Đề cương ôn thi Lý học kì 2

12 756 1
Đề cương ôn thi Lý học kì 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VẬT LÝ 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 (Chương trình nâng cao và chương trình chuẩn) ***** I. LÝ THUYẾT 1. Các định luật bảo toàn • Động lượng - Định nghĩa động lượng của 1 vật, của một hệ vật. - Đơn vị động lượng. • Định luật bảo toàn động lượng - Hệ kín - Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức trong trường hợp hệ kín gồm hai vật. - Xung lượng của lực: viết hệ thức, cho biết ý nghĩa của khái niệm xung lượng của lực. • Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực • Va chạm mềm • Công - Định nghĩa công cơ học và đơn vị công. - Viết biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát. - Nêu ý nghĩa công âm và công dương. - Đơn vị công. • Công suất - Định nghĩa. - Các biểu thức tính công suất. - Đơn vị. • Động năng - Khái niệm. - Viết biểu thức động năng của vật. - Đặc điểm của động năng. • Định lý động năng: phát biểu định lý động năng, biểu thức, nêu rõ mối quan hệ giữa công và năng lượng. • Thế năng: - Khái niệm, đặc điểm. Giữa động năng và thế năng có gì khác nhau? - Biểu thức tính công của trọng lực, công của lực đàn hồi. - Định nghĩa lực thế. Thế năng liên quan đến lực thế như thế nào? - Viết biểu thức thế năng của vật chịu tác dụng của trọng lực - Viết biểu thức của thế năng đàn hồi. Nêu các tính chất của thế năng này. • Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng. - Thế nào là cơ năng của một vật. - Thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp trọng lực. - Viết định luật bảo toàn cơ năng cho trường hợp lực đàn hồi của lò xo. Suy rộng cho trường lực thế bất kì. - Biểu thức tính công của lực không phải là lực thế. 2. Chất khí • Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí. • Ba định luật về chất khí: - Định luật Bôilơ- Ma-ri-ốt: quá trình đẳng nhiệt, phát biểu định luật, biểu thức, vẽ đường đẳng nhiệt trong các hệ trục tọa độ (p, V), (p, T), (V, T). - Định luật Sác-lơ: quá trình đẳng tích, phát biểu định luật, biểu thức, vẽ đường đẳng tích trong các hệ trục tọa độ (p, V), (p, T), (V, T). - Định luật Gay-luy-xắc: quá trình đẳng áp, phát biểu định luật, biểu thức, vẽ đường đẳng áp trong các hệ trục tọa độ (p, V), (p, T), (V, T). 1 • Phương trình trạng thái khí lý tưởng - Thiết lập phương trình. - Từ phương trình trạng thái hãy tìm lại ba định luật chất khí. II. BÀI TẬP • Bài tập áp dụng các định luật bảo toàn: Động lượng, cơ năng, năng lượng. • Bài tập tính công, công suất, thê năng, động năng, cơ năng. • Bài tập áp dụng định lý động năng. • Bài tập áp dụng các định luật về chất khí, phương trình trạng thái khí lý tưởng. Học sinh ôn lại các bài tập trong sách giáo khoa và tham khảo thêm trong sách bài tập vật lý các bài tập có liên quan đến các nội dung trên. III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO 1. Các định luật bảo toàn Bài 1 Một vật nặng có khối lượng m=10kg. Lấy g-10m/s 2 . a. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m. Chọn mức không thế năng tại mặt đất. b. Tìm công của trọng lực khi vật chuyển động từ đáy giếng lên độ cao h=3m so với mặt đất. Nhận xét kết quả vừa tìm. Bài 2 Mộ lò xo có độ cứng k=100N/m treo thẳng đứng. Đầu dưới móc vật nặng m=1kg. Lấy g=10m/s 2 . a. Tính độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng O. b. Kéo vật xuống phía dưới 2cm kể từ vị trí cân bằng O. Tính thế năng trọng lực của vật, thế năng đàn hồi của lò xo và thế năng của hệ. Chọn mức không thế năng tại vị trí cân bằng O. Bài 3 Một vật trượt không vận tốc đầu trên một máng nghiêng từ A (H.14). Biết AI=1m, AB hợp với mặt phẳng ngang một góc α=60 0 , BC=1,5m nằm ngang, CD hợp với mặt phẳng ngang một góc β=30 0 . hệ số ma sát giữa vật và máng µ=0,3 là như nhau trên các đoạn. Tính độ cao DH mà vật lên tới. Bài 4 Vật m=2kg trượt không vận tốc đầu từ điểm A của mặt phẳng nghiêng AB có góc nghiêng α, AH=2,4m (H.15). Khi đến B vật có vận tốc 4m/s. a. Tính công của lực ma sát khi vật chuyển động từ A đến B. b. Tới B vật tiếp tục đi trên đoạn ngang BC=3m, vận tốc tại C là 2m/s. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang BC. c. Tại C, vật rời mặt ngang và rơi xuống đất. Vật cách mặt đất bao nhiêu khi nó có thế năng bằng 1/3 lần động năng (chọn gốc thế năng tại mặt đất). Biết BC cách mặt đất 2m. Bài 5 Một viên bi nhỏ được thả không vận tốc đầu từ độ cao h trên một máng nghiêng mà phần dưới uốn lại thành một đường tròn tâm O, bán kính R trong mặt phẳng thẳng đứng chứa phần máng nghiêng. Bỏ qua ma sát giữa vật và máng. a. Tìm vận tốc của viên bi tại B. b. Gọi C là vị trí trên máng mà góc giữa OC và OD là α (H,16). Tính vận tốc của viên bi tại C. c. Giá trị của h phải như thế nào để vật đi suốt đường rãnh mà không rơi. Lấy gia tốc trọng trường là g. 2 B A I C D H ) β α (( H.14 α ( A ● B C H H.15 C α A h B D R ● H.16 ● B O A H.17 ● ● α α 0 Bài 6 Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ có khối lượng m được treo bằng dây nhẹ, không dãn, có chiều dài l vào một điểm cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng O đến vị trí A hợp với phương thẳng đứng một góc α 0 rồi thả không vận tốc đầu. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng O, bỏ qua sức cản của không khí. a. Viết biểu thức thế năng của vật tại A. b. Sau khi thả, vật chuyển động đến vị trí B mà dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α. Tính vận tốc của vật tại vị trí này. c. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại tại vị trí nào? Tính vận tốc cực đại đó. Bài 7 Từ mặt đất người ta ném một vật lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 6m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cho g=10m/s 2 . 1. Bỏ qua sức cản không khí. a. Tính độ cao cực đại của vật b. Tìm độ cao của vật ở vị trí mà động năng bằng một nửa thế năng c. Tìm vận tốc của vật ở vị trí thế năng bằng hai lần động năng. 2. Do có sức cản không khí, khi đến vị trí cao nhất cơ năng của vật giảm bớt 25%. Biết lực cản không khí 6N. Tìm độ cao cực đại vật đạt được. Bài 8 Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000kW và có hiệu suất 80%. Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 1000m so với tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện (m 3 /s). Lấy g=10m/s 2 . Bài 9 Hệ cơ học gồm hai mặt: mặt cong AB nối chặt với mặt ngang Bx nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một chất điểm ban đầu đặt tại A trên mặt cong AB có độ cao h=1,8m so với mặt ngang (H.20). Thả chất điểm ra không vận tốc đầu. Cho g=10m/s 2 . a. Tìm vận tốc của chất điểm khi ngang qua điểm B. Biết rằng trên mặt cong AB không có ma sát. b. Sau khi chất điểm chuyển động trên mặt cong AB và tiếp tục chuyển động trên mặt ngang Bx có hệ số ma sát μ=0,2. Tìm quãng đường mà chất điểm đi được kể từ điểm B đến điểm C trên mặt ngang mà tại C vận tốc của chất điểm giảm đi một nửa so với vận tốc tại B. Bài 10 Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 100m/s thì nổ và vỡ thành 2 mảnh có khối lượng m 1 =5kg và m 2 =10kg. Mảnh nhỏ bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc m/s. Hỏi mảnh to bay theo phương nào, với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của không khí và khối lượng của thuốc nổ. Bài 11 Một tên lửa có khối lượng tổng cộng M=10 tấn đang bay với vận tốc v 0 =150m/s đối với mặt đất thì phụt ra phía sau một lượng khí m=2tấn với vận tốcv= 450m/s đối với tên lửa. Tính vận tốc mới của tên lửa ngay sau đó với giả thiết: a. Vận tốc v được cho đối với tên lửa có vận tốc v 0 lúc đầu. b. Vận tốc v được cho đối với tên lửa có vận tốc mới. 2. Chất khí Bài 12 Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 được biểu diễn trên đồ thị (H.26). Hãy cho biết áp suất khí ở trạng thái nào lớn hơn? 3 A B C x h H.20 0 T V 1 2 H.26 Bài 13 Một bình chứa khí ở 27 0 C, áp suất 3at. Nếu nửa khối lượng khí thoát ra khỏi bình và bình hạ nhiệt độ xuống 17 0 C thì khí còn lại có áp suất là bao nhiêu ? Bài 14. Một mol khí lí tưởng thực hiện chu trình 1-2-3-4 cho trên đồ thị (H.29). Biết p 1 =1at, T 1 =300K, T 2 =600K, T 3 =1200K, V 1 = 10l a. Mô tả các quá trình biến đổi khí trong chu trình trên. b. Xác định các thông số còn lại ở mỗi trạng thái. c. Vẽ độ thị trong hệ trục tọa độ (V,T), (P,V). Bài 15 Người ta dùng bơm tay để bơm không khí ở áp suất p 0 =10 5 Pa vào một quả bóng cao su có thể tích không đồi 3 lít. Xy lanh của bơm có chiều cao h=42cm, đường kính xy lanh d=5cm. Hỏi phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong bóng có áp suất p=5.10 5 Pa trong hai trường hợp: a. Trước khi bơm trong quả bóng không có không khí. b. Trước khi bơm trong quả bóng có không khí ở áp suất p 0 =10 5 Pa. Coi nhiệt độ không khí không đổi khi bơm. Bài 16 Cho các đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lý tưởng trong một chu trình như hình vẽ (H.30). Mô tả các quá trình biến đổi lượng khí trên trong chu trình và vẽ lại các đồ thị trên trong các hệ trục tọa độ còn lại IV. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ THAM KHẢO TRÍCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ NĂM HỌC 2005-2006 4 p(at) T(K) 1 2 4 3 T 1 T 2 =T 4 T 3 p 1 p 3 =p 2 H.29 V T 1 2 3 p T 1 2 3 V T 4 1 3 2 T 1 T 2 =T 4 T 3 V 1 V 1 =V 2 H.30 O O O 1 2 3 V p p 1 p 2 V 1 V 3 O H.1 Bài 1 (4điểm) Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu là 10m/s tại điểm cách mặt đất 5m, cho g=10m/s 2 . Gốc thế năng ở mặt đất. a. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính động lượng, động năng, thế năng của vật lúc ném và lúc vật đã đi lên thêm 3m so với vị trí ném. b. Do có lực cản không khí, vật chỉ lên được 3m kể từ với vị trí ném rồi rơi xuống lại. Tính lực cản không khí trung bình tác dụng lên vật. Bài 2 (3điểm) Hình vẽ (H.1) là đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lý tưởng trong hệ tọa độ p,V. a. Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó. Vẽ lại đồ thị biểu diễn các quá trình đó trong hệ tọa độ p,T. b. Biết ở trạng thái 1 có: p 1 =2.10 5 N/m 2 , V 1 =10 lít, t 1 =27 0 C; trạng thái 3 có: p 3 =4.10 5 N/m 2 , V 3 =15 lít, tính nhiệt độ T 3 của khí ở trạng thái 3. c. Biết khí lý tưởng trên là khí hiđrô. Tính khối lượng khí này. Cho R=8,31J/mol.K; khối lượng mol của hyđrô µ=2g/mol. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008-2009 Chương trình nâng cao Câu 1 (4điểm) 1 . Thiết lập phương trình trạng thái khí lý tưởng bằng cách thực hiện hai giai đoạn biến đổi sau:      →      →      2 2 2 1 2 2 1 1 1 )2( ' )'2()1( T V p T V p T V p 2. Cho p 2 =p 1 =3,0.10 5 N/m 2 , V 1 =10 lít, T 1 =300K, p’ 2 =1,5.10 5 N/m 2 . - Hãy tính V 2 và T 2 . - Vẽ đường biểu diễn các quá trình biến đổi trên trục tọa độ OPV Câu 2 (3 điểm) Một thanh đồng chất AB tiết diện đều dài 90cm có khối lượng không đáng kể, có thể quay xung quanh bản lề B gắn vào tường thẳng đứng, đầu A có treo một vật m 1 =6kg. Để thanh nằm ngang, đầu A của thanh được giữ bởi dây AC. Cho BC=90cm (H.2). a. Tìm lực căng dây AC và phản lực Q của tường tác dụng lên thanh. b. Biết dây chỉ chịu được sức căng dây tối đa 290T max = N. Hỏi tại điểm D trên thanh, cách A một đoạn DA=30cm ta có thể treo một vật có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu để dây không đứt (H.2). Lấy g=10m/s 2 . Câu 3 (3 điểm) Một vật m chuyển động từ A với vận tốc v A =18km/h trên mặt ngang AB có ma sát. Cho AB=1,5m. Khi đến B vật tiếp tục đi lên mặt phẳng nghiêng Bx với góc nghiêng α=30 0 so với mặt ngang và lúc đến C vật có vận tốc bằng không. Biết BC=1,6m (H.3). Chọn mức không thế năng tại mặt phẳng ngang. a. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt nghiêng. Tìm vận tốc của vật tại B. 5 A B C H.2 D m 1 11111 11111 11111 11111 11111 11111 11111 1 0 v H.3 A B C α x b. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang. c. Giả sử giữa vật và mặt nghiêng có ma sát với µ=0,3. Tìm độ cao cao nhất mà vật lên được trên mặt nghiêng. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008-2009 chương trình chuẩn Câu 1 (3điểm) - Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học. Nêu qui ước dấu của các đại lượng trong hệ thức. - Áp dụng: Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện một công 60J đẩy pittông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Câu 2 (4điểm) Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng AB dài 1,6m, góc nghiêng α=30 0 , ma sát không đáng kể. a. Tính vận tốc của vật khi đi qua điểm B. b. Khi tới B vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang có ma sát với µ=0,1 và dừng lại tại C. Tính quãng đường BC. Lấy g=10m/s 2 và chọn mốc thế năng tại B. Câu 3 (3điểm) Một khối khí lí tưởng có thể tích 4 lít, nhiệt độ 27 0 C, áp suất 1atm, biến đổi theo một chu trình kín có đồ thị như hình vẽ. a. Hãy gọi tên các quá trình biến đổi. b. Xác định áp suất, thể tích và nhiệt độ của khối khí ở trạng thái 2 và 3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 Chương trình nâng cao Câu 1(3 điểm) Trong xi lanh có 4 g khí Nitơ lúc đầu có thể tích 4 lít ở 27 0 C được biến đổi theo ba giai đoạn: giãn nở đẳng áp đến thể tích 6 lít, nén đẳng nhiệt rồi làm lạnh đẳng tích để trở về trạng thái lúc đầu. a. Tìm nhiệt độ và áp suất lớn nhất đạt được trong các biến đổi trên. b. Vẽ đồ thị biểu diễn các biến đổi đó trong các hệ tọa độ (p, V); (p, T); (V, T). Câu 2(3 điểm) a. Thanh nhẹ AB gắn vào tường bởi bản lề tại A. Vật m 1 có P 1 =20N được treo vào đầu B và thanh luôn hợp với tường góc α=30 0 nhờ dây BC. (H.1). Tính lực căng của dây BC và phản lực của tường lên thanh? b. Treo thêm vật m 2 có P 2 =10N tại điểm D nào đó trên thanh. Xác định vị trí của D để lực căng dây BC bây giờ bằng N. Câu 3 (4 điểm) Một vật m trượt từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB với vậm tốc đầu bằng không, góc nghiêng α=30 0 , sau đó tiếp tục trượt trên mặt ngang BC=1,8m. Khi đến B vật có vận tốc 5m/s. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nghiêng là ; giữa vật và mặt ngang BC là µ 2 =0,25. a. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng AB và vận tốc của vật tại C. 6 m 1 11111 11111 11111 11111 11111 11111 11111 1 A α ( 1 300 3 p (atm) T (K) 1 2 3 O P 1 H.1 C D A α B ͡ P 1 b. Đến B vật tiếp tục chuyển động trên cung tròn CD có bán kính R=1m, góc β=60 0 . Tính vận tốc của vật khi tới D nếu bỏ qua ma sát trên đoạn CD và lấy g=10m/s 2 . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 - Chương trình chuẩn Câu 1 (3điểm) 1. Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học. 2. Áp dụng: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 200J. Khí nở ra thực hiện công 120J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Câu 2 (4điểm) Từ điểm A có độ cao h A =20m so với mặt đất, một vật có khối lượng m=400g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 =28,8 km/h. Chọn mức không thế năng tại mặt đất, cho g=10m/s 2 . 1. Bỏ qua sức cản của không khí, tìm: a. Cơ năng của vật tại vị trí ném và độ cao cực đại H của vật so với mặt đất. b. Động lượng, động năng, thế năng của vật tại vị trí mà vật có thế năng bằng ba lần động năng. 2. Do có lực cản không khí, vật chỉ đi lên được một đoạn s theo phương thẳng đứng kể từ vị trí ném. Tìm s nếu lực cản của không khí F C = 6N Câu 3 (3điểm) Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng được biểu diễn trên hệ trục tọa độ OpT như hình vẽ. a. Mô tả các quá trình trên. b. Tìm V 2 , V 3 biết V 1 =8lít. c. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên trong hệ trục tọa độ OpV. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011- Chương trình chuẩn Câu 1 (1,5 điểm) Nêu hai cách làm biến đổi nội năng của một vật. Mỗi cách cho một ví dụ. Câu 2 (3,5 điểm) Một lượng khí lý tưởng được biến đổi trạng thái theo hai quá trình được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Biết rằng lúc đầu khí có thể tích V 1 =20 lít, nhiệt độ T 1 =300K, áp suất p 1 =1,2atm. a. Nêu tên các quá trình đó. Giải thích. b. Tính V 2 và p 3 . c. Vẽ lại các quá trình biến đổi trên trong hệ trục OpV. Câu 3 (5 điểm) Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc v 0 =6m/s. Chọn mặt đất làm gốc thế năng, lấy g=10m/s 2 1. Bỏ qua sức cản của không khí: a. Tìm độ cao cực đại vật lên được. b. Tính vận tốc của vật tại điểm có động năng bằng hai lần thế năng. 2. Trong thực tế, lực cản không khí không đổi là F C =0,2P (P là trọng lượng của vật). Hỏi từ khi ném lên đến khi rơi xuống trở lại mặt đất thì cơ năng của vật đã giảm một lượng bao nhiêu? Cho biết khối lượng của vật là m=300g. 7 T (K) p (atm) 4 8 280 560 0 1 2 3 h A H A 0 v B V(l) T (K) 1 2 3 20 36 300 450 O m 1 11111 11111 11111 11111 11111 11111 11111 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 - Chương trình nâng cao Câu 1 (3 điểm) 1. Phát biểu qui tắc mô men lực, viết biểu thức. 2. Trên một ổ khóa của một cánh cửa có hình quả đấm, người ta tác dụng một ngẫu lực (hình vẽ), a. Xác định chiều quay của ổ khóa. b. Tính mô men ngẫu lực? Cho biết OA=5cm; F=10N; α=30 0 . Câu 2 (3 điểm) Một vật bắt đầu chuyển động trên một mặt dốc có hình dạng bất kỳ từ độ cao 1m so với mặt sàn nằm ngang (hình vẽ). 1. Bỏ qua ma sát giữa mặt dốc và vật. Tìm vận tốc của vật khi nó tới chân dốc. 2. Sau khi xuống chân dốc, vật tiếp tục chuyển động trên mặt sàn nằm ngang được 4m thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt sàn ngang? Lấy g=10m/s 2 . Câu 3 (4 điểm) Một bình chứa khí oxy nén ở áp suất p 1 =6.10 6 Pa, nhiệt độ t 1 =7 0 C, có khối lượng (bình và khí) là M 1 =25kg. Do nhu cầu sử dụng người ta phải bơm thêm khí oxy vào bình nên áp suất khí lúc này là p 2 =3.10 7 Pa, nhiệt độ là t 2 =27 0 C, khối lượng bình và khí là 30kg. 1. Tính khối lượng khí đã bơm thêm? 2. Tính khối lượng khí trong bình khi chưa bơm? 3. Tính thể tích của bình? Cho biết: khối lượng mol của khí là µ=32g/mol, hằng số R=8,31J/mol.K và khí không thoát ra ngoài trong quá tình bơm. TRÍCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ NĂM 2007-2008 Câu 1 (3,5điểm) Từ vị trí cách mặt đất 6m, một vật nhỏ khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 15m/s, bỏ qua sức cản của không khí, cho g=10m/s 2 . Tính: a. Độ cao cực đại mà vật đạt được. b. Vận tốc của vật lúc ở vị trí thấp hơn vị trí ném 3m. c. Công của trọng lực thực hiện từ lúc vật được ném lên đến lúc đạt vị trí cao nhất. Câu 1 (3,5điểm) Một lượng khí lý tưởng có thể tích V 1 =3 lít, áp suất p 1 =10 5 Pa, nhiệt độ t 1 =147 0 C, được thực hiện một quá trình biến đổi theo hai giai đoạn liên tiếp: Nén đẳng nhiệt đến khi thể tích khí chỉ còn 2/3 thể tích ban đầu V 1 , làm lạnh đẳng tích cho đến khi áp suất bằng áp suất ban đầu p 1 . a. Tính áp suất khí ở cuối quá trình đẳng nhiệt. b. Tính nhiệt độ cuối cùng của khí. c. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trên trong hệ tọa độ (V,T). ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 I. PHẦN CHUNG (7 điểm): Dành cho cả hai chương trình chuẩn và nâng cao Câu 1 (3điểm) Một khối khí lí tưởng thực hiện chu trình 1-2-3-4 cho trên đồ thị. Biết p 1 = 1at . a. Mô tả các quá trình biến đổi khí trong chu trình trên. Giải thích? b. Xác định các thông số p, V, T ở mỗi trạng thái. c. Vẽ lại đồ thị trên trong hệ trục tọa độ (p,T), (p,V) theo các thông số đã biết. Câu 2 (4 điểm) Một viên bi bắt đầu lăn tại A có độ cao h = 0,8m trên mặt phẳng nghiêng AB rồi tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nghiêng Bx. Biết Bx hợp với phương ngang một góc α mà sinα = 0,2 8 m 1 11111 11111 11111 11111 11111 11111 11111 1 ● O ) α h V(dm 3 ) T( 0 K) 1 2 4 3 300 600 1200 10 0 a. Bỏ qua ma sát trên cả hai mặt phẳng. Tính vận tốc của bi tại B và hỏi bi đi lên mặt Bx một đoạn BC bằng bao nhiêu thì dừng lại. b. Giả sử bây giờ bi chuyển động trên mặt Bx có ma sát với hệ số ma sát µ = 0,2 còn trên mặt AB vẫn không ma sát. Hỏi bi lên một đoạn BC’ bằng bao nhiêu thì dừng lại. Cho g = 10m/s 2 . II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) 1. Dành cho chương trình nâng cao Câu 3A: a. Phát biểu qui tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều b. Hai thanh kim loại dẹp có kích thước như nhau, đồng chất, đối xứng, có chiều dài 20cm ghép sát nhau. Biết thanh 1 có khối lượng 3kg, thanh 2 có khối lượng 2kg. Trọng tâm của cả hai thanh khi ghép sát cách chỗ ghép bao nhiêu? 2. Dành cho chương trình chuẩn Câu 3B: a. Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học. b. Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 200J. Khí nở ra thực hiện công 120J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 I. PHẦN CHUNG Câu 1. Viết biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát. Nêu ý nghĩa công âm và công dương? Câu 2. Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức trong trường hợp hệ kín gồm hai vật. Câu 3. Đồ thị đẳng tích của chất khí lý tưởng ứng với hai thể tích V 1 , V 2 như hình vẽ. Hãy cho biết thể tích nào lớn hơn. Giải thích? Câu 4. Một vật ban đầu ở O, được truyền vận tốc v 0 = 10 m/s, chuyển động trên mặt phẳng ngang OA = 18m, sau đó chuyển động trên mặt phẳng nghiêng Ax nghiêng một góc α = 30 0 so với phương ngang. Ma sát trên mặt ngang có hệ số ma sát µ = 0,1, mặt nghiêng không có ma sát a. Tính vận tốc của vật tại chân dốc A? b. Vật đi trên mặt Ax một đoạn AB dài bao nhiêu thì dừng lại? II. PHẦN RIÊNG 1. Dành cho chương trình nâng cao Câu 5A. Thanh cứng nhẹ OA dài 40cm có thể quay quanh O nhờ bản lề gắn vào tường thẳng đứng. Tại điểm B của thanh (với OB = 30cm) treo vật có trọng lượng P 1 = 20N. Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây mảnh AC buộc vào đầu A, đầu C buộc cố định vào tường. Biết góc hợp bởi thanh OA và dây AC là α = 30 0 . (Hình vẽ) a. Tính lực căng dây AC? b. Bây giờ tại điểm D của thanh (với OD = 10cm) treo thêm vật có trọng lượng P 2 = 20N, thanh OA vẫn nằm ngang. Tính lực căng dây lúc này? 9 m 1 11111 11111 11111 11111 11111 11111 11111 1 A B C’ C x h α p T V 1 V 2 O A x α O A D C P 1 α • B 1. Dành cho chương trình chuẩn Câu 5B. Một mol khí lý tưởng biến đổi từ trạng thái 1 (p 1 = 1atm; V 1 = 5l) đến trạng thái 2 (p 2 = 2atm; V 2 ) theo quy luật p.V -1 = hằng số. Tính công mà khí thực hiện trong quá trình? Sở GD - ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THPT PHAN CHÂU TRINH NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN : VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề ) I. PHẦN CHUNG: ( Dành cho cả hai chương trình chuẩn và nâng cao ) Câu 1(1điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật Sac-lơ. Câu 2 (3điểm): Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự biến đổi một lượng khí lý tưởng trong hệ tọa độ (V,T). a. Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của khí . b. Ở trạng thái 1 có p 1 = 2atm, V 1 = 10 lít , T 1 = 300K. Biết T 2 = 1,5T 1 ; V 3 = 2V 2 . Tính p 3 và T 4 . c. Vẽ lại đồ thị trên trong hệ (p,V) theo đúng tỉ lệ. Câu 3 (3điểm): Tại A ném vật nặng 100g lên theo phương thẳng đứng với vận tốc v 0 . Điểm A ở cách mặt đất 1m. Lấy g = 10m/s 2 . a. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vật đạt độ cao cực đại tại B ở cách A 5m. a 1 . Tính công của trọng lực khi vật đi từ A đến B. Tính vận tốc v 0 . a 2 . Tính động lượng tại vị trí vật có thế năng gấp hai lần động năng. b. Thực tế có sức cản không khí bằng 25% trọng lượng vật. Vị trí có độ cao cực đại lúc này cách A bao xa? II. PHẦN RIÊNG: ( Học sinh chỉ được làm một trong hai câu 4A hoặc 4B) Câu 4A. (3điểm) Chương trình nâng cao: 1. Phát biểu quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều. Hợp lực ở gần lực lớn hơn hay nhỏ hơn, vì sao? 2. Tác dụng của ngẫu lực. Cho ví dụ về tác dụng của ngẫu lực. 3. Thanh AB đồng chất tiết diện đều có trọng lượng 40N được gắn vào nền nhà nhờ bản lề ở A. Thanh được giữ cân bằng nhờ dây treo BC. Biết α = 30 0 , lấy g = 10m/s 2 . a. Tính lực căng dây. b. Thay đổi phương của dây treo BC nhưng giữ thanh vẫn cân bằng như cũ. Tìm góc hợp giữa phương của dây treo và thanh AB sao cho lực căng dây là nhỏ nhất. Tính lực căng dây lúc này. Câu 4B. (3điểm) Chương trình chuẩn: 1. Định nghĩa nội năng của vật ? Đơn vị của nội năng. Nội năng của vật phụ thuộc vào đại lượng nào? 10 m 1 11111 11111 11111 11111 11111 11111 11111 1 α A B C V(lít) V 1 V 3 1 T(K) 3 2 T 2 T 1 O 4 T 4 [...].. .2 Phát biểu nguyên lý I nhiệt động lực học viết biểu thức và nêu quy ước về dấu của các đại lượng Áp dụng: Thực hiện một công có độ lớn 120 J để nén khí trong xilanh làm nội năng khí tăng 90J Khí nhận hay tỏa ra một nhiệt lượng bao nhiêu? Sở GD - ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THPT PHAN CHÂU TRINH NĂM HỌC 20 12 - 20 13 MÔN : VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời... giao đề ) I PHẦN CHUNG: ( Dành cho cả hai chương trình chuẩn và nâng cao ) Câu 1(3điểm): 1 Dùng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích : với một lượng khí xác định, khi giữ thể tích khí không đổi, nhiệt độ tăng thì áp suất khí tăng 2 Một xi lanh chứa khí lí tưởng ở trạng thái 1 có thể tích 9lít, áp suất 2atm, nhiệt độ 27 0C thực hiện một chu trình gồm 3 quá trình biến đổi: Quá trình 1→ 2: nén... Quá trình 2 3: làm lạnh đẳng tích Quá trình 3→ 1: giãn nở đẳng áp về lại trạng thái ban đầu a Tính áp suất khí ở cuối trạng thái 2 và nhiệt độ ở trạng thái 3 b Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trên trong hệ tọa độ (p,V) Câu 2( 4điểm): Một viên bi thả không vận tốc đầu từ A trên mặt phẳng nghiêng AB không ma sát dài 1,6m; rồi tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nghiêng BC có hệ số ma sát µ = phẳng đều có... hệ số ma sát µ = phẳng đều có góc nghiêng là α = 300 Cho g = 10m/s2 a Tính vận tốc của bi tại B b Biết vận tốc của bi tại C là 2m/s Tính chiều dài BC c Sau khi rời C, bi tiếp tục chuyển động trong không khí không có lực cản Tính độ cao cực đại bi đạt được so với mặt phẳng ngang Biết trên cả hai mặt A α α C B II PHẦN RIÊNG: ( Học sinh học theo chương trình nào thì làm theo chương trình đó) Câu 3A (3điểm)... OBA đều Lấy g = 10m/s2 a Xác định các lực tác dụng lên thanh OA.(Có vẽ hình) b Dây chịu được lực căng tối đa là 10N, hỏi có thể treo thêm vào đầu A một vật m1 có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu? B A O Câu 3B (3điểm) Chương trình chuẩn: 1 Nội năng là gì? Nêu 2 cách làm biến đổi nội năng 2 Cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang một nhiệt lượng 10J làm nội năng của khí tăng thêm 6J a Tính công mà... năng 2 Cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang một nhiệt lượng 10J làm nội năng của khí tăng thêm 6J a Tính công mà khí thực hiện 11 b Khí giãn nở đẩy pittông đi một đoạn 2cm Tính lực của khí tác dụng lên pittông - - - - - HẾT - - - - - 12

Ngày đăng: 09/05/2015, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan