Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện cư jút, tỉnh đắk nông hiện nay

26 1.1K 5
Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện cư jút, tỉnh đắk nông hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trong khoa Lý luận Chính trị, thầy, cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Phương Anh, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt bốn năm học cũng như trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Đắk Lắk, tháng , năm 2015 Sinh viên Hà Thị Mai 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một hiện tượng xã hội đặc biệt đa dạng, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội, sắc tộc và không ngừng tác động đến những vấn đề của đời sống xã hội. Vì thế, chính phủ của các quốc gia trên thế giới nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược, ổn định. Vấn đề dân tộc, tôn giáo là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cư Jút là một huyện của tỉnh Đắk Nông, huyện nằm trên trục đường quốc lộ 14, cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 20km về phía Tây Nam và cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 110km. Trên địa bàn huyện Cư Jút có đến 25 dân tộc cùng sinh sống xem kẽ ở 127 thôn, buôn, bon, xã, thị trấn,…nên mang đậm bản sắc văn hóa của nhiều vùng, miền, dân tộc. Toàn huyện có 3 tôn giáo chính gồm Công giáo, Phật giáo và Tin lành, tín đồ có 26,190, chiếm 28,37% dân số. Huyện Cư Jút có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng, đồng thời là một địa bàn phức tạp về tôn giáo. Do địa hình kinh tế - xã hội các thế lực thù địch trên cơ sở này đã ra sức kích động bằng những chính sách hỗ trợ về kinh tế để xây dựng, nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập li khai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội huyện Cư Jút. Vì vậy việc nghiên cứu về tôn giáo nói chung và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông nói riêng là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài: “Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát về mức độ nhận thức tôn giáoở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. -Làm rõ những quan điểm chính sách đối với tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trong những năm qua lĩnh vực nghiên cứu về tôn giáo nói chung và những chính sách về tôn giáo nói riêng đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn với sự tham gia nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: - Nguyễn Khắc Đức, “Vấn đề đạo tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông và đồng bào dân tộc dao ở miền núi phía Bắc”, luận án tiến sĩ triết học, nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển cùng ảnh hưởng của đạo tin lành đến đời sống của đồng bào người H’mông và Dao ở miền núi phía Bắc. - Chủ nhiệm TS. Nguyễn Đức Lữ (2000), đề tài cấp bộ: “Sự phát triển của đạo tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” - Nguyễn Đức Lữ (số 11 – 1997), “sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời đại ngày nay”, tạp chí thông tin lý luận. - PGS.TS Trần Đăng Sinh – TS Đào Đức Doãn (2011), giáo trình tôn giáo học, Nxb Đại học sư phạm. - Đặng Nghiêm Vạn (2007), “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, sách tham khảo, Nxb, Chính trị quốc gia. - Hoàng Tâm Xuyên (1999), “Mười tôn giáo lớn trên thế giới”, Nxb, chính trị quốc gia. Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề tôn giáo, tuy nhiên mục đích nghiên cứu là nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống toàn diên vấn đề này. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay làm đề tài chuyên đề của mình. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tôn giáo và những chính sách tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chuyên đề, tôi tập trung làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất: Làm rõ nguồn gốc, bản chất và tư tưởng Hồ Chí Minh về mặt lý luận về tôn giáo. Thứ hai: Làm rõ những chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay về mặt thực tiễn. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt kết quả như trên, chuyên đề chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời còn có sự kết hợp của các phương pháp như: - Phương pháp lịch sử- logic: Để có cái nhìn tổng quan về nhận thức tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông hiện nay. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm đánh giá nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng,tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông hiện nay - Phương pháp so sánh- đối chiếu: Để có kết quả nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp so sánh- đối chiếu với các nội dung nghiên cứu khác để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và kết luận chung. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO 1.1. Nguồn gốc, bản chất của tôn giáo 1.1.1. Bản chất của tôn giáo Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội. Theo Mác: Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân,… Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hóa, phù hợp với đạo lý, đạo đức của xã hội. Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật Mác Xít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau, tuy nhiên những người Cộng sản có lập trường Mác Xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác – Lênin và những người Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. 1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế - xã hội Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn. vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh thần bí, từ đó họ xây dựng những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng. Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị, họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,…tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo. Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, bần cùng kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa. Thứ 2, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học còn chưa khám khá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo. Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng. Thứ 3, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc hình thành tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”, Lênin cũng cho rằng: sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản…sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong…dìm họ vào cảnh chết đói đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại. Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, kính trọng cũng có khi biểu hiện qua tôn giáo. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Thứ nhất, tư tưởng đoàn kết lương giáo Đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo là yếu tố cơ bản để đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết tôn giáo hoà hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Hồ Chí Minh cho rằng: Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó. Đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết dân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.Với tinh thần đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch. Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược. Thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo. Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trước toàn dân ngày 2-9-1945 đã kế thừa và phát triển những giá trị của những tư tưởng tiến bộ về quyền con người trong các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Chỉ sau một ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Trong phiên họp này, Chủ tịch đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó vấn đề thứ sáu là thực hiện tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Ngày 9-11-1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi nhận: Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng. Ngày 14-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL quy định những hoạt động tôn giáo trong chế độ mới, được đồng bào theo và không theo tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ.Năm 1958, khi trả lời câu hỏi của các cử tri Hà Nội: Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không?, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo: Không. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam ta cũng vậy. Người cũng nêu rõ những giá trị đạo đức và văn hóa nhất định của tôn giáo: Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa. Chính những quan điểm đúng đắn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và tôn giáo đã bác bỏ luận điệu tuyên truyền rằng: Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nền văn minh Ki-tô giáo; chủ nghĩa xã hội hạn chế, thậm chí không chấp nhận chung sống với tôn giáo… và giải toả nỗi lo lắng, ngờ vực trong cộng đồng Công giáo khi bước vào công cuộc xây dựng xã hội mới.Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước phải quan tâm, chăm sóc cuộc sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Mong sao sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui. Hồ Chí Minh coi tôn giáo là một yếu tố cấu thành và là di sản văn hoá của nhân loại. Có được sự nhìn nhận ấy phải là con người đã trải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng và sự am hiểu các tôn giáo một cách tường tận, để khái quát, chắt lọc những giá trị tinh tuý của nó nhằm tiếp thu, kế thừa. Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt về nhận thức, tư tưởng; tìm ra và phát huy điểm tương đồng, mẫu số chung về mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao cả của dân tộc luôn được Hồ Chí Minh chú ý. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với dân tộc một cách giản dị, dễ hiểu nhưng rất độc đáo và sâu sắc: kính Chúa gắn liền với yêu nước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với người có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không hề mâu thuẫn. Một người dân Việt Nam có thể vừa là một người dân yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính. Từ việc xác định tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, năm 1990, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 24/NQ-TW, về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những quan điểm này được tiếp tục thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1991); Văn kiện Đại hội VII, VIII, IX. Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về công tác tôn giáo cũng khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng khẳng định: Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục nhất quán khẳng định: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ hai, tư tưởng tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo Đại đoàn kết dân tộc là nguyên tắc để thực hiện mục tiêu độc lập tự do, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nguyên tắc đó chỉ có thể thực hiên được khi biết trân trọng phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để khắc chế, giải quyết những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn. Hồ Chí Minh bao giờ cũng đi tìm mẫu số chung cho lợi ích toàn dân tộc. Từ nguyên tắc cơ bản đó, kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay đều nhất quán Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo. Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân. Muốn đoàn kết những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích toàn dân lên trên hết. Muốn đoàn kết phải tôn trọng quyền tư do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, muốn đoàn kết lương giáo phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với bọn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Muốn đoàn kết phải chú ý kế thừa giá trị nhân bản và hướng thiện của các tôn giáo, trân trọng, quan tâm tranh thủ giáo sĩ, giáo dân, độ lượng, vị tha với những người lầm lỗi; phê phán và trừng trị bọn phản động lợi dụng tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người. Hạn chế, vi phạm thô bạo đến quyền ấy là đi ngược lại với xu thế của tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh luôn gương mẫu, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của đồng bào. Bác Hồ luôn giáo dục cán bộ tôn trọng và làm tốt công tác vận động đối với đồng bào và các chức sắc các đạo khác nhau. Trong các văn bản quan trọng cũng như sắc lệnh mà Người trực tiếp biên soạn và công bố, Hồ Chí Minh luôn khẳng định tư tưởng nhất quán, lâu dài của Đảng, Nhà nước ta trước sau như một là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng để nhân dân an tâm. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản, lời nói mà cả trên hành động thực tiễn của Người. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY. 2.1. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. [...]... thiện, xây dựng đời sống văn hóa,… góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 2.1.2 Đặc điểm tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay ã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh. .. gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là một huyện đa tôn giáo, các tôn giáo du nhập và phát triển thông qua sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vừa mang tính tự giác vừa mang tính áp đặt, vừa có mặt tích cực nhưng lại có mặt tiêu cực trong bối cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc Nhưng dòng chảy chính của tôn giáohuyện Cư Jút, tỉnh Đắk. .. tín- dị đoan, kiếm tiền bất chính 2.2.2 Quan điểm chính sách đối với tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay 2.2.2.1 Quan điểm từ nguồn gốc, bản chất, vai trò và tính khách quan của tôn giáo đối với đời sống xã hội nói chung và đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp Vì vậy, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn. ..2.1.1 Tình hình tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay Mặc dù sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng đối với số lượng tín đồ và tác động chính trị - xã hội không giống nhau, đồng bào các tôn giáo huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay ã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong hai cuộc kháng chiến chống... phương và việc thờ cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người Những người có công với gia đình, làng xóm, đất nước đều được người Việt Nam tôn vinh, sùng kính Thứ năm, tín đồ các tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hầu hết là nông dân lao động Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn, nên tín đồ hầu hết là nông dân Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiểu giáo. .. gia chiến đấu và nhiều người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều tín đồ và giáo sĩ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay đã nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời” Tình hình kinh tế, an ninh chính trị và trật tự xã hội ở nhiều vùng tôn giáo huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay khá ổn định... để phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan Trước tình hình tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay, với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo ã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia... tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo trong tình hình hiện nay, cần chủ động và tăng cư ng hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành trong việc đối thoại và xử lý những vấn đề tôn giáo nhạy cảm đang được các thế lực thù địch lợi dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để xuyên tạc tình hình tôn giáo và chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk. .. tôn giáo của họ Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, miếu, ma còn khấn vái “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông Về phía giáo sĩ: ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật giáo, đồng thời cũng triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu cả đạo giáo Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có không ít những điều khác biệt và. .. thế giới Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có nhiều dân tộc cư tr ở nhiều khu vực khác nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau Hơn nữa, bản tính người dân nơi đây luôn cởi mở, khoan dung nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau Từ những hình thức tôn giáotín ngưỡng sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đông cổ . giáo và những chính sách tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 3.3. Nội dung. ngưỡng, tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông hiện nay. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm đánh giá nhận thức về tôn giáo và chính sách đối với tín ngưỡng ,tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. GIÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY. 2.1. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. 2.1.1. Tình hình tôn giáo ở huyện Cư Jút,

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan