Dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở việt nam

93 655 3
Dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN VỀ DÒNG VỐN VÀO 6 VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ 6 CHƯƠNG 2: 32 THỰC TRẠNG DÒNG VỐN VÀO VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM32 CHƯƠNG 3: 66 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DÒNG VỐN VÀO NHẰM ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG THỜI GIAN TỚI 66 KẾT LUẬN 78 Phụ lục 3: Cách tính REER theo IMF 87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á BĐS Bất động sản CK Chứng khoán CPI Consumption Price Index Chỉ số giá tiêu dùng EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội IIF Institute of International Finance Học viện tài chính quốc tế IMF International Moneytary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KCN – KCX Khu công nghiệp – khu chế xuất KOSDAQ Korean Securities Dealers Automated Quotations Sàn giao dịch chứng khoán Kosdaq NASDAQ National Association of Securities Dealers Automated Quotation Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq NEER Nominal Effective exchange Rate Tỷ giá danh nghĩa HOSE Hochiminh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh KLGD Khối lượng giao dịch NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước ODA Official Development Aid Hỗ trợ phát triển chính thức OLS Ordinary least square Phương pháp bình phương nhỏ nhất OTC Over the counter Thị trường phi tập trung REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán TW Trung ương UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính quốc gia UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Danh mục bảng: Bảng 1.1: NEER và REER cảu các nước Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan 28 Bảng 2.1: FDI đăng ký mới vào một số ngành năm 2006 36 Bảng 2.2: FDI đăng ký mới phân theo ngành năm 2007 36 Bảng 2.3: FDI đăng ký mới vào một ngành năm 2008 37 Bảng 2.4: 5 ngành thu hút nhiều FDI nhất năm 2009 37 Bảng 2.5: 5 ngành thu hút FDI lớn nhất 2010 38 Bảng 2.6: 5 ngành thu hút FDI lớn nhất theo ngành năm 2011 39 Bảng 2.7: 5 ngành thu hút FDI lớn nhất 2012 39 Bảng 2.8: Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007 42 Bảng 2.9: Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010 42 Bảng 2.10: Nợ quá hạn và nợ xấu toàn hệ thống NHTM 2010 – 30/6/2012 47 Bảng 2.11: Một số chỉ số kinh tế Việt Nam 2000 - 2011 49 Bảng 2.12: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của dòng vốn vào tới lạm phát 55 Bảng 2.13: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của FDI tới lạm phát 56 Bảng 2.14 : Kết quả hồi quy ảnh hưởng của dòng vốn vào tới REER 58 Danh mục hình: Hình 1.1: Tỷ lệ dòng vốn tư nhân ròng vào một số nước châu Á trên GDP 27 Hình 1.2: Tỷ trọng vốn vay BĐS, lĩnh vực sản xuất của các công ty Thái Lan 1997 28 Hình 1.3: Tỷ lệ chênh lệch xuất nhập khẩu và dịch vụ một số nước Châu Á 29 Hình 2.1: Một số dòng vốn vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 33 Hình 2.2: Tình hình vốn đăng ký và thực hiện FDI giai đoạn 1991 – 2012 34 Hình 2.3: Cơ cấu FDI đăng ký vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 35 Hình 2.4: Tỷ lệ FII/FDI giai đoạn 2002 - 2007 40 Hình 2.5: Số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2004 - 2010 41 Hình 2.6: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 44 Hình 2.7: Tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa Việt Nam năm 2005 – 2011 45 Hình 2.8: Tỷ giá VND/USD trên thị trường phi chính thức giai đoạn 2000 - 2012 45 Hình 2.9: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 46 Hình 2.10: Chỉ số Vn-index 2006 – 6/4/2013 48 Hình 2.11 : Tỷ lệ dòng vốn và mức tăng cung tiền M1 51 Hình 2.12: Cơ cấu các kênh đầu tư của các hộ gia đình thành thị 52 Hình 2.13: Nhu cầu vay đầu tư bất động sản 52 Hình 2.14: Hình lạm phát một số nước trong ASEAN 57 Hình 2.15: Chệnh lệch giá trị xuất nhập khẩu khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 59 Hình 2.16: Dự trữ ngoại hối và giá trị nhập khẩu của Việt Nam Quý 1/2005 - Quý 3/2012 60 Hình 2.17: Tăng trưởng tín dụng và tính dụng vào BĐS (2005 – 6/2011) 61 Hình 2.18: Nợ xấu trong hệ thống NHTM 63 Hình 2.19: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu một số nước Đông Nam Á năm 2011 66 Danh mục sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Mô hình chu chuyển vốn trên thị trường tài chính 13 Sơ đồ 1.2: Mô hình khủng hoảng tiền thế hệ thứ ba 17 Sơ đồ 1.3: Tác động của dòng vốn vào tới cung tiền 18 Sơ đồ 1.4: Cơ chế tác động của dòng vốn vào tới chỉ số giá tiêu dùng 18 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ về quan hệ cung cầu trên thị trường BĐS 19 Sơ đồ 1.6: Cơ chế tác động của dòng vốn vào tới tỷ giá thực và cán cân 21 Sơ đồ 1.7: Cơ chế tác động của dòng vốn vào tới thị trường tài chính 23 Sơ đồ 1.8: Cơ chế tác động của dòng vốn vào tới cơ cấu kinh tế 25 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng, dòng vốn vào (capital inflows) có những tác động tích cực tới tăng trưởng và phát triển của một nền kinh tế như tăng lượng vốn đầu tư, nâng cao khả năng sản xuất và xuất khẩu, góp phần chuyển giao kinh nghiệm quản lý, khoa học và công nghệ… Tuy nhiên, thực tiễn ở nhiều nước đã cho thấy, không phải mọi dòng vốn vào đều là tích cực. Thực tế, nếu dòng vốn ồ ạt với khối lượng lớn vào những lĩnh vực có tính chất đầu cơ cao như BĐS và chứng khoán có thể dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô một cách nghiêm trọng. Những bất ổn kinh tế vĩ mô được biểu hiện dưới các khía cạnh như gia tăng lạm phát, biến động mạnh tỷ giá, thâm hụt cán cân thanh toán lớn, bất ổn thị trường tài chính, cơ cấu kinh tế kém bền vững… Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô là những mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia. Ở Viêt Nam, những nhiệm vụ này luôn đặt ra trong các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cơn say tăng trưởng cao đã thúc đẩy Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở tăng cường thu hút đầu tư mạnh mẽ trong đó có dòng vốn lớn từ nước ngoài. Trong giai đoạn 2006 tới 2011, dòng vốn vào không ngừng gia tăng và biến động. Từ năm 2007 tới 2011, tổng các dòng vốn FDI, FII và ODA vào Việt Nam luôn chiếm trên 10% GDP. Đáng chú ý, dòng vốn tập trung chủ yếu vào các thị trường đầu cơ như BĐS và chứng khoán. Năm 2006, FDI vào BĐS mới chỉ chiếm 15,2% tổng vốn đăng ký, đến năm 2007 đã tăng lến 28,6%, năm 2008 là 36,8%, năm 2009 là 35,5% và đến năm 2010, con số này là 36,8%. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư vào chứng khoán giai đoạn 2006 - 2011 cũng đạt 10,69 tỷ USD. Như vậy, dòng vốn vào các thị trường đầu cơ như chứng khoán và BĐS trở thành nhân tố quan trọng góp phần tăng nhanh nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 -2011. Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng dòng vốn vào, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đã tồn tại nhiều bất ổn lớn trên các khía cạnh: lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, thị trường tài chính và cơ cấu kinh tế. Thực tế này đặt câu hỏi liệu dòng vốn vào như vậy có tác động tới những bất ổn vĩ mô trong thời gian qua hay không và nếu có thì tác động như thế nào. Trong thời gian qua đã có một số bài viết và báo cáo đề cập đến những lo ngại về dòng vốn vào ở Việt Nam tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện tác động dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước ta. Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu, đánh giá tác động của dòng vốn vào, đặc biệt các dòng vốn tập trung vào BĐS và chứng khoán đến việc ổn định kinh tế vĩ mô từ đó có đối sách quản lý phù hợp và hạn chế tác động tiêu cực của dòng vốn vào. Hơn nữa, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó có thị trường BĐS và chứng khoán đầy tiềm năng. Bên cạnh đó trong thời gian tới, bảo đảm tăng trưởng nhanh 2 và chất lượng cao đồng thời với ổn định kinh tế vĩ mô sẽ là yêu cầu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không vì thể vì yêu cầu này mà phải chấp nhận thu hút dòng vốn vào bằng mọi giá và chấp nhận cái giá của sự đánh đổi này. Do vậy, cần có sự lựa chọn hợp lý trong quá trình thu hút các dòng vốn, đặc biệt là dòng vốn vào thị trường có tính đầu cơ, và đặt ra yêu cầu cần phải quản lý có hiệu quả dòng vốn này nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tránh những bất ổn như giai đoạn 2006 – 2011. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” với mong muốn phân loại và chỉ ra những dòng vốn vào nào tạo ra bất ổn kinh tế vĩ mô từ đó, tập trung xây dựng khung lý thuyết về cơ chế tác động của những dòng vốn vào này tới bất ổn kinh tế vĩ mô và vận dụng phân tích định tính cũng như định lượng vào thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012, từ đó đề xuất những giải pháp thu hút và sử dụng dòng vốn vào nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra rằng dòng vốn đầu tư từ bên ngoài đem lại những lợi ích cho các nước đang phát triển để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng và phát triển thông qua việc bổ sung nguồn vốn, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa giam thiểu rủi ro đầu tư và tạo ra cơ hội đầu tư mới… (Quinn, 1997, Boensztein và công sự, 1998). Tuy nhiên, không phải tất cả các dòng vốn từ bên ngoài đều đem lại những tác động tích cực và dòng vốn quá lớn nếu không được kiểm soát và quảy lý tốt lại có thể đem đến cho nước nhập khẩu vốn những rủi ro và tác động tiêu cực. Nghiên cứu “Capital Inflows, Resource Reallocation and the Real Exchange Rate” của Lartey (2008) đã đưa ra một lý thuyết về mối quan hệ giữa dòng vốn vào tới sự phân bổ nguồn lực và thay đổi tỷ giá hối đoái thực. Nghiên cứu này chỉ rõ dòng vốn vào nhiều sẽ làm gia tăng tỷ giá hối đoái thực, kéo theo sự giảm sút về xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu “Foreign direct investment and macroeconomic risk” của Jinjarak (2007) đã phân tích mối quan hệ giữa FDI và những bất ổn như thâm hụt cán cân thanh toán và thâm hụt thương mại do sự mất cân đối của cơ cấu FDI. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi cũng đã phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của sự gia tăng dòng vốn vào. Nghiên cứu “Managing Success in Viet Nam: Macroeconomic Consequences of Large Capital Inflows with Limted Policy Tools”, tài liệu của Ngân hàng phát triển châu Á tháng 4/2009 đã đánh giá thực trạng dòng vốn vào tại Việt Nam, đồng thời đề cập tới sự gia tăng đột biến dòng vốn vào các ngành phi thương mại tác động đến tỷ giá, cán cân thương mại và hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu “The Evolution of Capital Flows to 3 Emerging-Market Economies” của L.Suchanek và G.Vasishtha (2009) đã phân tích đánh giá thực trạng dòng vốn vào ở các nước trên thế giới đồng thời xem xét tới tác động của nó làm méo mó cơ cấu kinh tế và thị trường tài chính của nhiều quốc gia. Nghiên cứu “Financial Crisis in East Asia: Bank Runs, Asset Bubbles and Antidotes” của Marcus Miller and Pongsak Luangaram (1998) đã chỉ ra tác động của dòng vốn vào châu Á, đặc biệt ở Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đến sự gia tăng thâm hụt thương mại, phát triển nóng các thị trường BĐS, chứng khoán ở các nước này. Nghiên cứu “Impact of Global Financial Crisis on Chinese Economy and China’s Policy Response” của Yongding Yu (2010) về tác động của nguồn vốn chảy vào và các biện pháp quản lý nguồn vốn chảy vào ở Trung Quốc cho thấy những biện pháp kiểm soát chặt chẽ luồng vốn vào đã giúp Trung Quốc duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Nghiên cứu “Managing capital flows: The search for a Flame work” tổng hợp bởi Masahiro Kawai và Mario B.Lamberte (2010) đã phân tích những kinh nghiệm, thách thức và giải pháp quản lý dòng vốn bên ngoài ở các nền kinh tế mới nổi Châu Á. Ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng đã có các nghiên cứu xem xét tác động dòng vốn đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá những tác động tích cực và tác động trực tiếp của dòng vốn đầu tư FDIhay ODA đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) đã làm rõ mối quan hệ của tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ 1986 – 2006. Nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2009) đã phân tích mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu của Việt Nam và chỉ ra rằng FDI có tác động thúcđẩy xuất khẩu. Nguyễn Phương Hoa (2006) đã chỉ ra tác động tích cực của FDI đến xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2010) và của Lê Quốc Hội (2009) đề cập tới vai trò của FDI đến chuyển giao và lan tỏa công nghệ ở Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu những tác động tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế, đã có một số nghiên cứu phân tích những tác động tiêu cực của dòng vốn vào, bao gồm FDI, FII đến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Nghiên cứu“Lạm phát và bùng nổ vốn ở Việt Nam – Nhìn nhận từ bài học của khủng hoảng tiền tệ Châu Á” của Kenichi Ohno và Lê Quốc Hội (2008) đã phân tích tác động của bùng nổ luồngvốn vào đến sự gia tăng lạmphát ở Việt Nam và chỉ ra một số khuyến nghị chính sách cho vấn đề này. Nghiên cứu “dòng vốn vào và bất ổn vĩ mô ở Việt Nam” của Đinh Vũ Trang Ngân (2010) đã chỉ ra dấu hiệu lạm phát cao ở Việt Nam do tác động của dòng vốn vào, phân tích sự bất hợp lý trong chính sách tiền tệ của Nhà nước giai đoạn 2007 – 2008 khi đối phó với những nguồn vốn đầu tư của nước ngoài ồ ạt chảy vào trong nước. Nghiên cứu “Thị trường bất động sản và hệ thống tài chính” của Lê Xuân Nghĩa (2011) tập trung phân tích tác động của sự phát triển của thị trường BĐS, trong đó có dòng vốn vào BĐS tới hệ thống tài chính Việt Nam, dưới sự điều tiết của Nhà nước. Nghiên cứu “Managing 4 capital inflows: The case of Viet Nam”của Võ Trí Thành và Phạm Chí Quang (2009) đã chỉ ra sự gia tăng của dòng vốn vào Việt Nam làm bùng nổ tài chính, kéo theo những rủi ro liên quan đến hệ thống tài chính ngân hàng. Báo cáo “Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của những bất ổn vĩ mô” của các chuyên gia đại học Harvard (2008) đã phân tích những nguyên nhân của bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những năm gần đây và đề xuất một số chính sách phản ứng. Báo cáo cũng đã đề cập đến tình trạng bong bóng BĐS và chứng khoán có thể dẫn tới rủi ro trong hệ thống tài chính, điều này làm giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đến nay đã nghiên cứu các khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm về bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, tác động của dòng vốn bên ngoài đến một số bất ổn kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết xem xét toàn diện các khía cạnh tác động của dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô, phân tích chi tiết từng tác động của dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam theo cả giác độ phân tích định tính và định lượng. Chính vì vậy, đề tài: “Dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” là một đề tài hoàn toàn mới, góp phần bổ sung những điểm yếu trên đây, đặc biệt là việc xây dựng khung lý thuyết về tác động của dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô và định lượng tác động của của dòng vốn vào tới một số bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam như lạm phát cao và bất ổn tỷ giá thực. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây: - Phân loại và chỉ ra những dòng vốn có cơ cấu tập trung chủ yếu vào BĐS và chứng khoán có khả năng gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô; - Xây dựng khung lý thuyết về tác động dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô; - Phân tích định tính, đánh giá thực trạng dòng vốn vào, bất ổn kinh tế vĩ mô, tác động của dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong thời gian qua; sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính phân tích định lượng mối quan hệ giữa dòng vốn vào tới lạm phát và tỷ giá thực ở Việt Nam; - Đề xuất những khuyến nghị chính sách để quản lý và sử dụng có hiệu quả dòng vốn vào nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dòng vốn vào và tác động của nó tới bất ổn kinh tế vĩ mô. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2012 vì đây là khoảng thời gian Việt Nam thu hút được nhiều dòng vốn vào, đặc biệt là các dòng vốn vào BĐS, CK và cũng có nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô. 5 - Phạm vi nội dung của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của những dòng vốn có cơ cấu chủ yếu vào BĐS và CK đến bất ổn kinh tế vĩ mô, trong đó:  Về dòng vốn vào: phân tích 2 dòng vốn vào chiếm tỷ trọng lớn là FDI và FII, xem xét tỷ trọng hai dòng vốn vào BĐS, CK.  Về bất ổn kinh tế vĩ mô: xem xét 4 khía cạnh đó là: lạm phát cao, bất ổn tỷ giá và cán cân thanh toán, bất ổn thị trường tài chính, cơ cấu kinh tế bất hợp lý. 5. Phương pháp nghiên cứu Từ mục tiêu và đối tượng phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và các nguồn số liệu từ các trang web và bài nghiên cứu đã được công bố. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích diễn biến, động thái và đặc điểm của dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô. - Phương pháp so sánh: So sánh tình hình thu hút và sử dụng dòng vốn vào ở Việt Nam và một số nước Châu Á khác qua các năm và so sánh dòng vốn vào các lĩnh vực khác nhau. - Phương pháp hồi quy tuyến tính: đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đánh giá tác động của dòng vốn vào, chủ yếu dưới hai hình thức là FDI và FII tới lạm phát và tỷ giá thực, sử dụng một số kiểm định đánh giá sự phù hợp của mô hình, các hệ số chặn, hệ số góc của phương trình hồi quy mẫu với các mức ý nghĩa α bằng 1%, 5%; 10%. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô Chương 2: Thực trạng dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản lý dòng vốn vào nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong thời gian tới. [...]... CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN VỀ DÒNG VỐN VÀO VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ 1.1 Cơ sở lý thuyết về dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm dòng vốn vào 1.1.1.1 Khái niệm dòng vốn vào Dòng vốn vào (capital inflows) là khái niệm đã được các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB… hay các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trên thế giới sử dụng nhiều trong các bản báo cáo; tuy nhiên, ở Việt Nam, ... tới bất ổn kinh tế vĩ mô 1.1.2 Khái niệm về bất ổn kinh tế vĩ mô 1.1.2.1 Khái niệm về bất ổn kinh tế vĩ mô Chính phủ điều hành chính sách vĩ mô của mình thông qua việc xem xét các biến số kinh tế vĩ mô Định hướng của Chính phủ luôn mong muốn các biến số kinh tế vĩ mô ổn định, tránh biến động lớn Một sự biến động lớn, bất thường và kéo dài của các biến số vĩ mô sẽ gây nên tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô. .. tại các nước mới nổi và đang phát triển, nhà nước thực hiện chính sách tự do tài khoản vốn, khuyến khích các dòng vốn nước ngoài vào trong nước, với mục đích tăng vốn đầu tư cho toàn xã hội để phát triển kinh tế 1.1.1.5 Phân loại dòng vốn vào dựa vào khả năng gây bất ổn kinh tế vĩ mô Dựa vào khả năng gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô, dòng vốn vào một nước, đặc biệt các nước mới nổi và đang phát triển được... xuất và một lượng nhất định vào các lĩnh vực phi sản xuất như BĐS, và chứng khoán có thể giúp các nước mới nổi và đang phát triển thường vừa thực hiện đảm bảo tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô Dựa vào sự phân loại dòng vốn vào theo tiêu thức gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích dòng vốn khi cơ cấu chủ yếu vào các lĩnh vực BĐS và chứng khoán, tác động của dòng vốn này... tác động của dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô 1.1.3.3.1 Tác động của dòng vốn vào tới lạm phát Dòng vốn vào tác động tới lạm phát qua ba kênh chính, thể hiện qua sơ đồ 1.4 Kênh thứ nhất, khi thực hiện chính sách tỷ giá cố định, dòng vốn vào sẽ làm tăng cung tiền Sơ đồ 1.3: Tác động của dòng vốn vào tới cung tiền Tỷ giá (NEER) e’ e D S ’ Các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đưa dòng vốn vào trong nước,... bội chi NSNN luôn ở mức cao; nợ nước ngoài lớn; tỷ lệ thất nghiệp cao… Tuy nhiên, phạm vi của đề tài này chỉ đề cập, phân tích bất ổn kinh tế vĩ mô qua những dấu hiệu chính đã được nêu ở trên dưới tác động của một dòng vốnlớn vào các nước mới nổi và đang phát triển 1.1.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của dòng vốn vào tới bất ổn kinh tế vĩ mô Nhiều lý thuyết đã chứng minh rằng dòng vốn vào có tác động tích... khăn, kinh tế rất dễ dẫn tới suy thoái 1.1.2.2.5 Cơ cấu kinh tế bất hợp lý Cơ cấu kinh tế là một hệ thống các tỷ trọng thành phần kinh tế trong nền kinh tế xét về một lĩnh vực nào đó Như vậy, cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều loại như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu vùng kinh tế Cơ cấu kinh tế bất hợp lý thể hiện qua các cơ cấu kinh tế thành phần có dấu hiệu bất ổn. .. chính: Dòng vốn vào có khả năng gây bất ổn kinh tế vĩ mô cao: bao gồm các dòng vốn có tính đầu cơ ngắn hạn, có khả năng đảo chiều nhanh Các dòng vốn này sẽ giúp thị trường tăng trưởng trong ngăn hạn những sẽ tạo ra bất ổn kinh tế vĩ mô trong dài hạn Dòng vốn này có cơ cấu thường tập trung vào các lĩnh vực đầu cơ như chứng khoán, BĐS khiến các thị trường này phát triển, tạo ra “bong bóng nền kinh tế ,... hoảng kinh tế Dòng vốn vào ít gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô: bao gồm các dòng vốn mang tính chất dài hạn, có cơ cấu tập trung chủ yếu vào khu vực sản xuất như công nghệ chế biến, chế tạo, sản xuất hàng nhập khẩu Các dòng vốn này đem theo khoa học công nghệ, trình độ quản lý…; từ đó, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nước nhập khẩu vốn Một cơ cấu dòng vốn vào hợp lý khi tập trung chủ yếu vào các... này càng gia tăng bất ổn cán cân thanh toán 1.1.3.3.3 Tác động của dòng vốn vào tới thị trường tài chính Sơ đồ 1.7 giải thích sự tác động dòng vốn vào tới bất ổn thị trường tài chính Cơ chế tác động được thể hiện qua những kênh sau đây Sơ đồ 1.7: Cơ chế tác động của dòng vốn vào tới thị trường tài chính Dòng vốn vào Vốn đăng ký vào BĐS thấp Phân bổ vốn sai lệch, tập trung vào BĐS và chứng khoán Người . TIẾN VỀ DÒNG VỐN VÀO VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ 1.1. Cơ sở lý thuyết về dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dòng vốn vào 1.1.1.1. Khái niệm dòng vốn vào Dòng vốn vào (capital. tác động của dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam theo cả giác độ phân tích định tính và định lượng. Chính vì vậy, đề tài: Dòng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam là một đề. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN VỀ DÒNG VỐN VÀO 6 VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ 6 CHƯƠNG 2: 32 THỰC TRẠNG DÒNG VỐN VÀO VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM3 2 CHƯƠNG 3:

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1:

  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN VỀ DÒNG VỐN VÀO

  • VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ

  • CHƯƠNG 2:

  • THỰC TRẠNG DÒNG VỐN VÀO VÀ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM

  • CHƯƠNG 3:

  • GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DÒNG VỐN VÀO NHẰM ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG THỜI GIAN TỚI

  • KẾT LUẬN

    • Phụ lục 3: Cách tính REER theo IMF

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan