Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

105 833 5
Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính cấp thiết của đề tàiTrong chu trình quản lý chi NSNN, việc phải thiết lập một cơ chế kiểm soát chi NSNN khoa học, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN cũng có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn nhiều hạn chế thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng.Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát các khoản chi ngân sách nói riêng. Điều đó thể hiện bằng việc Quốc hội đã thông qua Luật NSNN ngày 16122002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Đây là một đạo luật quan trọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta. Luật NSNN được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật NSNN ban hành năm 1998, với mục tiêu quản lý thống nhất, có hiệu quả nền tài chính quốc gia; tăng cường phân cấp nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN; tăng tích luỹ và tiềm lực tài chính quốc gia nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách; củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước. Qua thời gian triển khai thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002, trong lĩnh vực quản lývà kiểm soát chi NSNN đã bộc lộ không ít những hạn chế từ khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN đã làm hạn chế hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN. Chính vì vậy mà tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Hoàng Nam MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KBNN Kho bạc Nhà nước MLNSNN Mục lục Ngân sách nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NSĐP Ngân sách địa phương UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2002 – 2007, cụ thể: Error: Reference source not found Bảng 2.2: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2002 – 2007, cụ thể như sau: Error: Reference source not found Bảng 2.3: Tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2002 – 2007, cụ thể như sau: . Error: Reference source not found DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chu trình quản lý chi NSNN, việc phải thiết lập một cơ chế kiểm soát chi NSNN khoa học, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN cũng có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn nhiều hạn chế thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát các khoản chi ngân sách nói riêng. Điều đó thể hiện bằng việc Quốc hội đã thông qua Luật NSNN ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Đây là một đạo luật quan trọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta. Luật NSNN được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật NSNN ban hành năm 1998, với mục tiêu quản lý thống nhất, có hiệu quả nền tài chính quốc gia; tăng cường phân cấp nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN; tăng tích luỹ và tiềm lực tài chính quốc gia nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách; củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước. Qua thời gian 1 triển khai thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002, trong lĩnh vực quản lývà kiểm soát chi NSNN đã bộc lộ không ít những hạn chế từ khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN đã làm hạn chế hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN. Chính vì vậy mà tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, rút ra các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu cũng như các điều kiện thực hiện, nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN, bao gồm việc quản lý, kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN của KBNN. Phạm vi nghiên cứu bao gồm việc quản lý và điều hành của KBNN; tổ chức thực hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi của các đơn vị KBNN; trừ phần kiểm soát chi đầu tư XDCB đối với nguồn nước ngoài. Thời gian nghiên cứu được tập trung giai đoạn 2002 - 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Từ nhận thức những quan điểm, lý luận về quản lý và kiểm soát chi NSNN nói chung, hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói riêng để phân tích, đánh giá, tìm ra các giải pháp pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi 2 NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới. Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như tiếp cận hệ thống, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn, luận văn có một số đóng góp mới như sau: - Hình thành cơ sở lý luận về kiểm soát chi NSNN, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết một số hạn chế về kiểm soát chi NSNN trong giai đoạn 2002 – 2007, để nâng cao hiệu quả chi NSNN và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. - Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chi NSNN, ngăn chặn sự lãng phí, tham ô, gây tổn hại cho công quỹ nhà nước. 6. Kết cấu của đề tài Tên của đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Chi ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước - NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN là một hệ thống thống nhất, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (gọi chung là ngân sách địa phương). - Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung được vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nước trong từng công việc cụ thể. Chi NSNN có quy mô rộng và mức độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, tại các địa phương và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. - Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng các quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước - Chi NSNN gắn chặt với hoạt động của bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội. Quy mô tổ chức bộ máy nhà nước, khối lượng, phạm vi nhiệm vụ do Nhà nước đảm đương có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng dự toán chi NSNN. 4 - Các khoản chi NSNN thường được xem xét tính hiệu quả ở tầm vĩ mô, tức là các khoản chi NSNN phải được xem xét một cách toàn diện và dựa vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà nước đã đề ra trong từng thời kỳ. - Các khoản chi NSNN thường mang tính chất không bồi hoàn trực tiếp. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng, các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh,… - Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các phạm trù khác thuộc lĩnh vực tiền tệ. 1.1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước Phân loại các khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi. Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi NSNN, song tựu chung lại có thể sắp xếp theo những tiêu thức phân loại chủ yếu sau: - Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi, thì chi NSNN được chia thành: chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển. - Theo tính chất các khoản chi thì chi NSNN được chia thành: chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi phúc lợi, chi quản lý Nhà nước, chi đầu tư kinh tế,… - Theo yếu tố thì chi NSNN được chia thành: chi đầu tư, chi thường xuyên và chi khác. - Theo chức năng của Nhà nước thì chi NSNN được chia thành: chi nghiệp vụ và chi phát triển. - Theo tính chất pháp lý, thì chi NSNN được chia thành: các khoản chi theo luật định, các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh. 1.1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước 5 [...]... qua KBNN 22 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 2.1.1 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước 2.1.1.1 Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Luật NSNN (sửa đổi) đã được ban... điểm kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Khái niệm: Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kho n chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu 16 chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các kho n chi của NSNN Nội dung kiểm soát chi. .. toán, chi trả các kho n chi của ngân sách huyện, ngân sách xã và các kho n chi của NSTW, ngân sách tỉnh theo uỷ quyền hoặc các nhiệm vụ chi do KNNN tỉnh thông báo 1.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Những nhân tố khách quan - Dự toán NSNN: Đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN Vì vậy,... chuẩn) thông qua quyết toán chi NSNN, ta có thể thấy được toàn bộ các hoạt đọng kinh tế - xã hội của Nhà nước trong năm ngân sách đó, hình dung được các hoạt động chi NSNN là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm trong quản lý chi NSNN trong những năm sau 1.2 KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.2.1 Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước - Kiểm soát chi NSNN là... mà Nhà nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác quản lý chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác quản lý chi NSNN 1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước Quản lý chi NSNN phải tuân thủ các nguyên tắc trong chu trình quản lý chi NSNN, từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành dự toán chi. .. sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước Sau một thời gian thực hiện Luật NSNN (sửa đổi), công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã được được các kết quả chủ yếu sau: Bảng 2.1: Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2002 – 2007, cụ thể: Tổng số kiểm soát chi Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 thường xuyên NSNN qua KBNN (Tỷ đồng) 61.365 71.963... toán làm thủ tục cấp phát, chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách 2.1.1.2 Công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Luật NSNN đã được Quốc hội kho XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 Đây là một đạo luật quan trọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta Luật NSNN được xây dựng trên cơ sở kế thừa và... và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Theo quy định tại Điều 3 Luật NSNN (sửa đổi) thì: “NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý gắn quyền hạn với trách nhiệm” Với nguyên tắc trên, Điều 4 Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định “NSNN bao gồm Ngân sách TW và Ngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách. .. kho n chi của ngân sách tỉnh và các kho n chi của NSTW theo uỷ quyền hoặc các nhiệm vụ chi do KBNN thông báo; đồng thời, thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các kho n chi của ngân sách huyện, xã nếu KBNN tỉnh đóng vai trò là KBNN huyện nơi đơn vị đóng trụ sở; tổng hợp và kiểm tra việc quản lý, kiểm soát chi NSNN của các KBNN huyện trực thuộc 18 - KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi. .. quản lý tài chính nhà nước và sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, có hiệu quả 1.2.3 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước: Công tác kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm cho hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, . kiểm soát chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân. ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Chi ngân. cho công quỹ nhà nước. 6. Kết cấu của đề tài Tên của đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay . Ngoài phần mở đầu, kết luận,

Ngày đăng: 07/05/2015, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan