tai lieu tham khao- van hoa lang Bac Bo VN

6 451 0
tai lieu tham khao- van hoa lang Bac Bo VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VĂN HOÁ LÀNG: khái niệm gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá, lối sống, đạo đức ); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau). VHL được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá trị truyền thống: từ cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các bản gia phả, hương ước, tập tục, hội hè đình đám, tín ngưỡng, các nghề thủ công truyền thống, những làn điệu dân ca, dân vũ, những người giỏi văn, giỏi võ, vv. VHL mang những giá trị đẹp giàu tính truyền thống, đồng thời cũng cần xoá bỏ những tập tục cổ hủ, lạc hậu. Văn hóa làng xã trong đô thị hóa Trang 2 / 2 Văn hóa làng xã mang bản sắc của một lối sống cộng đồng, là nơi mà quyền lợi của người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi của cộng đồng. Văn hóa làng xã được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã được chuẩn mực hóa từ lâu, được thể hiện bởi một nền văn học dân gian phong phú, cuộc sống lễ hội sống động. Về cảnh quan vật chất, văn hóa làng xã thể hiện bằng cảnh quan thơ mộng của những con đường làng uốn lượn, hàng tre lả lướt, tiếng sáo diều dập dìu, vẻ u linh của cây đa, kiến trúc cổ kính của đình chùa. Vườn cau ở Bà Điểm – Hóc Môn Trong bối cảnh đô thị hóa, văn hóa làng xã với những giá trị mang tính truyền thống sẽ biến chuyển thế nào? Trong hệ thống tính chất của đô thị hóa, xin đề cập đến ba tính chất quan trọng và phổ biến trong mọi loại hình đô thị hóa: 1. Tính chất không thể đảo ngược được (Irreversibility): Đô thị hóa bao giờ cũng là một sự thay đổi mà từ đó, ta không bao giờ quay ngược lại được trạng thái trước kia, một nơi nào đã có đô thị hóa thì xã hội hiện đại ấy không thể trở lại trạng thái tiền đô thị 1 Mục lục bài viết Văn hóa làng xã trong đô thị hóa Trang 2 như trước đây. 2. Tính tăng tốc (Acceleration): Tốc độ của đô thị hóa càng ngày càng tăng nhanh, nhanh đến nỗi mà các chuyên gia về đô thị học vẫn phải luôn loay loay trong việc cập nhật tìm hiểu về bản chất và đánh giá những ảnh hưởng của nó lên xã hội, nhưng vẫn không cập nhật được. 3/ Tính đứt đoạn (Discontinuity): Những thay đổi do đô thị hóa mang lại, tạo ra những đứt đoạn trong quá trình chuyển động. Mô hình và cơ chế mới trong xã hội hoàn toàn khác với những gì đã ngự trị trước đây. Cuộc cách mạng đô thị này tạo nên những đổi thay đột ngột làm cho con người bị cắt đứt với những hành vi quen thuộc đã có, bắt họ phải học cách suy nghĩ, cách hành động mới. Như vậy, đô thị hóa đòi hỏi con người phải chuyển động theo tốc độ chuyển động của nó. Tức là, một khi, một nơi đã có hiện tượng đô thị hóa, thì nơi ấy đòi hỏi một lối sống khác, một cách ứng xử văn hóa khác, khác hẳn với lối sống, với văn hóa nông thôn trước đây. Đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tất cả những hệ quả phức tạp của nó như diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần, dân nhập cư tự do tăng lên, thu nhập biến đổi đưa đến sự phân tầng xã hội mới, lối sống thay đổi, phong cách hưởng thụ văn hóa hiện đại, đã có tác động mạnh, làm biến đổi văn hóa truyền thống của người Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tư số 206-VHTT ngày 22/7.1986 của Bộ Văn hóa có xác định di tích văn hóa là những di tích có liên quan đến “lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam như những bố cục điển hình của các xómlàng, bản, những ngôi nhà ở nông thôn…”(1). Theo đó, thì những cơ cấu điển hình của xóm, làng là những di tích văn hóa cần được bảo tồn. Cảnh quan làng xã Thành phố Hồ Chí Minh không có đầy đủ yếu tố của một cấu trúc điển hình của các làng xã Bắc bộ với cây đa, giếng nước, đường lát gạch Bát Tràng, lũy tre làng, nhưng làng xã thành phố vẫn có đình, chùa, nhà vuông, những ao sen, ao súng khoe sắc, những mái dừa nước đơn sơ hay mái ngói đỏ thấp thoáng sau những bóng cây xanh… đó là những biểu tượng của văn hóa làng xã trước đây. Với chuyển động đô thị hóa, những biểu tượng ấy đang biến dạng, diện tích đình, chùa và nhà vuông ngày càng bị thu hẹp dần, nhất là những nơi tiếp giáp với nội thành. Còn lại cây xanh, một thành tố không thể thiếu được của nông thôn và đồng thời cũng của đô thị. Tuy nhiên, mảng xanh đô thị khác hoàn toàn với mảng xanh nông thôn. Mảng xanh nông thôn là vườn cây cho trái để bán, là nương dâu cho lá để nuôi tằm, là đồng ruộng cho lúa để ăn. Mảng xanh nông thôn, như thế, là nơi bảo đảm thu nhập cho cư dân, còn mảng xanh đô thị là yếu tố làm tăng chất lượng sống của thị dân. Dù chức năng có khác đi, nhưng mảng xanh là yếu tố không thể thiếu ở cả hai vùng. Trong tình hình đô thị hóa hiện nay của TP. Hồ Chí Minh, hệ thống mảng xanh có nhiều sắc thái. Tại các quận nội thành, nơi quá trình đô thị hóa đã hoàn tất từ lâu, cây xanh đã được chỉnh trang qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp cho đến hiện nay. Dù ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nhưng những hàng cây già nua ấy dù sao cũng cho hoa, cho lá, đem lại một chút mát mẻ cho cư dân hơn là vùng vừa mới được đô thị hóa. Tại vùng đô thị hóa, trong cơn chuyển động vội vã, người ta mải lo xây đường, xây cầu, xây nhà máy. Những con đường mới vạch chạy dài, trơ trụi không một bóng cây ven đường với những dãy nhà thòi ra thụt vào. Những con đường ở những vùng tách ra khỏi nông thôn lại là nơi thiếu cây xanh nhất. Hiện nay, tại những khu dân cư mới xây dựng, người ta đã chú ý đến các mảng xanh, nhược điểm trên đã được khắc phục, tuy nhiên chỉ mới ở các khu dân cư và chỉ mới khoảng hai năm trở lại. Còn những con đường xây dựng trước thì làm sao đảo ngược được đây? Có ý kiến kêu gọi hãy chọn cho TP. Hồ Chí Minh một biểu tượng xanh. Những cây sao, cây dầu của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, vào mùa rụng trái, cánh trái xoay tròn bay vòng theo 2 gió, rơi trên đường, trên mũ, áo của người đi đường, rồi cây lim sét cho hoa vàng rơi vào đầu năm âm lịch, hoặc lá me bay. Những hình ảnh ấy tạo nên một cảnh quan đặc biệt của riêng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng tiếc thay, hình ảnh ấy chỉ thấy lác đác, không đi thẳng vào cảm nhận của con người như hoa sữa Hà Nội hoặc hoa phượng Hải Phòng. Quan niệm an cư lạc nghiệp, sống cái nhà chết cái mồ in sâu đậm trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Ngôi nhà là cái nôi của sự sống, là nơi sum họp gia đình, là nơi giỗ chạp, lễ tết và cũng có thể là nơi làm ăn. Thật là bất hạnh nếu lâm vào trường hợp sống vô gia cư, chết vô địa táng. Tại Sài Gòn trước đây, người dân thường ưa chuộng những kiểu nhà ba gian, nhà cửa rống, chư đinh, xếp đọi, nọc ngựa Dân vùng Hóc Môn thích nhà ba gian hai chái, nhà cửa rống, dân Củ Chi chuộng nhà chữ đinh, vùng Nam Bình Chánh, Nhà Bè thích kiểu xếp đọi. Nhà ba gian hai chái mái lợp ngói âm dương, móng nổi bằng đá xanh, có ít nhất là 48 cột, có nhà có đến 100 cột, rất thoáng mát. Nhà cửa rống thì rất thịnh hành ở Hóc Môn. Trong dân gian có câu “Bình Dương cửa hông, Hóc Môn cửa rống”. Đặc trưng của kiểu nhà này là có hai cửa phụ hình chữ nhật, được gọi là cửa rống, với khung cửa cố định có các thanh gỗ ngang. Kiểu nhà này đón được gió, làm cho nhà thông thoáng. Nhà chữ đinh cũng có nhiều cột như nhà ba gian hai chái, gồm hai căn nhà có đòn dông giao nhau 90 độ tạo nên hình dáng như chữ đinh (J). Nhà xếp đọi là hai căn song song nhau, vì thế đòn dông cũng song song, căn trước thường rộng hơn căn sau, nhưng căn sau lại dài hơn, ló ra ngoài so vời căn trước, dùng để làm cửa ra vào cho người trong gia đình. Những căn nhà trên đều được xây dựng trong một tổng thể hài hòa sân trước vườn sau, cây cao bóng mát với bố cục “chuối sau, cau trước”, cho thấy con người sống hòa hợp với thiên nhiên. Kiểu dáng kiến trúc và cảnh quan kiến trúc hài hòa với thiên nhiên ấy quả thật không thích hợp lắm với môi trường đô thị hóa. Do đó, kiến trúc nhà ở truyền thống cũng bị phá vỡ. Nó dần dần biến mất, nhưng việc kế tục xứng đáng lại chưa sẵn sàng. Hiện nay, vẫn chưa có một kiểu kiến trúc nhà ở vừa thừa hưởng được nét đẹp truyền thống vừa thích nghi với môi trường mới, để cho bộ mặt đô thị tương lai mang một dáng dấp riêng của kiến trúc Việt Nam. Kiến trúc của đình cũng bị xâm phạm cả về kiểu dáng lẫn về cảnh quan. Hiện tượng bê tông hóa, sự thay đổi kiểu dáng qua những lần sửa chữa, sự thu hẹp diện tích làm kiến trúc đình của thành phố ngày càng pha tạp, xa dần sự thống nhất và cổ kính. Chùa cũng bị tác động như thế, nhưng không nặng nề như của đình. Sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp - phi nông nghiệp làm mất hẳn vị trí quan trọng của cái đình. Đình ở đô thị không như đình trước đây. Ngày xưa, đình, vốn là sản phẩm của nền kinh tế nông nghiệp, là nơi phân xử các mâu thuẫn trong làng, là nơi hành xử đẳng cấp xã hội. Hiện nay, ngôi đình không còn ý nghĩa như thế mà đã trở thành một biểu tượng gắn với tín ngưỡng hơn là với nếp sống thường nhật. Từ việc vị trí của ngôi đình bị xô ngã, đưa đến sự thay đổi trong độ gắn bó của dân chúng đối với ngôi đình. Con người không còn gắn bó với ngôi đình nữa, nhất các cư dân vùng nội đô, nơi mà những ngôi đình ít ỏi còn sót lại, nằm nhỏ bé bên cạnh các ngôi nhà cao tầng lộng lẫy của thời kỳ đô thị hóa. Những ngôi đình ấy quả 3 chẳng gây ấn tượng gì cho lớp trẻ đô thị hiện nay. Những quy hoạch về đất cùng mật độ dân cư quá cao quanh những nghĩa trang, nghĩa địa đòi hỏi phải di dời chỗ yên nghỉ của người đã khuất. Việc di dời này đụng chạm khá mạnh đến quan niệm “mồ yên, mả đẹp” vốn hằng coi trọng sự an nghỉ của Tổ tiên của dân chúng. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị, làm cho đất đai nông nghiệp trở thành một thứ hàng hóa. Những mảnh ruộng để sản xuất, để hương hỏa trước đây trở thành một thứ của cải có giá trị to lớn của gia đình, gia tộc. Tình cảm gia đình, gia tộc bị lung lay nặng nề qua các cuộc tranh chấp đất đai, là dấu ấn sâu sắc của chuyển động đô thị hóa lên trên nếp sống văn hóa truyền thống, một nếp sống vốn được xây dựng trên cơ bản gia đình, gia tộc. Tác động này càng mạnh ở những gia đình có gia phong lỏng lẻo, không biết giữ gìn sự đoàn kết gia đình, gia tộc. Sự chuyển đổi giá trị đất còn ảnh hưởng đến một số làng nghề thủ công truyền thống, mà tiêu biểu là nghề trồng hoa, nghề trồng thuốc lá, nghề đan chiếu… Làng hoa ở Gò Vấp, vùng hoa ở Bình Chánh cứ mỗi ngày mỗi di chuyển xa trung tâm thành phố. Gò vấp đã từng có vùng chuyên canh hoa truyền thống. Hoa tươi Gò vấp lại có nhiều chủng loại, ước chừng lên đến 218 loại. Đó là những loại dân dã như vạn thọ, cúc, trang, bụt, mai, mồng gà, bướm, huệ, sống đời, thược dược, hoa giấy, trạng nguyên, cây lá màu; hoặc các loại hoan sang trọng như hồng, mãn đình hồng, hải đường, phong lan… Các làng hoa đã cung cấp hoa cho thị trường thành phố, cho các vùng lân cận, đáp ứng thú thưởng hoa tao nhã củ người dân. Nhưng trước cơn lốc đô thị hóa, hàng loạt vườn hoa tuần tự theo nhau biến mất. Những căn nhà phố xuất hiện, nông dân trở thành thị dân. Trong khi ấy, hoa tươi Đà Lạt và nhất là hoa tươi ngoại nhập chiếm lĩnh ngày càng cao thị trường hoa thành phố. Gò Vấp trước đây còn có ruộng thuốc lá và nghề thái thuốc mà địa danh còn để lại là “Xóm thuốc”. Người trồng thuốc cũng là người thái thuốc, họ sản xuất ra loại thuốc có chất lượng cao, sợi thuốc mịn và vàng óng (2). Chất lượng thuốc lá Gò Vấp được truyền tụng như sau: Trầu Sài Gòn xéra nửa lá Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi. Vào mùa thái thuốc, người thợ vác con ngựa thái thuốc đi đến tập trung tại điểm thái thuốc. Đó là những dịp để họ nói vè, nói trạng, làm cho cuộc sống thêm phần thú vị. Hiện nay (2003), đô thị hóa đã làm cho nghề trồng thuốc lá và nghề làm thuốc hút đã biến mất hẳn trên địa bàn quận Gò Vấp. Phố xá chiếm chỗ ruộng thuốc, ngành sản xuất thuốc lá hiện đại chiếm lĩnh thị trường. Một lối sống, một sinh hoạt độc đáo chỉ còn là dĩ vãng. Dù có những mâu thuẫn trên con đường phát triển, đô thị hóa, với bản chất là một hiện tượng văn minh, đã đem đến cho con người thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, đô thị hóa có một số tác động tích cực. Dù một số món ăn dân dã bị khan hiếm đi do môi trường thiên nhiên thay đổi, nhưng những thức ăn truyền thống mang tính dân tộc vẫn được giữ gìn và không những thế, do giao lưu, đã có sự tiếp thu cái mới, cái hay, vệ sinh, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của thành phố. 4 Đô thị hóa làm dịu đi sự cách biệt trong trang phục giữa nông thôn và thành thị, đem đến những trang phục thuận tiện trong sinh hoạt đồng thời vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống qua chiếc áo bà ba, chiếc áo dài. Với những tiến bộ trong kỹ thuật, với những tiện nghi hiện đại, đô thị hóa đã nâng cấp chất lượng sống của con người. Nhà cửa được trang bị nhiều tiện nghi, đi lại có phương tiện thích hợp hơn trước đây. Đô thị hóa phù hợp với tính chất “mở” của con người Nam bộ. Người thành phố dễ dàng đón nhận những người nhập cư (mà trước đây bị gọi một cách rẻ rúng là “dân ngụ cư”), và với môi trường giao tiếp rộng rãi, họ tiếp nhận được các giá trị văn hóa mới. Đô thị hóa đã giải tỏa phần nào thân phận của phụ nữ. Giao tiếp với môi trường khác, nhất là môi trường đô thị, nơi mà sự phân biệt nam nữ không cao, người đô thị cũng bớt nặng nề với quan điểm trọng nam khinh nữ như trước. Đô thị hóa, với bản chất là một hiện tượng chuyển đổi kinh tế, xã hội, văn hóa phức hợp, vì vậy đòi hỏi những chiến lược phát triển đồng bộ, trong đó việc nâng cao chất lượng sống của toàn thể người dân là mục tiêu trọng tâm, để đô thị xứng đáng là nơi sống, nghỉ ngơi và làm việc của thị dân Làng Việt (kẻ, thôn…) là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú; là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Làng Việt là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt (nổi lên là gia đình (nhà) - làng - nước, còn cấp vùng, tỉnh là đơn vị trung gian ít quan trọng hơn) với hai đặc trưng cơ bản là: tính cộng đồng và tính tự trị. Làng Việt được tổ chức rất chặt chẽ, không phải theo một mà nhiều cách, nhiều nguyên tắc khác nhau, tạo nên nhiều loại hình, nhiều cách tập hợp người khác nhau, khác nhau nhưng lại hoà đồng trong phạm vi làng. Về cơ bản, cơ cấu làng Việt (cổ truyền và hiện đại) được biểu hiện dưới những hình thức tổ chức (liên kết, tập hợp người) sau đây: - Tổ chức theo địa vực (khu đất cư trú) với mô thức phổ biến: Làng phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ gồm một hay nhiều nhà… thành những khối dài dọc đường cái, bờ sông, chân đê, những khối chặt kiểu ô bàn cờ, theo hình Vành khăn từ chân đồi lên lưng chừng đồi và phân bố lẻ tẻ, tản mát, xen kẽ với ruộng đồng… Mỗi làng, xóm, ngõ có cuộc sống tương đối riêng. - Tổ chức làng theo huyết thống (gia đình), dòng họ. Ngoài các gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân, dòng họ có vị trí và vai trò quan trọng trong làng Việt, là chỗ dựa vật chất, và chủ yếu là tinh thần cho gia đình; có tác dụng trong định canh và xây dựng làng mới, như là trung tâm của sự cộng cảm trong các gia đình đồng huyết… Có làng gồm nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ và khi ấy làng và dòng họ (gia tộc) đồng nhất với nhau. Điều đáng lưu ý là mức độ liên kết huyết thống trong phạm vi làng Việt là hết sức rạch ròi, chi li với những tên gọi cụ thể (cố - cụ - ông - cha - bản thân - con - cháu - chắt - chút…) - Tổ chức làng theo nghề nghiệp, theo sở thích và lòng tự nguyện (Phe-Hội, Phường nghề…). Mỗi làng có thể có nhiều Phe (một tổ chức tự quản dưới nhiều hình thức câu lạc bộ): Phe tư văn quan trọng hơn; nhiều Hội: hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu vật… các Phường nghề: mộc, nề, sơn, thêu, chèo, rối… - Tổ chức làng theo lớp tuổi (truyền thống nam giới): tổ chức giáp, hiện rất mờ nhạt. Đây là môi trường tiến thân theo tuổi tác, tổ chức dành riêng cho nam giới, phụ nữ không được vào. Bé trai mới lọt lòng được vào giáp ngay, được lên đinh, ngôì chiếu giữa làng, được nâng dần địa vị, được lên lão… Nói chung, giáp gắn chặt với làng. - Tổ chức làng theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã (có xã gồm nhiều làng), có khi gọi là thôn (khi nhất xã nhất thôn). Tiêu chuẩn để phân định rõ nhất là chính cư và ngụ cư (nội tịch và ngoại tịch) một cách rất rành mạch, nhiều khi cực đoan. Tuy nhiên, có một điều mở là dân ngụ cư có thể chuyển thành chính cư khi có điền có điền sản và sống (cư trú) ở làng 3 đời trở lên. Dân cư trong làng được phân thành nhiều hạng, cơ bản là các hạng: chức sắc (đỗ đạt hoặc có phâm 5 hàm vua ban); chức dịch (có chức vụ trong bộ máy hành chính); lão, đinh, ty ấu, người già, trai đinh, trẻ con (trong các giáp)… Là một thiết chế xã hội của nông thôn Việt, có cơ cấu tổ chức phong phú nhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao, làng Việt ở mặt trái, mang tính khép kín, bản vị. Song nó lại chính là nơi lưu giữ, bảo vệ một thứ văn hoá làng chống lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai. Làng Việt và văn hoá làng Việt đang là vấn đề rất thú vị cho những ai quan tâm, nghiên cứu nó. Tuy thế, ở nước ta, không phải bất kỳ đâu, làng Việt cũng có đặc điểm và tính chất giống hệt nhau. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học, folklore học, tâm lý dân tộc học… qua quá trình điền dã và thẩm định đã cho thấy rằng: làng Việt ở Bắc - Trung - Nam bộ có những đặc điểm khác nhau trên cơ sở những cái giống, cái chung. Tính chất và đặc điểm đại đồng, tiểu dị này ngày càng được khẳng định không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn ở thực tiễn nữa. Vậy, đặc điểm lớn, khái quát của làng Việt từng khu vực Bắc - Trung, Nam là gì? Làng Việt Bắc bộ hình thành từ lâu đời, trên cơ sở tan rã dần công xã nông thôn, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức mà mỗi hình thức tổ chức đó có ảnh hưởng gần như đến từng thành viên và dưới áp lực của rất nhiều hình thức đó, có cái hiện hình, có cái ẩn tàng, đặc biệt là của lệ tộc, của lệ làng, mà họ tham gia tạo nên. Người nông dân sống gắn bó, quanh quẩn với biểu tượng làng của mình, gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng đi xuống phía nam, cơ cấu làng Việt càng trở nên mờ hơn, lỏng lẻo dần ra, năng động và bớt tính khép kín. Mô hình làng Bắc bộ bị đồng hoá kể từ Bắc Trung bộ, không giữ tính chặt chẽ tới mức khép kín nữa mà mở rộng đến liên làng, chú trọng hơn đến dòng họ, tộc họ. Càng cởi mở hơn, năng động hơn là làng Việt Nam Bộ. Làng Việt đồng bằng sông Cửu Long, theo tác giả Nguyễn Phương Thảo,(*) là làng khai phá, tuổi đời còn trẻ (trên dưới ba trăm năm), định cư từ giồng xuống trũng, kéo dài trên diện rộng, lấy kinh mương hay lộ giao thông làm trục (Khác làng Việt Bắc Bộ khép kín trên dỉa đất ven sông, ven đồi, duyên hải…), nên thiếu chất kết dính chặt chẽ, phân vực cao và sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá. Như vậy, làng Việt ở các vùng khác nhau có những khác biệt. Càng về phía Nam làng Việt càng mở, năng động, bớt những lệ làng 6 . trồng hoa, nghề trồng thuốc lá, nghề đan chiếu… Làng hoa ở Gò Vấp, vùng hoa ở Bình Chánh cứ mỗi ngày mỗi di chuyển xa trung tâm thành phố. Gò vấp đã từng có vùng chuyên canh hoa truyền thống. Hoa. huệ, sống đời, thược dược, hoa giấy, trạng nguyên, cây lá màu; hoặc các loại hoan sang trọng như hồng, mãn đình hồng, hải đường, phong lan… Các làng hoa đã cung cấp hoa cho thị trường thành. thưởng hoa tao nhã củ người dân. Nhưng trước cơn lốc đô thị hóa, hàng loạt vườn hoa tuần tự theo nhau biến mất. Những căn nhà phố xuất hiện, nông dân trở thành thị dân. Trong khi ấy, hoa tươi

Ngày đăng: 12/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan