Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp

68 957 1
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn phát triển rực rỡvà đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 1 PHẦN MỞ ĐẦU ---X  W--- 1. Lí do chọn đề tài: Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể nói đây là giai đoạn nở rộ của những tài năng văn học và đã để lại cho văn đàn Việt Nam những cây bút sáng giá như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Bên cạnh những gương mặt tiêu biểu ấy, chắc ít ai quan tâm đến sự đóng góp của những nhà văn mà tên tuổi chưa sáng ngời trên trang viết. Trong đó có Nguyễn Đình Lạp - “một cây bút lặng lẽ và kiên nhẫn” (Hoài Anh,2001:845). Có mặt ở giai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, cùng thời với nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao - người đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán nhưng so với Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp ít được chú ý hơn nhiều. Vị trí của Nguyễn Đình Lạp trên văn đàn chưa được khẳng định như Nam Cao.Với số lượng sáng tác ít ỏi, Nguyễn Đình Lạp được chú ý đến ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Với hai thể loại này, ông đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng. Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đầy 39 tuổi, Nguyễn Đình Lạp “chưa kịp viết hết những điều ông ấp ủ” (Bạch Liên,2003:29). Phương châm mà ông theo đuổi suốt đời đó là “lặng lẽ và kiên nhẫn, kiên nhẫn viết rồi lặng lẽ ra đi” (Hoài Anh,2001;854) thế nhưng “cái công phu kiên nhẫn của ông chỉ được đền đáp bằng sự lặng lẽ của văn đàn” (Hoài Anh,2002:845). Biết bao công trình nghiên cứu, phê bình về trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 chỉ tập trung vào những cây bút tên tuổi chứ không mấy người quan tâm đến một gương mặt âm thầm nơi góc khuất của làng văn như ông. Đặc biệt là đối với hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất trong đời văn của Nguyễn Đình Lạp: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Nếu có chăng chỉ là những bài phê bình rời rạc trên các tạp chí nhận xét về một vài khía cạnh trong tác phẩm. Sự lặng lẽ của văn đàn đã khiến cho vợ của nhà văn đã tự cất công sưu tầm và tập hợp lại những sáng tác của chồng đem công bố với hi vọng những sáng tác ấy “được ph ổ biến rộng rãi trong công chúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21), người đọc sẽ nhìn nhận, đánh giá đúng mực những đóng góp của người chồng quá cố. Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp trước cách mạng tháng tám. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định lại những đóng góp của một nhà văn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật và cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng tôi hi vọng, đây là một cách đáp lại tấm lòng của bà Bạch Liên - một người đã hi sinh cả cuộc đời để “làm vợ một nhà văn” (Bạch Liên, 2003:879). Cuối cùng khi thực hiện đề tài này, khoá luận sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm kiến thức giúp ích cho công tác giảng dạy sau này. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Lớn lên “giữa cái xã hội đầy rẫy những “cạm bẫy người, những ổ lưu manh, “thanh niên truỵ lạc” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:20), cha mẹ lại mất sớm, ấy thế mà Nguyễn Đình Lạp lại xác định cho mình một con đường đi mà những thanh niên thời ấy chưa dễ gì xác định được: đi theo con đường văn chương và sau này là con đường cách mạng. Có thể vững bước đi trên con đường ấy trước hết là nhờ năng lực của bản thân Nguyễn Đình Lạp - một người có tư chất thông minh, ham học hỏi, thích đọc sách báo nên ông đã tích luỹ cho mình một vốn sống phong phú và vốn kiến thức văn chương sâu rộng. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Lạp được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng, lớn lên dưới sự dạy bảo kèm cặp của chú ruột là Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Điều đó khiến chúng ta dễ hiểu quá trình “lột xác” nhanh chóng của Nguyễn Đình Lạp ngay khi biết đến văn hóa cứu quốc qua bạn bè những năm tiền khởi nghĩa tháng tám. Sống trên mảnh đất thị thành đầy những ung nhọt, Nguyễn Đình Lạp cũng nối gót Vũ Trọng Phụng để ghi lại một cách chân thực cái xã hội ấy qua những thiên phóng sự điều tra đăng báo. Và Nguyễn Đình Lạp đã được nhiều người chú ý đến ở một số phóng sự dài như: Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Cường hào (1938). Tên tuổi của ông càng được chú ý hơn khi hai tiểu thuyết đầu tay được xuất bản: “Ngoại ô” - 1941 và “Ngõ hẻm” - 1943. “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết tiểu thuyết” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) nên tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng “ngồn ngộn chất phóng sự”, chất phóng sự thể hiện trước hết ở “tính đương thời và không gian xác định trong thiên tự sự”(Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Chính “cái không gian xác định” trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã làm cho Vũ Quần Phương cảm thấy “đọc Ngoại ô đã như đọc khảo cổ nếu chỉ nhìn vào địa hình địa vật” (Vũ Quần Phương,2003:860). Và nói về “tính đương thời” của tác phẩm, ông cho rằng “nhiều chuyện đời trong không gian khảo cổ lại đang là thời sự” (Vũ Quần Phương,2003:860-861). Có lẽ chính vì thế mà tác giả đã tự gọi hai tiểu thuyết của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Trong Tổng tập Văn Học Việt Nam - tập 33 – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội – 2003 khi tóm lược và trích một phần của hai tiểu thuyết này, tác giả cũng đã ghi ngay dưới nhan đề “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là “tiểu thuyết phóng sự - trích”. Thế nhưng, khi đưa Nguyễn Đình Lạp vào hàng “nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã “không ngần ngại xếp Nguyễn Đình Lạp vào hàng những nhà tiểu thuyết tả chân” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34) và ông không đồng ý khi tác giả gọi tác phẩm của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Ông cho rằng “Ngoại ô chỉ là một tập tiểu thuyết tả thực, một tập tiểu thuyết tả chân vì nó có rất nhiều tưởng tượng” (Vũ Ngọc Phan,1989:404). C ăn cứ vào đó, Vũ Ngọc Phan đã xếp “Ngoại ô” vào loại “tiểu thuyết tả chân có một ít khuynh hướng xã hội” (Vũ Ngọc Phan,1989:403). Cùng với ý kiến của Vũ Ngọc phan, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho cách xếp loại của Vũ Ngọc Phan như vậy là thoả đáng và Nguyễn Ngọc Thiện cũng chỉ ra “đặc sắc của bút pháp tự sự của tác giả là phương diện tả chân, tả thực“có một ít về khuynh hướng xã hội” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Đồng quan điểm với hai ý kiến trên, tác giả Nguyễn Hoành Khung khi viết về “Ngoại ô” trong Từ điển văn học (bộ mới) đã nhận định “Ngoại ô không có tính chất phóng sự mà là tiểu thuyết với nhiều hư cấu” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1063) Điểm qua mộ t vài ý kiến về việc xác định thể loại đối với tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Đình Lạp như trên để thấy được rằng sự ra đời của hai tiểu thuyết ấy cũng thu hút Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 3 được sự chú ý của người đọc cũng như giới phê bình nghiên cứu nhưng không nhiều và tập trung là giai đoạn gần đây. Còn trước kia, như PGSTS Lê Thị Đức Hạnh đã nói: “So với một số nhà văn hiện thực khác, Nguyễn Đình Lạp còn chưa được chú ý đúng mức…đó không chỉ là một thiệt thòi cho nhà văn mà phần nào làm cho bức tranh văn học sử nước nhà bị những nét mờ không đáng có” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi cũng tập hợp được một số ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình cụ thể ở các phương diện sau: 2.1. Những nhận xét về giá trị nội dung của tiểu thuyết: “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” ra mắt người đọc vào những năm cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán - giai đoạn 1940 - 1945 - “khi mà không khí văn đàn không còn được sôi nổi, nhộn nhịp như thời kì trước (1936 - 1939) nên ít được phê bình, giới thiệu… làm cho tác phẩm bị giảm tiếng vang” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:26). Nguyễn Đình Lạp xuất hiện khi trên văn đàn đã có những cây đa, cây đề của lĩnh vực tiểu thuyết như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Trong tâm thế của một người đến muộn, Nguyễn Đình Lạp đã xác định cho mình một lối đi riêng: đi vào khai thác một đề tài tương đối mới mẻ - cuộc sống dân nghèo thành thị trước cách mạng.Với đề tài này, Nguyễn Ngọc Thiện đã công nhận, ông đã có “những trang viết thành công…xứng đáng được chọn vào hàng nhà văn số một viết về hạng người này ở ngoại ô Hà Nội trước năm 1945” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995;35). PGSTS Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Đình Lạp đăng trên tạp chí văn học số 3-2002:23 cũng đã nhận định “khi nói về tiểu thuyết viết về cuộc sống của người nông dân thì có thể kể ra hàng loạt những cuốn tiêu biểu: Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan… Về tiểu tư sản có: Sống mòn của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng,… nhưng về dân nghèo thành thị thì chỉ có “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của nguyễn Đình Lạp là sáng giá”. Với bút pháp tả chân sắc sảo, Nguyễn Đình Lạp đã khai thác đề tài ấy một cách có hiệu quả. Chính vì vậy mà PTS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả chân của Nguyễn Đình Lạp, tạp chí văn học số 12 – 1995:35 đã khẳng định: “Cái mà tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp có sức hấp dẫn người đọc đương thời cũng như người đọc hôm nay có lẽ nằm ở nội dung hiện thực độc đáo với bút pháp tả chân sắc sảo cùng là tư tưởng nhân bản toát ra từ toàn bộ tác phẩm”. Trong cái “nội dung hiện thực độc đáo ấy hàm chứa một thái độ phê phán của tác giả đối với những mặt trái của xã hội” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35) nên Nguyễn Ngọc Thiện còn coi “đó là một bức tranh chân thực, sắc sảo… được miêu tả sinh động và giàu ý nghĩa phê phán, t ố cáo” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35). “Miêu tả cuộc sống bi thương của dân nghèo thành thị” (Nhiều Tác giả,1978:151), cùng với những nhà văn hiện thực đương thời, Nguyễn Đình Lạp đã góp phần ghi lại một cách phong phú đời sống xã hội ta trước cách mạng, giúp người đọc hôm nay thấy được “những lạc hậu, nghèo đói, khổ ải, những tráo trở, biến động, những thét gào” (Dươ ng Nghiễm Mậu,2000:115-116) của những kiếp người dưới đáy xã hội như nhận định của Dương Nghiễm Mậu trong bài Viết về Vũ Trọng Phụng. Còn Phan Cư Đệ trong Tiểu thuyết hiện đại đã xếp tiểu thuyết của nguyễn Đình Lạp vào hàng những tiểu thuyết hiện thực phê phán – “cái đáng nói nhất”(Phan Cư Đệ,1978:56) của v ăn học công khai 1930 -1945. Bởi vì nó tha thiết quan tâm đến cuộc đời những người dân nghèo sống chui rúc trong các “Ngõ hẻm” của vùng “Ngoại ô”. Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại cũng đồng ý đây là Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 4 “một truyện cảm động, nhiều cảnh khổ của dân nghèo miền ngoại ô được tác giả tả rất kĩ” (Vũ Ngọc Phan,1989:404). Trên bức tranh sẫm màu của “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, Nguyễn Đình Lạp còn “phát hiện và khẳng định những nét đẹp đẽ trong tâm hồn những con người sống nghèo khổ, tăm tối ấy”(Nguyễn Hoành Khung,2004:1064) bằng “tâm hồn trong sáng tin yêu trong vũng bùn đen” (Phạm Khánh Cao,2003:873). Điều này được Phạm Khánh Cao nói đến trong bài viết của mình và kết luận Nguyễn Đình Lạp là “một trong những nhà văn đem lại niềm tin yêu con người trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phức tạp kể cả tình huống ngặt nghèo” (Phạm Khánh Cao,Báo văn nghệ TPHCM số 6 - 12 tháng 1 – 1994:878). Đối với nhà văn Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp – “Nhà văn của những thân phận hèn mọn”, ông nhận định rằng: “Viết về những thân phận hèn mọn cũng có những thái độ và bút pháp khác nhau”. Trong đó, ông phê phán lối viết lệch lạc “điểm chút thương hại, chút lòng cứu vớt”, hay rơi vào “Chủ nghĩa khốn khổ”- “cố tình phơi bày dồn dập những cái khốn khổ khốn nạn đè lên một kiếp người đến ngột thở và không thể nào cưỡng nổi, dường như là định mệnh vậy” (Bùi Hiển,2003:847). Còn đối với tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp thì ông nhận thấy “ấn tượng nổi bật vẫn là mối cảm thông, tấm lòng ưu ái của tác giả… Niềm ưu ái chân thành, chia sẻ, hoàn toàn xa lạ với phong cách xót thương cứu vớt hoặc với thứ “Chủ nghĩa khốn khổ” lạnh lùng hời hợt vừa nói trên kia” (Bùi Hiển,2003:850). Tiếp cận và phơi bày hiện thực bằng “nhân sinh quan mới mẻ tiến bộ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24), Nguyễn Đình Lạp đã tiến xa hơn các cây bút đương thời về mặt tư tưởng. Chính vì thế mà Hoài Anh khi phác hoạ “chân dung” Nguyễn Đình Lạp trong “Chân dung văn học” đã nhận xét đôi dòng về tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp : “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đã mang tính hiện thực nghiêm nhặt và đã hé ra khuynh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa chứ không phải là hiện thực phê phán thông thường” (Hoài Anh,2001:850). Dù có những nhận xét, đánh giá khác nhau về nhiều khía cạnh nội dung của tác phẩm nhưng tựu trung lại, các ý kiến đều thống nhất công nhận giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là một bức tranh chân thực cảm động của cuộc sống dân nghèo thành thị, được vẽ lên bằng tất cả tấm lòng ưu ái chân thành của tác giả. 2.2. Những nhận xét về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết: Là một tài năng nở muộn trong làng tiểu thuyết, Nguyễn Đình Lạp đã khẳng định sự có mặt của mình không chỉ ở việc chọn cho mình mảnh đất hiện thực ít dấu chân người bước tới mà còn ở bút pháp thể hiện đặc sắc như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét trong bài Tường thuật về cuộc hội thảo khoa học bàn về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Lạp : Nguyễn Đình Lạp “có những tìm tòi mới mẻ độc đáo trong cách thể hiện nên đã gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc” (Lê Thị Đức Hạnh,2003:845). Để tái hiện một cách chân thực quang cảnh “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” trước cách mạng, Nguyễn Đình Lạp thành công trước hết ở “bút pháp tả chân sắc sảo” như Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận xét: “Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, người đọc sửng sốt và thú vị trước những trang miêu tả tài hoa của tác giả” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35-36). Hoài Anh trong quyển Chân dung văn học cũng công nhận Nguyễn Đình Lạp “đã có những trang miêu tả đặc sắc” về khung cảnh lao động nhộn nhịp của một góc ngoại thành Hà Nội “xen lẫn với nhữ ng trang tả cảnh thiên nhiên tươi mát, đậm đà, chứng tỏ anh có biệt tài về Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 5 miêu tả cảnh sắc của vùng ngoại ô ở phía nam Hà Nội” (Hoài Anh,2001:849). Còn đối với Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp Nhà văn của những thân phận hèn mọn, ông đã nhận xét: “Ngần ấy cảnh ngộ được tác giả miêu tả bằng một bút pháp khá linh hoạt, nhuần nhuyễn” (Bùi Hiển,2003:850). Bên cạnh “biệt tài” trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống bên ngoài, Nguyễn Đình Lạp cũng tỏ ra hết sức tinh tế khi thể hiện tâm lý bên trong của nhân vật bởi “ông là người rất tinh tế”, năng truy tìm những cảm giác “thấp thoáng” (Nguyễn Lương Ngọc,2003:857) Hoài Anh cũng cho rằng “Nguyễn Đình Lạp có những thành công đáng kể” trong việc “thể hiện tính cách, tâm lý của nhân vật” (Hoài Anh,2001:849-850). Còn đối với Lê Thị Đức Hạnh, nếu như trong phần trình bày về phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, cô có nhận định “Nguyễn Đình Lạp chưa thật sắc sảo trong phân tích tâm lý miêu tả nhân vật” thì đến phần nói về tiểu thuyết, cô đã có sự so sánh “không như ở phóng sự, đến tiểu thuyết nhiều lúc Nguyễn Đình Lạp tỏ ra khéo léo, thậm chí tài tình khi miêu tả tâm lí nhân vật” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22-25) Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bên cạnh hạn chế không thể phủ nhận là “chưa có được những nhân vật điển hình có bề sâu” như Nguyễn Hoành khung nhận xét (Từ điển văn học), Nguyễn Đình Lạp cũng đã xây dựng được thế giới nhân vật đông đảo để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc như nhận định của Lê Thị Đức Hạnh: “số lượng nhân vật nhiều, phát triển ở đa tuyến, mà vẫn có không ít nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc Có những nhân vật, tuy không phải là chính song cũng thu hút được sự chú ý của người đọc bởi một vẻ đẹp riêng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Góp phần tạo nên sự đặc sắc cho tiểu thuyết không thể không nhắc đến nghệ thuật trần thuật. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã có “cách diễn đạt… nhuần nhuyễn, tinh tế” như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét. Đó còn là “cách diễn đạt thoát” như Thế Phong – “một nhà nghiên cứu ở miền nam về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) đã nhận định. Nguyễn Ngọc Thiện thì cho rằng, tác giả đã lôi cuốn người đọc “theo diễn biến câu chuyện và số phận nhân vật cho đến khi ngã ngũ, kích thích người đọc tranh luận với sự phân tích, bình phẩm của người kể chuyện cố làm ra vẻ khách quan đứng ngoài cuộc” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). Đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của nghệ thuật trần thuật là giọng điệu kể chuyện. Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, “người đọc nhận ra giọng tự sự chân phương nhanh và hoạt, ẩn chứa một cái nhìn khách quan, nhân đạo” như Nguyễn Ngọc Thiện (1995) nhận xét. Nguyễn Đình Lạp đi vào phê phán, tố cáo hiện thực xã hội bằng một giọng điệu có phần nhẹ nhàng hơn so với một số nhà văn khác. Và theo Bùi Hiển đó là một “giọng điệu ôn hoà… nhưng cũng có công phơi trần hiện thực chứa đầy bi kịch, khiến người đọc ph ải suy ngẫm về cuộc sống quanh mình và rút ra kết luận” (Bùi Hiển,2003:847). Có lẽ vì thế mà Phạm Khánh Cao cho rằng “văn của ông có khả năng thấm vào lòng người” (Phạm Khánh Cao,1994:876). Hầu hết những ý kiến phê bình đều công nhận những đặc sắc về nghệ thuật của tiểu thuyết. Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế như một số nhà phê bình đã nhận xét. Trước hết là nhận định của Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại cho rằng: “nhiều đoạn tác giả dàn việc thiếu nghệ thuật và có mấy đoạn tác giả xét nhận không được tinh tế”. Cuối bài viết, ông đã thẳng thắn kết luận: “Nguyễn Đình Lạp chưa được vững chãi trong lối tả thực… văn ông viết l ại không được kĩ, không được gọn có nhiều đoạn thẳng tuồn tuột, lời nhiều ý ít”. Cũng đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc Phan, Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 6 Nguyễn Ngọc Thiện còn nói thêm “không phải lúc nào ngòi bút Nguyễn Đình Lạp cũng giữ được tinh tế, nhuần nhuyễn trọn vẹn. Có lúc ông rơi vào tẻ nhạt, tầm thường xoàng xĩnh” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết tiểu thuyết nên đôi khi Nguyễn Đình Lạp chú ý tả việc hơn tả người và bố cục chưa được chặt chẽ lắm” như nhận xét của Lê Thị Đức Hạnh (2002). Cũng nhận ra được nhược điểm đó, Bùi Hiển (2003) cho rằng “truyện đôi khi hơi xô lệch có lẽ do chất phóng sự ngồn ngộn chen vào”. Tác giả Nguyễn Hoành Khung cũng nhìn nhận “bên cạnh những trang chân thực cảm động, ngoại ô còn để lộ những khía cạnh non yếu, kết cấu thiếu chặt chẽ, tình tiết đôi khi còn dễ dãi” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1064). 2.3. Nhận xét chung: Như khoá luận đã trình bày tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp ít được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện nhưng phong cách riêng độc đáo của một nhà tiểu thuyết nhiều năm thử bút trên lĩnh vực phóng sự là không thể phủ nhận được. Qua quá trình tổng hợp ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù có những ý kiến khen chê khác nhau nhưng nhìn chung những ý kiến đều khẳng định tài năng cũng như đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng công nhận tiểu thuyết của ông còn có những hạn chế nhất định. Trên cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà phê bình, chúng tôi cũng có sự tự phát hiện, khám phá để hiểu rõ hơn những nét riêng trong phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Lạp ở lĩnh vực tiểu thuyết. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn để đánh giá chính xác những đóng góp của một nhà văn đầy tâm huyết như Nguyễn Đình Lạp cho quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam tính đến năm 1945. 3. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp”, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật qua việc khảo sát hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của Nguyễn Đình Lạp được trích trong “Tác phẩm Nguyễn Đình Lạp” (Bạch Liên sưu tầm, tập hợp, NXB văn hoá thông tin Hà Nội – 2003) để làm đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát, luận văn có so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng… nhằm nêu bật vấn đề của luận văn. Qua đó, luận văn góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Lạp không chỉ ở thể loại phóng sự mà còn ở thể loại tiểu thuyết. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp : Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. Với phương pháp này, chúng tôi đã dựa trên những nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng với sự tìm tòi, phát hiện trực tiếp của chúng tôi trên văn bản hai tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu các sáng tác của ông nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài. Cuối cùng, kế t quả chúng tôi đạt được là làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 7 Phương pháp so sánh: Khi thực hiện đề tài, phương pháp so sánh sẽ giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau trong cách thể hiện nội dung và nghệ thuật giữa Nguyễn Đình Lạp và những nhà văn khác. Từ đó, chúng tôi có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam trước 1945. Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Để làm rõ đề tài này, chúng tôi thực hiện việc thống kê các yếu tố nội dung nghệ thuật có tính bao quát, phổ biến, nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Từ đó chúng ta thấy được phong cách riêng độc đáo, những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Đình Lạp ở lĩnh vực tiểu thuyết. Phương pháp hệ thống: Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp. Đồng thời, qua quá trình hệ thống, chúng tôi sẽ nhận ra những nét cơ bản, đặc thù, sáng tạo độc đáo của nhà văn trong lĩnh vực tiểu thuyết - một thể loại đã đưa tên tuổi của nhà văn vào hàng ngũ các “nhà văn hiện đại”, “xứng đáng nổi tiếng ở tiền chiến” (Thế Phong,2002: 25) 5. Đóng góp mới của đề tài: Đề tài khoá luận là một đề tài khá mới mẻ. Mặc dù khi hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” xuất hiện trên văn đàn, nó cũng đã thu hút khá nhiều sự chú ý của giới độc giả cũng như giới phê bình nhưng có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức cũng như được nghiên cứu một cách toàn diện. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng cũng như phong cách riêng của nhà văn và nhất là khẳng định lại những đóng góp của ông cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi hi vọng đề tài khoá luận sẽ giúp thêm tư liệu cho những bạn đọc thực sự quan tâm, yêu mến nhà văn. 6. Dàn ý của khoá luận: Khoá luận có 3 phần chính : Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó trọng tâm là phần nội dung Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương I : “Vài nét về cuộc đời, con người và văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp”: khóa luận tìm hiểu cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Lạp. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm những đóng góp của ông cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Chương II: “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Bức tranh đời sống chân thực, cảm động và tấm lòng của nhà văn”. Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bức tranh hiện thực sinh động, đa dạng trong tiểu thuyết với đầy đủ những người, những cảnh tiêu biểu cho những lớp người lao động nghèo khổ ở ngoại ô Hà Nội trước cách mạng tháng tám - 1945. Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng đầy cảm thông của nhà văn đối với những thân phận hèn mọn. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 8 Chương III: “ Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật”: Chúng tôi tập trung tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết như nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, miêu tả, bút pháp thể hiên tâm lí, giọng điệu kể chuyện và ngôn ngữ…Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định phong cách độc đáo của nhà văn. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 9 PHẦN NỘI DUNG ---X  W--- CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 1.Cuộc đời,con người và sự nghiệp sáng tác: 1.1.Cuộc đời và con người: Nguyễn Đình Lạp cũng là một trong số những nhà văn yểu mệnh như Vũ Trọng Phụng. Nhưng nếu Vũ Trọng Phụng với tuổi đời hai mươi bảy ngắn ngủi đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng một khối lượng sáng tác khá đồ sộ thì Nguyễn Đình Lạp với tuổi đời ba mươi chín đầy tâm huyết nhưng vẫ n chưa có được một vị trí xứng đáng trên văn đàn. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng nhà văn trẻ này đã sớm chuyển mình đem tài năng phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Vì thế, cuộc đời và nhân cách của nhà văn Nguyễn Đình Lạp cũng có những nét đáng để cho người đời sau kính phục. Nhà văn Nguyễn Đình Lạp còn có các bút danh khác như Song Đình, Yến Dực. Ông sinh ngày 19 - 9 - 1913 tại làng Bạch Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay là phố Bạch Mai thuộc quận hai Bà Trưng - Hà Nội. Vì thế, tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp trong dòng văn học hiện thực phê phán cũng gắn liền với những sáng tác về Hà Nội - mảnh đất mà ông sinh trưởng. Tuy mồ côi cha mẹ từ rất sớm nhưng bù lại, Nguyễn Đình Lạp được sự đùm bọc cưu mang của ông nội Nguyễn Đình Phúc - một chí sĩ đã từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và chú ruột Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ cách mạng từng có thời là uỷ viên trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng như thế, Nguyễn Đình Lạp đã sớm chọn cho mình con đường đi đúng đắn: đi theo con đường cách mạng của Đảng. Trong khi đó, vấ n đề “nhận đường” đặt ra một cách hết sức bức thiết đối với văn nghệ sĩ. Đâu phải nhà văn nào cũng có được sự ý thức đầy đủ và đúng đắn để có thể nhanh chóng “lột xác” và đến với cách mạng một cách dễ dàng. Lớn lên giữa chốn Hà thành đầy rẫy “những cạm bẫy người”, những ổ lưu manh, thanh niên phần lớn đi vào con đường truỵ lạc, ấy thế mà Nguyễn Đình Lạp không chỉ biết định hướng đúng đắn cho bản thân mà còn nuôi các em ăn học nên người. Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Lạp học tại trường ở phố Bạch Mai. Tốt nghiệp trung học, ông rời nhà trường với mảnh bằng tốt nghiệp và chuyển sang làm báo, viết văn. Thoạt đầu, Nguyễn Đình Lạp tập viế t tin tức cho các báo và từ năm 1933 đã có nhiều bài đăng trên tờ Tân thiếu niên.Từ 1936 trở đi giữa “cái thời thanh niên thành thị bị mê hoặc bởi lối sống vui vẻ trẻ trung”, Nguyễn Đình Lạp đã biết lo cho tương lai của tuổi trẻ lạc đường, biết thương xót những người dân nô lệ và nghèo khổ” (Vũ Tú Nam,2003:853) thể hiện qua hàng loạt những phóng sự . Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 10 Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp bắt đầu chuyển sang viết tiểu thuyết Bước vào những năm tiền khởi nghĩa tháng tám, một số bạn bè đồng nghiệp của Nguyễn Đình Lạp đã tham gia cách mạng. Qua người bạn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Lạp đã biết đến văn hoá cứu quốc. Từ đó, ông đã nhiệt tình tham gia hoạt động Cách mạng và có mặt trong đoàn văn nghệ sĩ Nam tiến vào mặt trận quân khu V. Sau cách mạng năm 1946, Nguyễn Đình Lạp là một trong số những nhà văn đầu tiên vào quân đội và tham gia Hội văn nghệ liên khu IV. Ông phụ trách văn nghệ phòng chính trị đại đoàn 304. Cũng trong thời kì này, ông làm giảng viên môn học phóng sự của nhiều khoá văn nghệ kháng chiến khu IV mở tại Thanh Hoá. 1950, Nguyễn Đình Lạp được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1951-1952, ông được biệt phái công tác về Mặt trận Hà Nội. Đối với bạn bè, đồng chí, Nguyễn Đình Lạp vừa là một người dễ gần dễ mến vừa là một tấm gương đáng kính đáng trọng. Là một người lặng lẽ, ít nói, thế mà có lần, Nguyễn Đình Lạp đã trao đổi một cách sôi nổi với Vũ Tú Nam “về văn học phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng, những gian khổ rèn luyện của người cầm bút, suốt đời phải lo việc “sống, học và viết” sao cho tốt” (Vũ Tú Nam,2003:853). Nguyễn Đình Lạp là một nhà văn đầy tâm huyết nên dẫu đã cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật và cho cách mạng, ông vẫn chưa bao giờ cảm thấy thoả mãn. Điều ấy thể hiện trong câu nói đầy trăn trở và nuối tiếc với Vũ Tú Nam: “Nam có cả tương lai trước mắt. Mình thì đi đã quá nửa đường rồi, thật không dễ chút nào” (Vũ Tú Nam,2003:853). Đối với gia đình, Nguyễn Đình Lạp là niềm tự hào của vợ con. Ông cũng có một mái gia đình ấm cúng với một người vợ biết hi sinh và những đứa con ngoan. Tình yêu của ông và bà Bạch Liên - vợ nhà văn - là một tình yêu đáng trân trọng. Một người sống hết mình theo tiếng gọi nghề nghiệp như Nguyễn Đình Lạp không khỏi có những lúc xao lãng việc gia đình nhưng thật hạnh phúc khi ông có được một người vợ biết cảm thông, chia sẻ gánh nặng cùng chồng. Bà Bạch Liên không những là cánh tay phải đắc lực của ông lúc sinh thời mà còn là người đã giúp ông hoàn thành tâm nguyện còn dang dở khi đã quá cố bằng cách tập hợp và công bố những sáng tác của ông - một món di sản quý báu mà ông để lại cho đời. Cuộc đời của Nguyễn Đình Lạp tuy ngắn ngủi nhưng đã trải qua bao nổi éo le ly kì. Đó là do hoàn cảnh bắt buộc phải lăn lộn nhiều trong thực tế cuộc sống và trong cuộc chiến đấu ác liệt của dân tộc. Chất ly kì ấy cũng len lỏi vào những trang tiểu thuyết của ông làm cho nó có một phong vị riêng. Oái oăm thay, cuộc sống chiến đấu gian khổ không làm cho nhà văn chiến sĩ chùn bước nhưng một cơn sốt rét ác tính lại quật ngã ông. Nằm trên giường bệnh trong những ngày chiến đấu khốc liệt, nhà văn vẫn tràn đầy lạc quan viết lên những dòng nhật ký cuối cùng: “Đời có vui và tin tưởng” (Nhật ký Nguyễn Đình Lạp) rồi trút hơi thở cuối cùng tại quân y viện 32 ở Thanh Hoá ngày 24 - 4 -1952. 1.2.Sự nghiệp sáng tác: So với những cây bút khác trong cùng trào lưu, Nguyễn Đình Lạp không phải là một nhà văn có sức viết dồi dào nhưng những gì ông để lại cho văn đàn không phải là ít có [...]... góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại tiểu thuyết: Sau khi đã gặt hái được một số thành quả trong lĩnh vực phóng sự, Nguyễn Đình Lạp đột phá vào lĩnh vực tiểu thuyết Bởi vì đối với ông, “chỉ có tiểu thuyết mới có thể ghi nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp phiền phức của xã hội” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:793) Năm 1941, Nguyễn Đình Lạp lần lượt trình làng hai tiểu thuyết. . .Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp giá trị Số lượng sáng tác trong toàn bô văn nghiệp của Nguyễn Đình Lạp không nhiều và chủ yếu tập trung ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết Trước cách mạng tháng tám, Nguyễn Đình Lạp đến với phóng sự vì ông quan niệm “phóng sự là một lợi khí sắc bén” có thể “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống…” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:794) và cũng bắt... dài, Nguyễn Đình Lạp còn có những bài phóng sự ngắn “với cách viết ngắn gọn, linh hoạt, đậm chất trào phúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22) rất đặc sắc Tiêu biểu là hoạt tượng Đi ở Đây có thể xem là “một truyện ngắn hay” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:22) mà Nguyễn Đình Lạp đã góp vào cho kho tàng truyện ngắn hiện thực trào phúng 1930 -1945 SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 14 Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp Những đặc. .. tâm nhân vật Bằng những sáng tạo rất riêng trong hai tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã góp thêm một tiếng nói nghệ thuật có giá trị” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36) cho tiểu thuyết hiện thực phê phán ở nước ta trước 1945 Qua những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho thể loại phóng sự và tiểu thuyết, chúng ta có thể thấy rằng, sáng tác của Nguyễn Đình lạp xét về mặt số lượng tuy không nhiều nhưng những... Nguyễn Đình Lạp đã có SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 13 Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp nhiều điều kiện “triển khai những đề tài có diện rộng…chuyên chở nhiều hơn những vấn đề có ý nghĩa xã hội” (Vũ Tuấn Anh,2003:867-868) Từ cách tiếp cận hiện thực của một nhà điều tra xã hội học, Nguyễn Đình Lạp cũng giải quyết các vấn đề xã hội một cách khoa học Phải công nhận rằng, trong các phóng sự của mình, Nguyễn. .. SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 15 Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp những con người bình thường, nhỏ bé… những câu chuyện tưởng như là vặt vãnh tầm thường… đào sâu vào những khía cạnh tiềm ẩn… làm bật ra những cái nổi trội, khác lạ, hấp dẫn của cảnh, người và việc ở một vùng ven đô Hà Nội ” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36) Nhờ đó, tiểu thuyết Nguyễn đình Lạp đã có được những trang miêu tả tài hoa, đặc sắc... hội” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:793).Và khi hai tiểu thuyết đầu tay ra đời: “Ngoại ô” - xuất bản 1941 và “Ngõ hẻm” - xuất bản 1943 thì Nguyễn Đình Lạp lại càng thu hút sự chú ý của người đọc * Tóm lược về hai tiểu thuyết “Ngoại ô” và “Ngõ Hẻm”: Hai tiểu thuyết này được xem là bộ tiểu thuyết liên hoàn bởi nội dung của nó có sự liên quan và tiếp nối nhau Nếu như “Ngoại ô” là câu chuyện xoay quanh gia đình. .. thì không hề nhỏ Với tài năng ấy, nếu chưa vội đi xa, chắc chắn ông sẽ còn có những đóng góp lớn lao hơn nữa để góp phần tô điểm cho bộ mặt văn học dân tộc ngày càng thêm rạng rỡ SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 16 Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp CHƯƠNG II: TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH LẠP - BỨC TRANH ĐỜI SỐNG CHÂN THỰC, CẢM ĐỘNG VÀ TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN 1 Nhà văn của những thân phận hèn mọn: 1.1 Bức tranh hiện... “gồm ả đầu, kép đàn, thằng nhỏ, phu xe…” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:37-38) Vì thế, những người buôn bán hàng rong dù có đi đến hang cùng ngõ hẻm nào thì đến cái phiên họp chợ hai giờ sáng SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 17 Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp này, họ cũng về đây để chầu chực hơn bốn trăm khách hàng đã “mệt rã rời sau một phút rú rít về xác thịt” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:38) và đây là giờ họ cần phải... thuốc Nhưng đến khi “đỏ da thắm thịt” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:112) thì khách làng chơi lại vây quanh, yêu chiều như trước Chẳng thế mà cô đầu Huệ “từ ngày bình phục, nhan sắc rực rỡ hẳn lên thì SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 20 Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp nàng lại có nhiều khách yêu chiều lắm Không đêm nào nàng có thể chợp mắt được trước bốn giờ sáng cả” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:188) Cứ thế, cuộc đời của . đạt được là làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai. hèn mọn. Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 8 Chương III: “ Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp - Một số đặc điểm nghệ thuật

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan