Những tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong thời gian qua.

11 6.6K 20
Những tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong thời gian qua.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Hãy phân tích và cho ví dụ minh hoạ về những tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong thời gian qua. 1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". 2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp KTPT trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI. 3. Tác động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (12/1987) trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp. Hạ tầng cơ sở nghèo nàn, khoa học công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực phần lớn chưa qua đào tạo,… Trong khi đó, nhu cầu phát triển luôn phải đối mặt với sức ép cần vồn đầu tư, công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh xuất khẩu,… để khai thác lợi thế so sánh nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội. Mặt khác, từ những năm cuối thập kỷ 80 đến hết thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xu hướng đầu tư quốc tế vào các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác, công nghiệp chế tạo và những ngành cần nhiều lao động. Trong bối cảnh phát triển đó, Việt Nam rất khó thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn hoặc vào những ngành phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc định hướng thu hút FDI vào những ngành mà Việt Nam có lợi thế tự nhiên, phù hợp với trình độ phát triển và đón bắt được xu hướng đầu tư quốc tế là khá phù hợp. Do đó, mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng FDI đã đóng góp rất tích cực, có vai trò như những trụ cột đối với thành công của chính sách đổi mới nền kinh tế. Tác động tích cực - Góp phần bổ sung nguồn vốn, công nghệ và bí quyết quản lý cho nền kinh tế. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Vốn FDI (giải ngân) đã tăng từ 2,451 tỷ USD năm 2001 lên 8,100 tỷ USD năm KTPT 2007 và đạt được khoảng 40 tỷ USD trong gian đoạn 1988 đến nay. Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 20%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%. So với các nguồn vốn nước ngoài khác, vốn FDI “ít bị nhạy cảm” trước những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Thực tế ở các nước Đông Nam Á bị khủng hoảng tài chính năm 1997 đã chứng minh rất rõ đặc điểm này. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận hành, quản lý và nhờ học qua làm (learning by doing), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng). Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động sau khi tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết các công nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao ở Việt Nam được tập trung trong khu vực có vốn FDI. - Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng Năm 2004, khu vực có vốn FDI đóng góp tới 35,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong khi tỷ lệ KTPT này chỉ là 25,1% năm 1995. Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành trong suốt giai đoạn 1995 – 2003, trừ năm 2001. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tuy cao, đạt 15,7% nhưng thấp hơn mức chung toàn ngành, chủ yếu do tốc độ tăng rất cao của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước (22,8%). - Tác động vào đầu vào, đầu ra của nền kinh tế Khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,9% vào GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,4% của khu vực này năm 1994. Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước. Mặt khác, FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD; gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên vật liệu Động thái của cán cân vốn trong thời kỳ 1994-2002 cho thấy có mối quan hệ khá rõ giữa số dư tài khoản vốn và dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam hàng năm. KTPT - Đẩy mạnh xuất khẩu: Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò của FDI. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%, tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 18,398 triệu USD năm 1996 tăng lên 30,120 USD năm 2000 và đạt tới 84,015USD năm 2006. Ngay cả trong những năm xuất khẩu của các ngành kinh tế khác tăng chậm hoặc giảm thì xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng cao, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng xuất khẩu của cả nước khá cao trong nhiều năm. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷ đô la, tăng gấp 13,5 lần so với năm 1991. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu, từ 4% năm 1991 lên 54,6% năm 2004. Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính. - Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế Các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình KTPT quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim gạch xuất khẩu của cả nước. FDI đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. - Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Tạo việc làm là những đóng góp quan trọng, không thể phủ nhận của khu vực FDI. Tính đến năm 2007 khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở trong và ngoài nước. Mặc dù so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số việc làm được tạo ra còn hạn chế, nhưng “chất lượng” của lực lượng lao động trong khu vực FDI tốt hơn rõ rệt. Nhiều cán bộ, công nhân trong khu vực FDI đã và đang là những “hạt nhân” để phát triển lực lượng lao động trình độ, tay nghề cao của Việt Nam. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dẫn các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh KTPT nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về số lao động gián tiếp được tạo ra bởi khu vực FDI tại Việt Nam. Tác động tiêu cực Bên cạnh những ðóng góp tích cực nhý ðã khái quát trên, FDI cũng ðã và ðang tạo ra không ít những vấn ðề, tác ðộng tiêu cực, làm bức xúc dý luận xã hội. - Chất lýợng thu hút FDI còn thấp, thiếu tính bền vững là một thực tế khó bác bỏ. Biểu hiện rõ nhất của hạn chế này là phần giá trị gia tãng còn thấp. Nhý chúng ta ðã biết các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện ðóng góp một tỷ lệ quan trọng về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, UN, và JETRO do Giáo sý Trần Vãn Thọ từ Ðại học Waseda (Tokyo) thực hiện, cõ cấu xuất khẩu của Việt Nam hầu nhý không thay ðổi từ 2004–2006, trong ðó nông thủy sản, thực phẩm và các mặt hàng giá trị gia tãng thấp nhý dệt, may, và tạp phẩm chiếm ðến 49,4% so với tỷ lệ 14,5% của các quốc gia Ðông Á và Ấn Ðộ. Và ngýợc lại, ðối với các ngành chế tạo ðòi hỏi công nghệ cao hõn nhý máy móc các loại, máy phát ðiện, máy công cụ, xe hõi và bộ phận xe hõi, ðồ ðiện tử và IT thì Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 7,5% so với 54,6% của Ðông Á và Ấn Ðộ…Phần lớn các doanh nghiệp FDI tập trung khai thác lợi thế lao ðộng rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có, thị trýờng tiêu thụ “dễ tính” ðể lắp ráp, gia công sản phẩm tiêu thụ nội ðịa và xuất khẩu. - Liên kết giữa khu vực FDI với các doanh nghiệp nội ðịa còn rất ít, chýa hình thành ðýợc các ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hoá. Thông thýờng công nghiệp phụ trợ có thể tạo ra 80-95% giá trị gia tãng cho sản phẩm tuy nhiên hiện các doanh nghiệp sản xuất-lắp ráp ở VN phải nhập khẩu từ 70%-80% lýợng sản phẩm phụ trợ. Do hạn chế này mà phần giá KTPT trị ðýợc tạo ra ở Việt Nam còn thấp, nhiều doanh nghiệp FDI khó phát triển ðýợc qui mô và ðầu tý chiều sâu nên gần ðây ðã xuất hiện xu hýớng một số dự án FDI ðã chuyển sản xuất ra nýớc khác hoặc ðóng cửa hay phải chuyển sang lĩnh vực ðầu tý mới ở Việt Nam. - Nước chủ nhà dễ bị thua thiệt trong việc phân chia lợi nhuận Doanh nghiệp FDI lỗ hay lãi thế nào, cơ quan quản lý đầu tư cũng khó nắm chính xác. Việc lỗ lãi của doanh nghiệp FDI đúng ra thuộc về trách nhiệm của chi cục thuế địa phương, nhưng các nơi này thường không có điều kiện bám sát thu chi của doanh nghiệp để xem báo cáo thuế có chuẩn không. Các doanh nghiệp FDI đóng góp nguồn vốn không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước xét về tổng thể. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trên góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI có năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh chưa cao bởi có trên 50% doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ liên tục, và phần lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài cho thấy có điểm gì đó chưa ổn cần quản lý chặt chẽ hơn. - Các nhà đầu tư dễ vi phạm pháp luật của nước chủ nhà Tình trạng chuyển dự án dễ dàng sau Luật Đầu tư 2005 đã tạo ra kẽ hở để có thể “bán” dự án, làm cho quản lý tài nguyên và đất đai thêm khó khăn. Các dự án địa ốc gần đây cần được theo dõi sát hơn, vì có dự án 4,1 tỷ USD, nhưng vốn tự có (vốn pháp định hay vốn điều lệ) chỉ 100 triệu USD. Nhiều dự án đã bị các địa phương rút giấy đầu tư cũng có nguyên nhân đầu tư “ảo” rất đáng lo ngại này. - Về lâu dài dễ nảy sinh sự mất cân đối giữa các vùng, các ngành Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. KTPT Các nhà FDI trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn. - Việt nam dễ trở thành bãi rác thải công nghiệp của thế giới Công nghệ được sử dụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á (69%, Đông Nam Á chiếm 19%), các nước châu Âu mới chiếm 24%, châu Mỹ chiếm 5%, các nước G8 mới chiếm 23,7% nên chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn. Có một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác. - Gây ô nhiễm môi trường Theo kết quả điều tra năm 2002 (của Viện Quản lý kinh tế trung ương), đa số các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt KTPT Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam). Đáng chú ý là 60% doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đã lắp đặt thiết bị xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn (so sánh với tỷ lệ 10% của các doanh nghiệp trong nước). Tuy nhiên do quản lý về môi trường của Việt Nam chưa chặt, nên nhà đầu tư chuyển những dự án ô nhiễm môi trường mà các nước khác đang siết lại sang Việt Nam, gây không ít khó khăn về bảo vệ môi trường và cả tình trạng quá tải về điện. Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như khai thác mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự nhiên. Hậu quả gây ô nhiễm môi trýờng từ các dự án FDI ðang ðýợc bộc lộ rõ và làm huỷ diệt môi trýờng sống nghiêm trọng. Gần ðây, dý luận xã hội rất bức xúc về chất thải của dự án VEDAN ðã làm huỷ diệt cả dòng sông Thị Vải, gây thiệt hại lớn về ngýời và của của cý dân trong vùng. Nhiều vụ ô nhiệm môi trýờng trầm trọng của các dự án FDI khác cũng ðang ðýợc phát giác. Rõ ràng, những hậu quả này là rất nặng nề và làm giảm tính bền vững của tãng trýởng kinh tế. - Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. KTPT [...].. .Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 2 triệu lao động làm việc trực tiếp và hàng triệu lao động trong các khâu gián tiếp khác Tuy nhiên, có tình trạng thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn nặng về lao động có giá nhân công rẻ, ít đào tạo, thậm chí dùng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động Có một thực tế là tỷ lệ lao động nữ rất cao trong các doanh nghiệp... bộ và công nhân Việt Nam vẫn còn rất thụ động Việc chuyển giao công nghệ rất ít và việc truyền bá kinh nghiệm quản lý cũng gần như không có gì Đây là vấn đề đòi hỏi nỗ lực của cả các nhà khoa học và quản lý Việt Nam phải vươn lên để học hỏi trong công việc, từng bước vươn lên Kinh nghiệm trong xây dựng các công trình lớn, khai thác dầu khí, điện, than đáng để mở rộng, trong khi các kinh nghiệm trong. .. tăng nguy cơ chuyển giá Khi thu hút vốn FDI, nhiều nhà hoạch định chính sách, nhiều ngành và địa phương hy vọng, cùng với tăng nguồn vốn, mở mang thị trường, các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý cho người Việt Nam Tuy nhiên thành quả trong lĩnh vực này rất khiêm tốn Do cách thức sản xuất theo công đoạn trong mạng lưới toàn cầu, mà nhà đầu tư còn giữ phần lớn bí quyết... thấp và có thể gây các bệnh nghề nghiệp (như lệch mắt khi chuyên trách kiểm tra chất lượng lắp điện tử tự động của nhà máy sản xuất máy tính và linh kiện điện tử) - Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Cho đến nay chỉ có khoảng 4 công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, còn lại chủ yếu là các công ty con thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, điều này cũng làm hạn chế cơ hội tiếp cận công nghệ nguồn . tỷ USD, tăng bình quân 24 %/năm. Riêng 2 năm 20 06 và 20 07 khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 -2 0 00 và bằng 83% thời kỳ 20 01 -2 0 05. Bên cạnh đó, FDI. đã tăng lên mức 32, 3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996 -2 0 00, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 20 00 chiếm 20 %) và trong 5 năm 20 01 -2 0 05 chiếm khoảng. Thời kỳ 1996 -2 0 00, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23 % kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 20 00 chiếm 25 %, năm 20 03 chiếm 31%,

Ngày đăng: 11/05/2015, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan