bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp)

107 1.4K 2
bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn: bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) trường đh quốc gia hà nội bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) trường đh quốc gia hà nội bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của nam cao và nguyễn huy thiệp) trường đh quốc gia hà nội

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội - 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Tình Hà Nội – 2012 5 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Đối tượng nghiên cứu 9 3. Mục đích và nhiệm vụ 10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Ý nghĩa về lí luận và thực tiễn 11 6. Bố cục luận văn 11 Phần nội dung 13 Chương I: Những cơ sở lí luận về phép thế 13 1.1. Quan điểm của các học giả nước ngoài về phép thế 13 1.2. Quan điểm, kết quả nghiên cứu về phép thế trong giới Việt ngữ học 14 1.3. Phép thế như một phương pháp liên kết văn bản nghệ thuật 17 1.4. Tiểu kết 25 6 Chương II: Hình thức biểu hiện của phép thế lâm thời trong tác phẩm văn học 26 2.1. Biểu hiện theo độ dài 26 2.1.1. Khi thế tố là một từ 29 2.1.2. Khi thế tố là một ngữ 32 2.1.3. Khi thế tố là một cụm từ chính phụ (cụm danh từ) 42 2.2. Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết 46 2.3. Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong tác phẩm văn học 48 2.3.1 . Ở tác phẩm của Nam Cao 48 2.3.2. Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp 49 2.4. Một vài nhận xét về thống kê định lượng 50 2.4.1. Nhận xét về số liệu thống kê độ dài thế tố 50 2.4.2. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một từ 51 2.4.3. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một ngữ 53 2.4.4. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một câu 53 2.5. Tiểu kết 54 7 Chương III: Giá trị liên kết ngữ nghĩa của phép thế lâm thời trong việc hình thành phong cách tác giả 56 1.1. Thế lâm thời và giá trị liên kết ngữ nghĩa 56 1.1.1. Thế lâm thời góp phần thể hiện đầy đủ diện mạo nhân vật 56 1.1.2. Thế lâm thời có khả năng biểu cảm cao 57 1.1.3. Thế lâm thời phản ánh thời đại mà nhà văn sống 58 1.1.4. Thế lâm thời thể hiện sự lựa chọn đề tài khác nhau của mỗi nhà văn 59 1.1.5. Thế lâm thời thể hiện tài năng ngôn ngữ của nhà văn 60 2.1. Một vài nhận xét về xu hướng và cách thức sử dụng 62 2.2. Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong tác phẩm văn học 63 2.3. Giá trị văn học trong một số thế tố điển hình 64 3. Tiểu kết 80 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo 84 Phụ lục 88 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trước đây, trong khoảng thời gian trước thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX, hầu hết giới ngôn ngữ học đều cho rằng, câu là đơn vị cuối cùng để nghiên cứu ngôn ngữ. Câu luôn được coi là đơn vị hoàn chỉnh, đơn vị cao nhất được nghiên cứu trong đối tượng quan sát của ngôn ngữ học. Một bộ môn khoa học mới ra đời lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu gọi là ngôn ngữ học văn bản mà hạt nhân của nó là ngữ pháp liên kết văn bản. Các nhà ngữ pháp đã coi văn bản như một đơn vị siêu cú pháp của ngôn ngữ trong sự sử dụng của nó và đây là một vấn đề hết sức mới mẻ và hấp dẫn. Có người nói: “Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ trong sử dụng của nó không phải là từ, không phải là câu mà là văn bản. Việc nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ văn bản là một vấn đề lí thuyết hấp dẫn và thiết thực đối với ngôn ngữ học” M. Halliday [53, 1988]. Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản ngày càng thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà ngôn ngữ học mà còn của các nhà khoa học khác. Các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau cũng tìm thấy những phương pháp mới. Lĩnh vực văn bản theo cách nói hình tượng của V.A. Zvegincev [1980, tr. 14] gần như đã trở thành một “vũ trụ ngôn ngữ học”. Ngữ pháp văn bản là một bộ môn khoa học không tách rời được của ngôn ngữ học. Lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu của mình, ngữ pháp văn bản chuyên sâu đi vào nghiên cứu mối liên kết giữa các câu trong văn bản, tìm hiểu cách tổ chức văn bản và cấu tạo đoạn văn. Trước đây khi chưa có ngành ngữ pháp học văn bản thì câu là đơn vị cao nhất. Nhưng với sự ra đời của ngành ngữ pháp học văn bản thì câu không phải là đơn vị cao nhất của hệ thống ngôn ngữ 9 mà câu được xem là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp văn bản. Câu trong văn bản không thể xuất hiện một cách rời rạc mà chúng phải liên kết lại với nhau theo những quy tắc nhất định. Như vậy tính liên kết là đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. “Mất tính liên kết văn bản chỉ còn là tập hợp hỗn độn các câu” Trần Ngọc Thêm [44, 1999]. Theo Halliday và Hasan trong Liên kết tiếng Anh (1976; 6), các phương thức liên kết ngữ pháp được chia thành 4 kiểu: quy chiếu, tỉnh lược, thế và nối. Sự liên kết trong văn bản tồn tại dưới hai mức độ: liên kết nội dung và liên kết hình thức. Liên kết về mặt nội dung bao gồm liên kết chủ đề là liên kết logic. Liên kết về mặt hình thức là dùng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ pháp, từ vựng… để biểu đạt liên kết nội dung. Chính nhờ các phương tiện ngôn ngữ ấy, các các câu rời rạc liên kết lại với nhau tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Hệ thống các phương tiện ngôn ngữ đó được gọi là hệ thống các phương tiện liên kết câu. Việc đi sâu vào tìm hiểu sự hoạt động của một số phương tiện liên kết trong văn bản tiếng Việt là một việc làm cần thiết cho nghiên cứu ngữ pháp văn bản. Ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu cách thức bảo trì sự liên kết, tính mạch lạc của văn bản, những cách chuyển đổi sự quy chiếu của người hay vật tức là những từ ngữ hoặc giống nhau hoặc khác nhau cùng chỉ về một người hay một sự vật xác định trong đó có sử dụng phương pháp thay thế (gọi tắt là phép thế). Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống các phương tiện liên kết câu bao gồm liên kết từ vựng - ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp. Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa lại bao gồm các phép liên kết: phép lặp từ vựng, phép đối, phép thế và phép liên tưởng. Còn nhóm phương tiện liên kết ngữ pháp bao gồm: phép nối, phép tỉnh lược, phép lặp ngữ pháp và phép liên kết tuyến tính. Trần Ngọc Thêm [44, 1999] Phép thế xuất hiện trong hầu hết các thể loại văn bản. Các tác phẩm văn học là loại văn bản nghệ thuật. Trong văn bản loại này đã có sự gia công, sắp xếp, trau chuốt… bởi các “nghệ sĩ ngôn từ”. Đương nhiên, cách thức biểu hiện của các phép 10 liên kết, trong đó có phép thế là có sự khác biệt. Xuất phát từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình. Phép thế là việc sử dụng các đại từ (nhân xưng, chỉ xuất, ) thay thế cho từ được thay thế như cô ấy, bà ấy, họ, đây, đấy, kia… thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy thế, đó… thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cú) tương ứng có mặt trong các câu khác, trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau. Sự thay thế đó cũng có thể mở rộng ở cấp độ lớn hơn từ (phát ngôn, đoạn văn…). Trong phép thế cái được quan tâm là các yếu tố được thế và các yếu tố được thay thế cho nội dung mà tác giả muốn đề cập tới. Tuy nhiên, có những trường hợp phép thế không dùng đại từ để thay thế. Đó là các dạng: - Thế đồng nghĩa (Vd: các từ ăn/ chén/ xơi/ tọng có thể thay thế cho nhau tùy trường hợp): - Thế phủ định - Thế lâm thời (thế ngữ cảnh) Thế lâm thời (tức thế ngữ cảnh) là một dạng thay thế bắt nguồn từ một tính huống cụ thể. Nó được xác lập theo ý định của người viết. VD1: Mỹ Tâm là một ca sĩ đang nổi. Cô gái “tóc nâu môi trầm” này đã đoạt không ít giải cao (Mỹ Tâm = cô gái tóc nâu môi trầm) Đó là một dạng thế lâm thời. Dạng thế lâm thời xuất phát từ những đặc điểm của nhân vật được nói đến và được viết theo dụng ý của tác giả. VD2: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố không sao lượng nổi. (Sài Gòn = thành phố). Trong các văn bản tiếng Việt, đặc biệt là các tác phẩm văn học chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều các loại thế. Phép thế đồng nghĩa là một biện pháp tránh lặp từ vựng có hiệu quả, nó tạo cho văn bản một sự đa dạng và phong phú cao độ. Thế là 11 một dạng lặp (tác giả nói theo chủ quan của mình) và thay thế là một sự lặp lại không hoàn toàn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được thực hiện qua văn bản để làm rõ ý đồ của tác giả. Trần Ngọc Thêm [44, 1999]. Các tác phẩm văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều điều thú vị. Luận văn này của chúng tôi không thể nghiên cứu được hết mọi vấn đề. Vì vậy, chúng tôi chỉ đặt vấn đề tìm hiểu phép thế như một phương tiện liên kết trong văn bản và xem xét một số cách biểu hiện của chúng. Xuất phát từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình với tên gọi Buớc đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp). Có thể nói rằng trong các thể loại văn bản thì thể loại văn học là nơi xuất hiện nhiều hiện tượng thuần túy ngôn ngữ nhất do vậy cũng là nơi hiện tượng thay thế xuất hiện nhiều nhất. Trong các thể loại văn bản văn học thường xuyên được sử dụng phép thế để giúp người đọc làm quen nhận biết các cấu trúc ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu này hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu trước đây chưa bao giờ nghiên cứu về hiện tượng thế lâm thời và đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về hai nhà văn Nam Cao và nguyễn Huy Thiệp. Cũng từ lí do đó mà chúng tôi chọn văn bản văn học để làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu về phép thế lâm thời. Chúng tôi không nghiên cứu về phép thế đại từ. Phép thế lâm thời phản ánh dụng ý của nhà văn nhằm làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của nhân vật. Tránh lặp lại những từ không cần thiết dẫn đến sự nhàm chán của người đọc. Trong các tác phẩm văn học của Việt Nam có rất nhiều các tác giả đã sử 12 dụng phép thế này, nhưng ở luận văn này chúng tôi xin khảo sát 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp. Hai tác giả này với 2 phong cách viết khác nhau và ở vào 2 giai đoạn khác nhau. Mỗi tác giả chúng tôi sẽ khảo sát một tuyển tập truyện ngắn (hoặc một tiểu thuyết) được xem là tiêu biểu nhất. Sở dĩ chúng tôi chọn 2 tác giả này (tiêu biểu cho các nhà văn hiện đại nhưng ở hai thế hệ khác nhau) là vì chúng tôi muốn nhằm mục đích so sánh đối chiếu các số liệu thống kê thu được của mỗi tác giả về phép thế và các cách sử dụng phép thế của mỗi tác giả có những phong cách khá khác biệt. Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp đều là những nhà văn nổi tiếng và đa để lại rất nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo song mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Còn Nguyễn Huy Thiệp lại xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam. Trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng in dấu khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Bên cạnh đó ông cũng viết truyện ngắn, viết kịch, thơ. Mảng đề tài của Nguyễn Huy Thiệp khá đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Khảo sát các hiện tượng và các biểu hiện của phép thế lâm thời trong các tác phẩm văn học ở các giai đoạn nhằm mục đích hiểu sâu hơn về các hiện tượng liên kết trong văn bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật và thấy rõ được các mối liên hệ của các phát ngôn trong văn bản cũng như các biểu hiện của chúng trong mạch diễn ngôn. Cụ thể ở đây là tìm ra nét độc đáo trong việc sử dụng phép thế lâm thời của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp. [...]... tiễn: + Các nghiên cứu trong luận văn giúp chúng ta hiểu hơn về các hiện tượng liên kết trong văn bản thông qua phép thế lâm thời + Giúp người đọc hiểu sâu hơn về phong cách của các tác giả mà cụ thể ở đây là Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp 6 Bố cục của luận văn Chúng tôi cho rằng phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật là một sự tồn tại tất yếu để tránh đi sự nhàm chán và lặp lại trong việc phải dùng... của phép thế lâm thời + Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời với các phép liên kết khác trong tác phẩm văn học  Chƣơng III: Giá trị liên kết ngữ nghĩa của phép thế lâm thời trong 14 việc hình thành phong cách tác giả + Giá trị của phép thế ở các tác phẩm đã khảo sát + Một vài nhận xét về hệ thống định lượng + Một vài nhận xét về xu hướng và cách sử dụng + Khả năng kết hợp của phép thế lâm thời và. .. sát và thống kê tư liệu thu được 66 trường hợp dùng phép thế lâm thời ở các tác phẩm của Nam Cao và 41 trường hợp dùng phép thế lâm thời ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích từng hình thức biểu hiện của những phép thế lâm thời đã được thống kê trong tuyển tập tác phẩm của hai tác giả trên 2.1 Biểu hiện theo độ dài Trong 66 trường hợp thu được của truyện ngắn Nam Cao, ... biểu cảm của ngôn ngữ và việc xây dựng hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật Như vậy, luận văn của chúng tôi sẽ tập trung khai thác tối đa những biểu hiện và giá trị của phép thế lâm thời này mà tạm gác lại việc phân tích tìm hiểu phép thế đại từ Có thể đi đến một nhận xét như sau về phép thế lâm thời theo quan điểm của luận văn chúng tôi: Thế lâm thời là một tiểu loại quan trọng bậc nhất thuộc thế đồng... tỏ thêm khái niệm về tính liên kết trong văn bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời + Khẳng định vai trò quan trọng của việc nghiên cứu phương thức thế cũng như các phương tiện liên kết trong văn bản + Kết quả nghiên cứu phép thế và đặc biệt là phép thế lâm thời đóng góp 13 thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các vấn đề thuộc về văn bản, đặc biệt cho việc nghiên cứu các phương thức liên kết - Về... đây: Phép thế Thế Đại từ Thế đồng nghĩa 26 Thế đại từ khứ chiếu Thế đại từ hồi chiếu Thế đồng nghĩa từ điển Thế phủ định Thế lâm thời 1.4 Tiểu kết Từ những năm 50 của thế kỷ trước, vấn đề ngôn ngữ học văn bản đã được đặt ra như một tiền đề dẫn lối những nhà chuyên môn vào việc nghiên cứu hệ thống liên kết trong văn bản Nhưng cũng phải sang đến những năm đầu của thập niên 70 (đối với thế giới) và những... cho phép quy chiếu một mục riêng và phân chia thành 3 loại là: quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định và quy chiếu so sánh Dựa theo Trần Ngọc Thêm, chúng tôi quan niệm phép quy chiếu cũng thuộc về phép thế khi hiểu theo một nghĩa rộng và khái quát nhất Với tên gọi luận văn như đã trình bày ở phần đầu: Bƣớc đầu tìn hiểu phép thế và thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của Nam. .. công của văn bản, góp phần làm nên giá trị của văn bản đó Những phép liên kết điển hình được hai tác giả thống nhất từ khái niệm cho đến nội hàm hoặc một phần nội hàm bao gồm: phép thế, phép tỉnh lược, phép nối và phép lặp Như vậy, phép thế là phép liên kết cùng được hai tác giả quan tâm và dành cho nó một vị trí thích đáng trong công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, phép thế trong quan niệm của. .. và những năm đầu của thập niên 80 (đối với Việt Nam) thì vấn đề ngôn ngữ học văn bản và hệ thống liên kết trong văn bản mới thực sự được quan tâm rõ nét và được nhiều nhà chuyên môn bắt tay vào nghiên cứu Trần Ngọc Thêm là người tiên phong ở Việt Nam trong việc nghiên cứu hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt nói chung, cũng như những nghiên cứu về phép thế nói riêng Những nghiên cứu đi sau Trần... học văn bản – ngữ pháp học – phong cách học qua việc nghiên cứu phép thế lâm thời trên hệ thống tư liệu là hợp tuyển các truyện ngắn xuất sắc của hai tác giả văn xuôi tiêu biểu bậc nhất cho hai thời kỳ của văn học Việt Nam thời hiện đại: nửa đầu thế kỷ XX và nửa cuối thế kỷ XX Những sự chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng về mặt lí luận cho chương 1 này chính là nền móng cho những đóng góp chủ đạo của luận văn . HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP) LUẬN VĂN. tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp). Có thể nói rằng trong các thể loại văn bản thì thể loại văn học. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU PHÉP THẾ VÀ PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (DỰA TRÊN CỨ LIỆU CỦA NAM CAO VÀ NGUYỄN HUY THIỆP) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60

Ngày đăng: 10/05/2015, 15:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.1. Quan điểm của các học giả nước ngoài về phép thế

  • 1.2. Quan điểm, kết quả nghiên cứu về phép thế trong giới Việt ngữ học

  • 1.3. Phép thế như một phương thức liên kết của văn bản nghệ thuật

  • 1.4. Tiểu kết

  • 2.1. Biểu hiện theo độ dài

  • 2.1.1. Khi thế tố là một từ

  • 2.1.2 Khi thế tố là một ngữ

  • 2.1.3. Khi thế tố là một cụm từ chính phụ (cụm danh từ)

  • 2.2. Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết

  • 2.3.1. Ở các tác phẩm của Nam Cao

  • 2.3.2. Ở các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

  • 2.4. Một vài nhận xét từ số liệu thống kê định lượng

  • 2.4.1 Nhận xét về số liệu thống kê độ dài thế tố

  • 2.4.2. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một từ

  • 2.4.3. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một ngữ

  • 2.4.4. Nhận xét về số liệu thống kê thế tố là một cụm danh ngữ

  • 2.5. Tiểu kết

  • 1.1. Thế lâm thời và giá trị liên kết ngữ nghĩa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan