to lớn. Nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện, nội dung giáo dục. * Các quy luật của tình cảm: a. Quy luật "lây lan" tình cảm: Nội dung: Xúc cảm -tình cảm có thể truyền"lây" từ người này sang người khác. Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Tình cảm tập thể và xã hội được hình thành trên cơ sở này. Ý nghĩa: Có ý nghĩa đối hoạt động học tập, lao động, chiến đấu… trong đời sống con người. Quy luật này là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Ví dụ: b. Quy luật " thích ứng" tình cảm: Nội dung : Một xúc cảm- tình cảm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách không thay thì đến một lúc nào đó yếu đi, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng"chai dạn" tình cảm. Ý nghĩa: Nó được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn để là trẻ mất tính nhút nhát, thì giáo viên cần gọi em đó nhiều hơn. Cần khắc phục tình trạng đơn điệu trong giao tiếp để khắc phục hiện tượng" gần thường, xa nhớ". Ví dụ: Xa thương, gần thường. c. Quy luật"tương phản" hay "cảm ứng": Nội dung: Đây là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm dương tính và âm tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại. Cụ thể là: trải nghiệm này có thể làm tăng hay giảm một trải nghiệm khác xảy ra đồng thời hay nối tiếp nó. Ý nghĩa: Dựa vào quy luật này người ta xây dựng các tình tiết, các tinh cách nhân vật, hành động nhân vật trong văn học, nghệ thuật nhằm đánh trúng tâm lý của khán giả hay độc giả. Nhằm thỏa man nhu cầu về đạo đưc, thẩm mỹ của họ. Trong giáo dục người ta sử dụng quy luật này để "ôn nghèo nhớ khổ"…. Ví dụ: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay. d. Quy luât:"di chuyển" tình cảm. Nội dung: Xúc cảm-tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, kiếu" giận cá, chém thớt". Ý nghĩa: Quy luật này nhắc nhở chúng ta kiểm soát xúc cảm của mình, làm cho nó có tính chọn lọc tích cực, tránh vơ đũa cả nắm Ví dụ: Yêu nhau yêu cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng. e. Quy luật" pha trộn" tình cảm: Nội dung: Đó là sự kết hợp màu sắc âm tính của biểu tượng và màu sắc dương tính của nó, hơn nữa màu sắc âm tính còn là cơ sở để nảy sinh màu sắc dương tính. Tính pha trộn cho phép hai xúc cảm-tình cảm đối lập có thể cùng tồn tại ở một con người, chúng không loại trừ mà quy định lẫn nhau. Ý nghĩa: Quy luật này cho ta thấy rõ tính phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn trong tình cảm con người. Ví dụ: Tâm trạng bồi hồi của cô giáo lần đầu bước lên bục giảng… g. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Nội dung: Tình cảm nảy sinh, hình thành trên cơ sở xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại tổng hợp, khái quát, định hình. 9 Người soạn: Hà văn Tùng Tổng hợp, khái quát Xúc cảm cùng loại Tình cảm tương ứng. Định hình hóa Ý nghĩa: Quy luật cho ta thấy muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm, không có xúc cảm không có rung động… thì không có tình cảm nào cả. Câu 6 ( chú ý ) - Trí nhớ là gì? Trí nhớ là một quá trình tâm lý, phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, và tái tạo lại trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động hay suy nghĩ trước đây. - Đặc điểm phản ánh của trí nhớ( Trí nhớ phản ánh thế giới như thế nào?) + Nội dung phản ánh: Phản ánh toàn bộ vón kinh nghiệm của cá nhân, trí nhớ xảy ra sau cảm giác, tình cảm và ghi lại các hoạt động nhận thức này. + Phương thức phản ánh: Ghi lại, giữ gìn, nhớ lại, tái tạo lại, nhận lại, thậm chí quên. + Sản phẩm: Là các biểu tượng của trí nhớ, biểu tượng của tưởng tượng, sáng tạo ra cái mới, biểu tượng của trí nhớ là cái đã có trong quá khứ. Biểu tượng của trí nhớ vừa có tính cụ thể trực quan(giống tri giác), vừa có tính trừu tượng khái quát( giống biểu tượng của tư duy). Chính vì thế, trí nhớ là tring gian chuyển tiếp giữa nhận thức cảm tính và lý tính. Trí nhớ có vai trò như thế nào? Trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người: - Nhờ trí nhớ mà con người có thể tích lũy kinh nghiệm đề vận dụng vào cuộc sống, học tập, nếu không có kinh nghiệm thì không có bất cứ hoạt động nào, cũng như không có hình thành nhân cách. - Trí nhớ đảm bảo cho sự thống nhất nà toàn vẹn của nhân cách con người. Ở người bị hỏng trí nhớ, ta thấy cuộc sống hằng ngày của họ bị rối loạn, không bình thường - Ngày nay, người ta xem trí nhớ không chỉ nằm giới hạn của hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách con người. Vì đặc trưng nhân cách con người được hình thành trên cơ sở của kinh nghiệm cá thể, mà kinh nghiệm là do trí nhớ mang lại. Lênin nói:" Người ta chỉ trở thành người cộng sản khi làm giàu trí nhớ của mình bằng kinh nghiệm lịch sử của nhân loại." Chính vì thế trong giáo dục, việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho bản thân và học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng. Như vậy làm thế nào để có trí nhớ tốt? Để có trí nhớ tốt, ta cần thực hiện theo các phương pháp sau: - Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất và nội dung tài liệu, mục đích và nhiệm vụ ghi nhớ. - Tập trung cao độ khi ghi nhớ, có tâm thế ghi nhớ lâu dài. - Cố gắn tìm ra các thủ thuật ghi nhớ tốt, ghi nhớ bằng nhiều giác quan. - Có cảm tình và ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ. - Phải ôn tập tích cực: dựa vào sự nhớ lại tài liệu mà không tri giác lại tài liệu - Ôn tập ngay sau khi ghi nhớ, giảm tốc độ quên 10 Người soạn: Hà văn Tùng - Ôn rải rác xen kẽ nhiều môn, chống lại ức chế vượt hạn. - Ôn tập phải có nghĩ ngơi để vệ sinh thần kinh. - Luôn thay đổi phương pháp và hình thức ôn tập. - Phải kiên trì hồi tưởng lại tài liệu. - Nên đối chiếu hai hồi tưởng có quan hệ gần gũi. - Dùng suy luận đế kiểm tra tính chính xác của hồi tưởng. - Sử dụng các liên tưởng khi hồi tưởng nhất là liên tưởng nhân quả. Câu 7: Nhân cách là gì? Nhân cách là tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người, mà chỉ những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý-xã hội, gía trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Nhân cách hình thành và phát triển như thế nào? Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự chi phối nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh-di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục và hoạt động cá nhân…mỗi yếu tố có vai trò nhất định. * Giáo dục và sự hình thành nhân cách: Giáo dục là toàn bộ các tác động có mục đích của giáo dục, nhận thức, xã hội… nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người xã hội. Hay giáo dục là quá trình tác động đến tư tưởng, tình cảm, hình vi đạo đức của con người. Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách: Giáo dục vạch ra phương hướng để phát triển và dẫn dắt học sinh phát triển theo định hướng đó. Nghĩa là, giáo dục đưa ra những kế hoạch, những yêu cầu, những kỹ năng, những tri thức, nói tóm lại là thông qua con đường giáo dục để cung cấp và làm cho học sinh tiếp thu những vốn kinh nghiệm, kho tàng tri thức của nhân loại, những kinh nghiệm sống. Thông qua các hoạt động dạy học cụ thể, người giáo dục dẫn dắt, hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra tri thức…theo hướng đã định sẵn.Giáo dục đem lại cho con người một trong những hạnh phúc lớn nhất đó là lĩnh hội các quan hệ xã hội, những tri thức của nhân loại để hình thành nhân cách . Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người, chẳng hạn bằng những phương pháp đặc biệt, giáo dục có thể giúp trẻ em và người lớn khuyết tật có thể học hành và phát triển tài năng của mình.Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo hướng phong phú của xã hội. Những phẩm chất tâm lý xấu này không phải do bản chất xấu vốn có của học sinh mà do ảnh hưởng của môi trường không lành mạnh những điều kiện bất lợi hoặc giáo dục không đúng đắn ở gia đình và nhà trường. Giáo dục là môi trường thuận lợi nhất để đứa trẻ phát triển tâm lý một cách tốt đẹp nhất. * Hoạt động và sự hình thành nhân cách: Hoạt động là phương tức tồn tại của con người trong thế giới, là mối quan hệ tác động qua lại giữa giữa chủ, khách thể để tạo ra sản phẩm cả về phía chủ thể và khách thể. *Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành nhân cách: Hoạt động của con người luôn có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thể hiện bằng các thao thác và công cụ nhất định…cho nên thông qua hoạt động các năng lực tâm lý, phẩm chất năng lực được hình thành và phát triển. Hoạt động với hai quá trình: xuất tâm và nhập tâm. Thông qua hai hoạt động này nhân cách hình thành và phát triển. Đặc biệt là hoạt động giáo dục. Như vậy, cần biết tổ chức các hoạt động để cho hoc sinh tham gia. * Giao tiếp và sự hình thành nhân cách : Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người. Đó là quá trình xác lập. hình thành, vân hành phát triển các mối quan hệ giữa người và người. *Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành nhân cách : [...]... nghiệm quý bấu từ tập thể mang lại Thông qua hoạt động tập thể tác động đến nhân cách của cá nhân, đồng thời qua dư luận tập thể, truyền thống, bầu không khí tập thể…nhờ đó nhân cách của mỗi con người luôn đựoc điều chỉnh, điều khiển để phù hợp với các quan hệ xã hội mà cá nhân đó tham gia Đồng thời, mỗi cá nhân cũng tác động trở lại đối với cộng đồng, tới xã hội, cá nhân thông qua tập thể của mình... triển nhân cách cho học sinh * Tập thể và sự phát triển của nhân cách: Tập thể là là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội * Vai trò của tập thể đối với sự phát triển nhân cách: Thông qua tập thể con người được hoạt động và giao lưu để thõa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình Tập thể luôn tạo ra những điều kiện thuận... nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cachs trực tiếp hay gián tiếp".Nếu con người đặc biệt là trẻ em không được giao tiếp hoặc giao tiếp không đầy đủ trong cộng đồng thì tâm lý kém phát triển Nhờ giao tiếp, thông qua giao tiếp mà con người gia nhậ vào các quan hệ xã hội và lĩnh hội được nền văn hóa cảu laòi người để hình thành phát triển nhân cách, đồng thời... nhân đó tham gia Đồng thời, mỗi cá nhân cũng tác động trở lại đối với cộng đồng, tới xã hội, cá nhân thông qua tập thể của mình Vì vậy trong giáo dục cần phải thực hiện nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể./  -Chúc các bạn thi tốt - . của hiện tượng tâm lý ở nhiều người hay ít người: Hiện tượng tâm lý Quá trình tâm lý Trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý Hiện tượng tâm lý Vô thức Ý thức Hiện tượng tâm lý Cá nhân Tập thể 3 Người. có tâm lý, mà động vật cũng có tâm lý, song tâm lý con người khác về chất so với tâm lý động vật cao cấp ở chỗ: Tâm lý con người có bản chất bản chất xã hội-lịch sử, thể hiện ở chỗ: Tâm lý. Người soạn: Hà văn Tùng ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ Câu 1: Tại sao nói :" Tâm lý con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Rút ra kết luận. Trả lời Tâm lý con người là hình ảnh

Ngày đăng: 12/05/2015, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan