Học thuyết nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam

33 852 0
Học thuyết nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học thuyết nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam

Trang 1 MỤC LỤC LỜI NĨI ĐẦU . 2 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 4 I. NÊN HIỂU NHO GIÁO NHƯ THẾ NÀO? II. NGUỒN GỐC CỦA NHO GIÁO 5 III. SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT CỦA NHO GIÁO CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG VĂN HĨA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 12 I. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHỤ - TỬ . 13 II. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHU – THÊ . 15 1. Vai trò gia đình 17 2. Vai trò xã hội . 19 III. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ HUYNH – ĐỆ 21 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 2 LỜI NĨI ĐẦU Xã hội càng phát triển, càng hiện đại, cuộc sống vật chất của con người càng được cải thiện. Với sự trợ giúp của rất nhiều loại phương tiện máy móc hiện đại, con người càng gần tới được ngưỡng cửa của sự sung sướng, ấm no. Trước đây trong xã hội Việt Nam, mọi người chỉ lo sao có đủ cơm ăn, áo mặc thì ngày nay mọi người lại phải nghĩ đến chuyện ăn sao cho ngon, cho có văn hóa, mặc sao cho đẹp, cho hợp thời trang. Cuộc sống vật chất sung sướng là vậy nhưng cũng chính vì phải chạy theo các lợi ích kinh tế, con người ngày càng ít thời gian quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức, lề lối gia phong, tình làng nghĩa xóm. Kết quả tất yếu là cơ cấu gia đình trong xã hội lỏng lẻo hơn, mối quan hệ trong gia đình và xã hội của các thành viên từ đó cũng mất đi sự bền chặt vốn có của nó. Thậm chí trong nhiều trường hợp sự ích kỷ cá nhân, tranh giành vật chất còn mang lại sự bất hòa khơng đáng có giữa những người cùng chung huyết thống, cùng gánh chịu hoạn nạn. Đạo đức gia đình, nề nếp tổ tiên bị lu mờ trước sự cám dỗ của vật chất. Trước thực trạng đó, vấn đề cấp thiết phải đặt ra là làm sao dung hòa được lợi ích vật chất với những vẻ đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục và đặc biệt là chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. Bài tiểu luận với chủ đề Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam được thực hiện với mong muốn làm cho người đọc hiểu được khái qt vẻ đẹp đạo đức truyền thống trong các mối quan hệ gia đình người Việt. Từ đó người đọc tự biết chắt lọc những đạo đức tốt đẹp xưa kết hợp với tư tưởng xã hội tiến bộ, áp dụng vào trong gia đình và cuộc sống hàng ngày của họ. Khơng tham vọng là tài liệu tham khảo tồn diện về tư tưởng Nho giáo trong quan hệ gia đình, bài viết chỉ hướng tới mục tiêu cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng về Nho giáo, sự hình thành cũng như quan điểm đạo đức giữa các thành viên trong một gia đinh Nho giáo chuẩn mực. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 3 Do quy mơ của bài tiểu luận nên những hạn chế vẫn còn tồn tại là điều khơng tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 4 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. NÊN HIỂU NHO GIÁO NHƯ THẾ NÀO? Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu về Nho giáo. Tùy vào cấp độ nhận thức của con người, góc độ khoa học cụ thể mà có những cách hiểu khác nhau nhưng có đặc điểm chung là đều nhấn mạnh vào tính nhân đạo trong tư tưởng Nho giáo. Vậy Nho giáo có thể được hiểu khái qt như sau. Theo nghĩa Hán tự thì chữ “Nho” (儒) trong Nho giáo được ghép từ hai chữ Nhân (người) và Nhu (cần dùng). Chữ Nhu còn có nghĩa là chờ đợi, tức là người trí thức chờ đợi và bất kỳ khi nào xã hội cần đến thì đem tài sức ra giúp đời. Như vậy, “Nho” là những người học thơng thạo đạo lý của Thánh hiền, biết được lẽ Trời Đất và người, để hướng dẫn người phải ăn ở và cư xử thế nào cho hợp với đạo Trời, hợp với lòng người. Trong sách Pháp ngơn có câu: “Thơng Thiên định Địa viết Nho”, nghĩa là người hiểu rõ Thiên văn, am tường Địa lý mới gọi là Nho. Bởi vậy từ xưa đến nay những Nho sĩ sẵn sàng nhập thế cuộc, gánh vác việc đời, làm ích nước lợi dân. Đức Khổng Tử là một tấm gương tiêu biểu, cả cuộc đời khơng màng vinh hoa phú q, ơng đi khắp nơi nhằm mở trường dạy học. Với tư tưởng nhân đạo, ơng cho rằng phải giáo dục dân thì đất nước mới phồn thịnh. “Giáo” (教) được hiểu là tơn giáo, mối đạo. Vì vậy, Nho giáo có thể hiểu là một học thuyết có hệ thống, có phương pháp, dạy về nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và xã hội. Cũng chính vì vậy mà Nho giáo là từ viết tắt của “Dĩ Nho học để giáo dân”, tức là lấy Nho học để giáo dân. Theo Đức Mạnh Tử thì bản tính của con người là do Trời phú nên là tính thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Vì thế cần phải được giáo dưỡng thường xun thì mới có thể trở thành người có ích cho xã hội. Đức Khổng Tử lại cho rằng “Tính tương cận, tập tương viễn”, có nghĩa là con người khi sinh ra thì bản tính gần giống nhau nhưng do thói quen trong cuộc sống, do tồn tâm dưỡng tính của mỗi người THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 5 khác nhau nên tính của mỗi người khác nhau. Khi dân đơng thì điều quan trọng cần phải giáo dục họ. Trong thời gian rất dài, hệ thống tư tưởng của Nho giáo chính là chuẩn mực đạo đức của xã hội một số nước Phương Đơng. Nho giáo được đưa vào trường học và được coi là yếu tố bắt buộc để rèn Đức cho con người. Khơng những vậy có thể thấy Nho giáo hiện diện trong mọi mặt của đời sống xã hội và trở thành kim chỉ nam điều chỉnh hành vi của con người. Ở phương Đơng nói chung chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc một cách sâu sắc, nhất là Việt Nam. Trung Quốc đơ hộ Việt Nam hơn một nghìn năm nên đã đưa văn hóa, phong tục tập qn của mình vào nhằm biến Việt Nam thành một vùng đất cai quản. Trong sự du nhập văn hóa thì Nho giáo có vị trí khá cao trong xã hội Việt Nam và đặc biệt Nho giáo ảnh hưởng tới mơ hình gia đình một cách sâu sắc. II. NGUỒN GỐC CỦA NHO GIÁO Sự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là cơng của thế kỷ 18, “thế kỷ ánh sáng”. Diderot, một triết gia Pháp ở thế kỷ 13 đã nhận xét về người Trung Hoa như sau: “Mọi người đều cơng nhận rằng dân tộc ấy văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở Châu Á: lịch sử họ cổ hơn, tinh thần, nghệ thuật tiến bộ hơn, họ minh triết hơn, thích triết lí, chính trị của họ hồn hảo hơn; và vài tác giả còn bảo rằng về tất cả các phương diện ấy họ khơng kém các xứ văn minh nhất Châu Âu”. Trong một cuốn sách của Keyserling, ơng kết luận rằng “Chính ở Trung Quốc thời thượng cổ người ta đã tạo ra được cái mẫu mực nhân loại thơng thường hồn tồn nhất…Trung Quốc đã tạo ra một nền văn hóa cao nhất từ trước đến nay…Tơi càng ngày càng ngạc nhiên, cảm kích về sự cao q của Trung Quốc…Những danh nhân xứ đó có giáo dục hơn các danh nhân chúng ta rất nhiều…Những ơng quan đó có tư cách thật cao, khiến chúng ta phải phục…Giới trí thức Trung Hoa thật là cực kỳ nhã nhặn, lễ độ! .Khơng còn nghi ngờ gì nữa, người Trung Hoa có lẽ là người thâm trầm nhất.”. Để có được những cái tinh hoa như vậy thì Trung Quốc đã phải trải qua những biến động to lớn. Nhưng cũng chính nhờ những biến động trong xã hội thời bấy giờ mà con THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 6 người mong muốn tìm được giải pháp để bình ổn xã hội, và đã có nhiều tư tưởng đã ra đời tạo nên sự khởi sắc của các học thuyết chính trị trong lẽ sống làm người của họ, đặc biệt là hệ thống triết học. Theo nhiều tư liệu khác nhau, người ta vẫn khẳng định rằng triết học Trung Quốc xuất hiện vào thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 trước cơng ngun. Trong lịch sử, thời kỳ này được gọi là thời Xn Thu Chiến Quốc (chiến tranh loạn lạc), thời kỳ xã hội Trung Quốc diễn ra nhiều biến động to lớn, thời kỳ giải thể chế độ chiếm hữu nơ lệ chuyển sang chế độ phong kiến. Ngun nhân dẫn đến tình trạng đó là kinh tế. Thời kỳ này, lực lượng sản xuất phát triển, sử dụng và chế tạo cơng cụ bằng sắt, sử dụng các con vật vào trong q trình sản xuất đem lại năng suất lao động cao. Chính sự phát triển trong sản xuất nơng nghiệp dẫn đến sự phát triển trong sản xuất cơng nghiệp, các đơ thị lớn, trung tâm kinh tế lớn, và trung tâm giao lưu kinh tế và văn hóa ra đời ảnh hưởng và tác động đến chế độ sở hữu và làm xuất hiện giai cấp mới và những mâu thuẫn giai cấp. Các giai cấp này đấu tranh với nhau tạo nên cục diện gọi là Xn thu chiến quốc. Cục diện này làm rối loạn từ trong gia đình đến ngồi xã hội. Thực tế, các vua chư hầu có thực quyền vượt qua thiên tử. Rồi tình trạng bề tơi giết vua, vua giết bề tơi liên tục xảy ra. Trong gia đình thì cha khơng ra cha, vợ khơng ra vợ…Vấn đề chính trị thực tiễn đặt ra là phải làm gì và bằng cách gì để khắc phục tình trạng rối loạn, khơi phục lại xã hội như thời vua Nghiêu, vua Thuấn và đặc biệt là phải đưa xã hội Trung Hoa phát triển đi lên. Chính vì để giải đáp những thực tiễn ấy làm xuất hiện cảnh giới Bách gia tranh minh, Bách gia tri tử. Từ việc tranh luận, con đường đưa xã hội Trung Hoa tiến lên làm xuất hiện hơn 100 trường phái triết học khác nhau xuất hiện. Đáng kể nhất là có cửu phái: Âm dương ngũ hành, Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia, Danh gia, Nơng gia, Tạp gia, Tung hồnh gia. Trong đó, Nho gia là tư tưởng có ảnh hưởng nhiều nhất khơng chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng ra các khu vực lân cận, đặc biệt là Việt nam. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 7 Nho giáo bắt nguồn từ thời thái cổ ở Trung Quốc. Ngày đó vua Phục Hy, một Thánh Vương đắc đạo, trơng thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sơng Hồng Hà, mà biết được lẽ âm dương, chế ra Tiên Thiên Bát Qi, cắt nghĩa sự biến hóa của trời đất để là ngun tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Qi ấy được xem là đầu mối của văn tự về sau này. Vua Phục Hy còn dạy dân ni súc vật để sai khiến, làm lưới để đánh cá, ni tằm để lấy tơ, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng, từ đó mới có danh từ gia tộc. Đến thời vua Hồng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế), mới chế ra áo mão và sai ơng Thương Hiệt ra chế ra chữ viết. Đó là khởi thủy của Nho giáo, hình thành do thực tế kết hợp với huyền lý của Trời Đất. Nho giáo lấy đạo Trời làm khn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết. Lúc này, Nho giáo đã giúp Trung Quốc thời Thượng Cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền ln lý có căn bản vững chắc. Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương và con của ngài là Châu Cơng Đán, tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh Dịch do vua Phục Hy truyền lại, hệ thống hóa lễ nghi và sự tế tự. Đó là Nho giáo thuộc Nhất Kỳ Phổ Độ. Vào cuối thời nhà Châu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, đức Khổng Tử đã ra đời. Ơng đã chỉnh đốn và san định kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một Nho giáohọc thuyết có hệ thống chặt chẽ, xứng ngang hàng với với Lão giáo và Phật giáo. Đây được coi là Nho giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Kể từ khi được Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau Nho giáo được các vị Thánh nhân như Tử Tư, Mạnh Tử phát huy đến độ rực rỡ, nhưng rồi cũng suy tàn theo thời gian vì khơng có bậc tài giỏi nối tiếp. Mặc dù vậy, tư tưởng Nho giáo cũng đã ăn sâu và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống văn hóa của người dân, đặc biệt là Việt Nam. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 8 III. SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT CỦA NHO GIÁO Người sáng lập ra phái Nho gia là Khổng Tử (551-479), tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Xuất thân trong một gia đình q tộc suy vong, ơng trọn đời lo cho những hoạt động giáo dục, văn hóa. Đến thời trung niên, có một dạo ơng ra làm quan. Tư tưởng của ơng phản ánh tập trung trong cuốn Luận ngữ, đó là tác phẩm do mơn nhân cùng học trò của ơng ghi chép lại những câu chuyện, những mẫu hội thoại, những câu giải đáp thắc mắc của ơng và học trò. Về phương diện Triết học, Khổng Tử dao động giữa duy tâm và duy vật. Một mặt ơng tun dương “sợ mệnh trời, sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”; một mặt lại nói “trời có gì đâu mà bốn mùa vận hành vạn vật sinh trưởng”; một mặt “kính quỷ thần mà nên xa quỷ thần”, mặt khác lại “khơng nói những qi lực loạn thần”. Tuy ơng khơng rõ ràng phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần, trái lại nhận rằng quỷ thần thật khơng có ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực tại của con người. Nhận thức luận của Khổng tử có tính nước đơi. Một mặt ơng nói: “người mới sinh ra mà đã biết là bậc trên, người phải học mới biết là hạng thứ”. Mặt khác, ơng khơng thừa nhận bất cứ một hạng người nào sinh ra mà đã biết, gồm cả chính ơng. Trong Thuật Nhi ơng đã nói: “Ta khơng phải là người sinh ra mà đã biết, ham đạo đời xưa, ta chỉ thích đạo ngày xưa mà lo cần mẫn học thơi”. Bên cạnh đó, ơng còn khẳng định một cách trừu tượng có tri thức tiên nghiệm. Vì theo ơng, bất kỳ một tri thức nào đều phải thơng qua điều tai nghe mắt thấy mà có. Một mặt ơng nói “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (chỉ có hạng trí ở trên và hạng ngu ở dưới là khơng thay đổi, xê dịch được). Mặt khác, ơng lại nói “Tính tương cận, tập tương viễn”. Như vậy, ơng đã thừa nhận con em nhà bần tiện cũng có thể thành người có đức hạnh. Sự mẫu thuẫn giữa yếu tố duy tâm và duy vật trong quan điểm triết học của ơng có liên quan mật thiết đến yếu tố bảo thủ với những yếu tố cải lương trong quan điểm chính trị của ơng. Về phương diện chính trị, Khổng Tử vẫn hy vọng quay trở về với thời đại sinh hoạt Tây Chu: lễ nhạc chinh phạt đều do mệnh lệnh thiên tử ban bố ra. Ơng THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 9 khơng tán thành một số cải cách trái với lễ nhà Chu. Như vậy, ơng có tính bảo thủ ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đối với lễ, ơng chủ trương nên có những thêm bớt cần thiết. Ơng đã nhập Nhân vào với Lễ. Ơng nói Lễ lấy Nhân làm cơ sở tư tưởng, và Nhân lấy Lễ làm ngun tắc chính trị. Ơng xem Nhân là phạm trù cao nhất của ln lý đạo đức, đem hàm nghĩa cơ bản của nó mà lý giải thành Nhân là u người, thể hiện một sự tơn trọng nhất định đối với nhân cách, trong khi đương thời hạng q tộc chủ nơ khơng coi nơ lệ là người. Về tư tưởng giáo dục, lần đầu tiên ơng đề xuất có thể dạy dỗ được cho tất cả mọi người, tức là ơng đã đả phá giới hạn thị tộc khiến cho giáo dục ở trên một trình độ nhất định đã hướng mở cho quần chúng nhân dân. Trong thực tiễn giáo dục, ơng nhấn mạnh “dạy người khơng biết mỏi”, “dạy có thứ tự dẫn dắt người học dễ tiếp thu”. Ơng chú ý phát huy tính năng động chủ quan của học sinh, khi học sinh tự cảm thấy có vấn đề thì mới nêu ra giảng giải từng điểm. Trong Thuật Nhi, ơng nói: “Khơng bực tức vì khơng hiểu được, thì ta khơng bảo cho mà biết, khơng hậm hực vì khơng nói ra được, thì ta khơng bảo cho mà nói, cử một góc, chẳng biết xét đến ba góc, thì ta khơng bảo lại vậy”. Ơng ln u cầu học sinh phải tự tìm tòi, học hỏi. Phải năm chắc cái cốt lõi của vấn đề để đưa ra những phương pháp hớp lý. Tư tưởng của ơng đã có những ảnh hưởng vơ cùng sâu xa trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Về phương diện thái độ và phương pháp học tập, Khổng tử đã có nhiều quan điểm, có những sự phân tích sâu sắc. Ơng dạy học trò: “Biết cái gì nhận là biết, chảng biết cái gì nhận là chẳng biết, như thế là biết vậy”. Theo quan niệm của ơng nếu giỏi chăm vào việc học tập thì ở đâu cũng tìm thấy thầy để học: “Trong ba người cùng đi, hẳn có người là thầy ta, chọn điều thiện của họ mà theo, nêu điều bất thiện của họ mà sửa đổi”. Ơng đặc biệt chú ý đến sự kết hợp giữa học tập và nghiền ngẫm suy nghĩ. u cầu học phải đi đơi với hành, thường xun ơn luyện lại những kiến thức cũ. Trong thời cổ đại, những ngun tắc của ơng đã thành cách ngơn chỉ đạo giữa việc xử sự giữa người với người, ngày nay vẫn có ý nghĩa tích cực. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trang 10 Người thầy vĩ đại thứ hai của Nho gia là Mạnh Tử (385-304), tên thật là Kha, tự là Tử Dư, người nước Trâu, từng thụ nghiệp với mơn nhân của Khổng Cấp, tức Tử Tư, cháu nội của Khổng Tử. Mạnh Tử cũng giống Khổng tử, đi chu du khắp nước mà chưa từng làm quan, suốt một đời chỉ lo dạy học. Tư tưởng của ơng chủ yếu phán ảnh trong bảy thiên sách Mạnh Tử do ơng cùng học trò của ơng biên soạn qua những lời bàn luận của bản thân ơng. Cốt lõi triết học của Mạnh Tử là Thuyết tính thiện và Thuyết lương tri. Ơng nhận rằng, mỗi người đều có những mầm mống đầy đủ về quan niệm cơ bản đạo đức phong kiến: Lòng trắc ẩn là đầu mối đức nhân, lòng hổ giận là đầu mối đức nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối đức lễ, lòng phải trái là đầu mối đức trí. Bốn đầu mối ấy cùng với đời sống của con người ta mà đến, cũng như ta có tứ chi, mọi người đều giống nhau. Có người khơng phải thành thiện nhân, khơng phải là tại nhân tính có gì sai kiệt mà vì người đó khơng lo bồi dưỡng, mở rộng bấy nhiêu đầu mối thiện, do đó mà đánh mất bản tính. Mạnh Tử nhận rằng trí thức của người chỉ có thể có được cùng với cuộc sống của ta. Điều con người khơng học mà biết đó là lương năng. Điều khơng lo nghĩ mà biết, đó là lương tri. Theo ơng, sự manh nha của tất cả tri thức đa ở nội tâm của con người. Ơng rất chú ý phát huy tính năng động của con người, nhấn mạnh tư duy lý tính ngang hàng với nhận thức cảm tính: “Lỗ tai con mắt khơng lo nghĩ, cái tâm sẽ lo nghĩ. Lo nghĩ thì được, khơng lo nghĩ thì khơng được cái gì”. Mạnh tử còn đề xướng thế giới quan: “Vạn vật đều đủ ở ta”. Như vậy tư tưởng của ơng thuộc duy tâm luận chủ quan. Tư tưởng dân bản là tinh hoa của quan điểm chính trị của ơng. Ơng thừa nhận rằng, đối với một quốc gia dân là q, xã tắc là hàng thứ sau dân, vua là nhẹ. Cho nên Vua phải có trách nhiệm với bề tơi, còn bề tơi phải trung thành với Vua. Ơng nói: “Vua xem bề tơi như tay chân, thì bề tơi xem Vua như tâm phúc, Vua xem bề tơi như chó ngựa, thì bề tơi xem Vua như dân thường, Vua xem bề tơi như bùn đất rau cỏ, thì bề tơi xem Vua như thù địch.”. Ơng xem giữa Vua tơi có một quan hệ qua lại ở một trình độ nhất định, khơng có sự phục tùng và nghĩa THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN [...]... gia đình cũng được trích ra từ những khoản thu nhập riêng Gia đình đối với người phương Tây chủ yếu được giữ gìn bởi mối quan hệ tình cảm Người phương Đơng, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa gia đình (điển hình là Nho giáo) vốn coi gia đình là tế bào của xã hội Gia đình phương Đơng được xây dựng và ni dưỡng trên mảnh đất Nho giáo Tư tưởng Nho giáo coi trọng gia đình. .. Quốc nay đã trở thành một phần văn hóa Việt Nam Tuy nhiên dáng dấp của văn hóa Trung Hoa mà điển hình là Nho giáo được thể hiện rõ nhất trong cơ cấu, quan hệ giữa các thành viên và tơn ti trật tự trong gia đình người Việt Trong quan niệm của người Việt Nam và Trung Quốc, gia đình là tế bào nhỏ nhất hình thành nên xã hội, trong đó các thành viên đều đóng vai trò chung để gia đình là một tổ chức có ích cho... gia đình bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ III HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ HUYNH – ĐỆ Quan hệ Huynh – Đệ hay phiên âm theo âm tiếng Việt là quan hệ Anh – Em là một trong ba mối quan hệ huyết thống trong gia đình Do đó Nho giáo cũng đề ra những chuẩn mực đạo đức dành cho mối quan hệ này Ảnh hưởng Trang 28 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN chủ đạo của Nho giáo tới quan hệ Huynh – đệ trong gia đình Việt. .. tất yếu mà Nho giáo cần hướng tới Trang 32 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Minh Anh, Nho giáo và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học 2 Vũ Ngọc Pha, Lịch sử Triết học, NXB Giáo dục, 1997 3 Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học phương Đơng, NXB TPHCM, 1991 4 Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thơng tin, 2006 5 Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục,... thiết trong xã hội mà các nhà quản lý mong muốn Để có thể hiểu rõ hơn về quan điểm Nho giáo trong mối quan hệ chồng vợ thì vai trò của từng chức phận trong gia đình và xã hội sẽ được xem xét dưới đây: 1 Vai trò gia đình Trong gia đình Nho giáo truyền thống Việt Nam, mối quan hệ chồng vợ được quy định khá rõ ràng Nho giáo đã đúc kết mối quan hệ ấy vào những quy luật như đối với người vợ, người đàn bà trong. .. phạm đạo đức như Hiếu, Lễ mà Nho giáo đề ra Đó như một sợi chỉ đỏ xun suốt trong gia đình Nho giáo Việt Nam Chữ Hiếu trong gia đình cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Có người quan niệm Hiếu là lúc nhỏ phải lo học hành, lúc trưởng thành phải lo làm ăn, khơng vi phạm pháp luật, đạo đức, khơng làm cha mẹ buồn lòng, làm vẻ vang gia đình dòng họ Trong tác phẩm chính của Nho giáo, Hiếu Kinh đã nói về... hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội Trong mối quan hệ ấy Nho giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức tương ứng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Trung Trong đó tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những u cầu mang tính quy phạm đạo đức riêng Trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ đề cập đến học thuyết của Nho giáo Trung Quốc tới ba mối quan hệ trong gia đình người Việt là PHỤ – TỬ, PHU... được coi như cánh lái của con thuyền gia đình Trang 23 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Trong xã hội Việt Nam hiện đại, những quy tắc Nho giáo xưa vẫn tồn tại trong thiết chế mỗi gia đình cũng như trong quan điểm chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Tuy nhiên những quy tắc Nho giáo này đã phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội và nhận thức của con người Quan điểm Nho giáo tiến bộ đã quan tâm đúng mức... về đạo đức và về quan hệ gia đình Những tư tưởng này đã mang sắc thái mới, nhân đạo hơn, cơng bằng hơn đối với mọi cá nhân bất kể giới tính và vai trò trong xã hội cũng như trong gia đình Tuy vậy, trong một số gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng Nho giáovẫn tồn tại bất kể sự tiến bộ của tư tưởng mới đã trở nên phổ biến Tại các gia đình này, người chơng vẫn giữ thái độ gia trưởng, khơng tơn trọng... lý tưởng, thiên hạ thái bình, ai cũng được giáo dục và học hành Tư tưởng của Nho đã tạo cho Trung Quốc thời Thượng cổ có nền tảng ln lý vững chắc Từ đời Tống trở về sau, Khổng Tử được tơn là Chí Thánh Tiên Sư, còn Mạnh Tử là Á Thánh Cơng Trang 11 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG VĂN HĨA GIA ĐÌNH VIỆT NAM Trong mọi xã hội, gia đình ln là yếu tố cấu thành quan trọng nhất . đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục và đặc biệt là chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. Bài tiểu luận với chủ đề Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình. Trang 12 CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG VĂN HĨA GIA ĐÌNH VIỆT NAM Trong mọi xã hội, gia đình ln là yếu tố cấu thành quan trọng

Ngày đăng: 06/04/2013, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan