một số câu hỏi lịch sử có phân tích

5 2.5K 34
một số câu hỏi lịch sử có phân tích

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CÂU HỎI LỊCH SỬ 1) Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với con đường của những người yêu nước đi trước? 2) Nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho nhân dân Việt Nam. 3) Lập bảng so sánh 3 tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng: thời gian, lãnh đạo, lực lượng, nhiệm vụ, xu hướng. 4) Tự sự chuyển hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự phân hóa của Đảng Tân Việt và sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng, giải thích nguyên nhân chung dân đến quá trình đó. 5) Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan dẫn đến sự lựa chọn đó. 6) Phân tích tính đúng đắn, sang tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930. 7) Nêu ưu điểm và hạn chế của Luận cương chính trị 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương. Trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng trong thời gian từ 1939-1941 nhằm dần dần khắc phục những hạn chế của Luận cương. 8) Lập bảng so sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10-1930 theo các nội dung: con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, sự đoàn kết các lực lượng cách mạng, nhận xét (làm rõ hạn chế). 9 Chứng minh phong trào cách mạng 1930-1931 mang tính cách mạng triệt để, có quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh quyết liệt. 10) Chứng minh phong trào dân chủ 1936-1939 là một phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. 11) Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị những gì cho tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945? 12) Lập bảng so sánh Phong trào 1930-2931 với phong trào dân chủ 1936- 1939 ở Việt Nam theo: mục tiêu, lực lượng, hình thức và phương pháp đấu tranh, kết quả và ý nghĩa lịch sử. 13) Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. 14) Sự khác nhau về điều kiện lịch sử và chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lượng của Đảng trong thời kỳ 1939-1945 và 1936-1939. 15) Phân tích nội dung của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng từ Hội nghị trung ương tháng 11-1939, ý nghia của sự chuyển hướng này đối với tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. 16) Phân tích tác dụng của Hội nghị trung ương Tám (5-1941) đối với công cuộc xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của nhân dân ta. 17) Tại sao năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh? Sự phát triển và vai trò của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám?18) Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng (5-1941) đã đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang như thế nào? Nét chính diễn biến của quá trình khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước năm 1945. 19) Sự ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng trong thời gian từ 1940-1945. Nhận xét về vai trò của lực lượng vũ trang đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945? 20) Nêu những sự kiện kiện chính của chiến tranh thế giới thứ 2 từ tháng 9- 1939 đến tháng 6-1941 và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời gian đó. 21) Những thắng lợi của quân đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945. 22) Trong chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939-1945, Đảng ta đã giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng như thế nào? 23) Trong thời kỳ 1939-1945, nhân dân ta đã chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền như thế nào? 24) Các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng CSĐD đề ra và vận động thực hiện trong những năm 1930-1945 ở nước ta? Vai trò của từng mặt trận?25) Chứng minh thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của 15 năm (1930-1945) chuẩn bị lực lượng và lãnh đạo đấu tranh của Đảng. Trên đây là một số câu hỏi tương đối khó về giai đoạn lịch sử trước cách mạng tháng Tám 1945, là phần chiếm số lượng điểm đa số trong bài thi Đại học cũng như các kỳ thi học sinh giỏi. Trong đề thi Đại học, có 5 câu thì chỉ có 1 câu khó như trên, đòi hỏi kỹ năng phân tích, chứng minh, tổng hợp và so sánh rất cao, giúp phân loại thí sinh. Từ một vấn đề người ta có thể hỏi nhiều khía cạnh, ví dụ về Cách mạng tháng Tám có thể hỏi quá trình chuẩn bị lực lượng vũ trang, về hướng chỉ đạo chiến lược, về thời cơ,… hoặc cùng một vấn đề cũng có nhiều cách hỏi khác nhau. Có những câu đòi hỏi tổng hợp cả một thời kỳ, hay có mối quan hệ giữa Việt Nam và Quốc tế,… vì vậy cần chú ý những câu hỏi dạng này, phải đọc kỹ đề để tránh đi lạc hướng. Về kỹ năng làm bài cụ thể và những câu hỏi khó trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo nếu có thời gian mình sẽ trình bày sau, các bạn có thể tham khảo đáp án trong các loại sách trên thị trường hay hỏi thầy cô. Cảm ơn các bạn. Mọi thắc mắc có thể trao đổi thêm câu hỏi ôn tập lịch sử 1)phân tích những nguyên nhân điều kiện nào Đảng ta có thể sử dụng hình thức đấu tranh công khai hợp pháp trong thời kì 1936-1939? 2)tại sao nói thời cơ của CM tháng 8 là thời cơ ngàn năm có 1?bài học thời cơ đó đã được Đảng ta vận dụng như thế nào trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975? 3)theo bạn nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc từ năm 1978 đến nay là gì?qua đó VN có thể rút ra bài học gì từ công cuộc cải cách mở cữa của TQ? 4)tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939,1940,1941 BCHTW Đảng đều triệu tập hội nghị?từ vioeecj trình bày nội dung chính của các hội nghị, hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập là gì? 5)hãy trình bày 2 hệ thống đối lập ở châu Âu sau CTTG thứ 2? HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ CÂU LỊCH SỬ 1. Lập bảng so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam theo các nội dung: mục tiêu, lực lượng, hình thức và phương pháp đấu tranh, kết quả và ý nghĩa lịch sử. Giải: Nội dung 1930-1931 1936-1939 Mục tiêu Chống đế quốc, phong kiến, đòi thực hiện các quyền tự do dân chủ và chia ruộng đất cho nhân dân Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Lực lượng Chủ yếu là công nhân và nông dân Ngoài công nông còn có các tầng lớp nhân dân khác Hình thức và phương pháp đấu tranh Mít tinh, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Kết quả và ý nghĩa Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đếquốc và phong kiến tay sai Thành lập các xô viết Tuy thất bại nhưng khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng, của liên minh công nông, là cuộc diễn tập đầu tiên của nhân dân ta chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám Tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi. Đảng ta đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các hoạt động đấu tranh để phát huy sức mạnh sang tạo của quần chúng Cũng là cuộc diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám. 1. Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ1936-1939, hãy nhận xét tính chất của phong trào đó. Giải: - Đổi tượng cách mạng: chưa phải thực dân Pháp và phong kiến nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành những chính sách mà chính phủ nhân dân - -Pháp đã ban hành, đó là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc. - Mục tiêu: tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, chỉ đoi các quyền tự do đan chủ cơm áo và hòa bình, nhưng đó cũng là quyền lợi của dân tộc. - Lực lượng: hết sức rộng rãi, bao gồm các lực lượng dân chủ, kể cả 1 bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít; lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc (công-nông); - Ý nghĩa: là một giai đoạn chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này. Vì những lí do trên mà phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc. Qua 2 câu trên, ta thấy có một số câu hỏi so sánh thì không yêu cầu ta phải viết dài dòng, chủ yếu đi vào trong tâm. Câu 2 chỉ cần chỉ ra được nhưng ý chính để chứng minh nhận định của mình, không phải trình bày toàn bộ diễn biến của phong trào, đó là lý do nhiều bạn viết rất dài nhưng không có điểm. Để đi vào đúng hướng ta nên gạch ý chính trong câu hỏi như trên. Nếu câu hỏi yêu cầu mình đưa ra nhân định như câu 2 thì cách khôn khéo là viết theo kiểu quy nạp, kết luận đặt ở cuối bài, vì như thế người chấm phải đọc hết bài làm mới biết kết luận của bạn là gì, nếu bạn kết luận sai mà phần trên có ý đúng thì cũng sẽ có chút điểm vớt vát. Ngược lại nếu mở đầu đã kết luận ngay mà sai thì người ta không cấn đọc hết câu đã cho sai rồi, như thế sẽ không thấy ý đúng của bạn. Chúc may mắn . đề thi Đại học, có 5 câu thì chỉ có 1 câu khó như trên, đòi hỏi kỹ năng phân tích, chứng minh, tổng hợp và so sánh rất cao, giúp phân loại thí sinh. Từ một vấn đề người ta có thể hỏi nhiều khía. MỘT SỐ CÂU HỎI LỊCH SỬ 1) Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với con đường của những người yêu nước đi trước? 2) Nêu và phân tích những điểm chính. tháng Tám có thể hỏi quá trình chuẩn bị lực lượng vũ trang, về hướng chỉ đạo chiến lược, về thời cơ,… hoặc cùng một vấn đề cũng có nhiều cách hỏi khác nhau. Có những câu đòi hỏi tổng hợp cả một thời

Ngày đăng: 07/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • câu hỏi ôn tập lịch sử

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan