Pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da camdioxin tại việt nam

85 657 3
Pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da camdioxin tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các bài viết nêu trên mới xem xét vấn đề chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam một cách tản mạn, nhỏ lẻ về một hoặc vài khía cạnh nhỏ trong các khâu của quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật liên quan đến người khuyết tật nói chung và nạn nhân nhiễm chất độc da cam nói riêng. Nhìn chung,, các nghiên cứu đã chỉ ra được những tác hại khủng khiếp của chất độc da camdioxin đối với môi trường và sức khỏe con người, đề xuất những giải pháp từng bước khắc phục các tồn lưu dioxin trong môi trường, ứng dụng biện pháp mới trong điều trị cho nạn nhân nhiễm chất độc da camdioxin. Song, các nghiên cứu về vấn đề bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da camdioxin dưới góc độ pháp lý thì chưa có nhiều. Mới chỉ có các nghiên cứu liên quan đến chính sách nói chung đối với nạn nhân chất độc da camdioxin hoặc với người có công; các nghiên cứu về pháp luật bảo trợ xã hội nói chung hoặc pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật nói chung. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo trợ xã hội đã nêu và phân tích khái niệm bảo trợ xã hội, những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo trợ xã hội; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ xem xét về bảo trợ xã hội trong phạm vi đối tượng là người khuyết tật nói chung, không xem xét đối tượng cụ thể là nạn nhân bị nhiễm chất độc da camdioxin. Hiện chưa có nghiên cứu về pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da camdioxin tại Việt Nam.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2015 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Trung Tín HÀ NỘI, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Thị Phương Anh LỜI CẢM ƠN Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Nguyễn Trung Tín đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Luật, Học Viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả luận văn Trần Thị Phương Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 Kết luận chương 1 23 Kết luận chương 2 44 Chương 3 45 Kết luận chương 3 73 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Chất độc da cam/dioxin” – cụm từ mang tính hoá học đơn thuần này đã và đang gây đau khổ cho biết bao thế hệ người Việt Nam. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm nhưng hậu quả của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh vẫn còn rất nặng nề đối với môi trường và sức khỏe con người. Những mảnh đất, nguồn nước bị nhiễm chất độc dioxin vẫn từng ngày từng giờ ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi truờng sống của nhân dân, đồng bào ta. Hậu quả của hơn 80 triệu lít hoá học (khoảng ½ là chất da cam) chứa gần 400 kg dioxin – một chất cực kỳ nguy hiểm mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam từ Quảng Bình tới mũi Cà Mau làm cho hơn 30 triệu người Việt Nam “họ sống đó, nhưng cuộc sống của họ ví như địa ngục trần gian” (theo Thông tấn xã Việt Nam /Vì nỗi đau da cam). Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, có trên 3 triệu nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trực tiếp, trong đó có 1 triệu cán bộ và chiến sĩ phục vụ ở chiến trường, gây ảnh hưởng đến cả thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba. Số liệu của Uỷ ban 10 – 80 trước đây ước tính trẻ em bị dị tật do nguyên nhân chất độc da cam chiếm khoảng 1% dân số”[6, tr.15] Trong tổng số 15.900.980 hộ dân trong cả nước, có 189.293 hộ có người bị hậu quả chất độc hóa học (chiếm khoảng 1,2%), trong đó có 34.908 hộ là cả vợ và chồng đều bị hậu quả trực tiếp chất hóa học. Tổng số người bị hậu quả chất độc hóa học trong cả nước là 447.845 người, trong đó 63.315 người đã chết (tỷ lệ 14,14%). [37] Để từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về xử lý các khu vực còn tồn lưu lượng dioxin 1 cao, ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các chế độ bảo trợ xã hội cho nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Việt Nam đã thành lập Ủy ban 10-80 để điều tra về những hậu quả của chiến tranh hóa học và lập Ban Chỉ đạo 33 để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh. Nhà nước ta đã ban hành một số chính sách trợ cấp ưu đãi cho các nạn nhân chất độc da cam là bộ đội, thanh niên xung phong từ chiến trường trở về và con đẻ của họ; có chính sách trợ cấp xã hội cho các nạn nhân là dân thường bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh tùy thuộc mức độ nhiễm và sức khỏe còn lại của họ nhằm giảm bớt phần nào sự vất vả trong cuộc sống hằng ngày của họ. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng được thành lập với mục đích huy động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho các nạn nhân chất độc da cam. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng được thành lập, có chức năng bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam và là đại diện pháp lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định ngày 10/8 hàng năm là ngày vì nạn nhân chất độc da cam. Ðến nay đã có hơn 425.000 nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin được cải thiện đời sống, sức khỏe, vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin còn gặp rất nhiều khó khăn, vất vả khi làm các thủ tục để được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Vẫn còn nhiều nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin chưa được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi của Nhà nước. Đó là do, nội dung văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam/dioxin còn nhiều bất cập, còn chưa thật cụ thể, khoa học nên việc áp dụng, thực thi trên thực tế gặp khá nhiều vướng mắc, áp dụng tràn lan hoặc giải quyết tùy tiện, mỗi địa phương áp dụng theo cách riêng của mình. Pháp lệnh quy định không cụ thể, Nghị định có quy định chi tiết hướng dẫn thi hành nhưng Thông tư quy định cụ thể lại không phù hợp với Nghị định và Pháp lệnh. 2 Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam nhằm chỉ ra những bất cập trong nội dung của văn bản pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết. Là một cán bộ đang công tác tại Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 (Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam” để nghiên cứu trong phạm vi luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề liên quan đến chất độc da cam/dioxin đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Có thể liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu như: - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin; đề xuất phương hướng và giải pháp chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện”, mã số KHCN-33.9/11-15 do PGS.TS. Nguyễn Thế Lực làm chủ nhiệm; Công trình này đã xây dựng được khung lý thuyết về xác định đối tượng bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; nêu được thực trạng đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học/đioxin; nêu và phân tích thực trạng chính sách đối với người bị nhiễm độc hóa học/đioxin và khuyến nghị hoàn thiện các chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Tuy nhiên, công trình này không xem xét vấn đề dưới góc độ bảo trợ xã hội và pháp luật bảo trợ xã hội mà chủ yếu xem xét dưới góc độ người có công với cách mạng và những bất cập trong thực tiễn thi hành chính sách với người có công với cách mạng. - Phan Anh (2014), Tạo thuận lợi hơn cho người bị nhiễm chất độc hóa học, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/tao-thuan-loi-hon-cho- nguoi-bi-nhiem-chat-doc-hoa-hoc/330505.html 3 - Mỹ Bình (2014), Cần hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam, http://tuyengiao.vn/Home/diendan/66835/Can-hoan-thien-chinh-sach-doi-voi- nan-nhan-chat-doc-da-cam - Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học, Hà Nội - Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), Sổ tay truyền thông về dioxin và dự phòng phơi nhiễm dioxin, Hà Nội - Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), 50 câu hỏi và đáp về chất da cam/dioxin, Hà Nội - Xuân Cường (2014), Gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách cho nạn nhân da cam, http://baotintuc.vn/xa-hoi/go-vuong-mac-trong-thuc-hien-chinh-sach- cho-nan-nhan-da-cam-20140821235407843.htm - Hậu quả tâm lý ở những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2010 - Minh Quân (2015), Chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam: vướng ở thủ tục, http://baonghean.vn/in/ - Đào Mộng Điệp (2012), Pháp luật bảo trợ xã hội và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 11, tr. 3 - 11 - Nguyễn Văn Hồi (2011), Một số định hướng chính sách bảo trợ xã hội giai đoạn 2011-2015, Tạp chí Lao động và Xã hội. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Số 9, tr. 27 – 29 - Nguyễn Hiền Phương (2013), Pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại Việt Nam - Thực tiễn và một số kiến nghị, Tạp chí Luật học, Số Đặc san pháp luật người khuyết tật, tr. 84 – 93 - Đặng Thị Dung (2012), Pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp - Nguyễn Đức Hoàng (2013), Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ luật học 4 - Lê Thơm (2014), Bất cập trong thực hiện chính sách với nạn nhân da cam, http://vov.vn/xa-hoi/bat-cap-trong-thuc-hien-chinh-sach-voi-nan-nhan-da-cam- 346011.vov - Quang Vinh (2014), Cần hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/di-ô-xin, http://cuuchienbinh.com.vn/mobile/mdetail.aspx?id=16783 Các bài viết nêu trên mới xem xét vấn đề chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam một cách tản mạn, nhỏ lẻ về một hoặc vài khía cạnh nhỏ trong các khâu của quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật liên quan đến người khuyết tật nói chung và nạn nhân nhiễm chất độc da cam nói riêng. Nhìn chung,, các nghiên cứu đã chỉ ra được những tác hại khủng khiếp của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người, đề xuất những giải pháp từng bước khắc phục các tồn lưu dioxin trong môi trường, ứng dụng biện pháp mới trong điều trị cho nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Song, các nghiên cứu về vấn đề bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin dưới góc độ pháp lý thì chưa có nhiều. Mới chỉ có các nghiên cứu liên quan đến chính sách nói chung đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin hoặc với người có công; các nghiên cứu về pháp luật bảo trợ xã hội nói chung hoặc pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật nói chung. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo trợ xã hội đã nêu và phân tích khái niệm bảo trợ xã hội, những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo trợ xã hội; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ xem xét về bảo trợ xã hội trong phạm vi đối tượng là người khuyết tật nói chung, không xem xét đối tượng cụ thể là nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hiện chưa có nghiên cứu về pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 Mục đích của luận văn là làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo trợ xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. Để thực hiện mục đích này, tác giả đặt ra các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; + Đánh giá thực trạng thực thi các quy định pháp luật này trên thực tế ở Việt Nam; + Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về mặt pháp luật bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 (khi có chính sách riêng cho người người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học) đến năm 2014. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có lý luận về phương pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội nói chung và phương pháp hoàn thiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nói riêng. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. 6 [...]... chung về pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN... luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Chủ thể của quan hệ pháp luật này là: Nhà nước, nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin và các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động bảo trợ xã hội Pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin... định của pháp luật bảo trợ xã hội nói chung và pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân 20 nhiễm chất độc da cam/dioxin nói riêng giúp cho hoạt động bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng và hiệu quả Mục tiêu của bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin là nhằm chuyển nhượng các nguồn lực cho nạn nhân, những người đang bị túng quẫn và dễ bị tổn thương, từ đó giúp họ đảm bảo được... của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và luận văn đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp thực hiện các quy định pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất. .. khái niệm pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin nêu ở mục 1.1.3, có thể thấy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin chính là các quan hệ phát sinh trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin, những người bị lâm vào hoàn cảnh bất hạnh không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống... hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin là: Nhà nước, nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin và các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động bảo trợ xã hội Nhà nước, với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật về bảo trợ xã hội, đã xác định rõ được nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện bảo trợ xã hội đối với các đối tượng được bảo trợ nói chung và đối với nạn. .. tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật, là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, là cơ sở để phát triển xã hội bền vững 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN 2.1 Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật bảo trợ xã hội đối. .. đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Về các văn bản quy phạm pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin, đến thời điểm năm 2013 đối với người dân bị nhiễm chất độc hoá học chưa có chính sách riêng với họ Người dân bị nhiễm chất độc hoá học nếu bị bệnh, tật nặng hoặc con đẻ của họ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng chế độ Bảo trợ xã hội của... Vai trò, ý nghĩa của pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Ngay từ khi xuất hiện, bảo trợ xã hội đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với bộ phận “người yếu thế” cũng là thành viên xã hội Theo báo cáo Bảo trợ xã hội thế giới: xây dựng, phục hồi kinh tế, phát triển của ILO năm 2014, “chính sách bảo trợ xã hội đóng vai trò trọng... bị nhiễm chất độc hoá học Các văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý để người bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng các chế độ trợ cấp, ưu đãi, góp phần quan trọng, cần thiết để họ sống, hoà nhập, ổn định cuộc sống bản thân và gia đình 2.2 Thực trạng pháp luật về các đối tượng là nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Thực trạng pháp luật về trợ cấp nạn nhân nhiễm chất độc da . pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo trợ xã hội đối với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã. LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NẠN NHÂN NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ

Ngày đăng: 10/05/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • Kết luận chương 1

  • Kết luận chương 2

  • Chương 3

  • Kết luận chương 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan