Lạm phát thâm hụt thương mại và những giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

6 2.4K 1
Lạm phát thâm hụt thương mại và những giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LẠM PHÁP, THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ ThS. Nguyễn Thanh Bình Biến động của giá dầu, lương thực, kim loại… trên thị trường quốc tế dẫn đến hiện tượng lạm phát và bất ổn tài chính trên toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh hướng đó. Số liệu thống kê cho thấy, lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ở mức cao và vẫn có khuynh hướng gia tăng mặc dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những biện pháp thắt chặt tiền tệ và các giải pháp liên quan khác. Phân tích diễn biến lạm phát và cán cân thanh toán là cần thiết để đưa ra giải pháp nhằm tăng cường ổn định vĩ mô, tránh các cú sốc cho nền kinh tế 1. Lạm phát và các chỉ tiêu tiền tệ tăng đột biến trong năm 2007 Các chỉ báo kinh tế vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế đang có những bất ổn. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền gia tăng trong giai đoạn 2001 – 2006 và tăng đột biến năm 2007. Lạm phát ổn định ở mức một chữ số giai đoạn 2001 – 2006 nhưng tăng lên 12,6% năm 2007. Riêng 5 tháng đầu năm 2008 lạm phát đã tăng 15,96%. Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kể cả các biện pháp hành chính hạn chế tăng giá các mặt hàng đầu vào lớn của nền kinh tế (sắt thép, xi măng, điện, than…). Dự báo mức độ lạm phát vẫn còn biến động sau quý II/2008. Hơn nữa, diễn biến giá dầu và các loại vật liệu đầu vào trên thị trường quốc tế vẫn còn biến động phức tạp, khó khăn cho việc chống lạm phát trong năm 2008. Một số chỉ tiêu tiền tệ giai đoạn 2001 - 2007 Nguồn: IMF, WB 2. Thâm hụt thương mại tăng đột biến Mô hình 4 khu vực (mô hình Swan) cho thấy sự ổn định của nền kinh tế bao gồm ổn định bên trong và bên ngoài, các dấu hiệu bất thường cả bên trong và bên ngoài luôn phải được xem xét và điều chỉnh. Đối với Việt Nam, mặc dù cán cân tổng thể luôn thặng dư trong những năm gần đây (xem bảng 1) nhưng sự thặng dư này còn thiếu bền vững. Các dấu hiệu gây mất cân đối bên ngoài đã hình thành và có nguy cơ bùng phát: Thứ nhất, thâm hụt thương mại cao trong thời gian dài. Thâm hụt thương mại thường diễn ra ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế hấp thụ vốn đầu tư tốt, đầu tư hiệu quả thì thâm hụt thương mại cao là tiền đề của sự tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tiếp theo và ngược lại. Với Việt Nam, thâm hụt thương mại liên tục tăng ở mức cao giai đoạn 2004 - 2007 và có xu hướng tiếp tục tăng. Riêng 3 tháng đầu năm, thâm hụt thương mại là 9,5% GDP, nếu tốc độ nhập khẩu không được hạn chê,ë năm 2008 có thể thâm hụt trên 25%. (Xem bảng1) Bảng 1: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2004 đến quý 1 năm 2008 Đơn vị tính: % GDP Nguồn: Viện quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và IMF (trích từ báo cáo nghiên cứu của JP Morgan về ASEAN tháng 5/2008, trang1) Thứ hai, thâm hụt vãng lai, thâm hụt thương mại gia tăng cùng với quy mô dòng vốn gián tiếp. Trước năm 2005, thâm hụt thương mại, thường được bù đắp bởi kiều hối và dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Sau khi thị trường chứng khoán có bước đột phá năm 2006, dòng vốn gián tiếp (FII) tăng đột biến lên 10,4% GDP năm 2007, tương đương khoảng 7,38 tỷ USD và tiếp tục được tích lũy thêm 1,8% GDP trong quý 1 năm 2008. Cùng với FDI, FII là cấu thành chính của tài khoản vốn đang tài trợ cho cán cân vãng lai của Việt Nam trong ngắn hạn. Đặc điểm dòng vốn gián tiếp là rất linh hoạt, nhạy cảm với các chỉ số kinh tế vĩ mô, nếu dòng vốn FII đảo chiều, cộng hưởng với diễn biến vĩ mô xấu (lạm phát, lãi suất cao, tăng trưởng giảm…) sẽ gây áp lực lớn lên cán cân tổng thể và cân bằng bên ngoài của nền kinh tế. Thứ ba, dòng vốn FDI hướng mạnh vào lĩnh vực bất động sản. Ngoài chứng khoán, nguồn vốn nước ngoài trong năm 2007 thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Theo Thời báo kinh tế (số 126), FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2008 là 15,3 tỷ, trong đó 12,28 tỷ tập trung vào đầu tư bất động sản và khu vui chơi giải trí chiếm 83,4%, lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 16,02%, còn lại là lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, trong khi đó đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu thì xếp hạng ngược lại. Dòng vốn FDI hướng mạnh vào lĩnh vực này này sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và làm xấu thêm cán cân thương mại trong tương lai. Chính sách cho phép Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà, căn hộ ở Việt Nam cũng chỉ làm tăng dòng vốn ngoại trong ngắn hạn do tỷ trọng đầu cơ trong lĩnh vực này là khá cao. Thứ tư, hiệu quả đầu tư thấp So sánh chỉ tiêu ICOR của Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á (Bảng 2) cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam khá thấp (chỉ cao hơn Malaysia giai đoạn 1981 -1995). Hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp một phần do nền kinh tế được bơm lượng vốn lớn làm giảm sự kiểm soát tính hiệu quả trong đầu tư gây lãng phí vốn. Trên quan điểm kinh tế, hiệu quả đầu tư đóng vai trò quyết định đối với sự bền vững của tăng trưởng, hiệu quả đầu tư thấp là nguyên nhân suy thoái kinh tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia. (Xem bảng 2) Bảng 2: hiệu quả đầu tư của Việt Nam và một số nước châu Á Cùng với lạm phát cao gây bất ổn bên trong, những biển hiện mất cân bằng bên ngoài của nền kinh tế đã lộ diện. Bài học khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái Lan năm 1997 cho thấy thâm hụt thương mại cao, kéo dài là mầm mống khủng hoảng, nguy cơ này có thể bùng phát khi nguồn vốn FII đảo chiều gây nhiều hậu quả xấu, kéo dài cho nền kinh tế. 3. Giải pháp nào cho nền kinh tế? Những chính sách đã áp dụng để kiềm chế lạm phát Quá trình tăng trưởng cao, ổn định của Việt Nam trong nhiều năm dễ làm chúng ta quên những “căn bệnh” của nền kinh tế tăng trưởng nóng và được tài trợ bởi ngoại lực. Để hạn chế những cú sốc, nền kinh tế cần phải được “rà phanh” ngay khi xuất hiện các nguy cơ. Sự bùng phát của thị trường chứng khoán, bất động sản cùng tăng trưởng M2, tín dụng, lạm phát, thâm hụt thương mại năm 2007 cho thấy những nguy cơ của nền kinh tế tăng trưởng nóng chưa được đánh giá đúng mức. Đầu năm 2008, một loạt các biện pháp kiểm soát tín dụng, lãi suất được áp dụng (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu ngân hàng thương mại mua trái phiếu, gần đây là Quyết định số 16/2008/ QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam). Cùng với biện pháp thắt chặt tiền tệ, các nỗ lực nhằm giảm chi tiêu công cũng được Chính phủ đưa ra nhằm hạn chế lạm phát, tăng hiệu quả đầu tư. Những chính sách này đã tác động mạnh vào tăng trưởng tín dụng, cung tiền và đầu tư chứng khoán, bất động sản. Hai thị trường này lập tức đảo chiều gây tác động mạnh đến nhà đầu tư trong lĩnh vực này gây nhiều tranh luận trong xã hội. Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tiền tệ, tài chính áp dụng đầu năm 2008 là chuẩn xác, được các tổ chức quốc tế rất ủng hộ vì chúng đã cho thấy nỗ lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng và cung tiền chống lạm phát của Chính phủ. Một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Mặc dù cán cân thanh toán quốc tế vẫn thặng dư trong những năm gần đây, nhưng nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán luôn tiềm ẩn với nền kinh tế. Để tạo sự ổn định cả bên trong và bên ngoài đòi hỏi sự kết hợp các giải pháp hạn chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại. Về lý luận, những biện pháp giảm thâm hụt thương mại có thể gia tăng lạm phát nhưng chúng là biện pháp cần thiết để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô: Thứ nhất, áp dụng các biện pháp làm giảm thâm hụt thương mại. Trong dài hạn, thâm hụt thương mại khó có thể duy trì ở mức cao như hiện nay, do vậy, các biện pháp nhằm giảm thâm hụt cần phải dần được áp dụng như (i) Điều chỉnh dần tỷ giá theo hướng giảm nhập khẩu và hỗ trợ xuất khẩu (ii) Xem xét cơ cấu nhập khẩu và xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng đắt tiền, nếu cần sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt nếu không thể áp dụng thuế nhập khẩu do quy định của WTO (iii) Áp dụng chính sách ưu đãi thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như nông sản, thủ công mỹ nghệ… Khi điều chỉnh tỷ giá, cần phải nghiên cứu kỹ mức độ co dãn của nhập khẩu với tỷ giá để kết hợp với các công cụ thuế quan, đồng thời xem xét sự biến động giá trị hàng nhập khẩu và tốc độ tăng giá trị hàng xuất khẩu để hoạch định biên độ điều chỉnh tỷ giá, trong quá trình điều chỉnh cần tránh các cú sốc mạnh về tỷ giá. Thứ hai, hoạch định cơ chế hấp thụ, sử dụng hiệu quả dòng vốn FII. Dòng vốn FII thể hiện lòng tin của giới tài chính quốc tế với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, tính chất linh hoạt của dòng vốn này đòi hỏi phải có chiến lược hấp thụ vốn hiệu quả, hợp lý. Ngân hàng Nhà nước cần hoạch định chiến lược hấp thụ, cơ chế tích lũy, hàng hóa sử dụng dự trữ (vàng, ngoại tệ nào) trong thời kỳ dòng vốn này tăng trưởng mạnh. Thứ ba, áp dụng chính sách tài chính thắt chặt, tăng hiệu quả đầu tư công cộng. Hạn chế bội chi ngân sách cần tiếp tục được duy trì cùng với gia tăng kiểm soát đầu tư công cộng. Tăng cường phát triển xã hội hóa khâu thẩm định, giám sát đầu tư công. Các dự án lớn cần được đánh giá hiệu quả sau khi đưa vào hoạt động, trường hợp cần thiết có thể thuê các tổ chức nghiên cứu nước ngoài cung cấp các dịch vụ này. Thứ tư, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực của các tập đoàn quốc doanh. Các tập đoàn quốc doanh vẫn đang chi phối nhiều ngành của nền kinh tế, việc nâng cao hiệu quả đầu tư của khối này đóng vai trò quyết định cho sự tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu về hiệu quả của khu vực kinh tế này, tiếp tục tiến trình cổ phần hóa khu vực kinh tế quốc doanh, thúc đẩy tiến trình xã hội hóa các lĩnh vực hàng hóa công cộng nhà nước đang nắm tỷ trọng chi phối. Thứ năm, tiếp tục hạn chế đầu tư bất động sản. Trong dài hạn, nếu dòng vốn ngoại và đầu tư trong nước tập trung quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản cao cấp … sẽ càng gây áp lực cho cán cân thanh toán quốc tế. Cần nghiên cứu nhu cầu bất động sản để định hướng đầu tư hợp lý đảm bảo hiệu quả đầu tư. Duy trì kiểm soát tín dụng bất động sản để hạn chế hiệu ứng đầu cơ do được tiếp sức bởi tín dụng. Mục tiêu của mọi nền kinh tế là tăng trưởng bền vững trong sự ổn định vĩ mô, tuy nhiên, mức tăng trưởng cao của nền kinh tế mới nổi dễ mắc các căn bệnh như lạm phát, mất cân đối cán cân thanh toán và sẽ tác động ngược, gây suy thoái kinh tế. Do vậy, lạm phát và thâm hụt thương mại kéo dài cần phải sớm điều chỉnh, thậm chí phải chấp nhận sự giảm sút tăng trưởng trong thời gian thực thi chính sách điều chỉnh. . giải pháp hạn chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại. Về lý luận, những biện pháp giảm thâm hụt thương mại có thể gia tăng lạm phát nhưng chúng là biện pháp cần thiết để duy trì sự ổn định kinh. LẠM PHÁP, THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ ThS. Nguyễn Thanh Bình Biến động của giá dầu, lương thực, kim loại… trên thị trường quốc tế dẫn đến hiện tượng lạm phát. kinh tế vĩ mô: Thứ nhất, áp dụng các biện pháp làm giảm thâm hụt thương mại. Trong dài hạn, thâm hụt thương mại khó có thể duy trì ở mức cao như hiện nay, do vậy, các biện pháp nhằm giảm thâm hụt

Ngày đăng: 10/05/2015, 23:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan