Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn austdoor

49 920 13
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn austdoor

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau thì có các quan điểm cạnh tranh là khác nhau. Theo cuốn Kinh tế học, Paul Samuelson: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng”, Adam Smith: “Cạnh tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã hội được lợi do năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra”.(1) Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. (2) Vậy có thể rút ra khái niệm cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh của doanh nghiệp là quan hệ kinh tế mà ở đó các doanh nghiệp kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất,kinh doanh, thị trường có lợi nhất.”.

TÓM LƯỢC Tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor” Chương 1: : Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp Trong chương này khóa luận đã làm rõ một số lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Đồng thời trình bày một số nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: phân loại cạnh tranh, các công cụ cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor Qua một số phương pháp nghiên cứu đã đánh giá được tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor. Có những kết quả điều tra đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty, đồng thời có những kết quả phân tích của các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor. Chương 3: Một số đề suất và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor Từ những phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh trong chương 2 từ đó chỉ ra được những cơ hôi và thách thức của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor và một số đề suất nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor Error: Reference source not found Bảng 2.2 Bảng tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor Error: Reference source not found Bảng 2.3 Lợi nhuận của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor qua các năm 2012- 2014 Error: Reference source not found Bảng 2.4 Tình hình sử dụng chi phí của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor qua các năm 2012-2014 Error: Reference source not found Sơ đồ 1.1 : Mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Error: Reference source not found Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần tập đoàn AUSTDOOR Error: Reference source not found iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PGS.TS : Phó giáo sư - tiến sĩ TNHH SX&TM: Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại KH: Khách hàng LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu CP: Chi phí LNTT: Lợi nhuận trước thuế iv v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp sản xuất cửa ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành xây dựng của Việt Nam nói riêng, cũng như ngành xây dựng thế giới nói chung. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghiệp sản xuất cửa đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư lớn cho ngành công nghiệp này. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trường rất năng động và có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới.Đó là thuận lợi cho ngành công nghiệp sản xuất cửa phát triển , đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài mang đến nhiều thách thức lớn cho những doanh nghiệp muốn bước chân vào ngành công nghiệp này. Ngoài ra, Việt Nam đã được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO được gần 10 năm nên các doanh nghiệp phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới, để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập. Khi gia nhập WTO thì chính sách nhà nước cũng thông thoáng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, do đó các doanh nghiệp trong nước phải chịu áp lực lớn về giá cả, chất lượng, quy mô từ các tập đoàn lớn của nước ngoài. Công ty cổ phần tập đoàn Austdoor không nằm ngoài số đó, bước vào ngành công nghiệp cửa với vị thế là người đi tiên phong trong việc sản xuất và phân phối cửa cuốn đến nay công ty đã mở rộng sang sản xuất nhiều loại cửa như cửa nhôm, cửa nhựa. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp cửa đã dần bão hòa vì có nhiều doanh nghiệp lớn đã bước vào để cạnh tranh một cách trực tiếp cũng như gián tiếp nên vị thế dẫn đầu của công ty đã dần bị mất đi. Trước tình hình đó, câu hỏi lớn đặt ra cho công ty là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tối đa cơ hội thị trường, nguồn lực sẵn có của công ty để phát triển, khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước. Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp công ty thực hiện sứ mệnh của mình: “Là nhà sản xuất và cung cấp các giải pháp cửa hàng đầu Việt Nam và Châu Á. Cung cấp các sản phẩm cửa chất lượng cao, an toàn, thuật tiện, thẩm mỹ phục vụ cho xã hội và đem lại lợi ích cho Khách hàng, Nhân viên, Doanh nghiệp.”. 1 Xuất phát từ thực tiễn có tính cấp thiết nêu trên, em lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor” cho luận văn của mình. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đứng trước áp lực cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ra rất quan trọng. Do đó đã có nhiều đề tài nghiện cứu liên quan đến vấn đề này, em xin đưa ra một số đề tài nghiên cứu có thể tham khảo như sau: Nguyễn Thị Huế (2010) - Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Ty TNHH Minh Hòa - Khóa luận tốt nghiệp – Đại học thương mại. Vũ Thị Minh Ngọc (Năm 2011) - Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Ty TNHH Và Đầu Tư Trường Thịnh) - Khóa luận tốt nghiệp – Đại học thương mại. Nguyễn Tuấn Anh (Năm 2012) - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu Thị Điện Máy TOPCARE trên địa bàn Hà Nội - Khóa luận tốt nghiệp – Đại học thương mại. Các luận văn trên đã có đề cập đến cơ sở lý thuyết của năng lực cạnh tranh và các giải pháp cho từng công ty cụ thể để nâng năng lực cạnh tranh của họ. Tuy nhiên, chưa đề tài nào làm về công ty cổ phần tập đoàn Austdoor nên đề tài của em là mới và có thể tham khảo thêm từ các đề tài trên. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: kết hợp những hiểu biết thực tế về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor và những kiến thức đã học để đóng góp một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là: hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hai là: khảo sát các điều kiện về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, các nhân tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty từ đó làm rõ năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó. Ba là: Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu : Các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nhận thức được rằng để phân tích hay đánh giá một cách triệt để và toàn diện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ tổ chức và quản trị. Bên cạnh đó, do giới hạn về thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, do đó để kết quả nghiên cứu thực sự ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor, em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Về thời gian : Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập trong thời gian từ 2012– 2014, đề tài có ý nghĩa ứng dụng đến năm 2015. Về không gian : Đề tài tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor trên thị trường miền Bắc. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn hoặc là các kết quả nghiên cứu đã có từ trước được tập hợp về để phục vụ cho mục đích nghiên cứu hiện tại. Mục đích tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp là để có cái nhìn tổng quan về vị thế của công ty trên thị trường, tiềm lực của công ty cũng như ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tác động của công ty. Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm hai nguồn: - Nguồn bên trong công ty: thu thập từ phòng kế toán và phòng kinh doanh. Các dữ liệu gồm: Báo cáo kết qủa hoạt động năm 2012 – 2014( Doanh thu, lợi nhuận ), báo cáo tài chính ( nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thuế, thu nhập, cán bộ công nhân viên…), ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, bảng danh mục sản phẩm, Website của công ty. - Nguồn bên ngoài công ty: Tổng cục thống kê, báo kinh tế Việt Nam, Website: www.Vietrade.gove.vn Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp là dữ liệu chưa qua xử lý và không có sẵn. Dữ liệu này bao gồm các nguồn sau: - Sử dụng bảng hỏi Trong quá trình thực tập và viết khóa luận, phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp điều tra trực tiếp tại Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor. Hình thức điều tra được tiến hành dưới hình thức điền phiếu thăm dò. Phiếu thăm dò các câu hỏi được xây dựng dựa vào tính chất công việc của công ty và tình 3 hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Đặc biệt là những câu hỏi về tình hình năng lực cạnh tranh công ty. Với những câu hỏi có trả lời sẵn và câu hỏi mở được đặt ra nhằm thu thập ý kiến cán bộ công nhân viên của công ty về tình hình năng lực cạnh tranh của công ty. - Phương pháp phỏng vấn Bên cạnh hình thức phiếu điều tra đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty. Những người được phỏng vấn đó là Dương Quốc Tuấn (giám đốc), ông Trần Hưng Dũng giám đốc kinh doanh. Qua cuộc phỏng vấn tìm hiểu những ưu và nhược điểm đang tồn tại trong công tác cạnh tranh của công ty. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor. - Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích tổng hợp: là quá trình tính toán các chỉ tiêu liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty sau đó dùng phương pháp phân tích kinh tế để làm rõ hơn thực trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trên thị trường. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong công ty từ đó em có những đánh giá, đóng góp các biện pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. So sánh đối chứng: trên cơ sở các số liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của công ty trong 3 năm 2012 – 2014 so sánh sự tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu này qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Thống kê phân tích: sau khi thu thập được số liệu em đã phân loại và sắp xếp các dữ liệu đó để phân tích thực tranh năng lực cạnh tranh của công ty việc phân loại được tiến hành như sau: - Thông tin về các chính sách và chiến lược của công ty. - Cơ cấu nhân sự và trình độ của cán bộ công nhân viên. - Báo cáo tài chính về hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tổng hợp các phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ công nhân viên và khách hàng. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bài khóa luận có kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2:Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor 4 Chương 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor 5 [...]... người tài, 18 góp phần nâng cao và củng cố năng lực đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AUSTDOOR 2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Austdoor Tên tiếng anh: AUSTDOOR GROUP JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: AUSTDOOR GROUP.,... chức của Công ty Cổ phần tập đoàn AUSTDOOR (Nguồn: Ban tài chính và kế toán) 2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor 2.2.1 Phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor 2.2.1.1 Trình độ tổ chức quản lý Công ty đã áp chuẩn đầu vào với từng bộ phận, chức vụ do đó người lao động khi vào làm tại công. .. quyền tại Miền Bắc Đến nay, tập đoàn Austdoor đã có 3 công ty thành viên hoạt động riêng biệt ở ba miền : công ty cổ phần tập đoàn Austdoor, công ty TNHH Austdoor Miền Nam, công ty cổ phần Austdoor Nghệ An Ngoài ra, công ty còn xây dựng được hệ thống hơn 200 đại lý phân bố trên khắp cả nước Cùng với các công ty thành viên thì tập đoàn đã xây dựng các nhà máy riêng do từng công ty quản lý để trực tiếp sản... doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn Như vậy để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải đánh giá theo năng lực cạnh tranh marketing và năng lực cạnh tranh phi marketing Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm 4 yếu... biệt đối với công nhân Như vậy, với trình độ tổ chức quản lý nhân lực và bộ máy tổ chức hợp lý đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Qua đó, ta thấy được sự chặt chẽ và logic trong tổ chức quản lý, khẳng định được vị thế của bộ máy hoạt động công ty 2.2.1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp - Nguồn nhân lực Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor Trình... hoạt động dưới sự kiểm soát của tập đoàn bao gồm: Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các ban kiểm soát chung của cả tập đoàn như: ban kiểm soát tài chính tập đoàn, ban chiến lược và chính sách của tập đoàn, ban trợ lý và pháp chế của tập đoàn Giám đốc các công ty thành viên cũng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc điều hành 22 Tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Austdoor Kênh bán hàng đại... công ty lớn danh tiếng giúp nâng vị thế cạnh tranh của sản phẩm lên rất nhiều 27 2.2.1.4 Khả năng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế Sau hơn 10 năm, hiện tại công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor nằm trong một tập đoàn có 5 công ty thành viên, 4 nhà máy có trụ sở khắp nước và gần 1.000 nhân viên Điều này đảm bảo cho sự liên kết hợp tác của công ty với các công ty con khác của. .. lý Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor đã khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh của bản thân mình - Trình độ khoa học kĩ thuật Hiện tại công ty đã liên kết hợp tác sản xuất với nhiều tập đoàn nước ngoài chuyên về công nghệ máy móc cửa cuốn nói riêng và toàn các thiết bị cửa nói chung Cụ thể một số dấu mốc đáng nhớ đánh dấu sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật của công ty như sau: Đầu năm 2004 công ty. .. chức của công ty cũng theo tập đoàn quản lý từ trên xuống Và ở cả 3 công ty thành viên thì cơ cấu tổ chức cũng giống nhau và về cốt lõi là hoạt động độc lập, chỉ chịu sự quản lý của tập đoàn ở tầm vĩ mô như thương hiệu, giá cả, quy trình tiêu chuẩn sản xuất, chính sách khuyến mãi chung… Có thể nói công ty cổ phần tập đoàn Austdoor là khởi đầu cho sự hình thành tập đoàn Austdoor nhưng hiện tại công ty. .. thủ cạnh tranh nhiều và gần như cân bằng Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Austdoor là đơn vị duy nhất sản xuất sản phẩm với công nghệ li- xăng của Australia trong nước Công ty đã tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, với công nghệ sản xuất vượt trội 2.2.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp - Nguồn tài chính Khả năng tài chính khẳng định sức mạnh cạnh tranh của . của các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor. Chương 3: Một số đề suất và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập. về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2:Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor 4 Chương 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh. sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor và những kiến thức đã học để đóng góp một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor Nhiệm vụ

Ngày đăng: 07/05/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan